1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm ở thpt thọ xuân thanh hóa

21 4,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 217 KB

Nội dung

luyện đạo đức, tác phong cũng như lối sống và đã mang lại sự thức tỉnh chocác em học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt, chậm tiến.Mặt khác, là giáo viên chủ nhiệm, nhà giáo dục

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN TRONG

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thao Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2013

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……… …………2

PHẦN B: NỘI DUNG ……… 4

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ……… 4

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1 Đặc điểm, tình hình lớp 10A3 2 Thực trạng về việc thực hiện nội quy, nền nếp của lớp đầu năm học III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1 Giải pháp thực hiện 1.1 Những yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm 1.2 Biện pháp tổ chức, xây dựng lớp tự quản 1.2.1 Nội dung của biện pháp 1.2.2 Triển khai biện pháp 2 Tổ chức thực hiện 2.1 Xây dựng hệ thống cán sự lớp với tinh thần tự quản, có ý thức trách nhiệm cao với công việc 2.2 Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán sự lớp IV KIỂM NGHIỆM. 1 Kết quả đạt được 1.1.Về đạo đức 1.2 Về học tập 1.3.Về lao động 1.4 Hoạt động đoàn 1.5 Về hoạt động sinh hoạt lớp 2 Nguyên nhân thành công PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……… 17

I KẾT LUẬN

Trang 3

II NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Thực tế đã chứng minh, sự thành đạt của một thế hệ cũng như sự hưngthịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả vào hoạt động giáo dục đặc biệt

là với thời đại ngày nay thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thôngtin phát triển nhanh như vũ bão thì giáo dục lại càng trở nên cấp thiết Vậylàm thế nào để người chủ tương lai và đất nước có cả đức lẫn tài? Làm thếnào để sự nghiệp trồng người mang lại kết quả cao? Đây chính là trách nhiệmchung của toàn xã hội và tất cả những những người đang tham gia làm côngtác giáo dục, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp - người trựctiếp và thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với các em học sinh, người luôn ở bêncạnh để giải đáp những khó khăn thắc mắc cho các em và là người mà các emluôn kính trọng, yêu quý và được các em xem như là người cha, người mẹ thứhai của mình

Làm công tác giáo viên chủ nhiệm khá nhiều năm, tôi luôn tìm mọibiện pháp để gần gũi, thân thiện động viên giúp đỡ học sinh trong việc rèn

Trang 4

luyện đạo đức, tác phong cũng như lối sống và đã mang lại sự thức tỉnh chocác em học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt, chậm tiến.

Mặt khác, là giáo viên chủ nhiệm, nhà giáo dục và là người lãnh đạo, tổchức điều khiển, kiểm tra toàn diện cũng như có nghệ thuật ứng xử sư phạm phùhợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh thuộc phạm vilớp của mình phụ trách tôi luôn công bằng, công khai trước học sinh trong việckhen - chê - thưởng - phạt đối với các em Điều này đã góp phần rất lớn vào việcxây dựng tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, có ý thức tự quản tốt góp phần vàoviệc phát triển tập thể lớp, tinh thần tập thể, tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷluật cũng như các kỹ năng sống cho các em

Để tập thể lớp mình chủ nhiệm tiến bộ, đạt kết quả cao cần phải có nhiềubiện pháp giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng

và cần thiết, giáo viên chủ nhiệm phải là chỗ dựa là tấm gương sáng cho họcsinh noi theo Ngược lại, giáo viên chủ nhiệm sẽ rất vất vả trong quá trình giáo

dục học sinh toàn diện về: Đức - trí - thể - mĩ Vì lẽ đó, ngay từ đầu năm học tôi

được nhà trường phân công phụ trách chủ nhiệm lớp 10A3, đây là một lớp đầucấp các em còn nhiều bỡ ngỡ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về việc tiếp cậnhọc sinh lớp chủ nhiệm Do đó tôi luôn lo lắng, suy nghĩ phải làm gì, làm thếnào để đưa tập thể lớp vào nề nếp ngày từ đầu, làm thế nào để các em có thểquen với môi trường học tập mới của mình? … Và cuối cùng, tôi cũng đã tìmđược phương pháp, tìm được hướng đi từ những kinh nghiệm trong nhiều nămchủ nhiệm cũng như từ những đồng nghiệp của mình

Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, tích luỹ, chúng tôi đã đúc rút thành

sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong

công tác chủ nhiệm.

PHẦN B: NỘI DUNG

Trang 5

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.

Trong hệ thống tổ chức của nhà trường phổ thông hiện nay, lớp học làđơn vị cơ sở, mọi hoạt động của nhà trường đều được triển khai tại các lớpthông qua mạng lưới giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm được Hiệutrưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với họcsinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công phụ trách những lớphọc xác định

Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt Ban giámhiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện củamột lớp học sinh, một tập thể, một đơn vị hành chính của một trường học Giáoviên chủ nhiệm thường là giáo viên giảng dạy một môn học đồng thời là ngườiphụ trách, tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, là nhân vật trung tâm, làlinh hồn của lớp

Xuất phát từ vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm tôi nhân thấy rằng bất

kì ai tham gia làm công tác chủ nhiệm cũng có một mong muốn làm thế nào đểhọc sinh của mình đạt được kết quả cao trong cả hai mặt trí dục lẫn đức dục Dovậy khi được phân công chủ nhiệm bất kỳ giáo viên nào cũng vậy sẽ đầu tư hếtkhả năng, trí tuệ vào công tác giáo dục học sinh của mình với mong muốn đểngày sau các em trở thành người có đủ đức - đủ tài để sắp xếp hành trang bướcvào đời

Từ những mong ước đó đã thôi thúc giáo viên chủ nhiệm không ngừngtìm tòi các biện pháp, tập trung mọi thời gian để xây dựng, giáo dục ý thức thựchiện nề nếp tác phong của học sinh một cách tự giác, xây dựng tập thể lớp tựquản tốt Đặc biệt, ở lứa tuổi của học sinh bậc THPT tôi thiết nghĩ các em cầnthiết phải phát huy hết khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thântrong mọi công việc trên tinh thần dân chủ Do đó, tôi luôn tôn trọng, tin tưởngvào giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình Kíchthích tính tự trọng và tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mọi họcsinh

Trang 6

Để xây dựng tập thể lớp tự quản tốt lúc đầu tôi gặp không ít những khókhăn, vất vả vì lớp tôi phụ trách là học sinh lớp 10 đầu cấp, các em nằm rải rác ởtất cả các xã trong vùng, với những thói quen, ý thức chấp hành nội quy khácnhau Song với sự kiên trì của bản thân và sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ cán

sự lớp không bao lâu lớp tôi chủ nhiệm đã đi vào ổn định và phát huy tính tựquản rất tốt được thể hiện ngay vào các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, sinhhoạt 15phút đầu giờ, sinh hoạt lớp cuối tuần

mẹ làm nông nghiệp nên thu nhập chưa cao Có 8 học sinh hộ nghèo và cậnnghèo Tuy nhiên, các em vẫn luôn cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyệnđạo đức tác phong góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản tốt

2 Thực trạng về việc thực hiện nội quy, nền nếp của lớp đầu năm học

Khi được nhận lớp, đầu tiên để làm quen với học sinh tôi đã phảitham gia đầy đủ, tích cực các buổi lao động đầu năm với học sinh, quan sát

và theo dõi từng cử chỉ hành động của các em qua hoạt động lao động, theodõi nhắc nhở học sinh trong hoạt động giao tiếp với giáo viên - với bạn bè

Qua mấy tuần đầu của tháng 8 tôi thấy các em vẫn chưa quen vớimôi trường mới, đa số các em còn tự do trong mọi hoạt động cũng như

Trang 7

trong giao tiếp với thầy cô, như 15 phút đầu giờ còn ồn, lộn xộn, ý thứctrong giờ học bộ môn chưa cao, nhiều học sinh nói tự do, trong giờ sinhhoạt tập thể đầu tuần chưa tự giác, chưa nghiêm túc, trong các giờ học cónhiều học sinh vi phạm, chưa có ý thức học bài, không có tinh thần xâydựng tập thể.… Đội ngũ cán sự lớp còn nhiều lúng túng, các em chưa biếtcách quản lý lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm Do vậy, trong 2 tuầncủa tháng 8 và đầu tháng 9 lớp luôn bị xếp ở tốp cuối trong bảng xếp loạithi đua của trường Từ thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để nhanhchóng tìm ra giải pháp nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu giáo dục hiện tại vàlâu dài cho lớp, cho trường.

III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Giải pháp thực hiện

1.1 Những yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm

Với vị trí, chức năng và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, ngườigiáo viên chủ nhiệm lớp cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

- Giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là những giáo viên có trình độchuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng: Có năng lực tổ chức, quản lý, là

cố vấn thường xuyên và tích cực nhằm xây dựng tập thể lớp không ngừng pháttriển vững mạnh và toàn diện Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắmvững lý luận giáo dục, đặc biệt là các phương pháp và kĩ năng tổ chức quản lý,

kĩ năng giáo dục, kĩ năng giao tiếp sư phạm

- Giáo viên chủ nhiệm phải là người thầy gương mẫu, có phẩm chất nhâncách tốt đẹp, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tư thế, tác phong, làm mẫungười lý tưởng cho tâm hồn các em

- Giáo viên chủ nhiệm là người nhiệt tình, yêu nghề tha thiết, có tìnhthương yêu học sinh, luôn độ lượng và khoan dung, công bằng với mọi học sinh,phối hợp cùng với gia đình để uốn nắn học sinh có kinh nghiệm giáo dục họcsinh, nhất là học sinh cá biệt

- Giáo viên chủ nhiệm lớp cần có năng lực tổ chức và tham gia tích cựcvào các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao để thường xuyên cổ vũ, lôi cuốn,

Trang 8

thu hút học sinh tập luyện và tham gia các phong trào văn hóa thể thao trong vàngoài trường bổ ích, có hiệu quả.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có năng lực tham gia tích cực vàocác hoạt động chính trị - xã hội, thường xuyên động viên, khuyến khích học sinhlớp mình tích cực tu dưỡng, rèn luyện và tham gia các hoạt động của nhà trường,của địa phương nhằm gắn liền nhà trường với đời sống xã hội

- Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải giáo dục cho các emmột số kỹ năng sống như:

+ Kĩ năng tự nhận thức của học sinh, sự thông cảm, hợp tác, đảm nhậntrách nhiệm

+ Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹnăng phê và tự phê bình vv

1.2 Biện pháp tổ chức, xây dựng lớp tự quản

1.2.1 Nội dung của biện pháp

- Tổ chức tập thể lớp theo hướng tự quản tích cực, phát huy được mọi

tiềm năng, vai trò của học sinh trong các hoạt động xây dựng tập thể lớpvững mạnh

- Tôn trọng, tin tưởng ở học sinh, giáo dục cho các em ý thức tự giác, tinh

thần trách nhiệm(Với công việc, với bản thân và với mọi người)

- Bồi dưỡng cho đội ngũ cán sự lớp về phương pháp tự quản các hoạt

động của tập thể Hình thành cho các em các kĩ năng tổ chức, điều khiển

và biết đánh giá kết qur hoạt động

1.2.2 Triển khai biện pháp

Việc tổ chức, xây dựng lớp tự quản vừa là một hoạt động vừa là qua

trình giáo dục Do vậy, GVCN cần triển khai theo hai giai đoạn sau:

* Giai đoạn tổ chức và huấn luyện cơ bản

- GVCN nêu mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việc tổ chức, xây dựng lớp

tự quản có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm và quyền lợi của học sinh

- GVCN giới thiệu cho học sinh cơ cấu tổ chức lớp, các mối quan hệ và

cơ chế hoạt động tự quản của tập thể lớp

Trang 9

- Đối với lớp đầu cấp, GVCN có thể căn cứ vào kết quả thăm dò, tìm hiểubước đầu, hoặc động viên tinh thần xung phong, hoặc tạm thời chỉ địnhđội ngũ cán sự tự quản của lớp.

- Sau khi lựa chọn đội ngũ cán sự lớp GVCN giao nhiệm vụ, chức năng cụthể cho từng đối tượng Tổ chức bồi dưỡng nội dung, phương pháp chocác em

- Tổ chức cho lớp thảo luận, xây dựng kế hoạch năm học để các em xácđịnh được mục tiêu phấn đấu

* Giai đoạn thể nghiệm trong hoạt động thực tế

Trong giai đoạn này, phải tạo mọi điều kiện để đội ngũ cán bộ lớp, tổ pháthuy được vai trò chủ thể, thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mìnhtrong các hoạt động GVCN luôn giữ vai trò cố vấn, giúp học sinh định hướngvào nền nếp kỉ luật tự giác, nền nếp tự quản, tạo bầu không khí thực sự dânchủ cho lớp, tránh sự áp đặt

- Những hoạt động thực tế có thể tạo điều kiện cho học sinh tự quản là:+ Tự quản 15 phút đầu giờ: Tổ trưởng, nhóm trưởng tập trung các tổ viên,kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, xem các bài tập, bài làm được thầy cô giáoyêu cầu, đủ hay thiếu, lí do? Tổ trưởng yêu cầu các tổ viên tự kiểm tra lẫnnhau Kết quả sẽ được ghi vào sổ theo dõi của tổ

+ Tự quản các giờ học trên lớp: Giữ trật tự và tham gia phát biểu xây dựngbài Lớp trưởng, tổ trưởng kịp thời nhắc nhở các bạn vi phạm, thông qua đóchấm điểm thi đua các tổ và cá nhân

+ Tự quản giờ trống giáo viên: Vì một lý do nào đó mà giáo viên bộ mônvắng mặt, lớp vẫn phải giữ gìn kỉ luật trật tự để không làm ảnh hưởng đếncác lớp khác và không được ra khỏi lớp Lớp trưởng hội ý với cán sự lớp sửdụng giờ trống để chữa bài tập khó cho lớp

+ Tự quản tiết sinh hoạt tập thể: Đây là tiết sinh hoạt hoàn toàn do lớp tựquản GVCN chỉ giữ vai trò cố vấn và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết để họcsinh giải quyết tình huống phức tạp mà các em lúng túng

Trang 10

+ Tự quản trong hoạt động lao động, vui chơi, thể thao và các hoạt độngngoài giờ lên lớp Trong các loại hình hoạt động này đều có thể khai thácđược những tiềm năng, khả năng tự quản và hình thành các kĩ năng thuầnthục cho các em.

Việc đánh giá kết quả và trình độ tự quản lý của lớp, uy tín và năng lực củađội ngũ cán sự, GVCN có thể sử dụng các phương pháp như: thăm dò ý kiến họcsinh bằng phiếu, hỏi ý kiến của các giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn trường; quansát các hoạt động của các em; tổng hợp các số liệu thi đua của lớp, kết quả xếploại mỗi học sinh

* Cờ đỏ: 1 học sinh

* Tổ trưởng: 04 học sinh

* Nhóm trưởng: (mỗi bàn 1 học sinh)

Đây là những hạt nhân giúp giáo viên chủ nhiệm điều hành lớp trong phạm

vi quyền hạn của lớp Do vậy, tôi đã rất tập trung, chú ý để lựa chọn đúng những

em có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, trung thực

2.2 Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán sự lớp

Trang 11

* Sơ đồ bộ máy tổ chức lớp

* Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán sự lớp

Giáo viên chủ nhiệm phải xác định và giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp vớinăng lực của từng em để các em nắm được và thực hiện tốt các chức năng,nhiệm vụ, từ đó để nhắc nhở, đôn đốc các bạn cùng thực hiện Cụ thể:

- Em Nguyễn Thị Dung A - lớp trưởng:

Phụ trách chung, theo dõi chung về mọi mặt của lớp, đấu mối với cô chủnhiệm để nắm bắt các nội dung thi đua và cách đánh giá các bạn theo tổ Chịutrách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt độngcủa lớp Theo dõi đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quychế, qui định của nhà trường

Có sổ theo dõi thi đua, theo dõi 15 phút đầu giờ, trong giờ học … Cuốituần điều khiển, chủ trì tiết sinh hoạt lớp, nhận xét cụ thể về các tổ, cá nhân,đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của lớp

Lớp trưởng Bí thư CĐThư kí lớp

Lớp phó HT Lớp phó văn thể Lớp phó LĐ Cờ đỏ

GVCN

Tổ Trưởng Nhóm trưởng

Trang 12

- Em Lê Thị Lan - Bí thư chi đoàn

Có nhiệm vụ tương đương lớp trưởng, những hoạt động chủ yếu làcông tác đoàn có trách nhiệm theo dõi với mọi hoạt động của ĐV - TNtrong lớp: Như thực hiện học sinh thanh lịch, phù hiệu, đồng phục và cáchoạt động thi đua khác trong Đoàn Báo cáo kết quả hàng tuần, hàng thángcho giáo viên chủ nhiệm về tình hình trong lớp, trong chi đoàn, kết quả rènluyện của các đoàn viên thanh niên

- Em Nguyễn Thị Linh – Thư kí lớp

Có nhiệm vụ giữ và bảo quản các loại sổ sách của lớp, ghi biên bản cáctiết sinh hoạt tập thể lớp, ghi lại các sự kiện xảy ra, các hoạt động trong, ngoàigiờ học, ghi chép cả mặt tốt, mặt chưa tốt một cách cụ thể, đồng thời cũng giúpGVCN những việc ghi chép khác khi cần thiết

- Em Hoàng Thị Dinh - lớp phó phụ trách học tập :

Là học sinh khá của lớp có trách nhiệm cùng với lớp trưởng điều khiểncác hoạt động tự quản về học tập của lớp như: tổ chức trao đổi kinh nghiệm họctập tốt; tổ chức hội vui học tập Ngoài ra, lớp phó phụ trách học tập còn cónhiệm vụ: phụ trách, điều hành nhóm cán sự các môn học hoạt động có hiệuquả; có kế hoach giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên; theo dõi, đánh giá kết quảhọc tập của lớp hang tuần và báo cáo với lớp trưởng, GVCN

- Em Nguyễn Duy Hoan - lớp phó phụ trách văn nghệ - TDTT

Chịu trách nhiệm cho lớp tập hát, tập văn nghệ, tham gia các hoạt độngvăn nghệ - TDTT do trường và đoàn trường tổ chức, theo dõi ý thức tham giathực hiện của các thành viên và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm cùng đôn đốcthực hiện

- Em Đinh Văn Tuấn - Lớp phó phụ trách lao động

Nhận nhiệm vụ, có kế hoạch bố trí cho các thành viên trong lớp đều đượctham gia lao động có kết quả cao Giúp giáo viên chủ nhiệm triển khai, điều

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê kết quả  học lực lớp 10A3 năm học 2012 - 2013 - kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm ở thpt thọ xuân thanh hóa
Bảng th ống kê kết quả học lực lớp 10A3 năm học 2012 - 2013 (Trang 15)
Bảng thống kê kết quả rèn luyện đạo đức lớp 10A3 năm học 2012 - 2013 - kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm ở thpt thọ xuân thanh hóa
Bảng th ống kê kết quả rèn luyện đạo đức lớp 10A3 năm học 2012 - 2013 (Trang 15)
Bảng kết quả thi đua - kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm ở thpt thọ xuân thanh hóa
Bảng k ết quả thi đua (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w