Giáo trình đào tạo điều lệnh võ thuật

17 764 1
Giáo trình đào tạo điều lệnh  võ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tạo thế chắc trong quá trình chuyển các bộ tấn và trong di chuyển khi phản đòn và bị đối phương phản đòn. Làm cơ sở để tránh sát thương cho bản thân một cách hiệu quả nhất. Trung bình tấn, Đinh Tấn, Xà tấn , Trảo mã tấn, KỸ THUẬT TÉ, KỸ THUẬT LĂN

Giáo trình Điều lệnh - Võ thuật (1) GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU LỆNH - VÕ THUẬT PHẦN III: A VÕ THUẬT TỰ VỆ I. CÁC THẾ TẤN CƠ BẢN 1. Ý nghĩa: Tạo thế chắc trong quá trình chuyển các bộ tấn và trong di chuyển khi phản đòn và bị đối phương phản đòn. Làm cơ sở để tránh sát thương cho bản thân một cách hiệu quả nhất. 2. Các Động Tác 2.1 Trung bình tấn: 2.1.1 Chuẩn bị: 1 Hai chân mở rộng, đầu gối chùng, thân người thẳng tạo vuông góc với mặt đất, hai tay nắm chặt, lòng bàn tay hướng lên trên, đặt sát bên hông ngang bằng thân người. Đốt thứnhất của ngón cái co lại vuông góc với đốt tay thứ 2 của các ngón con. 2.1.2 Thực hành đấm thẳng: - Tay phải đấm về phía trước thành đường thẳng có lực ở giữa tầm ngực, khi nắm đấm đi được khoảng 2/3 thì lật úp quả đấm. Tay trái giữ nguyên, người ở tư thế vững chắc không nghiêng ngả hoặc lắc lư. Mắt luôn nhìn thẳng. - Tay trái đấm về phía trước như tay phải. Tay phải rút về khi được khoảng 2/3 đoạn đường thì lật ngửa về đặt sát ngang hông như tư thế chuẩn bị. Cứ như vậy tập theo hiệu lệnh của giảng viên hoặc ban cán sự lớp. 2.2 Đinh Tấn: - Khi đối phương ở bên phải: mũi chân phải và thiết diện thân người hướng về đối phương. Hai chân mơ’ rộng vừa phải, đầu gối hơi chùng. Hai tay phòng thủ về bên phải: tay trái thủ trước ngực dưới tầm mắt, tay phải thủ về phía trước dưới tay trái một nắm tay. - Khi đối phương ở bên trái thì thực hành phòng thủ ngược lại. 2.3 Xà tấn: Chuyển từ đinh tấn về xà tấn 2.3.1 Khi đối phương ở bên phải: - Đang ở tư thế đinh tấn chuyển về xà tấn thực hiện như sau: Chân trái rút về đặt sau gót chân phải, gót chân trái hướng về đối phương cách gót chân phải 40 – 45cm. - Tay phải úp, chặt mạnh vào cổ ( yếu hầu ) hoặc ngực đối phương, tay trái ngửa che ở nách bên phải. 2.3.2 Khi đối phương ở bên trái: Thực hiện động tác ngược lại. 2.4 Trảo mã tấn: (Chuyển từ xà tấn về trảo mã tấn ): 2.4.1 Phòng thủ bên phải: - Chân phải đưa vùng qua phải về sau một bước dài. Chân trái chuyển về thẳng hướng đối phương, thân người hạ thấp. - Tay trái chuyển về song chỉ đặt dọc theo chân trái. Tay phải chuyển thành song chỉ lòng bàn tay hướng ra ngòai và đặt trên mí mắt phải. ( Chú ý lòng bàn tay trái hướng lên trên ) 2.4.2 Phòng thủ bên trái làm ngược lại như phòng thủ bên phải. 2.5 Tập tổng hợp bộ tấn (4 cửa): Trung bình tấn, Đinh tấn, Xà tấn, Trảo mã tấn, Trung bình tấn II. KỸ THUẬT TÉ 1. Ý nghĩa: Tránh các đòn đá, đòn tay của đối phương hoặc khi bị đối phương đánh bất ngờ để tránh đối phương nguy hiểm chúng ta thực hiện động tác té. 2 2. Thực Hiện Động Tác: 2.1 Té về phía trước: 2.1.1 Trường hợp bất khả kháng, bị đánh bất ngờ từ phía sau: Người đổ về phía trước ( như cây chuối bị chặt ngang thân ). Hai tay khép chặt, cạnh sống hai tay tiếp đất hoãn xung hạ cánh tay. Dùng sức bật của hai mũi chân, sức nâng của cánh tay, sức rướn của thân người, bật người đứng dậy phòng thủ về hướng đối phương (đằng sau). 