Hệ thống ngữ âm TQ có 21 phụ âm pps

8 288 2
Hệ thống ngữ âm TQ có 21 phụ âm pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hệ thống ngữ âm TQ có 21 phụ âm, trong đó có 18 phụ âm đơn, 3 phụ âm kép, trong phụ âm đơn có một phụ âm uốn lưỡi: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, zh, ch, sh, r, z, c, s Trong đó: zh, ch, sh là 3 phụ âm kép, r là phụ âm uốn lưỡi. Chúng ta học từng âm một: 1. b: là âm môi môi, cách phát âm: hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống "p" trong tiếng Việt. 2. p: là âm môi môi, cách phát âm: hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Trong tiếng Việt không có âm tương tự. 3. m: là âm môi môi, cách phát âm: hai môi dính tự nhiên, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. La một âm mũi, hữu thanh. Cách phát âm gần giống "m" trong tiếng Việt. 4. f: là âm môi răng, cách phát âm: môi dưới dính nhẹ với răng trên, luồng không khí từ khe giữa răng và môi thoát ra. Là một âm sát, vô thanh. Cách phát âm gần giống "ph" trong tiếng Việt. 5. d: là âm đầu lưỡi giữa, cách phát âm: đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sao đó bỗng hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống "t" trong tiếng Việt. 6. t: là âm đầu lưỡi giữa, cách phát âm: đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sao đó bỗng hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống "th" trong tiếng. tiếp các phụ âm: n: là âm đầu lưỡi giữa, cách phát âm: đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, luồng không khí từ hang mũi thoát ra. Là một âm mũi, hữu thanh. Cách phát âm gần giống "n" trong tiếng Việt. l: là âm đầu lưỡi giữa, cách phát âm: đầu lưỡi dính vào lợi trên, luồng không khí từ hai mép lưỡi thoát ra. Là một âm biên, hữu thanh. Cách phát âm gần giống "l" trong tiếng Việt. g: là một âm gốc lưỡi, cách phát âm: gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống "c", "k" trong tiếng Việt. k: là một âm gốc lưỡi, cách phát âm: gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống "kh" trong tiếng Việt. h: là một âm gốc lưỡi, cách phát âm: gốc lưỡi nâng cao, nhưng không áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm gần giống "h" trong tiếng Việt. j: Là âm mặt lưỡi, cách phát âm: mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống "ch" trong tiếng Việt. q: Là âm mặt lưỡi, cách phát âm: mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi. Trong tiếng Viết không có âm tương tự. Chúng ta học tiếp các phụ âm: x: Là âm mặt lưỡi, cách phát âm: mặt lưỡi nâng cao sát ngạc cứng, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh, Cách phát âm gần giống "x" trong tiếng Việt. z: Là âm đầu lưỡi trước. cách phát âm: đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm na ná "ch" trong tiếng Việt. c: Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm: đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi. Trong tiếng Việt không có âm tương tự. s: Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm: đầu lưỡi nâng sát lợi trên, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm hơi giống "x" trong tiếng Việt. r: Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm: đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm thoe một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, hữu thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm hơi giống "r" trong tiếng Việt. zh: là phụ âm kép Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm: đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, sau đó tách ra một tí, luồng không khí thoát ra hang mồm. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm hơi giống "tr" trong tiếng Việt. tiếp các phụ âm: ch: là phụ âm kép Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm: đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, sau đó tách ra một tí, luồng không khí thoát ra hang mồm. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Trong tiếng Việt không có âm tương tự. sh: là phụ âm kép Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm: đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm theo một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, vô thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm hơi giống "s" trong tiếng Việt. Các bạn thâm mến, chúng ta đã học hết 21 phụ âm trong hệ thống ngữ âm Trung Quốc. Chúng tôi xin tổng kết, để giúp các bạn nắm chắc hơn. phần 1. về vị trí phát âm: 1. có 3 âm môi môi, tức phát âm bằng hai môi: b, p, m 2. có 1 âm môi răng, tức phát âm bằng răng trên và môi dưới: f 3. có 3 âm đầu lưỡi trước, tức phát âm bằng lợi trên và đầu lưỡi: z, c, s 4. có 4 âm đầu lưỡi giữa, tức phát âm bằng lợi trên và đầu lưỡi: 5. có 4 âm đầu lưỡi sau, tức phát âm bằng ngạc cứng và đầu lưỡi: zh, ch, sh, r 6. có 3 âm mặt lưỡi, tức phát âm bằng ngạc cứng và mặt lưỡi: j, q, x 7. có 3 âm gốc lưỡi, tức phát âm bằng ngạc mềm và gốc lưỡi: g, k, h Phần 2. về phương pháp phát âm: 1. - có 6 âm tắc: b, p, d, t, g, k - có 6 âm bán tắc là: z, c, zh, ch, j, q, - có 6 âm xát: f, s, sh, r, x, h - có 2 âm mũi: m, n - có 1 âm biên: l 2. - có 17 âm vô thanh: b, p, f, d, t, g, k, h, j, q, x , z, c, s, zh, ch, sh - có 4 âm hữu thanh: m, n, l, r 3. - có 6 âm không bật hơi: b, d, g, z, zh, j - có 6 âm bật hơi: p, t, k, c, ch, q các bạn còn nhớ không ? Trong 21 phụ âm có 4 âm: p, q, ch, c, tiếng Việt không có âm tương tự, phát âm cũng tương đối khó, các bạn nên tập nhiều. Phiên âm và thanh điệu 1. Dấu trong ngữ âm tiếng Trung: có 4 dấu và thanh nhẹ. Muốn đọc được một âm tiết thì phải biết đọc thanh mẫu, vận mẫu và dấu cho chính xác, rồi ghép ba phần lại với nhau (đánh vần) thì âm sẽ chính xác. * Biến thanh: Khi 2 âm 3 đi liền nhau, để tránh nghe nói nặng nề, người ta đọc biến thanh 3 thứ nhất thành âm thứ 2 Tĩnh mở rộng cho trường hợp 3 thanh 3 đứng cạnh nhau và 4 thanh 3 đứng cạnh nhau nhé VD: 我我我我我我我我 * Biến thanh của chữ đặc biệt bu4 và yi4 Chữ bu4 nếu đứng trước thanh 4 khác thì đọc thành thanh 2 Chữ yi4 cũng tương tự như vậy 2. Khi viết phiên âm La-tinh cần chú ý những điểm sau: 2.1/ Nguyên âm i, u, ư và những nguyên âm ghép bắt đầu bằng i, u, ükhitrước chúng không có thanh mẫu thì sẽ đổi cách viết, nhưng cách đọc thì không thay đổi. a. Ðối với "i" và các vận mẫu có "i" đứng đầu: -Nếu vận mẫu đó chỉ có 1 nguyên âm "i" thì sẽ được thêm "y" trước vận mẫu. Cụ thể là: "i, in. ing" được viết thành "yi, yin, ying" -Nếu các vận mẫu do "i" đứng đầu có từ hai nguyên âm trở lên thì sẽ thay "i" bằng "y", cụ thể là: "ia, ie, iao, iou, ian, iang, iong" được viết thành "ya, ye, yao, you, yan, yang, yong" b. Ðối với u và các vận mẫu có "u" đứng đầu: - Nếu vận mẫu chỉ có một nguyên âm thì thêm "w" vào trước "u". Cụ thể là "u" được viết thành "wu" - Nếu các vận mẫu do "u" đứng đầu có từ hai nguyên âm trở lên thì "u" được thay bằng "w". Cụ thể là: "ua, uo, uai, uei, uan, uen, uang, ueng" được viết thành: "wa, wo, wai, wei, wan, wen, wang, weng". c. Ðối với "ü" và các vận mẫu có "ü" đứng đầu thì "ü" sẽ được thay bằng "yu". Cụ thể là: "ü, üe, üan, ün" được viết thành "yu, yue, yuan, yun". 2.2/ Các vận mẫu "uei, uen, iou" khi phía trước có thanh mẫu thì được viết thành "- ui, -un, -iu" mà cách đọc không đổi. 2.3/ Sau một số thanh mẫu, một số vận mẫu thay đổi cách viết hoặc cách đọc. a.Sau thanh mẫu j. q, x vận mẫu ư, ưe, ưan, ưn được viết thành "u, ue, uan, un" b.Sau thanh mẫu b, p, m, f vận mẫu "o" được đọc là "uo" c.Sau thanh mẫu "z, c, s" và "zh, ch, sh, r" vận mẫu "-i" không đọc là "i" mà đọc giống "ư" tiếng Việt. Vần tiếng Hán có 26 chữ cái, cách viết hoàn toàn giống chữ cái tiếng Anh. Trong đó chữ cái V chỉ dùng để phiên âm tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc ít người và tiếng địa phương. http://www.petalia.org bạn vnytc tôi cũng không thấy j ngoài bài 1 - bai 15 của quyển thượng(quyển 1) của tiến sỹ Hán học Trần Thị Thanh Liêm biên dịch. Tất nhiên đây là buổi đầu nên bạn vnytc chưa thể truyền đạt hết đc mà chỉ muốn cho mọi người tập đọc số thứ tự từ bài 1 đến bài 15 ( đệ nhất khóa - đệ thập ngũ khóa). dì yí kè - dì shí wu kè. 1. Dấu trong ngữ âm tiếng Trung: có 4 dấu và thanh nhẹ. Muốn đọc được một âm tiết thì phải biết đọc thanh mẫu, vận mẫu và dấu cho chính xác, rồi ghép ba phần lại với nhau (đánh vần) thì âm sẽ chính xác. thanh 1 đọc như thanh bằng của tiếng việt, thanh 2 đọc như dấu sắc của tiếng việt, thanh e đọc như dấu hỏi của tiếng việt, thanh 4 đọc gần giống như dấu nặng của tiếng việt (chú ý: âm đọc của người TQ thường cao hơn âm đọc của người VN 5 transpost nên khi phát âm người ta sẽ thấy sự khác biệt giữa 2 ngôn ngữ Việt-Trung có giống nhưng mà không giống. * Biến thanh: Khi 2 âm 3 đi liền nhau, để tránh nghe nói nặng nề, người ta đọc biến thanh 3 thứ nhất thành âm thứ 2. VD ke3 yi3 2 thanh 3 sẽ thành 1 thanh 2 và 1 thanh 3 liền nhau là : ké yi3 (khả dĩ) có thể. Tĩnh mở rộng cho trường hợp 3 thanh 3 đứng cạnh nhau và 4 thanh 3 đứng cạnh nhau nhé VD: shen ti3 hen3 hao3(shen là thanh nhẹ) 3 thanh 3 cạnh nhau sẽ đọc theo 2 cách : shen ti3 hén hảo hoặc là shen tí hén hảo (thân thể hấn hảo) sức khỏe rất tốt. * Biến thanh của chữ đặc biệt bu4 và yi4 Chữ bu4 nếu đứng trước thanh 4 khác thì đọc thành thanh 2 Chữ yi4 cũng tương tự như vậy VD; Bù kè qì sẽ đọc thành Bú Kè qì (bất khách khí) không có gì, không khách sáo. Bạn vnytc1409 thân mến: bạn nên sửa lại bài viết mình một chút, chuyển mục cách phát âm b,p,n,l lên trước phần ghép từ và áp dụng vận mẫu và thanh điệu khi đó thì mọi người có thể học từ bước đầu dễ nhất cho đến các mức độ tiếp theo. Rất hy vọng chúng ta sẽ cùng kết hợp cho chủ đề " xúe xí hàn yủ" này nhé xie xìe Còn mình thì xin bổ sung thêm một chút về Thanh Điệu nhé, mình nghĩ nhìn như vậy thì mọi người sẽ rễ nhớ và rễ phân biệt hơn. có j mong cả nhà cho e xin ý kiến nhé Tệp đính kèm • _______2.png (43K) Lượt tải về: 5 các bạn có thể luyện phát âm trực tuyến ở trang này: http://tuhoctienghoa om/nguyenam.htm . Hệ thống ngữ âm TQ có 21 phụ âm, trong đó có 18 phụ âm đơn, 3 phụ âm kép, trong phụ âm đơn có một phụ âm uốn lưỡi: b, p, m, f, d, t, n,. một âm xát, vô thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm hơi giống "s" trong tiếng Việt. Các bạn thâm mến, chúng ta đã học hết 21 phụ âm trong hệ thống ngữ. r, x, h - có 2 âm mũi: m, n - có 1 âm biên: l 2. - có 17 âm vô thanh: b, p, f, d, t, g, k, h, j, q, x , z, c, s, zh, ch, sh - có 4 âm hữu thanh: m, n, l, r 3. - có 6 âm không

Ngày đăng: 21/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tệp đính kèm

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan