NHIÊM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN BHYT TOÀN

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 33 - 41)

chức các hội nghị tuyên truyền đến trưởng thôn, các đồng chí bí thư chi bộ, giải thích các văn bản chỉ đạo BHYT toàn dân về quyền và nghĩa vụ người tham gia BHYT. Đảng uỷ, UBND xã Đức Hoà đang tập trung cao độ chỉ đạo thực hiện bằng được công tác BHYT và họ tin rằng người dân trong xã sẽ nhiệt tình tham gia.

III. NHIÊM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN: TOÀN DÂN:

Nguyên lý của BHYT là sự chia sẻ rủi ro, số đông bù số ít, vì vậy để thực hiện BHYT toàn dân cần quán triệt 3 nguyên tắc cơ bản sau:

- Cơ chế tham gia phải là BHYT bắt buộc, nếu không bắt buộc thì chỉ những người ốm mơi muốn tham gia.

- Mức phí đóng góp theo tỷ lệ % thu nhập thường xuyên không phân biệt người khoẻ người ốm.

- Quyền lợi khám chữa bệnh theo yêu cầu của điều trị không phụ thuộc vào số tiền đóng của đối tượng.

2. Nhiệm vụ và giải pháp: a. Ban hành luật BHYT:

Trong quá trình tiến tới BHYT toàn dân sẽ có nhiều sự thay đổi: mở rộng đối tượng tham gia, thay đổi về mức đóng, mức hưởng, thay đổi về trách nhiệm nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thu đóng BHYT…Để phù hợp với từng giai đoạn phát triển cần phải sửa đổi điều lệ BHYT hiện hành, luật, dự án luật BHYT toàn dân cần được nghiên cứu xây dựng để có thể sớm ban hành.

b. Quy hoặch đối tượng:

Việc phát triển và mở rộng BHYT không chỉ để đạt mục tiêu trong công tác chăm sóc sức khoẻ mà còn nhằm đảm bảo tính bền vững của chính sách BHYT. Để thực hiện BHYT cho 70% dân số vào năm 2010, các nhóm đối tượng có tính khả thi cao sẽ được chọn để tổ chức thực hiện BHYT trước.

Xác định tiềm năng tham gia BHYT ở từng nhóm đối tượng sẽ giúp chúng ta phân loại các nhóm đối tượng đưa vào chương trình mở rộng và phát triển BHYT.

Trong khi chưa đủ điều kiện để thực hiện BHYT bắt buộc cho mọi tầng lớp dân cư thì cần thực hiện các loại hình BHYT tự nguỵên. Từ kết quả nghiên cứu đánh giá, phân tích những nguyên nhân của thực trạng chậm phát triển của các mô hình BHYT tự nguyện ở nước ta trong thời gian qua có thể đề xuất các giải pháp để mở rộng và phát triển BHYT tự nguyện:

- Triển khai thí điểm BHYT cộng đồng cho nông thôn, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác vận động nhân dân tham gia BHYT tự nguyện.

- Cần có sự hỗ trợ của ngân sách cho nông dân tham gia BHYT để đảm bảo khả năng đóng góp phí Bảo Hiểm của nông dân và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng.

- Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã đảm bảo cho nông dân được chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất.

c. Tính toán mức đóng BHYT:

Mức phí BHYT bình quân hiện nay là trên 100000 đồng/người/năm. Mức phí này còn quá thấp so với nhu cầu tối thiểu về chi phí y tế bình quân: một người có thẻ BHYT khám chữa bệnh bình quân 2 lượt/năm, điều trị nội trú 1,5 ngày/năm. Trong khi chi phí y tế ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh như hiện nay thì việc điều chỉnh tăng mức phí là cần thiết.

Tuy nhiên mức phí cần được điều chỉnh từng bước tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế.

d. Thiết chế về thu đóng BHYT, hoạt động thanh tra, kiểm tra BHYT: Cần xây dựng một thiết chế đủ mạnh để đảm bảo sự tuân thủ của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng BHYT cho người lao động. Tổ chức hệ thống thanh tra kiểm tra đủ thẩm quyền để giám sát việc thu đóng BHYT.

e. Hoàn thiện phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh

Nguy cơ bội chi quỹ BHYT rất cao do phương thức thanh toán hiện nay là theo phí dịch vụ, có chi phí quản lý hành chính lớn. Cần từng bước áp dụng các phương thức thanh toán phù hợp và tích cực hơn như thanh toán theo định suất, theo nhóm chuẩn đoán…để đảm bảo sử dụng quỹ đạt hiệu quả cao nhất cho người tham gia và người cung ứng dịch vụ y tế.

f. Xây dựng gói dịch vụ y tế thiết yếu

Trong khi nhu cầu khám chữa bệnh là vô hạn, khả năng ngân sách Nhà nước và quỹ BHYT luôn có giới hạn thì ngân sách Nhà nước và quỹ BHYT không thể thanh toán chi phí cho tất cả những gì y học có thể mang lại cho con người. Vì vậy các nước đã quy định những dịch vụ y tế cơ bản gọi là gói dich vụ y tế và ngân sách Nhà nước, BHYT chỉ lo cho các gói dịch vụ đó, còn các dịch vụ y tế không cơ bản thì cá nhân phải tự thanh toán chi phí

Thuốc có vai trò đặc biệt trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân vì vậy cần có chính sách và cơ chế quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong việc cung ứng, sử dụng và định giá. Danh mục thuốc cần liên tục được cập nhật, hoàn thiện để thực hiện đúng mục tiêu sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Cơ chế quản lý giá thuốc cần được xây dựng và thực hiện để đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuốc chữa bệnh với giá bán dưới sự quản lý của Nhà nước.

h. Cơ cấu lai ngân sách y tế, củng cố phát triển hệ thống y tế công, tăng cường quản lý hoạt động y tế tư nhân:

Quá trình tổ chức BHYT toàn dân cần cơ cấu lại ngân sách y tế theo hướng Nhà nước chỉ đảm bảo phần ngân sách cơ bản, tối thiểu như kinh phí cho nghiên cứu khoa học, y tế dự phòng, một phần kinh phí xây dựng cơ bản. Còn các chi phí khác sẽ được đảm bảo qua công tác khám chữa bệnh BHYT. Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư phát triển hệ thống y tế công cả về tài chính, kỹ thuật và cơ chế đồng thời có cơ chế quản lý chặt chẽ hoạt động y tế tư nhân tạo điều kiện để đa dạng hoá hoạt động khám chữa bệnh.

i. Sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện các cấp, các ngành. Nâng cao năng lực quản lý của hệ thống y tế và BHXH

Thực hiện BHYT toàn dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chất lượng tác nghiệp của các đơn vị, các ngành tổ chức thực hiện. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ về nhần thức chính sách và trách nhiệm của mọi ngành, mọi đơn vị không chỉ của riêng ngành y tế hay BHXH. Cần nâng cao chất lượng

cán bộ bệnh viện và cán bộ BHYT về chuyên môn và năng lực quản lý để đáp ứng mục tiêu của BHYT toàn dân. Trong quá trình cải cách hành chính mục tiêu hiệu quả của hệ thống phải ưu tiên số một.

j. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền:

Công tác tuyên truyền cần được chỉ đạo thực hiện đồng bộ góp phần định hướng dư luận khẳng định tính đúng đắn của BHYT toàn dân. Các cấp, các ngành cần thực hiện tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là một yếu tố quan trọng giúp cho mọi người cúng hiểu đúng và thực hiện tốt chính sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BHXH VIỆT NAM

1. Quốc hội và Chính phủ cần sớm xem xét và ban hành luật BHXH trong đó có cả BHYT để tạo cơ sở pháp lý để BHXH và BHYT hoạt động có hiệu quả. Theo yêu cầu của BHXH: quyền lợi của mọi người tham gia đều được xác định bằng “gói dịch vụ y tế cơ bản”. Và mọi người có thể tham gia BHYT bổ sung ở các tổ chức Bảo Hiểm thương mại nếu có nhu cầu, mong muốn điều trị cao hơn. Chính phủ cần xem xét, sửa đổi những vấn đề không còn phù hợp với điều lệ BHYT: chế độ thu một phần viện phí, cải thiện quyền lợi của người tham gia BHYT, làm rõ khoản nào bệnh viện được thu, khoản nào Nhà nước phải bao cấp.

2. Các Bộ quản lý Nhà nước cần có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho bệnh viện phục vụ tốt người bệnh. Đối tượng phục vụ của bệnh viện chỉ còn là những bệnh nhân BHYT và bệnh nhân tự nộp viện phí, còn đối tượng thuộc diện chính sách xã hội cần chuyển sang hình thức BHYT.

3. Xem xét mức đóng BHYT của người nông dân và khả năng hỗ trợ một phần mức phí của Nhà nước giúp họ làm quen với chính sách mới và giảm bớt khó khăn cho gia đình nông dân. Tuy nhiên mức đóng BHYT vẫn là nền tảng quyết định cho việc bảo đảm quyền lợi của ngưòi tham gia BHYT.

4. Việc tổ chức thực hiện BHYT toàn dân không chỉ thuộc trách nhiệm của BHXH mà đó còn là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Vấn đề này cần được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

5. Tạo điều kiện để ngành BHXH nâng cao năng lực quản lý, tăng cường bổ sung cán bộ cả về chất lượng và số lượng. Có cơ chế khuyến khích cán bộ trong công tác vận động thuyết phục người dân tham gia BHYT.

6. Đề nghị ngành Y tế và BHXH phối hợp chặt chẽ với nhau, nên chăng ở mỗi cơ sở khám chữa bệnh có khu vực riêng đón tiếp bệnh nhân có thẻ BHYT.

BHXH Việt Nam mong muốn được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ quản lý Nhà nước sẽ khẩn trương khắc phục những thiếu sót để tiến tới phục vụ tốt đối tượng nhằm thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế Bảo Hiểm

2. Tạp chí BHXH số 1, 6, 7, 8, 9, 10/2004 3. Tạp chí BHYT số 17,18/2004

MỤC LỤC:

L I M Ờ Ở ĐẦU 1

PH N I: KH I QU T CHUNG V BHYT V TI N TRÌNH TH C HI N BHYTẦ Á Á À

TO N D N VI T NAM.À Â ... 2

I. TỔNG QUAN VỀ BHYT: ... 2

II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN: ... 11

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BHYT TOÀN DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC: ... 19

PH N II: TI N TRÌNH TH C HI N BHYT TO N D N VI T NAMẦ À Â ... 23

I. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM: ... 23

II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM: 26

III. NHIÊM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN: 33

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 33 - 41)