Gia tăng bệnh “chưa già đã lẫn” GiadinhNet - Cùng với cuộc sống phức tạp, áp lực, bệnh đãng trí, suy giảm trí nhớ đang gia tăng ngày một cách nhanh chóng. Đáng lo ngại, căn bệnh này xuất hiện nhiều ở người trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ và ước tính đến năm 2030, con số dự báo sẽ tăng lên 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Tại Việt Nam, mới đây, báo cáo về bệnh sa sút trí tuệ trong thực hành y khoa, trường Đại học Y-Dược TPHCM cho biết, hiện có khoảng 20% người trẻ tuổi đang gặp các vấn đề về suy giảm trí nhớ. Báo cáo này cũng cho biết, khoảng 50% người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển sang thành bệnh sa sút trí tuệ 3 năm sau đó. Nói trước quên sau Chị Hạnh Loan, 32 tuổi, ở Chung cư Trần Kế Xương, Phú Nhuận, Tp. HCM cho biết, công việc cuả chị không quá vất vả, chỉ là nhân viên văn phòng nhưng từ ngày sinh em bé thứ 2 đến nay chị nhận thấy rõ trí nhớ của mình giảm sút nghiêm trọng. Định bụng làm việc gì mà không ghi ra giấy, hoặc không ghi lên phần nhắc nhở trong điện thoại là y như rằng quên béng. Tệ hại hơn, nhiều lúc đang ngồi nói chuyện với bạn bè nhưng có những lúc chị không nghĩ ra mình định nói với họ về vấn đề gì nữa. Bạn bè chị vẫn trêu: chưa già đã lẫn. Chị Kim Oanh, ở Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội cũng đã từng chia sẻ về sự “lú lẫn” của mình khi ướp thịt để kho nhưng đến khi bữa cơm chiều được dọn ra thì cả nhà được một phen đợi chờ chị đi kho thịt. Theo chuyên gia y tế, TS-BS Lê Thúy Tươi, sau tuổi 30, con người bắt đầu phải đối mặt với chứng suy giảm trí nhớ với những biểu hiện rất đơn giản như quên tắt điện khi tan ca, quên đính kèm file khi gửi email cho đối tác… nhưng diễn biến âm thầm và trở nên nghiêm trọng theo tuổi tác… Dấu hiệu đãng trí, hay còn gọi là suy giảm trí nhớ này theo bác sĩ Hà An, Viện chăm sóc sức khỏe tâm thần, trước đây chỉ gặp ở những người lớn tuổi thì nay đang gặp ngày càng nhiều ở người trẻ. Bác sĩ An cũng cho biết, bệnh suy giảm trí nhớ thường có những biểu hiện như không tập trung, xao nhãng, đãng trí và thông thường là quên tạm thời. Hàng ngày bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp đến khám và điều trị, sau khi được text thì đều có chung tình trạng: thường xuyên quên. Các bác sĩ khoa Thần kinh của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cũng ghi nhận không ít trường hợp cả người già lẫn trẻ đến khám về căn bệnh giảm trí nhớ. Theo TS-BS Trần Công Thắng (Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM) mối lo lắng thường gặp của người giảm trí nhớ là sẽ tiến triển tăng dần đến mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Theo TS Thắng, giảm trí nhớ bình thường do tuổi tác là do số lượng tế bào não và lượng chất dẫn truyền thần kinh bắt đầu giảm dần một ít khi ta được 20 tuổi. Khi tuổi càng lớn, sự thay đổi càng nhiều hơn. Số liệu của Hội Thần kinh học TPHCM, vào khoảng 40 tuổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ chỉ chiếm 0,1% dân số; đến trên 65 tuổi, tỷ lệ này là 5%-8%; sau 75 tuổi tăng lên 15%-20%; và trên 85 tuổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ chiếm đến 25%-50% dân số. Nhìn chung, sau 65 tuổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ tăng gấp đôi mỗi 5 năm. Tuy nhiên gần đây, con số này đang được trẻ hóa rất nhiều. Tỷ lệ người trẻ suy giảm trí nhớ tăng đáng kể. Hội thần kinh học TP HCM cũng đưa ra khuyến cáo, người mắc bệnh “đãng trí” , nếu không tìm cách khắc phục, cải thiện sẽ chuyển qua giai đoạn nặng hơn đó là sa sút trí tuệ. Các triệu chứng của sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm như gây mất trí nhớ gần (Người bệnh thường quên và không nhớ lại được, hỏi lập đi lập lại một câu hỏi nhưng quên câu vừa mới trả lời) Khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc; Có các vấn đề về ngôn ngữ; Rối loạn định hướng (Người bệnh có thể bị lạc ở một nơi đã từng rất quen thuộc với họ); Giảm khả năng đánh giá; Quên vị trí đồ vật; Thay đổi cá tính; Mất tính chủ động… Có thể phòng chống? Theo đánh giá của Hội Thần kinh học TPHCM, tình trạng “lú lẫn” ở người già đang được trẻ hóa là một trong những vấn đề sức khỏe đáng báo động. Cùng với sự lão hóa dần của thần kinh, các chuyên gia thần kinh cho biết sẽ xuất hiện các mảng xơ vữa lớn dần, làm hẹp các động mạch làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến các tổ chức, gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ, gây tai biến mạch máu não (đột quỵ). Theo BS Trần Chí Cường, chuyên gia mạch máu BV Đại học Y Dược TPHCM, cứ 10 người bị tai biến mạch máu não thì có 3 người tử vong và một trong những nguyên nhân chính là xơ vữa thành mạch. Nguyên do được ghi nhận là ngay ở tuổi trung niên, con người đã có thể bị suy giảm trí nhớ do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh trước sự gây hại của gốc tự do. Môi trường sống, stress, hoặc thiếu một số chất quan trọng khiến các gốc tự do trong cơ thể con người không ngừng sản sinh và gây hại lên não. Theo các chuyên gia y tế, cho đến nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể làm đảo ngược hoàn toàn quá trình thoái hóa thần kinh để ngăn chặn tình trạng sa sút trí tuệ tức thời. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, tình trạng sẽ được cải thiện khi trí não được làm việc và hoạt động thường xuyên để duy trì tư duy, sống lành mạnh,không thức khuya, đọc sách và tập thể dục đều đặn cũng có thể phòng chống căn bệnh “nói trước quên sau” này. Về mặt dinh dưỡng, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho rằng cần sử dụng thực phẩm chống gốc tự do gây oxy hóa từ thiên nhiên (thảo dược, rau quả) và không hút thuốc, nghiện rượu cũng như cân đối hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường QL . Gia tăng bệnh chưa già đã lẫn GiadinhNet - Cùng với cuộc sống phức tạp, áp lực, bệnh đãng trí, suy giảm trí nhớ đang gia tăng ngày một cách nhanh chóng. Đáng lo ngại, căn bệnh này. nói với họ về vấn đề gì nữa. Bạn bè chị vẫn trêu: chưa già đã lẫn. Chị Kim Oanh, ở Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội cũng đã từng chia sẻ về sự “lú lẫn của mình khi ướp thịt để kho nhưng đến khi bữa. sĩ khoa Thần kinh của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cũng ghi nhận không ít trường hợp cả người già lẫn trẻ đến khám về căn bệnh giảm trí nhớ. Theo TS-BS Trần Công Thắng (Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM)