1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐẠI CƯƠNG ĐỘT QỤY NÃO pps

13 367 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 307,44 KB

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG ĐỘT QỤY NÃO Mục tiêu: — Hiểu được định nghiã đột quỵ não của tổ chức y tế thê giới. — Hiểu được đặc điểm lâm sàng của đột quỵ não. — Biết được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. — Biết chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt hai thể đột quỵ não. — Biết nguyên tắc điều trị và thực hiện cấp cứu ban đầu đột quỵ não. 1. Đại cương 1.1. Thuật ngữ — Thiếu máunão cục bộ tạm thời: tình trạngmất đột ngột chức năng củanão bộ và đượcphục hồi hoàntoàn trongvòng 24 giờ, không dochấn thương. — Tai biến mạch máu não: tìnhtrạngmất độtngột chức năngcủa não,tồn tại quá 24 giờ hoặcchết trước 24 giờ, không do chấn thương. — Đột qụy não (strocke): là dạng viếtngắn gọn của“strocke of apoplexy”. “apoplexy” bắt nguồntừ tiếng Hy Lạp “apoplexia”. — “Tai biến mạch máunão”và “Độtqụy não”là 2 têngọi tương đươngnhau. 1.2. Giải phẫu, sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu các động mạch não Não được tưới máu bởihai hệ thốngđộng mạch: hệ động mạch cảnh trong vàhệ độngmạch sống- nền. — Hệ động mạch cảnhtrong cung cấp máu chokhoảng 2/3trước củabáncầu đại não và chiathành4 ngành tận:động mạch nãotrước, động mạch nãogiữa, động mạchthông sau và động mạch mạch mạc trước. Mỗi độngmạch não chia làm hai loại ngành: ngành nông cung cấp máu cho vỏ não, ngành sâu đi vàotrong não. — Hệ động mạch sống - nền phân bố máu chothân não, tiểu não, mặt dưới thùy thái dương và thùy chẩm. 1.2.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não — Lưulượng tuần hoàn não: trungbình ở người lớn là 49,8± 5,4ml/100g não/ phút (chất xám:79,7 - 10,7ml/100gnão/phút, chất trắng: 20,5± 2,5ml/100g não/phút). — Thể tích máunão (cerebral blood volumen: CBV) là 4 - 5ml/100g. — Thời gian chuyển máu trungbình (meamntransittime): 3,2- 3,5 giây. — Ở trẻ em, lưu lượng tuầnhoàn não khu vực lớn hơn ở người lớn. Từ lứa tuổi 60 trở đi, lưu lượngtuần hoànnão giảm xuống nhanhchóng. Hình3.1: Sơ đồ cấp máu củahệ thốngđộng mạch não. 2. Các thể đột qụy não 2.1. Định nghĩa đột qụy não Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đột qụy mạch máunão được địnhnghĩa như sau: Đột qụy là một hội chứng lâmsàngđược đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệuchứng biểu hiện tổn thươngkhu trú củanão, tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước24 giờ. Những triệu chứngthần kinhkhu trúphù hợp với vùngnão do động mạchbị tổnthương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương. 2.2. Phân chia các thể lâm sàng — Nhồimáu não: 80 - 85%(trongđó huyết khối động mạch não khoảng60 - 70%, tắc mạch máu 15 - 25%). — Đột qụy chảy máu chiếm 15- 20% (trongđó chảymáu não10 - 15%,chảy máu dướinhện khoảng5%). 2.3. Yếu tố dịch tễ đột qụy não Nhìn chungtỷ lệ đột qụy não trênthế giới vẫn còn cao, trong nhữngnăm gần đây bệnh có xu hướnggiatăng ở các nước châu Á. — Theo thông báochung của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ hiệnmắc củađột qụy là 500 - 800/100.000dân. — Ở Việt Nam tỷ lệ hiệnmắc bệnh dao độngtừ 104/100000dân mộtsố quận (ở Hà Nội) đến 105/100000dân (Huế), 157/100000dân (thị xã Hà Đông),và 409/100.000dân (TP. Hồ Chí Minh). — Tỷ lệ tử vongdo độtqụy não đứnghàng thứ ba sau ung thư và nhồi máu cơ tim. — Tỷ lệ tàn phế do độtqụy não đứng hàng đầu trongcác bệnhthần kinh. — Theo GraemeJ Hankey(2002), đột qụylà bệnhthườnggặp đứnghàngthứ tư trong cơ cấu bệnhthần kinh(sau Migraine, đau đầu do căng thẳng vàhội chứng ống cổ tay). 3. Các yếu tố nguy cơ của đột qụy não 3.1. Định nghĩa yếu tố nguy cơ (risk factors) Yếu tố nguycơ của độtqụy là nhữngđặc điểmcủa mộtcá thể hoặc một nhóm cá thể, cóliên quan tới khả năngmắc đột qụy não cao hơn một cá thể hoặc mộtnhóm cá thể khác không cócác đặc điểm đó (GraemeJ Hankey,2002). — Trongthực tế các yếu tố nguycơ của độtquỵ não có nhiều,tuy nhiênkhông đồngnhất cho mọi chủng tộc, mọi quốc gia. — Cónhững yếu tố nguycơ có vai trònguyênnhân (causalrisk factors)và gặp với tỷ lệ cao như xơ vữa độngmạch não, tănghuyết áp, đái tháo đường…; nhưngcũng có khi các yếu tố đó phối hợp với nhau, Sandercock(1989)phát hiệntrong nhóm bệnh nhân nghiên cứu củamình mỗi người cótrung bình 2,8 yếu tố nguycơ. Nguyễn Văn Chươngvà CS nghiên cứu trên 150bệnh nhân thấy cho 72,67% bệnh nhânđược xác định là có yếutố nguycơ trongtiền sử, trong đó 23,87% số bệnh nhâncó từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên. — Các yếu tố nguycơ được chia thành2 nhóm:một nhóm gồm các yếu tố không thể tác độngđược và một nhómgồm các yếutố có thể tác động được. 3.2. Nhóm các yếu tố không thể tác động thay đổi được Các yếu tố không thể tác động thay đổi được gồm: tuổi cao, giớitính nam, khuvực địa lý,chủng tộc, yếu tố gia đình hoặcdi truyền… Các yếu tố nguycơ nhóm này có đặc điểmnhư sau: + Lứa tuổi:tuổi cao làyếu tố nguy cơ cao nhất trong độtqụy. + Giới: nammắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhómtuổi. Tỷ lệ nam/nữ tuỳ theo từng tácgiả,từng quốc gia có thể khác nhau,nhưng nói chungdao động từ 1,6/1 đến 2/1. + Chủngtộc: người dađen có tỷ lệ mắc đột qụy não cao nhất, sauđó đến người da vàng và cuốicùng là người datrắng. + Di truyền:đột qụy não nằm trong phổ lâm sàng của CADASIL (cerebral autosomaldominant arteriopathywithsubcortical infarct and leucoencephalopathy bệnh động mạch nãodi truyền trội theo nhiễm sắc thể thường),biểu hiện lànhồi máu dưới vỏ và bệnh chất trắng não. 3.3. Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi được Các yếu tố có thể tác động thayđổi đượcgồm: tănghuyết áp, bệnhtim, đáitháo đường,tăng cholesterol máu,thuốc lá, TIA,Migraine, thuốc tránh thai, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vậnđộng, béo phì — Xơ vữa độngmạchnão: cần phân biệt hai thuật ngữ: + Xơ cứng độngmạch (arteriosclerosis)gồm những thayđổi làm dày vàcứng thành các động mạch lớn và vừa, những động mạch đàn hồivà thànhcó lớp cơ. + Xơ vữa độngmạch (atherosclerosis)là một dạng của xơ cứng động mạch,đặc trưng bởi các ổ hoạitử ở lớpáo trong (intima)và các sản phẩmđạm, mỡ đọng trong thành độngmạch đã bị xơ cứng. Tronghai thuậtngữ trên, xơ cứng độngmạch là thuật ngữ nhái (generic term), còn xơ vữa độngmạch là thuật ngữ đúng về ý nghĩa và bảnchấtvà đượcsử dụngnhiều hơn. — Tăng huyết áp: dùtăng huyếtáp tâm thu, tăng huyết áp tâm trươnghoặc tăng huyếtáp tâm thuđơn độcđềulà nguycơ của đột quỵ (Graeme, 2002). — Bệnhtim mạch: ở bệnh nhânbị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,hẹp van hai lá, đặc biệt là hẹphở van hai lá thường tạocục máu đông, khinó di trú khỏi tim vào độngmạch chủ và lênđộng mạchnão gây tắc độngmạch não (emboliatừ tim đến mạch).Điềukiện thuận lợi để những cục fibrine này rời khỏi tim đi lên não là khi có rối loạn nhịptim như: rungnhĩ, loạn nhịphoàn toàn. — Tiểu đường:về bản chất tiểu đườnglà yếu tố nguycơ gây xơ vữa động mạch não, tim và ngoại vi. Bệnh nhân tiểu đườngcó nguy cơ mắc đột qụy caogấp 2,5 -4 lần nhómngười có đường máubìnhthường. — Hútthuốc: làm nguycơ độtquỵ tăng gấp 3lần. — Tiềnsử độtquỵ và TIA: cácbệnh nhân đã bị độtquỵ thì 3 - 22%sẽ bị tái phát trong nămđầu tiên và 10 - 53%bị tái phát trong vòng 5năm. 30%bệnh nhâncó tiền sử TIA sẽ bị độtquỵ trong 5năm đầu. 4. Đặc điểm lâm sàng chung của đột qụy não 4.1. Khởi phát Bệnhkhởi phát đột ngột, đây là đặcđiểm lâmsàng rất quantrọng của đột qụy não. Sau khi khởi phát, cáctriệu chứngcó thể tăngnặng hoặc xuất hiện thêmcác triệu chứng mới (trongtrườnghợp độtqụy thiếu máu) hoặccác triệu chứng nặngtối đa ngay từ đầu(trong trườnghợp đột qụy chảy máu vàtắc mạch). 4.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú — Các triệuchứng vận động: + Liệt(hoặc biểu hiện vụng về) nửa mặt, nửangười hoặc mộtphần chi thể. + Liệtđối xứng(hạ liệthoặc liệt tứ chi). + Nuốt khó (cần có thêm triệuchứng khác kếthợp). + Rối loạn thăngbằng. — Rối loạn ngôn ngữ: + Khókhăn trongviệc hiểu hoặc diễnđạt bằnglời nói. + Khókhăn khi đọc, viết. + Khókhăn trongtính toán. + Nói khó (cần có thêmtriệu chứngkhác kết hợp). — Các triệuchứng cảmgiác, giác quan: + Cảmgiác thânthể (rối loạn cảm giáctừng phần hoặctoàn bộ nửa người). + Thị giác (mấtthị lực một hoặccả haibênbên mắt, bán manh,nhìnđôi kếthợp với triệu chứngkhác). — Các triệuchứng tiền đình: cảm giác chóng mặt quay(cầnkết hợp với triệu chứng khác). — Các triệuchứng tư thế hoặcnhận thức: khó khăn trongviệc mặc quầnáo, chải tóc, đánhrăng, rối loạn định hướng không gian, gặpkhó khăntrong việc môphỏng lại hình như vẽ cái đồnghồ, bông hoa hoặc hay quên. 4.3. Các triệu chứng thần kinh chung Rối loạn ý thức,rối loạncơ vòng, rối loạn thực vật 4.4. Các triệu chứng kết hợp khác — Bệnhxảy ra ở tuổi từ 50 trở lên. — Bệnhnhâncó biểuhiện xơ vữa độngmạch, tăng huyết áp, tiểu đường,có bệnh tim 4.5. Một số thang điểm dùng lượng giá các triệu chứng Tronglâm sàng thườngsử dụng một số thang điểm đánh giámức độ của các triệu chứng để lượng giá và ứng dụng trongđánh giákết quả điều trị cũng như nghiên cứu độtqụy. 4.5.1. Đánh giá mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow (Glasgow coma scale hay GCS). 4.5.2. Đánh giá mức độ liệt của chi theo 5 mức độ (Henry và cộng sự 1984). Bảng 3.1: Liệt nhẹ (bại) Sức cơ 4điểm Giảm sức co, cònvận động chủ động I Liệt vừa Sức cơ 3điểm Còn nâng được chilên khỏi giường II Liệt nặng Sức cơ 2điểm Còn co duỗi chi khicó tì V Liệt rất nặng Sức cơ 1điểm Chỉ cònbiểu hiệnco cơ Liệt hoàn toàn Sức cơ 0điểm Không co cơ 4.5.3. Các thang điểm khác — Đánhgiá tiên lượng theoRankin hoặc theothang điểm tiên lượng Glassgow. — Đánhgiá khả năngtự phục vụ theo thang điểm Barthel, thang điểm Orgogozo. 5. Các xét nghiệm cận lâm sàng Các xét nghiệmcận lâm sàngcó vai tròtrong chẩn đoán phân biệt chảy máu não và nhồi máu nãocó nhiều,sau đây chỉ nêu một vài phươngpháp thường được ứng dụngtrên lâm sàng. 5.1. Xét nghiệm dịch não tủy Ở các bệnh nhân chảy máu não,dịch não tủy thườngcó máu, không đông, đỏ đều cả 3 ống nghiệm. Các bệnh nhân nhồi máu não,dịch não tủy thườngkhông màu, trong suốt, albumincóthể tăngnhưng tế bào trong phạm vi bình thường. Tuy nhiêntrong chảy máu não cũngcó thể có 10 - 15%trườnghợptrong dịchnão tủy khôngcó hồngcầu do chảy máunão nhẹ, ở sâu tổ chức não. Áp lực dịchnão tuỷ thường tăng,nhất làở trong chảy máu não và chảymáu dưới màngnhện. 5.2. Chụp cắt lớp vi tính sọ não Đây làphươngpháp lựachọn hàng đầu trongchẩn đoánđột qụy não. — Đối với đột qụy chảymáu:có tăngtỷ trọng trongtổ chức não và/hoặc trong khoang dịch não tuỷ (não thất,các bể não, khoang dưới nhện). — Đối với đột quỵ thiếu máu: + Trườnghợp điển hình có ổ giảm tỷ trọng ở tổ chức não với đặc điểmsau: thuần nhất,phù hợp vùng phân bố của động mạch não, có thể là hình thang,hình tam giác, hìnhovalhoặc hìnhdấu phẩy. + Trườnghợp chụp sớmcó cácdấu hiệu: mấtdải đảo, xoámờ nhân đậu, dấu hiệu độngmạch não tăngtỷ trọng,xoá cácrãnh cuộn não, dấu hiệu giảm tỷ trọng vượt quá 1/3vùng phân bố của động mạch não giữa 5.3. Phương pháp chụp cộng hưởng từ Là phương pháp hiện đại, cóthể cho thấy rõ hình ảnh tổn thương trong não. Với phương pháp chụp cộng hưởngtừ tưới máu (diffusion - perfusionMRI) còn có thể phát hiện được rất sớm các vùngtổ chức não bị giảmtưới máu vàcó nguy cơ bị nhồi máu. 6. Chẩn đoán đột qụy não 6.1. Chẩn đoán xác định — Chẩn đoán lâm sàng: căncứ vào định nghĩa đột qụy nãocủa Tổ chức Y tế Thế giới (bệnh xuất hiện độtngột,có tổn thươngkhu trúcủa não,các triệuchứngtồn tại trên 24 giờ và không do chấn thương). — Chẩn đoán cận lâmsàng: dựavào xét nghiệm dịch não tuỷ, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sọ não — Chẩn đoán nguyên nhân: căn cứ vào chụpđộng mạch não,các phươngpháp chẩn đoán đồngvị phóng xạ, siêu âmDoppler 6.2. Chẩn đoán phân biệt lâm sàng đột quỵ chảy máu và nhồi máu não 6.2.1. Đặc điểm lâm sàng chung Cả haithể đột qụy đều có đặc điểmđặc trưng theođịnhnghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới. — Khởiđầu độtngột. — Cóbiểu hiệncác triệuchứngrối loạn chức năng não bộ (thườnglà khutrú). — Các triệuchứng tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vongtrước 24 giờ. — Khôngcó vaitrò củayếu tố chấn thương. 6.2.2. Chẩn đoán phân biệt căn cứ vào đặc điểm lâm sàng đột quỵ chảy máu (clinical strocke: CSS) TT Triệu chứng Đ iểm Chẩn đoán Bị đột ngột,nặng tốiđa ngay từ đầu 1 HCS ³ 3 điểm: theo dõi là đột quỵ chảy máu Đauđầu 1 Buồnnôn và/hoặc nôn 1 Có hộichứngmàng não 1 Huyếtáp tâm thu khởi phát³ 180mmHg 1 Rối loạn ýthức 1 HCS £ 2 điểm: theo dõi đột quỵ thiếu máu Rối loạn cơ vòng 1 Co giật hoặc kích thích vật vã 1 Quay mắt - đầu về một bên 1 0 Co cứng mấtvỏ hoặc duỗi cứngmất não 1 Cộng 1 0 6.2.3. Chẩn đoán phân biệt chảy máu não và nhồi máu não bằng thang điểm Siriraij (Siriraij score scale: SSS) SSS làmột thangđiểm lâm sàngvà cócông thức như sau: SSS =(2,5 ý thức) + (2 đau đầu) +(2 buồn nôn)+ 0,1 huyết áp tâmtrương) - (3 dấu hiệu vữa xơ) - 12. Cách tính điểm: — Đau đầu: nếu có tính1 điểm, nếu không cótính 0điểm. — Ý thức: bình thườngtính 0 điểm,tiền hôn mê tính 1điểm, hôn mê tính2 điểm. — Nôn, buồnnôn: không cótínhđiểm 0 điểm, có tính1 điểm. — Các biểu hiệnvữa xơ (tiểuđường, khập khiễng cách hồi, thành động mạch cứng ):có biểuhiện vữa xơ tính 1 điểm, không có tính 0điểm. Đánh giá kết quả: SSS <—1: chẩn đoánlà nhồimáu não. SSS >+1: chẩn đoán làchảy máu não. — 1 <SSS < +1: chẩn đoán không chắcchắn. 7. Điều trị Cấpcứu, điềutrị độtqụy nãophải nhanhvàchuẩn; xác biểu hiện qua haikhẩuhiệu của hộiđột qụy thế giới: — Thời gian là não (Timeis Brain). — Sự tinh nhuệ là não (Competence Is Brain). 7.1. Nguyên tắc điều trị 7.1.1. Duy trì chức năng sống và điều chỉnh các hằng số sinh lý — Duy trì chứcnăng sốngtheoquy tắcA, B, C, D cụ thể: + A (airway): giữ thông đường thở bằng cách lau đờm dãi, tháo răng giả… + B (breathing):bảo đảm khả năng thở cho bệnh nhâncả về tần số và biên độ,làm thông đường thở, nếu cần phải thực hiện hôhấp hỗ trợ, thở oxy. + C (circulation):bảo đảmtuầnhoàn. + D (drugs): dùng thuốc hay Defibrilator —shock điện. — Điều chỉnh các hằngsố sinhlý: + Điều chỉnh nhịp tim khi cần thiết. + Nếu huyết áp thấpcần trợ tim mạch. + Nếu huyết áp cao cần thận trọng khidùng thuốc hạ huyết áp.Theokhuyến cáo của Tổ chứcY tế Thế giới, chỉ nên dùng thuốc hạ áp khi huyết áp tâmthutrên 200mmHg, huyết áp tâmtrươngtừ 120mmHgtrở lên. Không hạ huyết áp xuống một cách đột ngột, dùngthuốc từ nhẹ như diazepam, lassixsaumới đến các thuốc hạ áp khác. Đa số các tác giả ở trong nước khuyên nếuhuyết áp tăngtrên 180/120mmHg mới cần dùng thuốchạ áp, cầnhạ huyết áp xuốngtừ từ; với người cao huyết áptừ trước nênduy trì huyết áp vào khoảng 170/100mmHg; vớingười khôngcó tiền sử cao huyết áp có thể hạ xuống mức 160/95mmHg. + Giữ cân bằngnước - điện giải. 7.1.2. Chống phù não — Nằmđầu cao 30 - 45 0 , tăng thông khí. — Truyền dịch: theo khuyến cáo củaTổ chức Y tế Thế giới, không nên truyền glucose ưu trương trong huyết khối vì nó cóthể làm cho huyết khối tiến triển nặng [...]... trong những ngày thay đổi thời tiết ) Câu hỏi ôn tập: 1 Nêu và phân tích định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức y tế thế giới? 2 Hãy cho biêt các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não? 3 Hãy nêu đặc điểm lâm sàng của đột quỵ não? 4 Nêu chẩn đoán phân biệt đột quỵ chảy máu và đột quỵ thiếu máu? 5 Hãy nêu nguyên tắc điều trị đột qụy não? ... biến mạch máu não Chiến lược điều trị dự phòng tai biến mạch máu não bao gồm: phòng bệnh cấp I và phòng bệnh cấp II 8.1 Phòng bệnh cấp I — Tổ chức đại trà, dành cho tất cả những người chưa bị đột qụy não — Nội dung: gồm phòng và chống các yếu tố nguy cơ, chủ yếu là giáo dục và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng 8.2 Phòng bệnh cấp II — Tổ chức cho những người cụ thể đã bị đột qụy não — Nội dung:... đột qụy chảy máu trong giai đoạn đầu, đối với bệnh nhân đột qụy thiếu máu cũng cần lưu ý tới mức độ tổn thương của tổ chức não Nếu có chỉ định thì thường dùng 100 200mg/ngày (về liều lượng có nhiều quan điểm khác nhau) + Dùng thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn não và tăng cường dinh dưỡng não: chủ yếu trong nhồi máu não, còn trong chảy máu não dùng trong giai đoạn sau khi bệnh đã ổn định Các thuốc... biến mạch máu não nhất là huyết khối động mạch não Cụ thể:tiếp tục dùng thuốc chống đông, dùng thuốc ức chế sự kết dính tiểu cầu như aspirine liều thấp, dihyridamol, sulfipyrajone, ticlid Điều trị phẫu thuật lấy cục nghẽn, bóc mảng xơ vữa trong lòng động mạch, nhất là ở những trường hợp hẹp tắc động mạch trước não, điều trị dị dạng mạch não Tránh các hoàn cảnh thuận lợi gây đột qụy não (căng thẳng... bệnh nhân chảy máu não và nhồi máu não nhưng phải thận trọng, cần theo dõi áp lực thẩm thấu của huyết thanh, có thể dùng liều 1g/kg cân nặng trong 30 phút đầu, sau đó 0,5g/kg/6 giờ — Dùng các thuốc khác: corticoide không rõ tác dụng chống phù não nên ít được sử dụng Dung dịch glycerin uống và tăng thông khí làm giảm phân áp CO2 trong máu đến 25 - 35mmHg, có tác dụng làm giảm bớt phù nề não Magiesulphat... mạch não, đã thống nhất trong những ngày đầu dùng heparine tiêm tĩnh mạch, liều trung bình 2500UI, cứ 6 giờ dùng một lần, cần theo dõi thời gian Howell hoặc thời gian Quick để điều chỉnh liều lượng, dùng 7 - 10 ngày Thời gian sau chuyển dùng aspirine Việc dùng heparine trong huyết khối động mạch não có nhiều ý kiến còn chưa thống nhất Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: không dùng cho bệnh nhân đột qụy. .. trị khác — Điều trị phẫu thuật trong tai biến mạch máu não thường nhằm các mục đích sau: lấy ổ máu tụ, kẹp dị dạng và phình mạch não, phẫu thuật lấy bỏ cục tắc và bóc mảng xơ vữa, phẫu thuật nối thông tuần hoàn phía trên vị trí động mạch bị tắc nghẽn, stenting — Hiện nay, người ta đang nghiên cứu cấy tế bào mầm (stem cells) vào những vùng tổ chức não bị tổn thương nhằm khôi phục tổ chức, chức năng bị... chuyển sang dùng theo đường uống với liều 6 viên/ ngày (cứ 4 giờ uống 1 viên) Tổng đợt điều trị là 3 tuần Lưu ý theo dõi huyết áp khi dùng nimotop + Bù điện giải nhất là Na+ theo điện giải đồ — Đối với đột qụy thiếu máu: + Dùng các thuốc phục hồi, cải thiện dòng máu: Dùng thuốc tiêu huyết khối (thrombolytic) như urokinase, streptokinase và recombinant tissue plasminogen activator (r-TPA) bước đầu đã được . đầu trongchẩn đoánđột qụy não. — Đối với đột qụy chảymáu:có tăngtỷ trọng trongtổ chức não và/hoặc trong khoang dịch não tuỷ (não thất,các bể não, khoang dưới nhện). — Đối với đột quỵ thiếu máu: +. của đột quỵ não. — Biết chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt hai thể đột quỵ não. — Biết nguyên tắc điều trị và thực hiện cấp cứu ban đầu đột quỵ não. 1. Đại cương 1.1. Thuật ngữ — Thiếu máunão cục. ĐẠI CƯƠNG ĐỘT QỤY NÃO Mục tiêu: — Hiểu được định nghiã đột quỵ não của tổ chức y tế thê giới. — Hiểu được đặc điểm lâm sàng của đột quỵ não. — Biết được nguyên nhân

Ngày đăng: 21/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN