THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 26 - 33)

Ở VIỆT NAM:

1.Thí điểm BHYT cộng đồng ở Kiến Thụy

Huyện Kiến Thụy là địa phương luôn quan tâm và thực hiện tốt các chính sách xã hội đặc biệt là BHYT trong nhiều năm qua. Năm 2004 Kiến Thụy là một trong 4 đơn vị được BHXH Việt Nam và tổ chức y tế thế giới chọn làm điểm triển khai chương trình BHYT cộng đồng.

Việc triển khai BHYT trên địa bàn huyện đã đạt kết quả tốt ngay từ khi chính sách BHYT ban hành năm 1992. Khi đó UBND huyện đã có chỉ thị và

văn bản hướng dẫn triển khai trong toàn huyện. Có năm 100% số xã hưởng ứng thực hiện BHYT cho nhân dân, cũng có năm 60-70% số học sinh của huyện tham gia BHYT. Sau khi nghị định số 58/CP ra đời năm 1998, huyện đã triển khai thực hiện đúng theo quy định và số đối tượng tham gia chủ yếu là đối tượng bắt buộc và các đối tượng chính sách, người nghèo, người có công với Cách mạng, học sinh… Đến những năm 2000, số người tham gia giảm đi rất nhiều, học sinh chỉ đạt 20%. Qua nhiều cuộc điều tra, tiếp xúc cử chi huyện đã thu thập được nhiều ý kiến về việc tại sao người dân không tham gia BHYT. Trong khi đó, Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện công bằng xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ…Có chính sách trợ cấp BHYT cho người nghèo, tiến tới BHYT toàn dân”. Xác định rõ chiến lược, huyện đã chỉ đạo và triển khai BHYT cho nông dân, giao cho hội nông dân huyện và chi nhánh BHYT chọn 2 đơn vị triển khai. Và 2 xã Đại Hà, Đa Phúc được chọn để triển khai với một loại hình là được chữa bệnh nội trú với mức tham gia 40000 đồng/người/năm. Sau một thời gian dài,với nhiều hình thức tuyên truyền đến ngày 01/10/2002 bước đầu đã có kết quả, tuy không cao nhưng tạo tiền để để phát triển BHYT trong nhân dân giai đoạn tiếp sau.

Hải phòng là một trong 4 địa phương trên cả nước tôe chức thí điểm BHYT cộng đồng (BHYT theo hộ gia đình). Hải Phòng đã chọn 2 xã của Kiến Thuỵ là Đại Hà, Đa Phúc làm điểm. Với niềm tin của lãnh đạo cấp trên và của các ngành hữu quan, huyện đã quyết tâm triển khai điểm và coi đây là

một thử thách để sau này có thêm bài học kinh nghiệm triển khai rộng trong toàn huyện.

* Đánh giá chung:

Mặc dù thời gian triển khai có gần 20 ngày lại trùng đúng thời điểm cuối năm, người nông dân tập trung cho mùa vụ, lo sắm tết, các cơ quan ban ngành lại tập trung hoàn thành nhiệm vụ kế hoặch năm…, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo từ BHXH Việt Nam, BHXH Hải Phòng, sự tập trung chỉ đạo của UBND huyện, hơn thế, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã dành nhiều thời gian công sức không kể ngày nghỉ đến tuyên truyền vận động người nông dân để họ hiểu và tham gia BHYT cộng đồng. Kết quả thí điểm ở 2 xã tuy không cao: 875 hộ với 1214 người tham gia, chiếm 34.73% số người tham gia BHYT của 2 xã và bằng 8.37 tổng số dân 2 xã, thu trên 92 triệu đồng, nhưng đây là cơ sở để huyện Kiến Thụy triển khai tiếp cho năm sau. Trong 6 tháng đầu năm 2004, đã có 271 người khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, 331 khám chữa bệnh ngoại trú, 100 người điều trị nội trú ở tuyến huyện, 7 người điều tri ở tuyến trên. Số lượt người có BHYT đi khám chữa bệnh chiếm 60.3%, số tiền chi khám chữa bệnh bằng 50% số thu. Được khám chữa bệnh và thụ hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT, chính những đối tượng này đang là đội ngũ tuyên truyền cho chính sách BHYT. Như vậy mặc dù thời điểm triển khai chưa phù hợp, nhưng huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động: phát loa đài ngày 3 buổi, tờ rơi phát cho từng hộ, cán

bộ đến từng hộ gia đình giải thích khi có vướng mắc, hàng tuần các xã đều họp ban chỉ đạo để rút kinh nghiệm. Các đoàn thể đều là thành viên trong ban chỉ đạo và được phân công phụ trách vận động đoàn thể của mình và phụ trách một khu vực đội sản xuất. Trong thời gian triển khai, đã có nhiều đoàn thể làm tốt nhiệm vụ của mình như hội Phụ nữ, hội Nông dân.

* Một số kiến nghị:

Trong quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn vướng mắc, huyện đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Nên triển khai sớm chương trình điểm BHYT cộng đồng để đơn vị được chọn điểm có thời gian chuẩn bị. Nên có đầu tư kinh phí thoả đáng cho chương trình điểm, nên hỗ trợ cho người mua thẻ BHYT một phần.

Về BHXH tự nguyện và BHYT nói chung, đề nghị Chính Phủ sớm sửa đổi bổ sung nghị định 58/CP và các văn bản hướng dẫn đến nay không còn phù hợp với thực tế cuộc sống, mức phí tham gia BHYT nông dân nên ở mức 50000 đồng/người/năm. Cơ quan BHXH và ngành y tế cần phối hợp cải cách thủ tục hành chính, cần có cơ chế quản lý tốt, chống lạm dụng quỹ, đảm bảo quyền lợi cho người dân tham gia BHYT.

- Ngành y tế cần quan tâm đầu tư về con người và các trang thiết bị cho y tế cơ sở (trạm y tế xã), vì trạm y tế là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, là nơi tạo niềm tin cho người dân, người tham gia BHYT về chính sách BHYT.

Qua việc triển khai điểm ở 2 xã của huyện Kiến Thụy đã phản ánh quyết tâm của huyện và cấp uỷ chính quyền 2 xã mong được sự giúp đỡ của BHXH Việt Nam để huyện tiếp tục triển khai BHYT cho nông dân trên địa bàn toàn huyện, thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội mà đại hội IX của Đảng đã đề ra.

2. Thí điểm BHYT toàn dân ở huyện Sóc Sơn:

* Các cấp uỷ Đảng phải trực tiếp lãnh đạo, Đảng viên phải đi đầu: Theo nghị quyết đại hội IX của Đảng, trên lộ trình tiến tới BHYT toàn dân UBND thành phố Hà Nội đã quyết định chọn huyện Sóc Sơn làm đơn vị triển khai thí điểm BHYT toàn dân. BHYT Hà Nội, huyện uỷ, các cấp các ngành, đoàn thể, tổ chức xã huyện Sóc Sơn đã bắt tay ngay vào việc thực hiện chủ trương này. Rất nhiều hội nghị đã được tổ chức nhằm bàn các biện pháp triển khai. Trên 30 cán bộ đoàn viên thanh niên tình nguyện của BHYT Hà Nội đang cùng với xã thôn, xóm của huyện vận động, tuyên truyền, thuyết phục người dân tự nguyện tham gia BHYT vì sức khoẻ của mình và gia đình. Mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn đầu tiên 2001-2002 của huyện Sóc Sơn là vận động được 50% trong số 150000 người dân hưởng ứng tham gia BHYT.

Trước đây Hà Nội đã chọn huyện Gia Lâm làm thí điểm nhưng kết quả không thật tốt. Lần này Sóc Sơn được chọn làm thí điểm vì huyện có nhiều yếu tố phù hợp: là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao và 100% số hộ nghèo đã được hưởng chính sách BHYT người nghèo của Đảng và Nhà nước, các hộ gia đình

chính sách cũng được hưởng chế độ BHYT do đó tỷ lệ dân chưa có BHYT ít hơn các quận huyện khác. Để triển khai chủ trương này, huyện đã thành lập ra ban chỉ đạo gồm huyện uỷ, UBND huyện, lãnh đạo các ngành,các đoàn thể quần chúng. Ở xã, thôn các đồng chí Đảng viên có trách nhiệm đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiện cũng như vận động quần chúng tham gia chủ trương. Huyện xác định đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần đầu tư công sức một cách nghiêm túc mới thành công. Huyện đã xây dựng kế hoặch cụ thể cho từng đơn vị cơ sở trong việc tổ chức, tuyên truyền, vận động nhân dân. Hiện nay đã có 100% các đơn vị cơ sơ đang triển khai chủ trương này. * Vận động toàn dân tham gia BHYT theo chiều sâu, tới từng đối tượng: Huyện Sóc Sơn đã thành lập ra ban chỉ đạo ở 3 cấp: huyện, xã, thị trấn, và cấp thôn, huyện đã triển khai các văn bản của thành phố tới 26 xã, 192 thôn trong toàn huyện. Huyện còn tổ chức 10 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt, phát tờ rơi đến từng xã, thôn, từng gia đình và còn tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh. Mục tiêu của huyện là vận động toàn dân tham gia BHYT theo chiều sâu, tới từng đối tượng theo phương châm “rà từng ngõ xóm, gõ từng nhà” đồng thời thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Huyện coi việc thực hiện tốt nhiêm vụ này là một tiêu chuẩn đánh giá năng lực phẩm chất của cán bộ Đảng viên.

Ban tuyên giáo huyện đã chỉ đạo đài phát thanh, truyền thanh dành một thời lượng thích đáng tuyên truyền, giải thích quyền lợi để nhân dân hiểu và tham gia BHYT. Phòng văn hoá huyện đã cổ động phong trào dưới hình thức băng rôn, khẩu hiệu chuẩn bị tốt cho chiến dịch thu BHYT đầu năm 2002. Sóc Sơn đã làm thành công một số chương trình như đưa khám chữa bệnh BHYT về xã được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ- đây là một thuận lợi của Sóc Sơn khi triển khai BHYT toàn dân. Tuy nhiên khó khăn không phải ít: vấn đề nhận thức trong nhân dân còn hạn chế, thứ nữa là khó khăn về kinh tế. Vì vậy vấn đề quan trọng là giải thích để nhân dân có nhận thức đúng để họ thấy được sự cần thiết của BHYT đối với sự an toàn về sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Còn về kinh tế, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ 15000 đồng/người/năm cho ngưòi tham gia, có chính sách giảm giá đối với những gia đình có nhiều người tham gia.

* Hội cựu chiến binh gương mẫu thực hiện chủ trương BHYT của Đảng và Nhà nước

Ở Sóc Sơn, hội cưu chiến binh có khoảng 6500 hội viên đang sinh hoạt trong đó 40% đã có thẻ BHYT. Vận động các cựu chiến binh có rất nhiều điểm thuận lợi vì họ có ý thức giác ngộ, lập trường chính trị vững vàng, luôn đi theo tiếng gọi của Đảng từ đó tạo hiệu quả bước đầu trong công tác vận động quần chúng nhân dân. Mỗi cựu chiến binh phải là nòng cốt trong dân cư, trên địa bàn mình sinh sống. Nòng cốt chính là mỗi gia đình cựu chiến binh

phải gương mẫu tham gia BHYT trước làm gương cho nhân dân tích cực noi theo.

* Phụ nữ phải hiểu được lợi ích của BHYT để tích cực tham gia:

Đại bộ phận đời sống nhân dân còn khó khăn nên khi ốm đau bệnh nặng không có điều kiện kinh tế để chạy chữa. Trong mỗi gia đình phụ nữ là người thấu hiểu nhất nỗi vất vả đó, vì vậy trước tiên người phụ nữ phải hiểu được lợi ích của BHYT để tích cực tham gia.

* UBND xã Đức Hoà đang tập trung cao độ chỉ đạo để thực hiện bằng được công tác BHYT:

Xã Đức Hoà là một trong hai xã được huyện chọn làm xã điển hình. Trong tổng số 6800 người dân đã có 2012 người có thẻ BHYT. Để triển khai BHYT có hiệu quả xã đã có phương pháp vận động tốt: tổ chức tuyên truyền

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w