Tài liệu này tổng hợp những kiến thức cơ bản về môn sinh hóa, dành cho những bạn học đại cương, có thể dùng để học và ôn thi. 1. Sinh hóa học và nhiệm vụ của ngành sinh hóa 2. Khái niệm ,cấu tạo, tính chất của các monosaccharide ,oligosaccharide và polysaccharide: 3. Khái niệm, tính chất,cấu tạo của Lipid, Glycerid, Steroid và photpholipid. 4. Khái niệm, thành phần cấu tạo acid nucleic. Sự phân giải acid Nucleic trong hệ tiêu hóa động vật. 5. Khái niệm, phân loại, cấu trúc và tính chất của hormone. Hormone có bản chất protein và hormone có bản chất steroid. 6. Vitamin, khái niệm, phân loại, đặc tính chung và tác dụng của vitamin A, B, C, E. 7:sự trao đổi chất và năng lượng. ví dụ 8 : kniệm chung và sự chuyển hóa glucid trong cơ thể sinh vật
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HÓA 1. Sinh hóa học và nhiệm vụ của ngành sinh hóa 2. Khái niệm ,cấu tạo, tính chất của các monosaccharide ,oligosaccharide và polysaccharide: A-MONOSACCHARIDE: 1. Khái niệm: - Monosaccharide là đường đơn , về mặt cấu tạo Monosaccharid là dẫn xuất aldehyde hay cetone của một rượu đa chức( polyol). -Oxy hóa alcal nhất của glycerol cho ra một glucid có cấu tạo aldehyde gọi là glyceraldehyde, còn oxy hóa alcal nhị thì cho ra một glucid dạng cetone gọi là dihydroxy- Acetone. -Monosaccharide có cấu tạo là aldehyde gọi là Aldose, còn monosaccharide có cấu tạo cetone thì gọi là cetose. -Công thức tổng quát: Aldose: CH 2 OH-(CHOH) n -CHO Cetose: CH 2 OH-CO-(CHOH) n -CH 2 OH -Phụ thuộc vào số C trong phân tử mà gọi tên các monosaccharide tương ứng: + (triose có 3C ), Tetrose (có 4C ) , Pentose (có 5C), Hexose (có 6C) . mỗi nhóm trên đều có 2 nhóm đường đơn với tên gọi tương ứng: Aldotetrose và cetotetrose ,aldopentose và cetopentose…. 2.Cấu tạo - Dạng mạch thẳng: gồm 2 dạng Aldose và cetose. + Ngoài dihydroxy- acetone, tất cả monosaccharide đều chứa ít nhất 1C bất đối xứng. ký hiệu C * + Tồn tại ở các đồng phân quang học khác nhau. số đồng phân được tính bằng 2 n (n là số C * ). + Đồng phân có nhóm OH phía phải C * gọi D , bên trái gọi L, trên trục thẳng đứng. + Sự có mặt của các nguyên tử C * làm cho các phân tử đường có khả năng quay mặt phẳng ánh sáng phân cực sang phải(+) hoặc sang trái(-). - Dạng vòng: + Trong tự nhiên, đặc biệt ở dạng dịch lỏng , đường đơn thường ở dạng mạch vòng có cấu trúc vòng 5 cạnh( furanose) hay 6 cạnh (pyranose ) được tạo bởi liên kết O của nhóm OH với nhóm cacbonyl trong cùng phân tử tạo hemiacetal hoặc hemicetal. 3. tính chất. - Dễ tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ. -Thu được dạng tinh thể khi cô đặc dung dịch monosaccharide, phần lớn có vị ngọt. -Do có chứa nhóm CHO, C=O OH nên monosaccharide có tính khử mạnh, là tính chất đặc trưng của nhóm này. a.tác dụng của chất oxy hóa: - Dễ bị oxy hóa , tùy thuộc vào điều kiện và chất oxy hóa sẽ tạo ra nhiều phản ứng khác nhau. - Khi dùng tác nhân có khả năng oxy hóa vừa phải như dung dịch Cl, Br hay I trong môi trường kiềm hay oxy hóa nhẹ trong môi trường acid. Nhóm CHO của glucid dạng aldose sẽ bị oxy hóa thành –COOH tạo ra các acid andonic. Ngược lại , các cetose bền vững trong điều kiện trên. - Với tác nhân mạnh hơn như HNO 3 thì cả 2 nhóm CHO và OH bậc 1 của aldose đều bị oxy hóa thành COOH (acid dicacboncylic) gọi là acid aldaric - Nếu bảo vệ nhóm CHO ở dạng thẳng hay OH- hemiacetan ở dạng vòng bằng cách methyl hóa hay acetyl hóa trước khi oxy hóa thì ta sẽ nhận được acid uronic. Vì oxy hóa chỉ xảy ra ở nhóm rượu bậc 1 ( CH 2 OH ) các acid uronic có vai trò sinh học quan trọng. b. tác dụng của chất khử. Khi khử monosaccharide sẽ tạo thành polyol (rượu đa chức )tương ứng hay còn gọi là alditol .Khi đó nhóm CHO ,C=O chuyển thành nhóm rượu(-OH). c.Tạo ester: - Nhóm alcan bậc 1 OH glucosid của monosaccharide tham gia với acid tạo ester, trong đó quan trọng nhất là phản ứng tạo thành ester photphat của monosaccharide. Chúng là những sản phẩm trung gian quan trọng của nhiều quá trình trao đổi chất, quang hợp, hô hấp tổng hợp , tinh bột, glucose như: D_glyceraldehyde_3photphate.D_glucose_1photphat.D_fructose_1,6bisphotphate. d. sự tạo glucosid: -Nhóm OH hemiacetal (OH ở C 1 đối với aldose :OH ở C 2 đối với cetose)dễ dàng tham gia phản ứng với rượu tạo thành ete tương ứng gọi là glucosid. -Trong thực tế, các phản ứng đường đều có khả năng thông qua một số kiểu liên kết glucoside(O_glucoside, S_glucoside, N_glucoside, và C_glucoside). Liên kết qua nguyên tử O,S,N và C tạo ra các chất có hoạt tính sinh học khác nhau. Điển hình nhất là các phân tử glucose nối với nhau bằng lien kết glucosid tạo thành polysac như tinh bột , glucogen và cellulose. e.tác dụng với acid tạo fufural: - Dưới tác dụng của acid đậm đặc , các aldopentose tạo thành furfural và aldohexose biến thành hydroxymethylfurfural. -Các sản phẩm này khi cho tác dụng với các phenol cho amuf đặc trưng như: α-naphthol cho vòng màu tím(Molisch). Đây là phản ứng để nhận biết đường với các chất khác. Nếu đường 5C sẽ cho màu xanh cẩm thạch với orcinol (Bial). CÁC MONOSACCHARIDE TIÊU BIỂU : 1. Hexose(monose có 6C ) a. D_glucose: Là monosaccharide phổ biến ở thực vật và động vật, nó là thành phần của nhiều oligo và polysac quan trọng như tinh bột, glucogen, cellulose là nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể sinh vật. - Glucose có nhóm OH hemiacetal tự do ở C 1 nên có tính khử mạnh. Công thức: 2.pentose (monose có 5C ) *D_ribose: là đường pentose tiêu biểu , tham gia trong thành phần của acid nucleic,vitamin, coenzyme (NaOH 2 ),ít tồn tại trong dạng tự do….dẫn xuất D_2deoxyribose tham gia cấu tạo AND.D_ribose là một dạng aldose dạng purannose. B- OLIGOSACCHARIDE - Oligosaccharide được tạo thành từ một vài (2-20) gốc monosacchride liên kết nhau bằng liên kết O_glucosid, còn giữ được một số tính chất của monosacchride như có vị ngọt, tan được trong nước, dễ kết dính ….tùy thuộc vào số phân tử monosaccharide có trong phân tử oligosaccharide mà chia chúng thành disaccharide, trisaccharide, tetrasaccharide…. Trong thực vật phổ biến nhất là disaccharide như maltose, saccharide ở động vật là lactose. 1. Disaccharide - Là oligosaccharide đơn giản nhất do 2 monosaccharide lien kết nhau qua liên kết O_glucosid, các gốc monosaccharide trong phân tử disaccharide có thể giống hoặc khác nhau. - Disaccharide được tạo ra từ sự liên kết giữa 2 nhóm OH_hemiaxetal tự do của 2 monosaccharide thì tạo thành một disaccharide không khử (không còn OH- hemiaxetal tự do vd: saccharose). -Liên kết giữa một nhóm OH_hemiacetal tự do của một monosaccharide này với một nhóm OH khác (không phải là hemiaxetal) của một monosaccharide khác sẽ tạo thành disaccharide khử (do còn OH_hemiacetal tự do).VD :maltose, lactose. các disaccharide quan trọng : - Saccharose: là một disaccharide phổ biến trong tự nhiên, được cấu tạo từ α_D_glucose và β_D_fructose kết hợp với nhau bằng liên kết 1,2 giữa 2 nhóm OH_hemiacetal nên không còn tính khử nữa. + Công thức nguyên: C 22 H 22 O 11. + Saccharose có nhiều trong thực vật, đặc biệt có nhiều trong củ cải đường 10-20%, trong nước mía từ 14-25%. + Saccharose hòa tan tốt trong nước, dễ bị thủy phân. + Dưới tác dụng của enzyme( Invertase) hoặc acid. Saccharose bị thủy phân tạo thành glucose và fructose. - Maltose (đường mạch nha) : Được cấu tạo từ 2 gốc α_D-glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1,4- glucosid tức là liên kết glucosid tạo thành giữa OH_hemiaxetal của 1 α_D- glucose với OH ở C 4 của gốc glucose thứ 2. Do đó Mantose vẫn còn một nhóm OH_hemiacetal nên vẫn giữ được tính khử nhưng chỉ bằng một nữa của glucose. + Manotse có trong mầm thóc, mầm đại mạch sinh ra do amylase thủy phân tinh bột. maltose bị thủy phân thành 2 glucose khi sử dụng enzyme hay acid - Lactose : được cấu tạo từ sự kết hợp của 2 gốc α_D –glucose và β_D-galactose qua liên kết glucosid tạo thành giữa OH_hemiacetal tự do của galactose với OH ở C 4 của glucose. Vì vậy, lactose vần còn tính khử (do vẫn còn nhóm OH_hemiacetal tự do). + Dưới tác dụng của β_galactosidase hay acid, lactose bị thủy phân thành glucose và galactose. Chỉ có một số loài nấm men mới sử dụng được lactose. - Cellobiose: là Disaccharide có trong thực vật là đơn vị cấu thành nên Cellulose, ít gặp ở dạng tự do. + Cellulose được cấu tạo từ 2 gốc β_glucose qua liên kết 1_4 O-glucosid. + Do còn một nhóm OH_hemiaxetal tự do nên Cellulose là một đường khử. - Trehalose là disaccharide có trong nấm, rêu và một số thực vật khác nên còn gọi là đường nấm. +Trehalose được tạo thành do 2 phân tử α_D glucose nối với nhau bằng liên kết 1-1-O-glucosid. + Trehalose không còn OH_hemiaxetal tự do nên mất tính khử. 2.trisaccharide. -Trisaccharide do 3 monosaccharide tạo nên. Trisaccharide phổ biến nhất là rafinose có trong rỉ đường, hạt bông và củ cải đường. rafinose được cấu tạo từ 3 monosaccharide là galactose, glucose và fructose. -Các nhóm OH_hemiaxetal của chúng đều tham gia tạo liên kết glucosid (1-6) giữa glucose và fructose và (1-2) glucosid giữa glucose và fructose nên không còn tính khử. -Độ ngọt thấp và tan được trong nước. Trisaccharide :rafinose 3.Tetrasaccharide. -Là oligosaccharide có 4 gốc monosaccharide. Tetrasaccharide tiêu biểu là stachiose được cấu tạo từ 2 gốc galactose, một gốc glucose và một gốc β_fructose. -Stachiose cũng không còn tính khử vì mọi nhóm OH_hemiaxetal đều tham gia tạo liên kết glucosid. -Stachiose phổ biến ở cây họ đậu vsf một số hạt khác , tập trung ở hạt ,củ và rễ. Tetrasacchride:stachiose: C- POLISACCHARIDE 1. Định nghĩa -Polisaccharide là những chất cao phân tử được tạo thành từ vài chục cho đến hàng nghìn gốc monosaccharide, liên kết nhau bằng liên kết 1-4-O-glucoside, 1-6-O-glucoside đôi khi còn liên kết 1-2 và 1-3 glucosid…. -Dựa vào cấu tạo của cấu tử thành phần chia :2 loại +Polysaccharide đồng thể (homopolysaccharide ): trong cấu tạo chỉ có các monosaccharide cùng loại hay khác loại tạo nên ,nói cách khác là chỉ có glucosid cùng loại hay khác loại tạo nên, nói cách khác là chỉ có glucosid trong thành phần. +Polysaccharide dị thể( heteropolysaccharide): trong thành phần ngoài glucid còn có các glucid như các gốc axid acetic, photphoric, sulfuric….và các nhóm khác. a. Polysaccharide đồng thể (homopolysaccharide) ● Tinh bột: -Là polysaccharide quan trọng nhất , đóng vai trò dự trữ yếu của thực vật. trong các hạt như lúa, gạo, bắp, lúa mì. - Tinh bột tích tụ trong tế bào dưới dạng hạt , hình cầu, hình bầu dục hay hình đa giác. * Amylose: Có cấu tạo mạch thẳng không phân nhánh, gốm khoảng 200-1000 gốc α_1-4 glucosid. Tạo xoắn theo kiểu lò xo, mỗi vòng xoắn có khoảng 6 đơn vị glucose. Amylose tạo màu xanh đậm khi kết hợp với iod. * Amylopectin: Là polysaccharide phân nhánh, ngoài liên kết α(1-4)là chủ yếu còn một số liên kết α(1-6). cấu trúc phân tử amylopectin gồm một mạch phân tử trung tâm do các α_D- glucose liên kết nhau bằng liên kết 1-4-O-glucosid. Từ mạch này phát ra các nhánh dài chừng vài chục gốc glucose và chỗ phân nhánh là liên kết 1-6-O glucosid. • Cellulose :Là polisaccharide cấu trúc phổ biến trong thực chất hữu cơ, thành phần chính của vách tế bào thực vật. - Cellulose có cấu trúc mạch thẳng , dạng sợi cấu tạo từ các gốc β_D-glucose , liên kết với nhau bằng liên kết β_1-4O-glucosid. - Khi thủy phân bằng H 2 SO 4 hay HCl đặc, nhiệt độ cao, cellulose bị thủy phân thành β_glucose , còn với điều kiện nhẹ nhàng hơn thì chỉ tạo cellobiose. - một số nghiên cứu cho thấy cellulose có vai trò điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa. Chống táo bón…ở động vật nhai lại, có thể tiêu hóa đước cellulose do trong ống tiêu hóa của chúng có chứa hệ vi sinh vật tạo cellulose để thủy phân cellulose. b. polysaccharide dị thể (heteropolysaccharide). •pectin: - Pectin là glucid cao phân tử gồm mạch thẳng chính, có cấu tạo từ sự kết hợp của các gốc α_D-galacturonic acid liên kết nhau bằng liên kết α_1-4O-glucosid còn gọi là acid polygalacturonic hay acid pectin. - Pectin chứa nhiều trong thành tế bào các mô và trong thực vật, pectin tồn tại ở 2 dạng : +Dạng protopectin không tan, tồn tại ở thành tế bào với dạng liên kết polysaccharide khác nhau như araban, tinh bột, cellulose, galactan… +Dạng pectin hòa tan, chủ yếu trong dịch tế bào. - Đặc tính quan trọng của pectin là khả năng tạo thành chất keo trong môi trường acid với nồng độ đường cao. Pectin từ nguồn gốc khác nhau về khả năng tạo keo và cũng khac nhau về số nhóm thế metoxyl_OCH 3 . - Pectin hòa tan dưới tác dụng của kiềm pha loãng hay pectase, các methoxy bị khử tạo thành rượu methylic và acid pectic tự do. Acid pectic +Ca 2+ pectat_Ca kết tủa , tính chất này được sử dụng để định lượng pectin. - Chất pectin có vai trò quan trọng trong quá trình chín của quả, khi quả xanh, protopectin phân tán đều trong thành tế bào. Khi quả chín,dưới tác dụng của acid hữu cơ và protopectinase, phần lớn protopectin chuyển thành pectin hòa tan làm quả mềm dần, lượng protopectin giảm dần ngược lại pectin tăng dần. 3. Khái niệm, tính chất,cấu tạo của Lipid, Glycerid, Steroid và photpholipid. a.Lipid: - Khái niệm: Lipid là những chất chuyển hóa của acid béo và tan được trong dung môi hữu cơ. Lipid phổ biến ở tế bào động, thực vật. - Cấu tạo: + Lipid đơn giản: trong phân tử chỉ chứa C, H, O. Về cấu tạo chỉ là ester của rượu và acid béo. VD: glycerid, sáp, steroid + Lipid phức tạp: ngoài C, H, O còn có 1 số nguyên tố khác như N, P, S. Khi thủy phân, ngoài rượu và acid béo còn thu được base nito, lưu huỳnh, glucid,… Nhóm này có 3 nhóm chính: Phospholipid, glycolipid và lipoprotein. -Chức năng sinh học: + Thành phần cấu tạo màng tế bào, cấu trúc dưới tế bào như ti thể, nhân, ở dạng glipoprotein. + Cung cấp năng lượng cho cơ thể. + Bảo vệ cở thể. + Dung môi hòa tan một số vitamin :A, D, F,… - Tính chất + Ở nhiệt độ phòng Lipid động vật (mỡ), thường ở trạng thái rắn (mỡ bò,mỡ cừu ) . Lipid loại này chứa chủ yếu các gốc axit béo nó. Một số ít Lipid động vật ở trạng thái lỏng (dầu cá ), do thành phần gốc axit béo không no tăng lên. + Lipid thực vật (dầu thực vật) hầu hết ở trạng thái lỏng (dầu lạc,dầu dừa ) do chứa chủ yếu gốc axit béo không no. + Các lipid đều nhẹ hơn nước,không tan trong nước,nhưng tan nhiều trong chất hữu cơ benzen, xăng, cloform,… + Là chất kỵ nước không tan trong nước nhưng tan trong các hợp chất dung môi hưu cơ không phân cực:ether etylic,ether petrol (ether dầu hỏa),hexan,toluen,acetone,ben zen…các phản ưng cơ bản:phản ứng xà phòng hóa,phản ứng khử,tạo ester,oxy hóa,halogen hóa. b.Glycerid(Acylglyceride): - Là este của glycerol và acid béo bậc cao; tên thông thường là dầu và mỡ. - Cấu tạo: được tạo thành từ glycerol và acid béo - Tính chất: + Nhiệt độ nóng chảy: phụ thuộc vào cấu tạo gốc R (gốc R chứa nhiều nối đôi, nối ba thì nhiệt độ nóng chảy thấp). +Tính hòa tan: Không tan trong nước ,tan trong dung môi hữu cơ:ete, benzene,alcol,… Phụ thuộc vào số các nhóm ưa nước và kị nước. Tại vị trí nối đôi của gốc R, dễ được bão hòa bởi Halogen( I,Br, ) => phương pháp xác định trị số nối đối trong glycerid. + Phản ứng thủy phân: Glycerid bị thủy phân thành glycerin và acid béo trong môi trường acid có nhiệt độ cao, hay bởi lipase Trong môi trường kiềm, glycerid bị savon hóa thành glycerin và muối. Ứng dụng sản xuất xà phòng + Sự oxy hóa chất béo: Chất béo dễ bị hư dưới tác dụng của oxy không khí, ánh sáng, nhiệt độ, vsv hay enzyme lipooxydase tạo aldehyd, ceton, rượu, epoxid c. Steroid: - Được đặc trưng bởi bộ khung cyclopentanopherhydro- phenantren gọi tắt là steran. - Cấu tạo steran gồm 4 vòng liên kết liền với nhau, do kết quả ngưng tụ của Cyclopentane và Phenantren đã được hydrogen hóa hoàn toàn - Tính chất: + Không bị thủy phân + Có hoạt tính sinh học như acid mật d. Photpholipid : - Khái niệm: Phospholipid là nhóm lipid phức tạp mà trong thành phần, ngoài glycerin, acid béo còn có H 3 PO 4 và một số nhóm chất khác - Cấu tạo: là este của rượu đa chức với