Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử.- Các e trong nguyên tử lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao... Cấu hình electron của nguyên tử.II.. Cấu hình electron của nguyên t
Trang 2I Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử.
- Các e trong nguyên tử lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp
đến cao.
- Mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ hạt nhân và của các phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f
- Khi điện tích hạt nhân tăng có sự chèn mức năng lượng làm cho mức năng lượng phân lớp 3d > 4s, 5d > 4f > 6s và 6d > 5f > 7s
Trang 31 Cấu hình electron của nguyên tử.
II Cấu hình electron của nguyên tử.
- Cấu hình e là cách biểu diễn sự phân bố electron trên phân lớp thuộc các lớp khác nhau
- Quy ước viết cấu hình electron của nguyên tử:
+ Số thứ tự lớp e được ghi bằng chữ số (1, 2, 3…)
+ Phân lớp được ghi bằng chữ cái thường (s, p, d, f)
+ Số e được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp (s2, p6…)
Trang 4- Các bước viết cấu hình e:
+ Xác định số e của nguyên tử (Z).
+ Sắp xếp e theo thứ tự tăng dần năng lượng: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 …
+ Sắp xếp cấu hình e: theo thứ tự từng lớp (1→7), trong mỗi lớp theo thứ tự từng phân lớp (s→p→d→f).
VD: Na (Z=11): 1s22s22p63s1
Cl (Z=17): 1s22s22p63s23p5
Trang 5Quy tắc Klechskowki
1s
Trang 62 Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu.
3 Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố chỉ có thể có tối đa 8
electron ở lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tử có 8 e ngoài cùng (ns2np6) đều rất bền vững, chúng
không tham gia vào PƯHH, đó là các khí hiếm.
- Những nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng
- Những nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tử có 4 e ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.