1. Đây là một dự án thiết kế mạch hoàn chỉnh version1, cách trình bày sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểu; 2. Hiện nay số lượng giường tại bệnh viện Nhi Trung Ương là rất lớn nhưng tất cả đều chưa có cân tích hợp vào. Thông số cân nặng là thông số rất quan trọng của bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Việc sử dụng cân tích hợp ngay trên giường bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ trong việc lấy khối lượng bệnh nhân mà không ảnh hưởng đến bệnh nhân đang nằm điều trị tại giường bệnh. Trong đồ án này đã thiết kế và chế tạo cân tích hợp trên lồng ấp trẻ sơ sinh. Các yêu cầu của hệ thống này bao gồm: Thiết kế được cân để cân bệnh nhân một cách chính xác nhất. In ra thông số cân nặng của bệnh nhân và thời gian cân ra giấy in. Thiết kế cơ cấu cơ khí gọn nhẹ, thẩm mĩ và phù hợp với kết cấu cơ khí của lồng ấp đang dùng. Sau khi hoàn thành nhóm đã tiến hành calib để lấy được kết quả chính xác nhất cho sản phẩm. Các kết quả đạt đƣợc sau khi sản phẩm hoàn thành là: Tạo ra đƣợc cân với sai số nhỏ hơn 1%, có các phím chức năng là: SET, UP, DOWN, PRINTESC, ONOFF. Thông số cân nặng và thời gian in ra giấy in hiển thị rõ ràng. Hệ thống cơ khí và hộp điều khiển phù hợp với cơ cấu cơ khí của lồng ấp hiện tại.(Now, a number of beds in National Hospital of Pediatrics are huge but all have not integrated scales. Weight parameter is very important in the treatment process for patient. Using the integrated scales in bed facilitates for doctor in taking patient weight without affecting the patient being treated in a patient bed. in this thesis we design and manufacture integrated scales for infant incubator. The requirements of this system include: Designing the scale to weigh thepatient the most accurate way. Printing the weight parameters of patient and time on printing paper. Designing compact, aesthetic mechanical structure and fit with the mechanical structure using incubator.After completing the group has conducted calibration to get the most accurateresults for products. The results after the finished product obtained: Creating the scale with the error of less than 1%, the main functions are SET, UP, DOWN, PRINT ESC, ON OFF. Weight parameter and time printed on paper with clear display. Mechanical system and control box go with mechanical structure of the currentincubator.); 3. Người up tôn trọng giá trị bản quyền với các tác giả.
Trang 1VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Thầy giáo hướng dẫn : TS Trịnh Quang Đức
Trương Thị Sim SHSV: 20xx2218
Đoàn Văn Hưng SHSV: 20xx1354
Hà Nội, 6-2014
Trang 2
- -
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên 1: ……….………….…… Số hiệu sinh viên: ………
Họ và tên sinh viên 2: ……….………….…… Số hiệu sinh viên: ………
Họ và tên sinh viên 3: ……….………….…… Số hiệu sinh viên: ………
Khoá:……….Khoa: Điện tử - Viễn thông Ngành: ………
1 Đầu đề đồ án: ……… ………
……… ………
2 Các số liệu và dữ liệu ban đầu: ……… ……… …… ………
……….
… ……… ………
3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán: ……… ….………
……… ….……
………
… ….………
4 Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ): ……… ….……
……… ……….…
………
5 Họ tên giảng viên hướng dẫn: ……… ………
6 Ngày giao nhiệm vụ đồ án: ……….………
7 Ngày hoàn thành đồ án: ……… ………
Ngày tháng năm
Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm
Cán bộ phản biện
Trang 3-
BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên 1: Số hiệu sinh viên:
Họ và tên sinh viên 2: Số hiệu sinh viên:
Họ và tên sinh viên 3: Số hiệu sinh viên:
Ngành: Khoá:
Giảng viên hướng dẫn:
Cán bộ phản biện:
1 Nội dung thiết kế tốt nghiệp:
2 Nhận xét của cán bộ phản biện:
Ngày tháng năm
Cán bộ phản biện
( Ký, ghi rõ họ và tên )
Trang 44
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới – đặc biệt là các nước phát triển, việc sử dụng cân tích hợp ngay trên giường bệnh nhân trong các bệnh viện được dùng khá phổ biến Loại giường này rất thuận tiện cho bác sĩ trong việc lấy thông tin về cân nặng của bệnh nhân một cách thường xuyên Các bệnh viện lớn ở nước ta trong đó có bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong những bệnh viện có nhu cầu sử dụng giường tích hợp hệ thống cân rất cao Tuy nhiên loại giường này hiện tại giá thành rất cao nên các bệnh viện trong nước chưa thể đáp ứng được Một câu hỏi cần đặt ra là với số giường sẵn có hiện tại ở bệnh viện Nhi Trung Ương, làm thế nào để có thể tích hợp cân luôn vào đó? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm
em đã thảo luận và đưa ra giải pháp: “Thiết kế chế tạo cân tích hợp cho giường bệnh
nhi” Sau khi hoàn thành, hệ thống này sẽ được tích hợp vào giường của bệnh nhân nhi
tại bệnh viện Nhi Trung Ương
Do thời gian có hạn, mặc dù nhóm đã rất cố gắng nhưng luận văn tốt nghiệp của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô trong trường để chúng em hoàn thành đề tài và làm
Trang 55
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Hiện nay số lượng giường tại bệnh viện Nhi Trung Ương là rất lớn nhưng tất cả đều chưa có cân tích hợp vào Thông số cân nặng là thông số rất quan trọng của bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân Việc sử dụng cân tích hợp ngay trên giường bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ trong việc lấy khối lượng bệnh nhân mà không ảnh hưởng đến bệnh nhân đang nằm điều trị tại giường bệnh
Cụ thể trong đồ án này chúng em thiết kế và chế tạo cân tích hợp trên lồng ấp trẻ sơ sinh Các yêu cầu của hệ thống này bao gồm:
- Thiết kế được cân để cân bệnh nhân một cách chính xác nhất
- In ra thông số cân nặng của bệnh nhân và thời gian cân ra giấy in
- Thiết kế cơ cấu cơ khí gọn nhẹ, thẩm mĩ và phù hợp với kết cấu cơ khí của lồng
- Thông số cân nặng và thời gian in ra giấy in hiển thị rõ ràng
- Hệ thống cơ khí và hộp điều khiển phù hợp với cơ cấu cơ khí của lồng ấp hiện tại
Trang 66
ABSTRACT
Now, a number of beds in National Hospital of Pediatrics are huge but all have not integrated scales Weight parameter is very important in the treatment process for patient Using the integrated scales in bed facilitates for doctor in taking patient weight without affecting the patient being treated in a patient bed in this thesis we design and manufacture integrated scales for infant incubator The requirements of this system include:
- Designing the scale to weigh thepatient the most accurate way
- Printing the weight parameters of patient and time on printing paper
- Designing compact, aesthetic mechanical structure and fit with the mechanical structure using incubator
After completing the group has conducted calibration to get the most accurate results for products The results after the finished product obtained:
- Creating the scale with the error of less than 1%, the main functions are SET,
UP, DOWN, PRINT / ESC, ON / OFF
- Weight parameter and time printed on paper with clear display
- Mechanical system and control box go with mechanical structure of the current incubator
Trang 77
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
TÓM TẮT ĐỒ ÁN 5
ABSTRACT 6
MỤC LỤC 7
DANH SÁCH HÌNH VẼ 11
DANH SÁCH BẢNG BIỂU 13
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TỪ VIẾT TẮT 14
PHẦN MỞ ĐẦU 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 16
1.1 Nhu cầu và thực trạng sử dụng cân tích hợp vào giường của bệnh nhân nhi trong bệnh viện Nhi Trung Ương 16
1.1.1 Công thức tính lượng dịch truyền ( Áp dụng trong điều trị bỏng ) 16
1.1.2 Công thức tính thể tích máu mất khi bị xuất huyết 19
1.1.3 Nhu cầu thực tế 22
1.2 Khảo sát thực tế và xây dựng yêu cầu thiết kế 28
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÂN ĐIỆN TỬ 36
2.1 Các phương pháp đo khối lượng 36
2.1.1 Nguyên lý đo khối lượng 36
2.1.2 Các phương pháp đo khối lượng 36
2.1.2.1.Cảm biến điện trở lực căng 36
2.1.2.2 Cảm biến áp điện 37
2.1.2.3 Cảm biến áp từ 39
2.1.2.4 Cảm biến áp suất 40
2.2 Tìm hiểu chung về Loadcell 42
2.2.1 Khái niệm Loadcell 42
2.2.2 Cấu tạo 43
2.2.3 Nguyên lý hoạt động 44
2.2.4 Thông số kĩ thuật cơ bản 47
2.2.5 Phân loại 48
2.2.6 Ứng dụng của Loadcell 48
Trang 88
2.2.7 Các loại Loadcell cơ bản 49
2.2.7.1 Loadcell tương tự 49
2.2.7.2 Loadcell số 52
2.2.8 Kết nối Loadcell 54
2.2.8.1 Loadcell tương tự 54
2.2.8.2 Loadcell số 54
2.2.9 Chống quá tải Loadcell 55
2.2.9.1 Các tình huống chú ý khi sử dụng Loadcell 55
2.2.9.2 Khắc phục 55
2.2.10 Cách lựa chọn Loadcell và phụ kiện 56
2.2.10.1 Lựa chọn Loadcell 56
2.2.10.2 Chọn hộp nối (Junctionbox) 56
2.3 Hệ thống cân sử dụng loadcell và ứng dụng 57
2.3.1 Khối cảm biến trọng lượng 57
2.3.1.1 Định nghĩa 57
2.3.1.2 Cấu trúc, nhiệm vụ, nguyên lý hoạt động của khối cảm biến 57
2.3.2 Bộ phận khuếch đại 58
2.3.2.1 Định nghĩa 58
2.3.2.2 Cấu trúc, nhiệm vụ, nguyên lý hoạt động của bộ khuếch đại 58
2.3.3 Bộ hiển thị 59
2.3.3.1.Định nghĩa 59
2.3.3.2 Cấu trúc, nhiệm vụ, nguyên lý hoạt động của bộ hiển thị 59
2.3.4 Bộ Xử Lý 60
2.3.4.1 Định nghĩa 60
2.3.4.2 Cấu trúc, nhiệm vụ, nguyên lý hoạt động của bộ xử lý 60
2.3.4.3 Các loại Vi Xử Lý thường dùng hiện nay 61
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 62
3.1 Thiết kế cơ khí 62
3.1.1 Yêu cầu chung 62
3.1.2 Quy trình thiết kế 62
3.1.2.1 Tổng quan 62
3.1.2.2 Ý tưởng 62
3.1.2.3 Chi tiết thiết kế 62
Trang 99
3.1.3 Hộp điều khiển 68
3.1.3.1 Chức năng 68
3.1.3.2 Chi tiết thiết kế hộp điều khiển 68
3.1.4 Thông tin trong thiết kế 70
3.1.4.1 Chi phí 70
3.1.4.2 Tốc độ thiết kế sản phẩm 71
3.1.4.3 Chất lượng 71
3.1.4.4 Tính linh hoạt và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng 71
3.2 Thiết kế điện tử 71
3.2.1 Mục tiêu đặt ra 71
3.2.2 Sơ đồ khối của cân điện tử 72
3.2.3 Lựa chọn các linh kiện 73
3.2.3.1 Cảm biến trọng lượng 73
3.2.3.2 Bộ biến đổi tương tự - số ADC 74
3.2.3.3 Màn hình hiển thị 76
3.2.3.4 Vi điều khiển 77
3.2.3.5 Máy in nhiệt 81
3.2.3.6 IC RTC DS1307 82
3.2.3.6 EEPROM AT24C04 83
3.2.3.7 Phím nhấn 83
3.2.3.8 Nguồn cung cấp 84
3.2.4 Thiết kê mạch nguyên lý 84
3.2.4.1 Khối nguồn 85
3.2.4.2 Khối ADC 86
3.2.4.3 Khối Vi xử lý 86
3.2.4.5 Khối phím ấn 87
3.2.4.6 Khối giao tiếp UART 87
3.2.4.7 Khối thời gian thực RTC 88
3.2.4.8 Khối EEPROM AT24C04 88
3.2.5 Bản layout mạch in: 89
3.2.6 Mạch in thực tế: 90
3.3 Viết chương trình cho Vi điều khiển ATmega32A 91
3.4 Calib kết quả 92
Trang 1010
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 94
4.1 Kết quả 94
4.2 Phương hướng phát triển 95
KẾT LUẬN 96
PHỤ LỤC 97
Phụ lục 1: Bảng calib kết quả 98
Phụ lục 2: Code của Atmega32A .101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
Trang 1111
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hậu quả của bỏng gây ra 18
Hình 1.2 Một số hình ảnh trẻ em trong quá trình điều trị tại bệnh viện Nhi 23
Hình 1.3 Một số loại cân bệnh nhân tại bệnh viện Nhi 25
Hình 1.4 Giường Hill-Rom Care Assist 26
Hình 1.5 Giường hồi sức KA-896E 27
Hình 1.6 Giường Inox 28
Hình 1.7 Giường Việt Thái 29
Hình 1.8 Lồng ấp Lullaby 31
Hình 1.9 Lồng ấp Fisher & Paykel 32
Hình 1.10 Lồng ấp Ohmeda 33
Hình 2.1 Các biến dạng cơ bản 38
Hình 2.2 Cách ghép các phần tử áp điện 39
Hình 2.3 Cảm biến từ thẩm biến thiên 40
Hình 2.4 Sơ đồ khối cảm biến áp suất 40
Hình 2.5 Cảm biến áp suất sen-3391 41
Hình 2.6 Một số lọai Loadcell thông dụng 43
Hình 2.7 Cấu tạo của Loadcell 43
Hình 2.8 Nguyên lý hoạt động của Loadcell 44
Hình 2.9 Mạch cầu Wheatstone 45
Hình 2.10 Sơ đồ khối của cân điện tử sử dụng Loadcell 57
Hình 3.1 Lồng ấp Ohmeda 63
Hình 3.2 Bộ phận gá, đỡ, tiếp nhận lực tác động của bệnh nhân 65
Hình 3.3 Mặt trên gắn với ba Loadcell 66
Hình 3.4 Loadcell được gắn vào phần mặt dưới 67
Hình 3.5 Vị trí đặt hộp điều khiển trên lồng ấp 69
Hình 3.6 Hộp điểu khiển 70
Hình 3.7 Sơ đồ khối của cân điện tử 72
Trang 1212
Hình 3.8 Loadcell dạng uốn trong thực tế 73
Hình 3.9 Sơ đồ kết nối ADC với Loadcell và Vi điều khiển 74
Hình 3.10 Sơ đồ khối của bộ ADC 24 bits ADS1234 75
Hình 3.11 Sơ đồ của khối khuếch đại trong ADS1234 76
Hình 3.12 Text LCD 16x2 77
Hình 3.13 ATmega32A dạng PDIP 79
Hình 3.14 Atmega32A dạng SMD 80
Hình 3.15 Máy in nhiệt khổ giấy 58mm 81
Hình 3.16 Chân của DS1307 82
Hình 3.17 Chân của EEPROM AT24C04 83
Hình 3.18 Nút nhấn 84
Hình 3.19 IC 78M05 dạng chân dán 84
Hình 3.20 Sơ đồ khối mạch cân điện tử 85
Hình 3.21 Sơ đồ mạch của khối nguồn 85
Hình 3.22 Sơ đồ mạch của khối ADC 86
Hình 3.23 Sơ đồ nguyên lý của khối Vi xử lý 86
Hình 3.24 Sơ đồ nguyên lý của khối hiển thị 87
Hình 3.25 Sơ đồ nguyên lý của khối nút bấm 87
Hình 3.26 Sơ đồ mạch của khối UART 87
Hình 3.27 Sơ đồ mạch của khối thời gian thực RTC 88
Hình 3.28 Sơ đồ mạch của khối EPROM 88
Hình 3.29 Layout lớp TOP 89
Hình 3.30 Layout lớp BOTTOM 89
Hình 3.31 Mạch in thực tế 90
Hình 3.32 Lưu đồ thuật toán cho Atmega32A 91
Hình 3.33 Sơ đồ thuật toán của quá trình calib 92
Hình 3.34 Đồ thị cho kết quả calib 93
Hình 4.1 Hình ảnh mạch cân điện tử khi đã hoàn thành 94
Hình 4.2 Thông số cân nặng, ngày giờ được in trên giấy nhiệt 94
Trang 1313
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tính cho mỗi % diện tích bỏng số ml dịch cần thiết theo mức độ nhẹ, vừa, nặng
và rất nặng (trên 50% diện tích cơ thể tính bằng 50) 19
Bảng 1.2 Phân loại mức độ xuất huyết 22
Bảng 2.1 Đặc trƣng vật lý của một số vật liệu áp điện 38
Bảng 2.2 Bảng so sánh tính năng, hiệu suất các loại cảm biến 42
Bảng 3.1 Dải điện áp vào và giá trị ra của ADS1234 76
Trang 1414
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TỪ VIẾT TẮT
VBL Volume of Blood Lost Thể tích máu mất
PBL Percentage of Blood Loss Phần trăm thể tích máu mất
TBV Total Blood Volume Tổng thể tích máu
ADC Analog to Digital Converter Bộ chuyển đổi tương tự - số
PLC Programmable Logic Controller Thiết bị điều khiển lập trình được
Excitation LCD Liquid crystal display Màn hình tinh thể lỏng
Trang 1515
PHẦN MỞ ĐẦU
Đồ án tập trung giải quyết hai bài toán: thứ nhất là chế tạo được cân để cân được chính xác bệnh nhân khi đặt tại mọi vị trí, thứ hai là với cơ khí cố định của lồng ấp hiện tại thiết kế cơ cấu cơ khí cho phù hợp với loại lồng ấp này để đảm bảo cân chính xác trong mọi trường hợp Ngoài ra hệ thống còn bổ sung thêm chức năng kết nối máy tính, in thông
số cân nặng và thời gian ra giấy in Với các yêu cầu trên đồ án được trình bày theo các nội dung sau đây:
Chương 1: Tổng quan về đề tài: Chương này tập trung phân tích nhu cầu và thực trạng sử dụng giường tích hợp cân trong bệnh viện Nhi Trung Ương từ đó đưa ra yêu cầu thiết kế cho một loại giường cụ thể
Chương 2: Tổng quan về hệ thống cân điện tử: Chương này sẽ phân tích sẽ tìm hiểu
về các phương pháp đo khối lượng sử dụng cảm biến trọng lượng , phân tích sơ đồ khối chung của một hệ thống cân điện tử sử dụng loadcell hiện nay, giới thiệu về loadcell để qua đó cho ta cái nhìn khái quát về hệ thống cân điện tử như thế nào
Chương 3: Thiết kế hệ thống: Chương này tập trung phân tích chi tiết thiết kế cơ cấu cơ khí dựa trên chiếc giường đã chon và các khối chức năng của mạch đồng thời đưa
ra sơ đồ giải thuật cụ thể cho yêu cầu của thiết kế
Chương 4: Kết quả thực hiện và phương hướng phát triển: Chương này đưa ra các kết quả thực tế, sản phẩm và đề xuất phương hướng phát triển cho đề tài
Trang 1616
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Nhu cầu và thực trạng sử dụng cân tích hợp vào giường của bệnh nhân nhi trong bệnh viện Nhi Trung Ương
Như chúng ta đã biết, khối lượng của bệnh nhân – đặc biệt là các bệnh nhân nặng (
ví dụ như bệnh nhân thuộc khoa hồi sức, khoa cấp cứu chống độc, khoa sơ sinh ) là một trong những thông số khá quan trọng cho bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh và điều trị Thông qua cân nặng của bệnh nhân bác sĩ có thể tính toán được lượng máu, lượng dịch cần truyền, lượng thuốc cần tiêm, áp suất khí thở v.v cho phù hợp
Dưới đây là một số ví dụ chỉ ra yêu cầu cần thiết phải có cân trong quá trình điều trị
mà cụ thể là tính toán lượng dịch cần truyền trong điều trị bỏng và tính thể tích mất máu trong điều trị xuất huyết của bệnh nhân
1.1.1 Công thức tính lượng dịch truyền ( Áp dụng trong điều trị bỏng )
Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc thịt do bị tác động bởi nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ
Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến bỏng, có thể do tác động của nhiệt, của điện, của hóa chất và các tác nhân khác tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng da gây ra các mức độ tổn thương khác nhau Một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bỏng như :
- Tiếp xúc với đường điện cao thế, do đứt dây điện, đổ cột điện, nhà xây sát cạnh đường dây điện cao thế hay tiếp xúc với ổ điện trong nhà
- Tiếp xúc với dầu mỡ nóng, nước sôi, lửa (lửa xăng, lửa cồn, lửa ga, lửa bếp than, củi, lửa do cháy xe, cháy nhà, tia hồ quang điện), tia lửa điện hay các vật liệu như kim loại (bô xe máy, vật liệu dẫn nhiệt như nồi niêu, xoong chảo còn nóng, bàn là…)
- Tiếp xúc với axit hoặc bazơ mạnh: axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3), axit Clohydric (HCl), axit Flohydric (FCl), NaOH, KOH , NH4OH, vôi tôi Ca (OH)2
- Tiếp xúc tia hồng ngoại, laze Rơngen
Bỏng có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt trong trường hợp bỏng sâu và lan rộng bao gồm:
Trang 1717
- Nhiễm trùng khu vực: bỏng có thể để lại làn da dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là nhiễm trùng tụ cầu và tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm trùng nghiêm trọng sẽ đi qua máu và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể
- Nhiễm trùng lan rộng: nhiễm trùng huyết xảy ra khi vi khuẩn bị nhiễm vào máu
và lan truyền trên khắp cơ thể Nhiễm trùng huyết là một tiến triển nhanh chóng,
đe dọa mạng sống có thể gây sốc và suy tạng
- Khối lượng máu thấp: bỏng có thể làm hỏng các mạch máu và gây ra mất nước Điều này có thể dẫn đến khối lượng máu thấp (hypovolemia) Máu và nước mất nặng ngăn cản tim bơm máu đủ cho cơ thể
- Hạ nhiệt độ cơ thể: da giúp kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, do đó khi một phần lớn da bị tổn thương dẫn đến bị mất nhiệt cơ thể Điều này làm tăng nguy cơ bị giảm thân nhiệt, khi đó cơ thể mất nhiệt nhanh hơn nó sản xuất, nhiệt độ cơ thể thấp gây nguy hiểm
- Vấn đề thở: thở không khí nóng hoặc khói có thể tổn thương đường hô hấp và gây ra khó thở Hít phải khói gây thiệt hại phổi và có thể gây suy hô hấp
- Sẹo: bỏng có thể gây ra những vết sẹo và u sùi, khu vực tạo chóp gây ra bởi phát triển quá mức của mô sẹo
- Xương và các vấn đề chung: bỏng sâu có thể hạn chế chuyển động của xương
và khớp Có thể hình thành mô sẹo và gây co cứng, khi da, bắp thịt hoặc dây chằng rút ngắn và thắt chặt, kéo khớp vĩnh viễn ra khỏi vị trí
Trang 1818
Dưới đây là một số hình ảnh do quả của bỏng để lại:
Hình 1.1 Hậu quả của bỏng gây ra
Qua đó cho thấy việc cấp cứu, điều trị dự phòng và điều trị bỏng phải được tiến hành khẩn trương, đầy đủ từ tuyến cơ sở đến bệnh viện chuyên khoa đặc biệt đối với những bệnh nhân bị sốc bỏng Sau khi sơ cứu xong bác sĩ tiến hành truyền dịch cho bênh nhân Đây là vấn đề quan trọng nhất để bù đắp khối lượng máu lưu hành, giữ được huyết
áp, chống thiểu niệu, vô niệu, chống được các rối loạn chuyển hoá, cân bằng kiềm toan (tức là cân bằng pH máu, pC02, dự trữ kiềm, kiềm dư) Có nhiều công thức để tính lượng dịch truyền Một số công thức chính:
- Công thức Evans:
Trang 1919
Dịch keo = 1ml x kg (cân nặng) x diện tích bỏng
Điện giải = 1ml x kg (cân nặng) x diện tích bỏng
Huyết thanh ngọt 5% = 2000ml (người lớn)
Chú ý: Diện bỏng trên 50% tính bằng 50 Ngày đầu truyền dịch không quá 10 lít:
chia 8 giờ đầu truyền bằng 1/2 tổng lượng, 16 giờ sau truyền bằng 1/2 tổng lượng Ngày
thứ 2: Dịch keo và điện giải bằng 1/2 ngày thứ nhất
- Tính toán lượng dịch truyền dựa vào công thức Parkland: 24 giờ đầu chỉ
truyền Ringer lactat
Tổng lượng dịch truyền = 4ml x kg (cân nặng) x diện tích bỏng
24 giờ sau dùng: huyết thanh ngọt đẳng trương 2000ml (người lớn) và huyết
tương hoặc dịch keo tính theo diện tích bỏng
Nếu diện bỏng 40 - 50% truyền 50 - 250 ml
Nếu diện bỏng 50 -70% truyền 500 - 800 ml
Nếu diện bỏng trên 70% truyền 800 - 1000 ml
Dưới đây là bảng tính cho mỗi % diện tích bỏng số ml dịch cần thiết theo mức độ
nhẹ, vừa, nặng và rất nặng (trên 50% diện tích cơ thể tính bằng 50)
Bảng 1.1 Tính cho mỗi % diện tích bỏng số ml dịch cần thiết theo mức độ nhẹ, vừa,
nặng và rất nặng (trên 50% diện tích cơ thể tính bằng 50)
Trong đó:
- q: Tổng lượng dịch truyền
- q/3: Chia 3 phần: Keo - điện giải - ngọt
- q/4: Chia 4 phần: Máu, huyết tương - keo - điện giải - ngọt
1.1.2 Công thức tính thể tích máu mất khi bị xuất huyết
Xuất huyết là tình trạng máu, bao gồm đủ 2 thành phần: huyết tương và thành phần
hữu hình thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn Bình thường máu tuần hoàn trong cơ thể ở
Dưới 1 tuổi 1 – 2 tuổi 3 – 6 tuổi 7 – 14 tuổi 15 – 56 tuổi
Trang 2020
trong lòng các mạch máu Khi máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương (vỡ, đứt hoặc do tăng tính thấm thành mạch) sẽ gây nên xuất huyết Xuất huyết là một hội chứng gặp ở nhiều chuyên khoa như: Xuất huyết dưới da hay gặp ở nội khoa, truyền nhiễm; xuất huyết dạ dày gặp ở khoa tiêu hoá; chảy máu cam: khoa tai -mũi - họng; chảy máu răng lợi: khoa răng- hàm - mặt
Các nguyên nhân gây xuất huyết bao gồm:
- Do chấn thương: Chấn thương làm đứt các mạch máu gây thoát máu ra khỏi
mạch máu, thường là số lượng lớn Hoặc chấn thương đựng dập gây máu tụ đọng lại ở một chỗ trong cơ thể
- Do bệnh lý: Xuất huyết là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác như: Xuất huyết
dạ dày, sốt xuất huyết, bệnh ưa chảy máu, xuất huyết dưới da, xuất huyết não Các ảnh hưởng do xuất huyết gây ra bao gồm:
- Đối với chấn thương: gây đau đầu, mệt mỏi, thay đổi tâm tính, gây mất trí nhớ (đối với chấn thương sọ não), gây yếu chân tay (đối với chấn thương ở chân tay) Trong trường hợp bị mất máu cấp tính nếu không điều được truyền máu kịp thời khả năng cao sẽ nguy cơ đến tính mạng
- Đối với xuất huyết do bệnh lý: gây đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, thường đau dữ dội ở vùng bị xuất huyết ( dạ dày, đầu, thực quản, ruột ) Mức độ mất máu đối với xuất huyết do bệnh lý có thể từ nhẹ tới vừa, thậm chí nhiều trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng bệnh nhân do vậy cần phải điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những
hậu quả khó lường
Trong xuất huyết, ngoài việc giải quyết nguyên nhân gây xuất huyết, bồi hoàn thể tích máu mất là khâu quan trọng trong việc hồi phục sưc khỏe cho bệnh nhân Thông thường việc ước tính thể tích máu mất được tính tuần tự theo 3 bước:
1 Tổng cộng thể tích máu (total blood volume – TBV) của bệnh nhân Ở ngưòi
Mỹ nam, TBV là 66 mL/kg và ở người Mỹ nữ 60 mL/kg Ở những bệnh nhân béo phì và bệnh nhân lớn tuổi thì giảm các trị số này 10% Ở Việt Nam, chỉ cần áp dụng các trị số thực tế, nhưng cách tính thì vẫn không thay đổi
2 Phần trăm thể tích máu mất (Percentage of blood loss - PBL) của bệnh nhân Biến số này được ước tính dựa trên các dấu chứng lâm sàng (Bảng 1.1)
Trang 21VBL (Volume of Blood Lost): Thể tích máu mất
PBL (Percentage of Blood Loss): Phần trăm thể tích máu mất
TBV (Total Blood Volume): Tổng thể tích máu
Trang 22lẫn lộn (confused)
lẫn lộn (confused)
lẫn lộn (confused)
lừ đừ (lethargic)
Từ những công thức trên cho thấy cân nặng có mối quan hệ mật thiết với quá trình điều trị bệnh nhân Đây là thông số rất quan trọng đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên Một câu hỏi cần đặt ra ở đây là làm thế nào để lấy được thông số cân nặng của bệnh nhân đang nằm trên giường bệnh một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị Câu trả lời cho câu hỏi này chỉ có thể là thiết kế chế tạo cân tích hợp vào ngay giường bệnh của bệnh nhân
1.1.3 Nhu cầu thực tế
Qua quá trình khảo sát thực trạng tại bệnh viện Nhi cho thấy số lượng giường và lồng ấp trẻ sơ sinh trong các khoa rất lớn tuy nhiên không có bất ki chiếc giường hay lồng
ấp nào có cân tích hợp sẵn vì thế dẫn tới các hệ quả:
- Thao tác chăm sóc trẻ mất nhiều công đoạn như tháo dỡ thiết bị y tế trên cơ thể: máy thở, ống tiêm, ống truyền dịch, ống truyền sữa ; sau đó đưa bé đến vị trí cân và lại gắn các thiết bị đó lên cơ thể bé
- Quá trình tháo dỡ thiết bị y tế rồi lại gắn lên cơ thể bé nhiều lần có thể dẫn đến tổn thương và gây đau đớn thêm cho các bé: chẳng hạn như khi dỡ máy thở ôxy
có thể gây thiếu ôxy đột ngột dẫn đến tím tái, ngừng thở hay nghiêm trọng hơn
có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé
- Quá trình di chuyển bé từ giường tới vị trí cân có thể làm bé bị nhiễm thêm bệnh khác do cơ thể yếu hoặc môi trường không đảm bảo sạch vi khuẩn: ví dụ như bệnh Sởi, cúm, sốt xuất huyết rất dễ dàng bị lây từ môi trường đến trẻ
em
Trang 2323
- Y tá chăm sóc trẻ mất nhiều công sức
Từ thực trạng đó cho thấy nhu cầu sử dụng cân tích hợp ngay trên giường bệnh là rất cao Bệnh nhân cần thở oxy, bệnh nhân cần tiêm hay bệnh nhân trong quá trình điều trị khác tất cả đều cần cân Nếu việc lấy thông số cân nặng tiếp diễn theo chu trình nằm, bế ra khỏi giường bệnh hoặc lồng ấp sau đó là cân thì khả năng cao bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và virus vì môi trường bên ngoài thường không đảm bảo nên dễ ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân Dưới đây là một số hình ảnh trẻ em trong quá trình điều trị tại bệnh viện Nhi
Hình 1.2 Một số hình ảnh trẻ em trong quá trình điều trị tại bệnh viện Nhi
Hiện nay bệnh viện nhi Trung Ương chưa có bất kì chiếc giường tích hợp cân nào
mà chỉ có những chiếc cân riêng để cân bệnh nhân do đó nhu cầu cần tích hợp cân vào
Trang 2424 giường sẵn có tại bệnh viện càng cấp thiết hơn Dưới đây là một số hình ảnh cân trẻ em được sử dụng tại bệnh viện Nhi Trung Ương
Trang 2525
Hình 1.3 Một số loại cân bệnh nhân tại bệnh viện Nhi
Hiện nay, mỗi khoa có tới vài chục lồng ấp và giường bệnh trong đó chỉ có 3 đến 4 chiếc cân như trên Công tác lấy được thông số cân nặng của mỗi bệnh nhân là một việc khá phức tạp thậm chí có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình tháo gỡ thiết bị y tế trên cơ thể và di chuyển Qua đó cho thấy, những chiếc cân điện tử hiện tại trong bệnh viện Nhi chưa đáp ứng được nhu cầu lấy thông tin về cân nặng một cách thường xuyên của bệnh nhân cho bác sĩ trong quá trình theo dõi, khám và điều trị bệnh
Trên thực tế đã có một số loại giường kèm cân nhưng các loại giường này dùng cho người lớn là chủ yếu và tất cả đều nhập từ nước ngoài với chi phí rất cao ( khoảng 14 000
$/chiếc ) Một số loại giường tích hợp cân đã có hiện nay:
Trang 2626
Hình 1.4 Giường Hill-Rom Care Assist
Một số đặc điểm của loại giường này:
Trang 2727
Hình 1.5 Giường hồi sức KA-896E
Một số đặc điểm của loại giường này:
- Chế độ điều khiển linh hoạt không nhầm lẫn với các vật dụng khác trên giường bệnh
- Nâng lưng, nâng gối, cao-thấp hoàn toàn bằng điện
- Nâng chân - nâng đầu
- Điều khiển tại bảng điều khiển ở phía chân giường cho y tá hoặc bộ điều khiển cầm tay (cho bệnh nhân)
- Hạ lưng tức thời chỉ bằng một nút nhấn, dành cho trường hợp khẩn cấp
- Có cân tích hợp vào giường
Những chiếc giường như trên rất thuận tiện cho việc lấy thông số cân nặng bệnh nhân tuy nhiên hiện tại giá thành rất cao nên chỉ có tại một vài bệnh viện ở Việt Nam (hiện
có tại bệnh viện bạch Mai) với số lượng quá ít không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của bệnh viện dẫn đến cần phải giải quyết hai bài toán nhu cầu và kinh tế cùng một lúc Do đó cần thiết để nghiên cứu về phương pháp cân và chế tạo thiết bị có thể cân được trọng lượng bệnh nhân và tích hợp ngay trên chính chiếc giường đang có tại phần lớn các bệnh viện trong nước trong đó có bệnh viện Nhi Trung Ương
Trang 2828
Thông số cân nặng không chỉ liên quan mật thiết đến quá trình điều trị mà còn rất quan trọng trong quá trình theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Nếu một chiếc giường hoặc lồng ấp có tích hợp cân thì rất dễ dàng và tiện lợi cho bác sĩ trong quá trình điều trị Với tính năng lấy được thông tin về cân nặng của bệnh nhân một cách chính xác
và thường xuyên các yêu cầu thiết kế ban đầu cho hệ thống cân đã được đưa ra
1.2 Khảo sát thực tế và xây dựng yêu cầu thiết kế
Trong bệnh viện Nhi hiện nay có rất nhiều loại giường cần tích hợp cân Mỗi loại
có một kết cấu cơ khí khác nhau như hình bên dưới:
Như trong hình 1.6, đây là loại giường inox khá thông dụng trong viện Nhi và các
cơ sở chăm sóc bệnh nhi khác
- Ưu điểm của lọai giường này là rẻ, dễ sử dụng, dễ dàng vệ sinh dọn dẹp
- Nhược điểm: chỉ có chức năng cho bệnh nhân nằm điều trị, thiếu nhiều chức năng cho công tác điều trị của bác sĩ như nâng, hạ
Trang 2929
Hiện tại loại giường này có số lượng nhiều nhất tại bệnh viện Nhi và thường dành cho các bệnh nhân từ 2 – 16 tuổi mắc các bệnh từ nhẹ cho đến nặng trong hầu hết tất cả các khoa Với những bệnh nhân nặng không có khả năng di chuyển được thì việc sử dụng giường tích hợp cân là cần thiết Với những bệnh nhân có khả năng đi lại được thì có thể
sử dụng cân riêng của bệnh viện Tuy nhiên số lượng cân thì có hạn, mỗi phòng có một cân hoặc một số phòng phải dùng chung một cân do đó công tác lấy được thông số cân nặng của bệnh nhân là khác phức tạp, các bác sĩ phải tốn nhiều công sức để ghi chép thông tin về cân nặng của bệnh nhân dẫn đến có thể thông tin cân nặng của bệnh nhân không được cập nhật một các thường xuyên nên cũng ảnh hưởng đến công tác điều trị của bác sĩ
Vì vậy đối với loại giường này dù bệnh nhân nặng hay nhẹ sử dụng đều cần cân tích hợp vào giường
Hình 1.7 Giường Việt Thái
- Chiều dài: 191,5 cm
- Chiều rộng: 86 cm
- Chiều cao: 35,5 cm
- Giá: 15 000 000 đồng
Trang 3030
Hình 1.7 là giường do công ty Việt Thái thiết kế chế tạo
- Ưu điểm của lọai giường này là: rẻ, dễ sử dụng, dễ dàng vệ sinh dọn dẹp, có chức năng nâng, hạ chân và đầu, có bánh xe có thể giúp di chuyển bệnh nhân dễ dàng tới vị trí mong muốn, giá cả vừa phải,
- Nhược điểm: đây chưa phải là loại giường đa năng, nhiều tính năng cần bổ sung cho loại giường này như: cân trực tiếp bệnh nhân đang nằm tại giường, các cảnh báo cần thiết trong y tế: quá tải, còi báo cho bác sĩ trong trường hợp khẩn cấp
Loại giường này thường dùng cho các bé từ 2 – 6 tuổi trong một số khoa như: khoa tim mạch, khoa thận và lọc máu Bệnh nhân trong các khoa này thường khó khăn trong việc đi lại và thường xuyên tiếp nước, truyền dịch, truyền máu Thông số cân nặng đối với các bệnh nhân nằm trên các giường này bác sĩ cũng phải cập nhật liên tục để phục vụ cho công tác điều trị Thao tác lấy được thông số bệnh nhân cũng khó khăn và phức tạp như đối với bệnh nhân nằm trên giường inox vì vậy việc sử dụng cân cho giường Việt Thái là điều vô cùng cần thiết
Trang 31- Có ngăn kéo đựng đồ, đệm, khay tia X
Trong bệnh viện Nhi Trung Ương loại lồng ấp này thường sử dụng trong khoa Sơ sinh với đối tượng bệnh nhân viêm phổi, ngạt, nhiễm trùng huyết Các bệnh nhân này
Trang 3232
thường rất nặng và thường xuyên phải đeo ống thở trong suốt quá trình điều trị Việc tháo
dỡ ống thở để đưa bệnh nhân ra cân ở phía ngoài lồng ấp có thể dẫn đến tím tái, ngừng thở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân Do đó việc sử dụng cân tích hợp vào lồng ấp loại này là rất cần thiết và cấp bách
Trang 3333
Cũng tương tự như lồng ấp Lullaby loại lồng ấp này được sử dụng trong khoa Sơ sinh với đối tượng bệnh nhân viêm phổi, ngạt, nhiễm trùng huyết Bệnh nhân nằm trên lồng ấp này thường xuyên được trang bị với ống truyền dịch, truyền máu, máy thở Việc tháo dỡ các thiết bị này trên cơ thể bệnh nhân để cân ở vị trí ngoài lồng ấp gây nên những ảnh hưởng nguy hại cho bệnh nhân như gây tổn thương phần mạch máu khi tháo dỡ kim tiêm liên tục đặc biệt các bé còn quá nhỏ mạch máu thường rất mờ và khó phát hiện vì thế trong quá trình đưa kim tiêm vào cơ thể bé rất dễ bị nhầm lẫn, gây đau đớn cho các bé Do cân nặng của các bé cần được theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị nên không thể liên tục tháo dỡ các thiết bị y tế trên cơ thể các bé được vì vậy loại lồng ấp này cũng rất cần cân tích hợp
Hình 1.10 Lồng ấp Ohmeda
- Chiều dài: 77 cm
Trang 34- Có hệ thống tạo độ ẩm thích hợp nhằm tạo môi trường tốt nhất cho bé
- Hệ thống báo động nhiệt độ, độ ẩm cài đặt hoàn chỉnh
- Nắp đậy trong suốt cho phép nhìn thấy trẻ ở mọi góc độ trong khi vẫn cách
ly trẻ khỏi môi trường Giường có thể điều chỉnh nghiêng
- Với 6 cửa sổ và 1 cửa chính để tiếp cận có thể dễ dàng tiếp cận bé
- Tủ lưu trữ tiện lợi, có khoảng không chứa bộ lọc khí dưỡng, đựng khăn giấy
và vật dụng khác cần thiết cho việc chăm sóc và vệ sinh kết cấu lắp đặt bánh
xe làm cho việc di chuyển lồng thật dễ dàng
Lồng ấp này được sử dụng chủ yếu cho trẻ sinh non trong khoa Sơ Sinh Các em bé sinh non thường rất bé, cân nặng chỉ dao động từ 9 lạng đến 2,5 kg vì thế công tác chăm sóc cho bé càng phải thận trọng và kĩ lưỡng hơn Đặc điểm của trẻ sinh non nằm trong lồng ấp này là:
- Hệ thống ống thông, máy thở, kim truyền, lồng và máy giám sát công nghệ cao được trang bị đầy đủ trên cơ thể bé sinh non để tạo môi trường an toàn nhất cho bé
- Một ống thông (mũi - dạ dày) cung cấp sữa mẹ hoặc sữa công thức được nối trực tiếp vào dạ dày bé thông qua lỗ mũi
- Phổi chưa hoàn thiện và suy hô hấp là một lý do phổ biến để bé phải được nuôi trong lồng ấp, bé có thể được cho chụp mũ oxy - là một chiếc hộp chứa toàn oxy tinh khiết vừa vặn với đầu bé để cung cấp oxy cho bé
- Các kim và ống truyền giúp cung cấp chất lỏng để giữ cho bé không bị mất nước đồng thời truyền thuốc vào cơ thể bé
- Nhiệt độ để giữ ấm cho bé cần được duy trì 24/24 vì để lạnh trẻ dễ bị phù cứng bì làm trầm trọng thêm bệnh lý của bé
Trang 3535
Với những đặc điểm trên cho thấy trẻ sinh non cần được duy trì trong môi trường lồng ấp 24/24 để đảm bảo sức khỏe cho bé cũng như đảm bảo cho quá trình theo dõi của bác sĩ Vì quá thiếu cân nên việc cần thiết là tăng trọng lượng để nâng cao sức đề kháng cho các bé do đó thông số cân nặng của các bé được các bác sĩ rất quan tâm và theo dõi liên tục Việc lấy thông số cân nặng của bé một cách thường xuyên bằng cách sử dụng cân riêng của bệnh viện là không thích hợp vì môi trường ngoài không đảm bảo vô trùng và nhiệt độ không phù hợp cho các bé gây ảnh hưởng xấu cho quá trình phục hồi của bé Đồng thời công tác tháo gỡ và gắn các trang thiết bị y tế lên cơ thể bé là việc rất khó khăn cho bác sĩ và cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bé Vì thế việc sử dụng cân tích hợp lên loại lồng ấp này là điều rất cần thiết
Tất cả các loại giường và lồng ấp tại bệnh viện Nhi đều cần tích hợp cần, tuy nhiên nhu cầu cấp bách hiện tại là thiết kế hệ thống cân tích hợp cho chiếc lồng ấp Ohmeda như hình 1.10 phía trên Với chiếc lồng ấp này, các yêu cầu thiết kế ban đầu được đưa ra cho
hệ thống cân điện tử như sau:
- Cân hoạt động trong dải 0 đến 20 kg
- Độ sai lệch nhỏ hơn 1% vì cân chuẩn hiện nay có sai số là 1% nên cần thiết
kế mạch có sai số nhỏ hơn hoặc bằng sai số của cân chuẩn
- Có chế độ đưa cân nặng về mốc 0 trước khi cân
- Hạn chế thay đổi cấu trúc hiện tại của lồng ấp
- Tiết kiệm chi phí
Trang 362.1 Các phương pháp đo khối lượng
2.1.1 Nguyên lý đo khối lượng
Trong vật lý cơ học, mối quan hệ giữa lực và khối lượng được xác định bằng định luật II Newton, theo đó lực tác dụng vào vật thể có khối lượng m sẽ bằng tích số khối lượng và gia tốc của nó, tức là:
F = m.a Trọng lực là một trường hợp của công thức này Dưới tác dụng của sức hút Trái Đất, vật có khối lượng m sẽ chịu tác dụng của trọng lực:
P = m.g Với g(m/s²) là gia tốc trọng trường là một số cố định ở từng khu vực Tất cả các phương pháp đo khối lượng đều dựa vào quan hệ này
Khi hai lực cân bằng cùng tác dụng lên vật theo hai hướng ngược nhau thì làm cho vật thể cân bằng, không tạo nên gia tốc làm cho vật chuyển động
2.1.2 Các phương pháp đo khối lượng
2.1.2.1.Cảm biến điện trở lực căng
Sức căng ε được xác định bằng sự thay đổi chiều dài ∆L của thanh đàn hồi L so với một đơn vị chiều dài:
ε = ∆L/L
Do tác động của lực vào thanh L, làm xuất hiện sức căng, tương ứng cũng làm thay đổi giá trị điện trở của thanh Cảm biến sức căng hoạt động dựa trên nguyên tắc này, cho phép biến đổi giá trị ε nhỏ thành sự thay đổi tương ứng giá trị điện trở của thanh
Có hai loại cảm biến sức căng:
- Loại gắn trực tiếp trên cần đàn hồi của bộ đo lực, ở vị trí cần đo sức căng Khi lực tác động làm căng hoặc cong cần đàn hồi thì lực cũng trực tiếp làm căng cảm biến
Trang 37R = điện trở của cảm biến sức căng
∆L = sự thay đổi chiều dài (m)
L = chiều dài của cảm biến (m)
Khi tác dụng một lực f lên tiết diện cắt ngang A, ứng suất S = f/A (N/m²) Ở thanh đàn hồi tỉ số của ứng suất S trên sức căng ε là hằng số và được gọi là module đàn hồi:
E = S / ε = const
Đối với thanh đàn hồi có chiều dày là h và chiều rộng là b, có cảm biến sức căng gắn trực tiếp trên bề mặt ở vị trí cách điểm lực tác động là L, ứng suất được xác định theo biểu thức:
Cảm biến sức căng cho phép sử dụng để đo lực tác động do trọng lực của vật trong các bài toán cân
2.1.2.2 Cảm biến áp điện
Cảm biến áp điện hoạt động dựa trên nguyên lý của hiệu ứng áp điện
Phần tử cơ bản của một cảm biến áp điện có cấu tạo tương tự như một tụ điện được chế tạo bằng cách phủ hai bản cực lên hai mặt đối diện của một phiến vật liệu áp điện mỏng Vật liệu áp điện thường dùng là thạch anh vì nó có tính ổn định, độ cứng và độ chính xác cao Tuy nhiên loại này có nhược điểm là chịu va đập kém, độ bền cơ khí thấp, khó chế tạo và công nghệ chế tạo đòi hỏi rất cao
Đặc trưng vật ý của một số vật liệu áp điện được trình bày trong bảng 2.1
Trang 38Modun Young (
Ứng lực cực đại (
Nhiệt độ làm việc
( C) Thạch anh = 4.5
Trang 3939
Trong nhiều trường hợp các bản áp điện được ghép thành bộ theo cách ghép nối tiếp hoặc song song
Hình 2.2 Cách ghép các phần tử áp điện
a Hai phần tử song song
b Hai phần tử nối tiếp
c Nhiều phần tử song song
2.1.2.3 Cảm biến áp từ
- Hiệu ứng từ giảo
Dưới tác động của từ trường, một số vật liệu sắt từ thay đổi tính chát hình học hoặc tính chất cơ học Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng từ giảo Khi có tác dụng của lực cơ học gây ra ứng lực trong vật liệu sắt từ làm thay đổi đường cong từ hóa của chúng Khi đó dựa vào sự thay đổi của từ thẩm hoặc từ dư có thể xác định được độ lớn của lực tác dụng
từ đó có thể xác định được khối lượng của vật gây ra lực tác dụng Đây là hiệu ứng từ giảo
nghịch
- Cảm biến dựa trên hiện tượng từ giảo
Cảm biến từ thẩm biến thiên Cấu tạo của cảm biến gồm một cuộn dây có lõi từ hợp với một khung sắt từ tạo thành một mạch từ kín ( Hình 2.4) Dưới tác dụng của lực F, lõi từ bị biến dạng kéo theo
sự thay đổi của độ từ thẩm μ làm cho từ trở mạch từ thay đổi do đó độ từ cảm của cuộn dây cũng thay đổi Sự thay đổi tương đối của L, R hoặc μ tỉ lệ với ứng lực σ, tức là với lực cần đo F:
Trang 4040
Hình 2.3 Cảm biến từ thẩm biến thiên
Cảm biến từ dư biến thiên Phần tử cơ bản của cảm biến từ dư biến thiên là một lõi từ làm bằng Ni tinh khiết cao, có từ dư Bᵣ Dưới tác dụng của lực cần đo, thí dụ lực nén (dù < 0), Bᵣ tăng lên:
Sự thay đổi của từ thông sẽ làm xuất hiện trong cuộn dây một suất điện động tỉ lệ với dB / dt Biểu thức của điện áp hở mạch có dạng:
Trong đó K là hệ số tỉ lệ với số vòng dây và tiết diện vòng dây
Do sử dụng vật liệu từ tính nên vật liệu chế tạo phải có độ tinh khiết rất cao dẫn tới không dễ dàng chế tạo
2.1.2.4 Cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện, thường được dùng để đo áp suất hoặc dùng trong các ứng dụng có liên quan đến áp suất Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất cũng gần giống như các loại cảm biến khác là cần nguồn tác động (nguồn áp suất, nguồn nhiệt,… nguồn cần đo của cảm biến loại đó) tác
động lên cảm biến, cảm biến đưa giá trị về vi xử lý, xử lý tín hiệu rồi đưa tín hiệu ra
Hình 2.4 Sơ đồ khối cảm biến áp suất