1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

21 2,4K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 745 KB

Nội dung

Quá trình nghiên cứu sau Lômônôxốp, người ta nhận thấy các chất cháy không chỉ cháy với oxy mà còn có thể cháy trong môi trường của những chất oxy hoá khác như: Clo, Brôm, Lưu huỳnhv..v.

Trang 1

Kỹ năng PCCC - Ý nghĩa công tác PCCC

Y nghĩa của công tác PCCC:

Trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, công tác PPCC

có một vị trí hết sức quan trọng PCCC làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tàisản của Nhà nước, tài sản tập thể và của công dân Vì cháy là một loại tai nạn dễ xảy ra và khi đãxảy ra thì vật chất bị thiêu hủy, gây thiệt hại đến tính mạng con người và các cơ sở vật chất kỹthuật khác

Mục tiêu của chế độ ta là xây dựng cho nhân dân có cuộc sống yên vui lành mạnh và hạnh phúc,tính mạng và tài sản của nhân dân được bảo đảm Để đảm bảo cho cuộc sống yên vui hạnh phúccần thực hiện nhiều công tác khác nhau trong đó có việc PCCC Các đối tác của Công ty bảo vệBẢO VIỆT cũng rất quan tâm đến công tác PCCC để đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất, kinhdoanh của họ Do đó, họ yêu cầu cao ở lực lượng bảo vệ trong việc PCCC

Từ thực tế khách quan của tai nạn cháy và yêu cầu của khách hàng đối với Công ty, chúng ta cầnnắm vững những kiến thức về sự cháy nổ và việc phòng chống cháy nổ và chữa cháy khi xảy ra

Mục đích của công tác PCCC:

Từ xa xưa ông cha ta đã tổng kết trong cuộc sống của con người có bốn loại tai nạn đáng kể đó là:

“Thủy, hỏa, đạo, tặc” Giặc lửa là kẻ thù của con người Do vậy phải phòng nó và dập tắt nó khi xảyra

PCCC nhằm đạt được những mục đích sau:

Trang 2

Ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất không để nạn cháy xảy ra, chữa cháy kịp thời và cóhiệu quả.

Phát hiện các nguyên nhân, điều kiện gây cháy để có biện pháp phòng ngừa bảo vệ tài sản củachủ quản

Phát hiện và ngăn chặn kịp thời bọn tội phạm lợi dụng sự cháy để phá hoại hoặc thực hiện những

ý đồ xấu, bảo vệ tính mạng và tài sản mà ta có nghĩa vụ phải bảo vệ, giữ gìn an toàn chung chotoàn xã hội

Kỹ năng PCCC - Khái niệm về cháy nổ

Khái niệm về sự cháy, nổ:

Loài người phát minh ra lửa để nấu thức ăn và sưởi ấm nơi ở Nhưng sự cháy là gì, thì phải trảiqua hàng ngàn năm mới có giải thích đúng về hiện tượng này

Người ta cho rằng nhà bác học người Nga Mikhain – Valixép - Lômônôxốp (1711 - 1765) là người

có giải thích đúng đắn về sự cháy Theo ông: “cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và chiếusáng”

Trong phản ứng hoá học có bao gồm cả phản ứng hóa hợp và phản ứng phân tích cũng dẫn đếntỏa nhiệt và phát ra ánh sáng như trường hợp 2NCl3 = 3Cl2 + N2

Nổ cũng là sự cháy nhưng ở tốc độ nhanh hoặc rất nhanh

Quá trình nghiên cứu sau Lômônôxốp, người ta nhận thấy các chất cháy không chỉ cháy với oxy

mà còn có thể cháy trong môi trường của những chất oxy hoá khác như: Clo, Brôm, Lưu huỳnhv v Do vậy ngày nay người ta đã định nghĩa: “cháy là tổng hợp của các quá trình biến đổi lý hoáphức tạp có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng”

Những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy.

Sự cháy muốn xảy ra và tồn tại cần phải có 3 yếu tố là : chất cháy, chất ôxy hoá, nguồn nhiệt

Chất cháy : Là những chất có khả năng tham gia phản ứng với chất ôxy hoá, khi cháy, nổ, bị biến

đổi thành phần hoá học tạo ra sản phẩm cháy đồng thời giải phóng năng lượng nhiệt và phát xạánh sáng Chúng ta có thể phân loại chất cháy theo trạng thái tồn tại và khả năng cháy của cácchất cháy như sau :

Chất Cháy Rắn: các chất này thường có các thành phần cấu tạo từ các nguyên tố : C, H, S, O, N Chất Cháy Lỏng: là những chất cháy ở trạng thái lỏng như xăng, dầu, rượu, benzen, chất cháy

lỏng bao giờ cũng bốc hơi sau đó mới tham gia phản ứng cháy, cho nên quá trình cháy của cácchất lỏng lan nhanh và liên tục

Trang 3

Chất Cháy Khí: là chất cháy dễ dàng kết hợp với không khí hoặc các chất ô xy hoá khác thành

hỗn hợp cháy Theo một tỷ lệ nhất định nào đó của chất cháy khí hoặc các chất ô xy hoá ở dạngkhí có thể gây nguy hiểm về nổ

Nếu căn cứ theo khả năng cháy của các chất cháy thì các chất cháy được chia thành 3 dạng sau

Chất không cháy: là chất dưới tác dụng của chất ôxy hóa và nguồn nhiệt cao nhưng không bị bốc

cháy ( ví dụ : chất –CaCO3 –H2SO4 )

Chất khó cháy: là chất chỉ có khả năng bốc cháy khí có sự tác dụng liên tục của chất ôxy hoá và

nguồn nhiệt cao ( như kim loại sắt đồng …)

Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bốc cháy dưới tác dụng của nguồn nhiệt thông thường.

Chất Ôxy hoá:

Là những chất có khả năng ôxy hoá chất cháy Trong phản ứng cháy với các chất cháy chúng lànhững chất nhận thêm được điện tử hoá trị; ví dụ ôxy ở dạng nguyên chất ôxy trong không khí, cácchất trong nhóm Halogen (Clo, Flo – Brôm …) các chất chứa ôxy như : KmnO4, KclO các chất nàydưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phân tích và giải phóng ra ôxy

Trong thực tiễn các đám cháy thường xảy ra ở môi trường không khí Nên chất ôxy hoá ở đámcháy này là ôxy trong không khí về thành phần ôxy trong một đơn vị thể tích không khí chiếm 21%còn lại 79% là Nitơ và các khí trơ khác Khi thành phần của ôxy trong không khí giảm xuống đến14% thì đa số sự cháy của các chất cháy không còn tồn tại nữa

Nguồn nhiệt:

Nguồn nhiệt của sự cháy là những nguồn cung cấp năng lượng nhiệt cần thiết cho phản ứng cháy.Nguồn nhiệt có thể là nguồn nhiệt trựcc tiếp (ngọn lửa trần, tia lửa điện, kim loại nung nóng).Nguồn nhiệt gián tiếp như nhiệt độ do ma sát, do phản ứng hoá học sinh ra

Ba yếu tố cần cho sự cháy nói trên đó chỉ là điều kiện cần của sự cháy Nghĩa là có đủ 3 yếu tố đó

sự cháy chưa chắc đã xảy ra mà nó cần phải có những điều kiện đủ sau đây:

Chất cháy, chất ôxy hoá, nguồn nhiệt phải trực tiếp xúc và tác dụng với nhau thì sẽ không có

phản ứng hoá học xảy ra

Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp nhiệt phải đủ lớn để phản ứng hoá học tỏa ra đủ để sự cung cấp

và kích thích phản ứng, cho tới khi xuất hiện ngọn lửa

Công suất nguồn nhiệt: công suất nguồn nhiệt phải có giá trị thích hợp nào đó đối với đối với một

hỗn hợp chất cháy ( chất cháy + chất ô xy hoá ) có như vậy mới đảm bảo năng lượng cung cấpkích thích của phản ứng xảy ra và đạt tới tốc độ làm xuất hiện sự cháy

Nồng độ chất ôxy hoá: nồng độ chất ôxy hoá phải đảm bảo một giới hạn nào đó để duy trì sự

cháy Đối với các chất cháy khác nhau nồng độ ôxy hóa đòi hỏi khác nhau, nhưng đa số các chấtcháy không cháy được nữa khi nồng độ ôxy trong không khí giảm xuống còn 14 – 15%

