0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Chi tiết thiết kế

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - THIẾT KẾ CHẾ TẠO CÂN ĐIỆN TỬ TÍCH HỢP CHO GIƯỜNG BỆNH NHI TẠI VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 62 -120 )

1. Nội dung thiết kế tốt nghiệp:

3.1.2.3. Chi tiết thiết kế

Với nhu cầu hiện tại, giƣờng cần tích hợp cân là lồng ấp Ohmeda nhƣ hình dƣới đây.

63 Hình 3.1 Lồng ấp Ohmeda. - Chiều dài: 77 cm. - Chiều rộng: 48 cm. - Chiều cao h1: 35 cm. - Chiều cao h2: 43 cm. - Cạnh vát: 16 cm.

- Mặt giƣờng: 70cm x 42 cm x 2cm trong đó phần lõm giữa của mặt giƣờng: 25cm x 24 cm x 1cm.

- Phần bao của mặt giƣờng: 70cm x 42 cm x 2cm trong đó phần lõm giữa của mặt giƣờng: 32cm x 27cm x 1.5cm.

64

Trẻ sơ sinh sẽ đƣợc đặt trên đệm mỏng thông qua mặt giƣờng bằng nhựa màu trắng. Với mục tiêu thiết kế hệ thống nhỏ gọn, có thể đặt ngay trong lồng ấp mà không gây ảnh hƣởng gì tới bệnh nhân cũng nhƣ kết cấu ban đầu của lồng ấp. Sau khi tính toán và phân tích quyết định đặt hệ thống cảm biến cân ngay bên dƣới tấm đỡ nhựa màu trắng. Cấu trúc cơ khí của hệ thống cảm biến:

- Mặt đế bằng mica với kích thƣớc: 32cm x 27cm x 1cm đặt vừa khít vào phần lõm giữa của lồng ấp với cùng kích thƣớc của mặt đế.

- Mặt trên bằng mica với kích thƣớc: 25cm x 24 cm x 1cm làm giá đỡ cho mặt giƣờng và phần lõm của mặt giƣờng đƣợc đặt vừa khí lên tấm này.

- Ba Loadcell tạo góc 120 độ, trong đó mỗi đầu của Loadcell đƣợc gắn với một viên bi trƣợt. Phần này đƣợc vít giữa mặt trên và mặt đế.

- Tổng chiều cao của hệ thống là 6.5 cm.

Với thiết kế nhỏ gọn, hệ thống hoàn toàn có thể đặt vào lồng ấp Ohmeda mà không ảnh hƣởng gì tới bệnh nhân và kết cấu cơ khí của lồng ấp Ohmeda.

Sử dụng mica cứng làm mặt trên và đƣợc gắn ba Loadcell tạo góc với nhau 120 độ ở phía dƣới để có thể đỡ toàn bộ lực mà bệnh nhân tác động xuống.

65

Hình 3.2 Bộ phận gá, đỡ, tiếp nhận lực tác động của bệnh nhân.

Bộ phận gá, đỡ gồm hai phần chính:

- Phần cố định, gắn vào giƣờng ở bên dƣới. Bao gồm một tấm mica cứng, dày có gắn Loadcell bên trên.

- Phần trƣợt tự do bên trên là một tấm mica cứng, dày có tác dụng đỡ toàn bộ diện tích nằm của bệnh nhân, nhận lực và truyền lực xuống các đầu Loadcell.

66

Hình 3.3 Mặt trên gắn với ba Loadcell.

Loadcell đƣợc gắn tạo với nhau góc 120 độ, và chiều nhận lực ở bên ngoài, tạo diện tích gá, đỡ rộng, ổn định và vững chắc.

Trên đầu nhận lực của Loadcell có gắn bi trƣợt có tác dụng truyền lực xuống Loadcell, không gắn cố định vào mặt mica phía trên để có thể cân chính xác trọng lƣợng trong mọi trƣờng hợp, mọi tƣ thế, vị trí nắm của bệnh nhân. Các đầu tín hiệu đƣợc đƣa ra ngoài tới hộp điều khiển.

Tấm mica phía dƣới này có thể gắn dễ dàng vào khung cơ khí của giƣờng có sẵn trong bệnh viện bằng cách khoan, bắt vít chắc chắn.

Với 3 cảm biến khối lƣợng Loadcell, mỗi cảm biến có mức tải tối đa là 20kg. Tổng khối lƣợng tối đa của hệ thống có thể chịu đƣợc là 60kg. Với đối tƣợng bệnh nhân Nhi, mức dự phòng tới 60kg là rất an toàn. Có thể đặt các thiết bị điều trị mà không lo lắng tới việc quá tải.

67

Hình 3.4 Loadcell đƣợc gắn vào phần mặt dƣới.

Loadcell đƣợc gắn chặt với tấm mica cố định thông qua một tấm mica nhỏ tạo khoảng trống cho Loadcell có thể cong xuống tạo tín hiệu về bộ điều khiển nhận biết để hiện thị. Các cảm biến Loadcell khác cũng đƣợc gắn tƣơng tự.

Tóm lại, một số đặc điểm của hệ thống này sau khi thiết kế xong là:

- Tổng chiều cao của cả hệ thống Loadcell này là 6.5cm, trong khi đó chiều cao h2 = 43cm, h1 = 35cm do vậy khi đặt trẻ sơ sinh lên hệ thống này vẫn đảm bảo về khoảng cách từ bệnh nhân tới đỉnh của lồng ấp.

- Phần mặt trên và phần đế của hệ thống đƣợc đặt vừa khít với phần mặt giƣờng và phần đáy của lồng ấp đảm bảo không bị xê dịch khi bệnh nhân di chuyển.

- Hệ thống ba Loadcell đƣợc gắn chặt với phần mặt trên và đế, đảm bảo cân chính xác bệnh nhân.

Qua đây có thể khẳng định kết cấu cơ khí này phù hợp cho lồng ấp Ohmeda. Tuy nhiên với mỗi loại lồng ấp thì kết cấu của chúng lại khác nên kết cấu cơ khí này chỉ phù hợp cho loại lồng ấp Ohmeda và không phù hợp cho các loại lồng ấp khác.

68

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - THIẾT KẾ CHẾ TẠO CÂN ĐIỆN TỬ TÍCH HỢP CHO GIƯỜNG BỆNH NHI TẠI VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 62 -120 )

×