acid béo bậc cao và thêm phần phụ như như gốc H3PO4, base nitơ - Tính chất chung: + Là chất rắn, vô sắc dễ bị oxy hóa do các nối đôi trong thành phần, sẽ chuyển thành sẫm màu. + Tan trong ete dầu, chloroform không tan trong nước nhưng có thể tạo huyền phù bền, dung dịch keo. + Tạo phức với protein, tham gia trong hình thành vỏ tế bào, màng nội tế bào. + Đảm bảo tính thấm 1 chiều của màng cấu trúc dưới tế bào (tạo thành vùng kỵ nước và ưa nước). Phân loại: - glycero- photpholipit hay phosphatid -Inozid- photpholipid -Sphingophospholipid Glycero- phospholipid hay phosphatid: + Là este của glycerin và rượu bậc cao, trong ester có gốc acid phosphorid và base nitơ. + Cấu trúc chung: + Tùy cấu tạo của X ta có các loại glycerophospholipid khác nhau + Lecithin: Lúc đó X là choline nên lecithin còn được gọi là choline phosphatid. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà,đậu nành, máu và các dây thần kinh. + Phosphatid có thể bị thủy phân bằng acid, kiềm hay enzyme: • Thủy phân bằng acid:tất cả các liên kết ester đều bị cắt đứt. • Thủy phân bằng kiềm: với kiềm nhẹ chỉ có thể cắt lien kết ester giữa glycerin và acid béo. Trong môi trường kiềm mạnh, thu được acid béo ở dạng muối, glycerol 3 – phosphate. • Thủy phân bằng enzyme: có 4 loại enzyme phospholipase A,B,C và D tác động lên các lien kết ester khác nhau của phosphatid. Inozid- photpholipid: Là ester của glycerin và acid béo bậc cao, trong thành phần có thm 1 hoặc 2 acid phosphorid, 1 rượu vòng inozid thay vào vị trí của base nitơ. Sphingophospholipid: + Là ester của rượu chưa no sphingosine và acid béo. Acid béo lien kết với rượu sphingosine bằng lien kết peptid.Tùy theo X ta có các loại sphingophospholipid khác nhau. + Sphingolipid có nhiều trong màng tế bào động thực vật, mô thần kinh, não ,mỡ không tan trong ete-ethylic. 4. Khái niệm, thành phần cấu tạo acid nucleic. Sự phân giải acid Nucleic trong hệ tiêu hóa động vật. -Khái niệm:+Acid nucleic là những hợp chất cao phân tử ,đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của sinh vật. +Tham gia quá trình sinh tổng hợp protein, sinh trưởng, +Tham gia cấu tạo nhân, quyết định tính di truyền. -Thành phần cấu tạo:+Acid nucleic là vật chất mang thông tin di truyền của hệ thống sống. +Là 1 polymer được hình thành từ các monomer là nucleotide. +Trong nucleic acid có chứa các nguyên tố C,H,O,N và P. Hàm lượng P từ 8-10%. +Mỗi nucleotide gồm 3 thành phần kết hợp với nhau theo tỷ lệ 1:1:1 bao gồm: nhóm phosphate, đường pentose( là đường 5 carbon) và 1 base nitơ (nitrogen). Về base nitơ:Tham gia trong thành phần của acid nucleic thuộc 2 nhóm :nhóm base dẫn xuất pyrimidine và purine. +Base pyridine: gồm thymine,Cytosine và Uracil +Base purine: Adenine, Guanine Về đường pentose: - Là monose có 5C, gồm 2 loại: Ribose(C 5 H 10 O 5 ) và Deoxyribose (C 5 H 10 O 4 ). -Trong thành phần acid nucleic, pentose ở dạng β-D-Furanose. Nucleotid: -Là thành phần cơ bản (monomer) xây dựng nên phân tử nucleic acid (polymer). -Cấu tạo: gồm 3 thành phần đường pentose, 1 base nitơ và acid phosphoric. -Liên kết giữa đường và base nitơ là liên kết N-glucoside ,giữa N thứ 3 của pyrimine hay thứ 9 của purin với C1 của pentose. -Liên kết ester tạo thành giữa pentose và H3PO4 ở C5 với ribose và ở C3 với deoxyribose - Sự phân giải acid nucleid: Thủy phân Nucleic acid: + Ở động vật, các acid Nucleic có trong thức ăn không bị tiêu hóa bởi enzym trong dạ dày. Chúng bắt đầu bị phân giải ở tá tràng dưới tác dụng của Nuclease tuyến tụy. + Ribonuclease tuyến tụy chỉ thủy phân RNA tạo thành mononucleotide, Pv và Oligonucleotide. + Deoxyribonuclease hoạt động (khi có mặt Mg 2+ hoặc Mn 2+ ) thủy phân DNA thành oligonucleotide. + Người ta cho rằng niêm mạc ruột tạo ra diesterase có vai trò xúc tác thủy phân oligonucleotide thành các mononucleotide. Phân giải Mononucleotide: + Mononucleotide bị phân giải bởi tác dụng của các phosphatase hoặc nucleotidase tạo nên các Nucleoside và H 3 PO 4 . Các Nucleoside lại tiếp tục bị thủy phân bởi các nucleosidase để tạo base nitơ và pentose. + Các sản phẩm của quá trình phân giải trên tiếp tục biến đổi: • H 3 PO 4 tham gia vào các quá trình trao đổi saccharide hay các quá trình trao đổi chất khác. • Base Nitơ tiếp tục bị phân giải tạo các sản phẩm tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào. Phân giải base purine + Adenine và guanine biến đổi thành xanthine, từ xa xanthine qua một số phản ứng tiếp theo để tạo sản phẩm cuối cùng là ure và glyoxylic acid + Phản ứng 1 và 2 do enzime desaminase xúc tác, phản ứng 3 do xanthineoxydase và phản ứng 4 do allantoicase xúc tác. Phân giải base pyrimidine + Các base pyrimidine bị phân giải tạo nên sản phẩm cuối cùng là NH 3 , CO 2 , β.amino isobutyric acid và alanine. [...]... đồng phân hóa (chuyển gốc P từ 3 -> 2) • Phản ứng 6: chuyển dạng enol pyruvic phosphate • Phản ứng 7: Dephosphoryl hóa - Oxy hóa acid béo: Trong tự nhiên theo 2 quy trình khác nhau: α- Oxy hóa: oxy hóa đúng vị trí Carbon α β – Oxy hóa: oxy hóa đúng vị trí carbon β + β – Oxy hóa: • • • • • • • Mỗi lần oxy hóa khử 2C Phải hoạt hóa accid béo trước khi oxy hóa Năng lượng tạo ra của quá trình oxy hóa là 17... đổi chất sinh học dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản phân biệt nó với các phản ứng năng lượng xảy ra trong thế giới vô sinh Đặc điểm thứ nhất của năng lượng học trao đổi chất của các hệ sinh học + Là việc chuyển hóa năng lượng thành công và các dạng khác-không cần chuyển nó thành dạng nhiệt năng + Hệ thống sống như một hệ hóa động học, không là động cơ nhiệt Đặc điểm thứ hai của năng lượng học sự trao... Quá trình oxy hóa: - Các sản phẩm sau thủy phân là glicerine và acid beosex chuyển hóa theo những con đường khác nhau - Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và năng lượng - Oxy hóa glycerine: + Sự oxy hóa glycerin dược bắt đầu tự sự phosphoryl hóa glycerin nhờ ATP Trải qa các phản ứng sau: • Phản ứng 1: • Phản ứng 2: Dehydrogen hóa • Phản ứng 3: phosphoryl hóa lần 2 • Phản ứng 4: Dephosphoryl hóa • Phản ứng... hoạt hóa của acid acetic là acetyl CoA mà gốc acid béo còn lại ở dạng hoạt hóa • • • • • • Về mặt năng lượng: qua quá trình β-oxy hóa tạo FADH 2 và NADH bị oxy hóa nhờ hệ thống vận chuyển điện tử Sẽ tạo ra tương ứng với 2 và 3 phân tử ATP, Acetyl-CoA sau đó bị oxy hóa bởi chu trình Kreb sẽ tạo ra 12 ATP Như vậy sự oxy hóa hoàn toàn một cặp 2C cho ta 17 ATP + α-oxy hóa: Không phổ biến bằng β-oxy hóa, ... chuyển hóa protein +Vitamin B12 (Cyanocobalamin): • Sinh hồng cầu và tái tạo mô, chuyển thymin thành thymidin • Giúp phân chia và tái tạo tế bào, chuyển hóa nhóm methyl, tổng hợp protein, chuyển hóa glucid, lipid • Bảo vệ cơ thể nhiễm độc, nhiễm khuẩn + Vitamin PP(hay B5): • Tham gia thành phần coenzym NAD, NADP, chuyển hóa glucid, protein tạo mỡ, phản ứng oxy hóa- khử tạo năng lượng và các quá trình sinh. .. cho hết mạch C Giai đoạn hoạt hóa acid béo (1 phản ứng) Các phản ứng của sự β- Oxy hóa (4 phản ứng) Hoạt hóa acid béo: trước tiên, acid béo cần được hoạt hóa thành dạng dẫn xuất của coenzyme A Sự hoạt hóa này cần năng lượng ATP • Các phản ứng của sự β –Oxy hóa: quá trình này gồm 4 phản ứng liên tục Phản ứng 1: khử 2 Hydro ở C α, β nhờ coenzyme FAD Phản ứng 2: Hydrat hóa liên kết đôi để tạo hydroxyl-... hóa là quá trình phân giải các chất thành phần thành các sản phẩm đơn giản hơn, tạo năng lượng và đào thải các chất không cần thiết ra ngoài - Quá trình đồng hóa hấp thụ năng lượng, quá trình dị hóa sẽ tạo ra năng lượng (xảy ra đồng thời) - Mổi loài sinh vật có cách trao đổi chất riêng - Sự trao đổi chất gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: tiêu hóa tác động cơ học chủ yếu thủy phân trong cơ quan tiêu hóa. .. Embden-Meyerhof-Parnas, đây là quá trình chuyển hóa hexose thành pyruvate trong điều kiện không có oxy - Là quá trình phổ biến nhất trong các chuyển hóa từ monose, vì hầu hết các quá trình chuyển hóa 1 monose giai đoạn đầu đều qua quá trình glucose giải Quá trình đường phân gồm 4 giai đoạn chính Giai đoạn 1: phosphoryl hóa glucose ( 3 pư ) Phản ứng 1:phosphoryl hóa lần 1 với sự tham gia của ATP Trong điều... • • • Trừ con đường pentose-P là oxy hóa trực tiếp glucose,bất kì chuyển hóa glucid đều theo con đường glycolysyis để tạo thành acid puryvic Sự # nhau bắt đầu từ acid pyruvic Hiếu khí: chu trình Krebs, acid acetic Yếm khí: lactic,rượu, glycerin Tạo acid hữu cơ 9 Lipid và sự chuyển hóa Lipid trong cơ thể sinh vật: a.Lipid:- Khái niệm: Lipid là những chất chuyển hóa của acid béo và tan được trong dung... Đặc điểm thứ hai của năng lượng học sự trao đổi chất sinh học các chất + Là trong quá trình oxy hóa năng lượng được giải phóng dần dần, từng ít một trong cả một chuổi của một chuổi của quá trình nối tiếp nhau, cho đến khi các nguyên tử hidro và cacbon chuyển hóa thành những sản phẩm cuối cùng của sự oxy hóa là nước và khí CO2 + Ví dụ: khi oxy hóa 1 mol đường thải ra 686 Kcalo(2881,2 J) hệ thống sống . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HÓA 1. Sinh hóa học và nhiệm vụ của ngành sinh hóa 2. Khái niệm ,cấu tạo, tính chất của các monosaccharide. hợp chất cao phân tử ,đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của sinh vật. +Tham gia quá trình sinh tổng hợp protein, sinh trưởng, +Tham gia cấu tạo nhân, quyết định tính di truyền. -Thành. Adrenosteron • Androstedion • 11- Hydroxiandrostendion Tác dụng: tương tự hormon sinh dục nam nhưng yếu hơn + Hormon sinh dục: Hormon sinh dục nam: - Có trong tinh hoàn và nước tiểu, là dẫn xuất của hệ cấu