Nồng độ chất cháy: đối với chất cháy rắn, dễ xảy ra sự cháy thì chất cháy cần phải đạt tới một

mức độ tập trung vào đó, hay nói cách khác là khối lượng chất cháy đó phải có độ lớn nhất định

Trang 4

Như vậy điều kiện cần và đủ để sự cháy xảy ra và tồn tại phải có đầy đủ 3 yếu tố và 5 điều kiệncần thiết cho sự cháy Việc nghiên cứu những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy Việcnghiên cứa những yếu tố và điều kiện cần thiết này có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng cháy

và chữa cháy Giúp chúng ta có phương hướng biện pháp an toàn đối với việc ngăn ngừa sự cháyxảy ra cũng như dập tắt đám cháy có hiệu quả

Kỹ năng PCCC - Khái niệm về tự cháy

Khái niệm về tự cháy:

Chúng ta đã nghiên cứu quá trình tự bốc cháy của hỗn hợp chất cháy Đó là quá trình mà hỗn hợpchất cháy được nung nóng ban đấu bằng nguồn nhiệt bên ngoài sau đó tự nung nóng cho đến khixuất hiện sự cháy Những hỗn hợp có tính chất lý hoá khác nhau thì có nhiệt độ tự bốc cháy khácnhau Cụ thể như một số chất cháy trong không khí có nhiệt độ bốc cháy cao hơn 7730K ( Metan,etan, Pro Pain, than cốc ) Ngược lại những chất cháy có nhiệt độ tự bốc cháy thấp hơn nhiệt độbình thường của môi trường không khí là 1930K, (Phốt pho trắng, bột nhôm) Những chất này đểtrong môi trường không khí với nhiệt độ bình thường, nó sẽ tự nung nóng và xuất hiện sự cháy màkhông cần nguồn nhiệt khác trực tiếp nung nóng Những chất như vậy được gọi là chất tự cháy

Như vậy: Quá trình tự cháy là quá trình những chất cháy có khả năng tự nung nóng cho tới khi

xuất hiện sự cháy ở điều kiện nhiệt độ ban đầu bình thường của môi trường xung quanh, mà không cần tới nguồn nhiệt bên ngoài nung nóng nó.

Bản chất:

Bản chất của quá trình tự cháy cũng giống như quá trình tự bốc cháy Đó là giữa chất cháy và chấtôxy hóa xảy ra phản ứng hoá học kèm theo toả nhiệt Trong mối quan hệ giữa tốc độ toả nhiệt vàtốc độ truyền nhiệt ra môi trường xung quanh thích hợp Hỗn hợp cháy tích nhiệt và tự nung nóng

Trang 5

cho tới khi xuất hiện sự cháy Hai quá trình này chỉ khác nhau là : quá trình tự cháy xảy ra ở điềukiện nhiệt độ bình thường của môi trường, do nhiệt độ tự bốc cháy của các chất tự cháy thấp hơnhoặc bằng nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Các chất tự cháy khi tiếp xúc với nước : Một số chất tự cháy khi tiếp xúc với nước như kim loạikiềm, Hydro kim loại kiềm, phốt phua kim loại v.v… như : Kali, Natri, Rubiđi kim loại kiềm thô nhưcanxi, hydrô kim loại NaH, các loại kiềm Na2C2 (cac buanatri) K2C2 (cacbuakali)

Các chất tự cháy khi tiếp xúc với chất oxy hoá mạnh :

Nhiều chất cháy, nhất là chất cháy hữu cơ, khi tiếp xúc (tác dụng) với chất oxy hóa, có khả năng tựcháy Các chất oxy hóa mạnh đó bao gồm:

Đơn chất : như Halozen ( Clo, Flo, Brôm )

Hợp chất : các ôxít có chứa ôxy như axít sunphuarít (H2SO4) ôxít Nitơrích (HNO3) các hợp chất ôxyhóa mạnh như KMNO4, KClO3, các Pe oxit của kim loại kiềm và kiềm thô

Kỹ năng PCCC - Biện pháp PCCC

Trang 6

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI MỤC

Nội dung phương án PCCC của mục tiêu có các vấn đề sau:

+ Tóm tắt được tính chất đặc điểm có liên quan đến việc phòng cháy và chữa cháy: địa dư, diện tích của mục tiêu, đặc điểm kiến trúc xây dựng, tính chất hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc, lực lượng và trang thiết bị PCCC.

+ Giả thiết được các tình huống xảy ra và các phương pháp cứu chữa phù hợp với các tình huống đó.

+ Sơ đồ phương án chữa cháy (nơi cháy đầu tiên, hướng lan truyền, bố trí lực lượng chữa cháy v.v…)

+ Kế hoạch thực tập theo mỗi quí, mỗi tháng.

Tổ chức các đội chữa cháy của chủ quản và lực lượng bảo vệ Phân công vị trí đảm nhận mỗi khi có còi báo động cháy, hướng dẫn sử dụng các phương tiện, công cụ chữa cháy cho các thành viên đội chữa cháy dự phòng.

Trang 7

Loại trừ tạo thành môi trường cháy:

Đối với các cơ sở sản xuất, các công ty, xí nghiệp mà hoạt động sản xuất để tạo nên môi trường cháy thì có giải pháp về

kỹ thuật an toàn PCCC như:

+ Thông gió để tránh tạo thành hỗn hợp cháy.

+ Các thiết bị sinh nhiệt phải có giải pháp kỹ thuật để khống chế quá trình truyền nhiệt sang vật dễ cháy.

+ Cách ly khu vực có ngọn lửa trần với nơi có chất dễ cháy.

Đề phòng sự tạo thành những nguồn cháy và sự tiếp xúc của chúng với môi trường cháy xung quanh.

Đảm bảo lối thoát cho người khi có cháy xảy ra.

Tổ chức tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện cháy để xử lý.

Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy, có nguồn nước dự trữ cho chữa cháy, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Phòng cháy và chữa cháy điện:

Cháy do điện quá tải:

Quá tải là hiện tượng tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.

Dòng điện chạy trong dây dẫn lớn hơn trong định mức cho phép đối với từng loại dây.

a/Nguyên nhân:

Trang 8

Khi xây dựng công trình lắp hệ thống đường dây tính toán thiếu chính xác giữa sức tải của dây và công suất tiêu thụ điện của công trình Không tính đến việc sử dụng lắp thêm thiết bị khác.

Các công trình nhà lắp thêm dụng cụ tiêu thụ điện tuỳ tiện, thiếu tính toán nhất là các dụng cụ, thiết bị tiêu thụ điện năng lớn.

Ngoài sự đồng bộ về dây và nơi tiêu thụ phải tính đến cả cấu dao, cầu chì, công tắc nếu không thì các thiết bị đó cũng nóng lên do không đồng bộ với dây dẫn.

Khi động cơ làm việc quá tải, động cơ 3 pha bị mất 1 pha cũng gây nên hiện tượng quá tải.

Phân phối điện các bộ phận trong một công trình, xí nghiệp hay nhà ở thiếu cân đối gây nên lệch pha và dây dẫn no1ng lên đấu, nối tuỳ tiện sử dụng dây không đồng bộ, đồng cỡ, dây nhôm, đồng tiết điện to, nhỏ khác nhau gây nên sự quá tải.

b/ Biện pháp đề phòng:

Phát hiện quá tải:

+ Dùng các dụng cụ đo để xác định ( nên dùng ampe kế để đo là tốt nhất )

+ Dùng nhiệt kế đo vỏ động cơ xem có bị nóng lên không.

Cách đề phòng quá tải:

+ Khi thiết kế công trình tuỳ theo mức tiêu thụ điện mà chọn dây dẫn phù hợp nhằm đảm bảo cường độ thực tế.

+ Không sử dụng quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện đặc biệt : là các dụng cụ có công suất lớn nếu mạng điện không được tính trước khi lắp đặt cho các dụng cụ đó.

+ Một số dụng cụ điện (Suvrolteur) thường hay cháy do bị nóng kéo dài, do đó phải kiểm tra và khi thấy quá nóng phải cắt điện, đặc biệt một số cơ quan khi ra về thường để máy biến áp ngậm điện liên tục dể gây cháy.

+ Lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao, cầu chì đúng kỹ thuật.

Trang 9

+ Đề phòng sử dụng nhầm lẫn giữa nguồn và vật tiêu thụ, tất cả thiết bị điện kể cả ổ cắm phải ghi rõ điện thế ( 110 – 220V ).

Cháy do chập mạch:

Chập mạch hay còn gọi là ngắn mạch là hiện tượng dây nóng chạm vào dây nguội, các pha chạm vào nhau.

a/Tác hại của chạm mạch:

Tác hại trước hết của hiện tượng này là cháy dây động cơ, các vật xung quanh.

b/Nguyên nhân gây chập mạch:

Do quá tải, để thiết bị ngậm điện nung nóng kéo dài làm lớp cách điện bị hỏng dẫn đến chập mạch, hiện tượng này thường xảy ra cháy ở các đèn Neon, quạt điện, động cơ điện v.v…

Do lớp cách điện bị hỏng : nguyên nhân của lớp cách điện bị hỏng do va chạm cơ học, do bị lão hoá là các bó dây đi phía ngoài nhà, dưới tác dụng của nắng mưa lớp cách điện bị lão hoá bong ra.

Do cây đỗ đè lên dây, đứt dây.

Do luồng qua mái tole bị gió tác động làm dây rung động cọ sát làm hỏng lớp cách điện.

Do các mối nối thiếu bọc lớp cách điện.

Bắt dây vào động cơ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, trong quá trình hoạt động máy rung làm dây tuột chạm vào nhau hoặc chạm vào máy.

Do tác động của hơi bụi trong môi trường sản xuất làm hỏng lớp cách điện.

c/Biện pháp đề phòng:

Trang 10

Dùng dây đúng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với môi trường tiêu thụ ( nóng ẩm, chất ăn mòn ).

Các mối nối phải so le và băng cách điện phải đảm bảo chắc chắn kết dính tốt không bị bong ra.

Dây bắt vào động cơ cầu dao công tắc … phải chặt gọn.

Dây đàn đi qua phía ngoài nhà, các dây cách nhau ít nhất 0,25m chắc chắn đề phòng do gió thổi chạm vào nhau.

Không luồn qua mái tole hay thả dây trên mái tole.

Tỉa cây đề phòng cây đổ, cành gãy làm chập dây.

Các nơi sản xuất dùng dụng cụ điện di động, dây phải chịu được bào mòn cơ học; vị trí sử dụng ít ngườii qua lại, tránh dẫm đạp lên nhau.

Những cơ quan, xí nghiệp có các bó cáp điện mắc phía ngoài phải chống nóng, chống mưa và kiểm tra vỏ bọc thường xuyên.

Cháy chấn lưu đèn neon:

Rất nhiều vụ cháy chấn lưu đèn Neon dẫn đến cháy nhà, công trình.

a/Nguyên nhân cháy:

Là do sự cố ở các cuộn dây trong chấn lưu, quá trình ngậm điện làm nóng chảy nhựa Bitum và sau đó phát sinh cháy nhựa dẫn đến chập mạch dây dẫn từ nguồn vào… các đèn Neon khi dùng có hiện tượng cháy nhấp nháy và có tiếng kêu thì phải kiểm tra lại chấn lưu và thay thế ngay.

b/Biện pháp đề phòng cháy khi dùng đèn neon:

Không mắc đèn trực tiếp vào trần hay tường nhà bằng ván ép hay có bọc lót các chất dễ cháy.

Trang 11

Các kho có hơi dễ cháy ( xăng, dầu, cồn ) các cơ sở may, dệt có nhiều bụi nếu dùng đèn Neon phải lắp chấn lưu ở ngoài.

Cụm đèn ( 2 – 4 cái ) hay 1 cái khi lắp phải có giá treo chắc chắn cách trần 0,5m

Cháy do tia lửa điện, cháy do hồ quang điện, sự truyền nhiệt của vật tiêu thụ điện:

Cháy do tia lửa điện:

a/ Khái niệm và nguyên nhân:

Tia lửa điện xuất hiện khi hai bề mặt dây dẫn, thanh dẫn chạm vào nhau hoặc các mối nối bị lỏng.

Ví dụ: Đóng ngắt cầu dao hoặc các mối nối bị hỏng, phích cắm điện.

Tia lửa có nhiệt độ rất lớn từ 1500 độ C – 2000 độ C do đó khi có các chất dễ cháy ở gần như bụi lông, vài sợi, hơi ga, hơi xăng thì sẽ bị cháy và cháy lan.

Ngày đăng: 19/07/2014, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w