2.1.2 Trường hợp phát hiện đối phương đánh từ phía sau hoặc hai bên, phát hiện được nhưng không ở tư thế thuận lợi để phản đòn : Hai chân bật đệm về phía sau. Thân người đổ về phía trước. Hai tay tiếp đất, bật dậy về phòng thủ như trường hợp thứ nhất. 2.2 Té về phía sau: Trường hợp khi đối phương đánh hướng đối diện bị đòn bất ngờ hoặc bị đánh bất ngờ, thì thực hiện động tác té như sau. 2.2.1 Hạ thấp thân người, hạ mông, lưng vai. Hai tay dang rộng qua hai bên vừa hoãn xung vừa tránh để đầu đập xuống đất. Nâng đầu nhìn đối phương. 2.2.2 Hai chân co lên về phòng thủ, một chân trước, 1 chân sau, khoá khớp cổ chân. 2.2.3 Chân phòng thủ phía sau tạo đà đạp vào ống quyển hoặc đầu gối, hạ bộ của đối phương. Theo đà bật người đứng dậy về phòng thủ thẳng hướng đối phương. III. KỸ THUẬT LĂN 1. Ý Nghĩa: Khi bị đối phương đánh bất ngờ, mà bất khả kháng hoặc kháng cự không hiệu quả để tránh bị chấn thương thì thực hiện các động tác lăn, có thể lăn liên tục tránh xa khu vực bị uy hiếp nguy hiểm đến tính mạng. 2. Thực Hiện Động Tác: 2.1 Lăn về phía trước: Trong trường hợp đối phương đánh bất ngờ từ phía sau thì thực hiện lăn về phía trước, hoặc lăn về phía trước để đạp vào đầu gối, kheo chân đối phương. - Thực hiện động tác: + Chân phải bước lên một bước ngắn, người cúi thấp, tay phải đặt phía trước mũi chân phải, mũi tay hướng qua trái vào trong thân người. + Dùng sức bật của hai chân và sức rướn của thân người hạ khuỷu tay và vai phải cuộn người lăn về phía trước. + Bật người đứng dậy phòng thủ về phía sau (phía đối phương). 2.2 Lăn về phía sau: Trong trường hợp bị đối phương đánh bất ngờ từ phía trước thì thực hiện lăn về phía sau. 2.1.1 Thực hiện động tác: - Hạ thấp thân người. 3 - Trọng tâm thân người rơi vào bên trái hoặc bên phải. Nếu bên trái thì hạ vai trái, nếu bên phải thì ngược lại. - Dùng sức bật cuộn người về phía sau. - Người bật dậy về phòng thủ. 2.2 Lăn qua hai bên: 2.2.1 Lăn qua bên phải: - Trường hợp khi đối phương đánh bất ngờ bên trái thực hiện lăn qua phải, thực hiện như sau: + Chân phải bước về phía trước một bước ngắn, người cúi thấp, 2 chân chùng, tay phải đặt trước mũi chân phải. + Cuộn người hạ khuỷu tay hạ vai kết hợp với thân người lăn qua bên phải. + Bật dậy phòng thủ về phía bên trái 2.3.2 Lăn qua bên trái: - Trường hợp bị đối phương đánh bất ngờ phía bên phải thực hiện động tác lăn qua bên trái. - Động tác giống như lăn qua bên phải, chỉ khác đổi hướng, đổi chiều. IV. CÁC ĐÒN KHÓA TAY. 1. Đòn Thứ Nhất: Khóa cổ tay. 1.1 Trường hợp khi ta và đối phương đi cùng chiều: Ta đi phía sau tiếp cận đối phương. Khi gần song song với đối phương, tay phải luôn úp trực diện đan ngón tay vào các ngón tay bàn tay trái của đối phương. - Tay trái nhanh chóng nắm cẳng tay đối phương, các đầu ngón tay phải bóp chặt vài cái huyệt đạo ở đuôi các ngón tay. - Giữ chắc, tránh trường hợp đối phương kịp xoay sở và phản đòn. * Yêu cầu: phải làm động tác nhanh, chính xác, tạo yếu tố bất ngờ. 1.2 Đòn thứ hai: (đi ngược chiều với đối phương nhưng bất ngờ) Đang đi ngược chiều với đối phương – chân trái ta bước chếch sang bên phải của đối phương khi chân trái vừa chạm đất (ngay bằng với chân phải của đối phương), cách khoảng 20 – 25cm. Lúc này, ta dùng tay trái luồn vào cạnh bên trong cánh tay phải của đối phương, tay trái ta đẩy mạnh về phía sau lưng đồng thời nắm vai của đối phương kết hợp cùng tay phải nắm chặt vào bả vai của đối phương – ta nhanh chóng xoay người cùng chiều với đối phương – nhận ghì đối phương xuống đất bắt đối phương. 1.3 Đòn thứ 3: đi ngược chiều (thân thiện): - Đang đi ngược chiều, ta tỏ vẻ thân thiện đưa tay ra bắt, đối phương sơ hở, ta thực hiện động tác khoá tay ngay. - Kỹ thuật khóa tay đối phương: 4 + Ta giả vờ đưa tay lên bắt tay đối phương (Tay phải). Tay phải nhanh chóng đưa lên nắm cẳng tay phía trên cùi chỏ tay phải đối phương bóp mạnh, tay trái chặt mạnh vào cổ tay trái của đối phương – khóa cổ tay phải đối phương ở khuỷu tay, giữa cẳng tay va cánh tay trái, bàn tay trái nắm chắc vai trái của đối phương (kết thúc động tác 3) V. CÁC ĐÒN TAY CƠ BẢN Ý nghĩa: Nhằm mục đích sử dụng đòn tay một cách linh hoạt và chính xác khi tiếp cận đối phương ở cự ly gần. 1. Đòn tay số 1. 1.1 Kỹ thuật động tác. 1.1.1 Chuẩn bị. - Đứng đinh tấn, hơi nghiêng người về bên trái. Hai tay thủ trước ngực, cánh tay khép nách. Hai nắm đấm thấp trước tầm mắt. 1.1.2 Thực hành sử dụng đòn tay số 1. - Tay trái đấm thẳng vào mặt đối phương sau đó rút về thủ đồng thời tay phải đấm tiếp vào mặt đối phương. Khi rút về thủ thì tay trái tiếp tục ra đòn như lần đầu. - Hai tay đưa về thủ như bước chuẩn bị. 2. Đòn tay số 2: - Chuẩn bị: (như đòn số 1.) - Thực hiện động tác: + Tay trái đấm vào mặt đối phương, rút về thủ sau đó tay phải tiếp tục đấm vào mặt đối phương. ( như kỹ thuật đòn tay số 1). + Tay trái đấm móc, vòng bên trái vào mặt, thái dương hoặc đầu của đối phương. 3. Đòn tay số 3. 3.1 Chuẩn bị: như đòn số 1. 3.2 Thực hiện động tác: - Tay Trái đánh vào mặt đối phương như đòn tay số 1 - Tay phải đấm thẳng hoặc móc vòng từ trên xuống vào đầu đối phương. - Tay trái móc vòng từ dưới lên vào ngực hoặc cằm đối phương. 4. Đòn tay số 4: Sử dụng chỏ và gối kết hợp với 2 cạnh của hai bàn tay. - Kỹ thuật động tác : + Đang ở đinh tấn chân phải trước. + Chân trái bước lên ở tư thế đinh tấn đồng thời tay trái đánh trỏ trên xuống vào mặt, ngực đối phương (trỏ dọc) + Tiếp tục đánh trỏ ngang (Tay trái ) đồng thời chân phải đưa về thành xà tấn. + Người quay qua phải về sau tay phải đánh tiếp trỏ vòng. 5 + Đầu gối trái đánh lên ngực đối phương 2 tay dùng cạnh bàn tay chém xuống đầu và cổ đối phương. Giáo trình Điều lệnh - Võ thuật (2) GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU LỆNH - VÕ THUẬT PHẦN III: B VÕ THUẬT TỰ VỆ VI. CÁC ĐÒN CHÂN 1. Ý nghĩa: Khi đối phương sơ hở, ở khoảng cách xa, không áp sát chúng ta sử dụng các đòn chân để hạ gục đối phương. 6 2. Thực Hiện Động Tác: 2.1 Đá dọc: (Sử dụng mũi, ức, gót chân đánh vào ngực, cằm, mặt đối phương.) - Kỹ thuật đá dọc: (Sử dụng 2 chân) + Phòng thủ đinh tấn chân trái trước (phòng thủ bên trái). + Chân phải co lên hất mạnh chân thẳng vào ngực, cằm, mặt đối phương. Tay phòng thủ qua phải (Nếu có thể tay phải che vùng mặt, vùng ngực, tay trái chém xuống che hạ bộ). + Về phòng thủ như ban đầu. 1.1 Đòn đá phong ống: - Đòn phang ống: Dùng quyển hoặc mu bàn chân phải, trái đá vào hông, cổ thái dương, đầu đối phương. - Kỹ thuật đá phang ống: Chân phải. + Phòng thủ đinh tấn bên trái. + Chân trái trụ quay qua trái 90 0 . + Chân phải đá vòng từ dưới lên vào hông, cổ, thái dương, đầu đối phương. Hai tay phòng thủ bên phải hoặc tay phải phòng thủ bên trên, tay trái chém xuống che hạ bộ. + Rút chân phải về phòng thủ như ban đầu. - Sử dụng chân trái làm ngược lại. 1.2 Đòn đá ngang: Sử dụng 2 chân. - Sử dụng cạnh bàn chân đá vào ngực, cổ, mặt đối phương. - Kỹ thuật đá ngang: Đá chân phải. + Phòng thủ đinh tấn bên trái. + Chân phải đưa lên dùng cạnh bàn chân đá mạnh vào ngực, cổ, mặt đối phương, đồng thời chân trái trụ xoay qua trái về sau, thân người cúi thấp về sau, mắt nhìn đối phương. Hai tay chuyển thế phòng thủ bên phải hoặc tay trái gạt xuống che hạ bộ. + Chân phải rút về đứng phòng thủ như ban đầu. - Sử dụng chân trái làm thứ tự ngược lại với chân phải. VII. ĐÁNH ĐỐI KHÁNG. 7 1. Mục đích: Rèn luyện cho học viên có kiến thức cơ bản các thế võ tổng hợp có kỹ năng để xử trí tức thời những tình huống có thể xảy ra tại mục tiêu hoặc đời thường khi được quyền phòng vệ chính đáng. 2. Thực hiện động tác: 2.1 Đối kháng 1: Đánh cắp ngang hông - Đánh khi đối phương đi ngược và không chuẩn bị trước. - Kỹ thuật đánh cắp ngang hông: + Khi đi ngược chiều với đối phương gần tiếp xúc ta tiến hành ra đòn ngay. + Chân trái bước lên đặt song song với chân phải đối phương đồng thời tay phải đánh mạnh vào ngực trái đối phương và cắp lấy hông đối phương. + Chân phải đưa qua đặt giữa hai chân đối phươnggót chân hướng về sau, người cúi thấp mông thấp hơn mông đối phương, đồng thời tay trái nắm vào vai trái đối phương, + Quật đối phương ngã nghiêng, gối chân phải tì vào hông, gối chân trái tì vào mặt hoặc cổ đối phương. + Tay trái kẹp tay phải đối phương ở nách nắm tay giữ chắc ở chỏ đối phương. + Tay phải đấm từ trên xuống vào mặt đối phương, sau đó nhảy bước đệm ra sau lưng đối phương phòng thủ thấp. (Trong tập luyện là bạn chỉ làm động tác giả, không bẻ tay mà chỉ gập tay bạn xuống sau đó làm động tác phòng thủ). 2.2 Đối kháng 2: Đạp kheo chân đối phương khi đánh bất ngờ từ phía sau - Trường hợp: đi cùng chiều với đối phương. Ta ở sau, khi tiếp cận đến gần thực hiện đánh ngay. - Kỹ thuật đánh: + Khi đi sau đối phương, hanh chóng tiếp cận với đối phương. + Khi cách đối phương từ 40 – 45cm dùng 2 cạnh tay chặt mạnh vào 2 bên cổ đối phương hoặc 2 vai đối phương đồng thời chân phải đạp vào kheo chân trái của đối phương. Quật đối phương ngã ngửa về sau. + Chân trái tì mạnh vào bụng, chân phải đặt sát vào đầu đối phương. Hai tay vẫn giữ hai bên thái dương đối phương. Dùng sức của 2 tay bẻ gãy cổ đối phương về bên phải sau đó nhảy bước đệm hướng lên đầu đối phương phòng thủ thấp. (Trường hợp là bạn khi quất xuống phải giữ chặt vai bạn đặt xuống, bẻ cổ làm động tác giả) 2.3 Đối kháng 3: - Trường hợp: Thường gặp nhất . 8 - Kỹ thuật đánh khi đối phương nắm cổ áo. + Tay phải nắm lấy nắm tay đối phương bóp chặt và xoay mạnh qua phải. Tay trái dùng cườm tay chặt mạnh vào tay nắm cổ vùng cùi chỏ, dùng sức quất đối phương ngã sấp. + Chân trái tì mạnh trên lưng đối phương, chân phải tì lên vai phải đối phương. Tay phải bẻ gãy tay phải đối phương .Tay trái kết thúc đòn vào đầu đối phương. Tay trái kết thúc đòn vào đầu đối phương, nhảy bước đệm ra hướng đầu đối phương phòng thủ thấp. 2.4 Đối kháng 4: Gỡ khoá khi đối phương bóp cổ. - Trường hợp: Khi đối phương vừa bóp cổ ta tiến hành đánh ngay. - Kỹ thuật đánh: + Hai chân hơi chùng. + Hai bàn tay khép kín áp sát nhau dùng lực đánh thốc từ dưới lên. + Khi 2 tay đối phương bung ra dùng 2 cạnh 2 bàn tay chặt mạnh vào 2 bên cổ đối phương. Chân phải dùng gót quét chân phải đối quật đối phương ngã ngửa. + Gót phải tì mạnh vào bụng đối phương, chân trái luồn qua nách đối phương, tay trái nắm tóc, tay phải kết thúc đòn vào mặt đối phương. Nhảy bước đệm hướng lên đầu đối phương phòng thủ thấp. 2.5 Đối kháng 5: Phá đá phang ống. - Trường hợp : Đối phương đá phang ống ta tiến hành phá thế đá phang ống ngay. - Kỹ thuật phá đòn đá phang ống : + Khi đối phương đá ống chân phải. + Nhanh chóng áp sát dùng tay trái bắt đà chân đối phương ở cẳng chân, giữ chặt, chân phải bước sát vào chân trái đối phương. + Tay phải dùng cùi chỏ đánh mạnh đùi phải đối phương, quật đối phương ngả ngửa. + Chân phải bước lên sát nách đối phương, chân trái luồn giữa hai chân đối phương, đầu gối trái tì mạnh lên bụng, dùng tay phải kết thúc đòn vào mặt đối phương. Nhảy bước đệm qua phải phòng thủ thấp. 2.6 Đối kháng 6: Gạt đấm thẳng, quật đối phương ngả nghiêng. - Trường hợp: Khi đối phương đấm thẳng, tiến hành phản đòn quật đối phương ngã nghiêng. - Kỹ thuật phản đòn: + Đang phòng thủ đinh tấn bên trái. + Tay trái gạt tay đối phương ra ngoài. + Chân phải bước lên tiếp cận đối phương, dùng bàn tay phải chặt mạnh vào vai trái đối phương. 9 + Chân phải đưa qua đặt sau 2 chân đối phương (như đối kháng 1) mông thấp hơn mông đối phương, tay phải giữ vai, tay trái nắm tóc (nắm tay phải đối phương) quật đối phương ngả nghiêng. + Đầu gối trái tì vào mặt, đầu gối phải tì vào hông, tay phải giữ tay phải đối phương tì lên đùi bẽ gãy. Tay trái kết thúc đòn vào mặt đối phương. Nhảy bước đệm ra bên ngoài phòng thủ thấp. ( Đối với bạn gập tay thuận ). 2.7 Đối kháng 7: Khi đối phương ôm phía sau. - Trường hợp: đối phương ôm phía sau, vừa ôm thì phải phản đòn ngay. Tránh trường hợp để đối phương ôm chặt. - Kỹ thuật phản đòn: + Chùng người đột ngột tháo bung hai tay đối phương. + Tay trái đánh đánh trỏ vào ngực hoặc bụng đối phương. Chân phải bước vòng về sau chuyển đinh tấn dồng thời tay phải đấm mạnh vào mặt đối phương. + Dùng sức bật của 2 chân, đánh gối phải vào ngực đối phương. Bước đệm ra bên hông đối phương phòng thủ thấp. 2.8 Đối kháng 8: Luồn tránh đánh hạ bộ. - Trường hợp: đối phương tiếp cận đánh vào mặt, để phản đòn hiệu quả ta sử dụng đòn phản 8. - Kỹ thuật phản đòn. + Đang phòng thủ đinh tấn phải. + Chân trái bước lên đặt sát chân phải đối phương.Đầu hạ thấp luồn bên dưới quả đấm đồng thời tay phải nắm dùng mu bàn tay đánh vào hạ bộ đối phương và kết hợp chân phải đưa lên toàn bộ thân người ở bên hông đằng sau đối phương. + Dùng cạnh bàn chân phải đạp vào kheo chân phải đối phương (đối phương ngã sấp). + Nhảy bước đệm, chân phải đá vào hạ bộ đối phương sau đó tì gối xuống lưng đối phương chân trái đặt sát nách đối phương. + Tay trái nắm tóc đối phương, tay phải kết thúc đòn ở đầu. Nhảy đêm qua bên trái phòng thủ thấp. 2.9 Đối kháng 9: Tay không phản đâm dao. 2.9.1 Trường hợp đối phương cầm dao thuận đâm bổ từ trên xuống: - Chú ý: Ra đòn chính xác để tránh sát thương. - Kỹ thuật phản đòn dao: phòng thủ phải. + Khi đối phương đâm từ trên xuống, chân phải bước dài tiếp cận đối phương đồng thời tay trái dùng cạnh bàn tay chặt vào cổ tay đối phương và nắm lấy cổ tay. + Tay phải dùng sống tay chặt mạnh ngược chiều vào kheo tay đối phương. 10 [...]... thân cá nhân trong hàng tự tập luyện Giáo trình Điều lệnh - Võ thuật (4) 15 GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU LỆNH - VÕ THUẬT PHẦN I: ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TAY KHÔNG - - I ĐỘNG TÁC NGHIÊM NGHỈ – QUAY TẠI CHỖ 1 Động Tác : NGHIÊM Khẩu lệnh : Nghiêm Không có dự lệnh chỉ có động lệnh Khi nghe dứt động lệnh Học viên thực hiện : hai gót chân đặt sát nhau Hai mép trong của hai bàn chân tạo với nhau một góc 450, chân và thân... trái, sau đó chuyển mu bàn tay tát má phải đối phương Tay trái xốc nách, tay phải ôm 2 chân nhấc đối phương lên dập mạnh xuống đất, nhảy ra ngoài phòng thủ Hết phần B Giáo trình Điều lệnh - Võ thuật (3) 11 GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU LỆNH - VÕ THUẬT PHẦN II: THỂ LỰC I CHẠY 1 Chạy cự ly ngắn: 100m 1.1 Khởi động: (Khởi động toàn thân) phần khởi động này giống như phần khởi động thường xuyên ở các buổi học 1.2... - Khẩu lệnh : “Nghỉ”, (Chỉ có động lệnh không có dự lệnh) Khi đang ở tư thế nghiêm nghe dứt động lệnh “nghỉ” thực hiện động tác sau : gối chân phải chùng xuống, toàn bộ thân người vẫn ở tư thế nghiêm, sau đó thực hiện đối với chân trái (như chân phải) 3 Động tác : QUAY TẠI CHỖ 3.1 Quay phải: - Khẩu lệnh : “Bên phải”, “quay”! Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh : Dự lệnh : “ Bên phải “, động lệnh : “Quay”... lệnh : “Quay” Khi dứt động lệnh thực hiện hai cử động sau : Cử động 1: Dùng gót chân phải và mũi chân trái làm trụ quay người qua bên phải một góc 900 Cử động 2: Chân trái bước lên, đặt sát gót bàn chân phải về tư thế đứng nghiêm 16 - 3.2 Quay trái: - Khẩu lệnh : “Bên trái, quay”! Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh Dự lệnh : “Bên phải”, động lệnh “quay” Khi nghe dứt động lệnh thực hiện 02 cử động sau... người Chân thuận tạo đà vọt tiến quì gối, cẳng chân gần song song mặt đất, chân còn lại đặt cả bàn chân ngang bằng đầu gối chân thuận cạnh vạch xuất phát 20-25cm mắt nhìn thẳng về phía đích 12 Xuất phát cao: Người ở tư thế đứng, chân thuận ở sau chân còn lại đặt sau vạch xuất phát người hơi lao về phía trước, mắt nhìn thẳng 1.2.2 Kỹ thuật chạy: Khi có hiệu lệnh xuất phát : chân thuận đạp tạo đà vọt tiến... trở lên) 2.1 Kỹ thuật động tác: Khởi động: Như phần khởi động 100m Chuẩn bị xuất phát : ( Thường chạy đội hình) Thường chạy cự ly dài xuất phát cao 2.2 Kỹ thuật chạy: do tính chất cự ly đường chạy lớn nên người chạy phân phối sức lực đều hơn Người bình thường : Trong gần cả khoảng đường chạy, chạy đều, hít sâu, thở từ từ, khi - gần về đích tăng tốc, bước chân nhanh hơn Chú ý trong quá trình chạy đều... về đích tăng tốc, bước chân nhanh hơn Chú ý trong quá trình chạy đều thì bước chân dài hơn Người có sức bền : Trong quá trình chạy thỉnh thoảng vọt tiến thật nhanh sau đó lại - chạy đều từ từ Mục đích tạo áp lực và tiêu hao sức lực của đối thủ Đối với học viên không đòi hỏi yếu tố kỹ thuật nhiều II NHẢY 1 Nhảy Cóc: 1.1 Ý nghĩa: Rèn luyện thể lực, tăng cường sức bật kết hợp giữa chân tay và thân người... chống dưới đất hướng thẳng về phía trước 2.3.2 Kỹ thuật động tác: Dùng sức bật của hai chân, sức rướn của thân người, sức lăn của hai tay bật người cao lao về phía trước, hai chân cùng tiếp đất sau đó 2 tay tiếp đất về như tư thế chuẩn bị và cứ như thế thực hiện động tác theo hiệu lệnh hoặc yêu cầu của giảng viên hoặc ban cán sự lớp 3 Nhảy Ba Bước: 3.1 Kỹ thuật động tác như nhảy cóc, chỉ khác bật 3 bước... lần 4 Các Nội Dung Bảo Trợ Và Thư Giãn Sau Các Buổi Tập 4.1 Các nội dung bổ trợ thể lực: 4.1.1 Mục đích: làm hoàn thiện tất cả các cơ bắp của toàn bộ cơ thể tạo cho người bảo vệ có sức khoẻ, thân hình đẹp và cân đối 4.1.2 Các nội dung giới thiệu: Kỹ thuật chạy qua các đoạn ngoặt, cua gấp Chạy nâng cao đùi Cõng bạn chạy về đích và đổi cho nhau Bật cóc tại chỗ Nhảy ngựa 4.2 Thư giãn thả lỏng: 4.2.1 Thường... thẳng về sau 1.2.2 Kỹ thuật động tác: Dùng sức bật của hai chân, sức rướn của thân người, sức lăng của hai tay bật người về phía trước, 2 chân luôn luôn chụm vào nhau, 2 tay luôn đánh thẳng, song song với nhau, không chạm hoặc đặt xuống đất 13 2 Nhảy Ếch: 2.1 Ý nghĩa: Như nhảy cóc 2.2 Yêu cầu: Làm chuẩn, chính xác động tác gây ức chế về cơ nhiều hơn nhảy cóc 2.3 Thực hiện Kỹ thuật động tác: 2.3.1 Chuẩn . Giáo trình Điều lệnh - Võ thuật (1) GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU LỆNH - VÕ THUẬT PHẦN III: A VÕ THUẬT TỰ VỆ I. CÁC THẾ TẤN CƠ BẢN 1. Ý nghĩa: Tạo thế chắc trong quá trình chuyển. cạnh bàn tay chém xuống đầu và cổ đối phương. Giáo trình Điều lệnh - Võ thuật (2) GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU LỆNH - VÕ THUẬT PHẦN III: B VÕ THUẬT TỰ VỆ VI. CÁC ĐÒN CHÂN 1. Ý nghĩa: Khi. dụng: - Đấm lưng đổi cho nhau theo hàng ngũ. - Người cúi xuống thả lỏng toàn thân cá nhân trong hàng tự tập luyện. Giáo trình Điều lệnh - Võ thuật (4) 15 GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU LỆNH - VÕ THUẬT

Ngày đăng: 19/07/2014, 00:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan