1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐTM

36 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 518,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản của dự án, nhận thấy rằng quy trình thực hiện dự án sẽ diễn ra qua các giai đoạn có trình tự như sau: Chuẩn

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỨC TRÍ – ĐÀ NẴNG

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HOC & MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CĂN HỘ CAO TẦNG CAO ỐC ĐÀ NẴNG CENTER

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TH.SĨ NGUYỄN TRẦN QUÂN

Đà Nẵng , Tháng 5/2010

Trang 2

MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

NÔI DUNG BÀI BÁO CÁO

Trang 3

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

Ngày nay, cùng với tốc độ dân số một cách nhanh chóng thì nhu cầu về nhà ở trong xã hội cũng tăng theo Do đó, Nhà nước đang có những chủ trương, chính sách để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng những khu dân cư mới, chung cư, căn hộ cao cấp để đáp ứng nhu cầu chính đáng này của người dân

Đà Nẵng là thành phố đô thị loại I, có diện tích tự nhiên khá nhỏ 1.267 km2 ,cách Hà Nội 764km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam xuyên Việt và đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển và đường hàng không Thành phố nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,7ºC Với 5 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo.

MỞ ĐẦU

Trang 4

Cộng thêm vào đó là việc tăng dân số cơ học trong những năm gần đây đang diễn ra rất lớn cho nên nhu cầu về nhà ở luôn là một áp lực đối với nhân dân và chính quyền địa phương Theo nguồn tổng cục thống

kê TP Đà Nẵng và hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm

2010 và năm 2020 thì quỹ nhà ở hiện tại chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, diện tích bình quân chỉ đạt 4-5m 2 /người, còn thấp so với tiêu chuẩn nhà ở

từ 8-10m 2

Trong bối cảnh đó Dự án cao ốc “ Đà Nẵng Center ” vừa được

các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng phê duyệt và đang trong giai đoạn thi công đã phần nào giải quyết được vấn đề nhà ở cho người dân Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà dự án đem lại thì trong quá trình thi công và khi đi vào hoạt động Dự án chắc chắn sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường khu vực,

Trang 5

Để dự báo, đánh giá và đưa ra các giải pháp khắc phục từ những tác động tiêu cực đến môi trường nói trên thì việc thực hiện đề tài “Đánh giá tác động môi trường dự án căn hộ cao

tầng cao ốc Đà nẵng center ” là một việc làm rất thực tiễn vừa

là tuân thủ đúng pháp luật như trong Luật Bảo vệ môi trường quy định

Trang 6

2 MỤC ĐICH BÁO CÁO

•Phân tích một cách khoa học các tác động có lợi và có hại

do quá trình hoạt động của dự án đối với môi trường xung quanh

•Dự báo rủi ro về môi trường có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và khi đi vào hoạt động

•Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để hạn chế tối

đa các tác động tiêu cực đến môi trường và con người

•Đánh giá một cách tổng quan về hiện trạng môi trường trước và sau khi xây dựng dự án cao ốc “ Đà Nẵng Center ”

Trang 7

1.1 TÊN DỰ ÁN

“CĂN HỘ CAO TẦNG CAO ỐC “ ĐÀ NẴNG CENTER”

Địa chỉ : Số 08 Phan Chu Trinh, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, TP

Đà Nẵng.

1.2 CHỦ DỰ ÁN

Đơn vị : Công ty Cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long.

Trụ sở chính : 08 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Điện thoại : 05113.482586/483586 Fax : 05113 840.881 Công ty Cổ Phần Địa ốc Vũ Châu Long hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3203001744 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố

Đà Nẵng cấp ngày 14/12/2007.

Có tổng số vốn đầu tư 125 triệu USD.

Giám đốc : Ông Đặng Thiên Quang.

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

Trang 8

1.3 VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN

Vị trí thực hiện dự án tại số 08 Phan Châu Trinh nằm tại ngã tư đường Hùng Vương và Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng thuộc địa bàn phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Và có giới cận như sau :

Phía Bắc giáp : đất ở nhà dân

Phía Nam giáp : đường Hùng Vương

Phía Đông giáp : đường Phan Châu Trinh

Phía Tây giáp : đường Nguyễn Thị Minh Khai

Tổng diện tích trong ranh giới xây dựng là: 7.878m2

Trang 9

Hình 1 : sơ đồ vị trí dự án

Trang 10

1.4 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA

DỰ ÁN

Bảng 1 : các hạng mục công trình của dự án

1 khu chung cư cao cấp gồm 204 căn hộ

2 khu trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị

3 văn phòng cho thuê

Trang 11

1.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

1.5.1 Môi trường không khí và vi khí hậu

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị pháp thử Phương

Trang 12

Ghi chú:.

+ - : Không có trong tiêu chuân so sánh.

+ K1 : Mẫu lấy tại phía Đông khu vực dự án.

+ K2 : Mẫu lấy tại phía Tây khu vực dự án.

+ K3 : Mẫu lấy tại sân để xe nhà hát Trưng Vương.

+ K4 : Mẫu lấy tại số nhà Hùng Vương.

+ QCVN 05- 2009 BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ Ngày lấy mẫu: 19/02/2008, đặc điểm thời tiết: trời hanh.

+ Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng

Nhận xét : Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không

khí như: nồng độ khí , NOx, bụi tại khu vực Dự án (các thông số được tính trung bình trong 1 giờ) đều có giá trị cao hơn giá trị cho phép của Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05 – 2009): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng không khí xung quanh.

Trang 13

1.5.2 Môi trường nước

ST

T Tên chỉ tiêu ĐVT Phương pháp thử -Thiết bị Kết quả 09 -2008 QCVN

BTNMT NDA TDA

Trang 14

Ghi chú:

+ NDA: Mẫu nước giếng khơi trong nhà dân – số 223/20 Nguyễn Chí Thanh – Hải Châu – TP Đà Nẵng

+ TDA: Mẫu nước giếng đóng khu vực dự án có độ sâu từ 8-15m

+ Dấu (-): Không có trong tiêu chuẩn hoặc không phân tích.

+ QCVN 09-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

+ Ngày lấy mẫu: 8/04/2010, đặc điểm thời tiết: trời hanh.

+ Cơ quan phân tích mẫu : Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng

Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy độ cứng của nước

và chỉ tiêu NO2- trong nước lấy tại khu vực trong và ngoài dự án đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép so với quy chuẩn việt nam ( QCVN 09 – 2008 ) : quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

Trang 15

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản của dự án, nhận thấy rằng quy trình thực hiện dự án sẽ diễn ra qua các giai đoạn có trình tự như sau:

Chuẩn bị Xây dựng nền móng

Xây lắp công trình Hoàn thiện Đưa vào sử dụng

Hình 2 : trình tự hoạt động của một dự án

Trang 16

3.1 CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG VÀ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM 3.1.1 Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.1.1.1 Khí thải, tiếng ồn

a Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dưng cơ bản

Các nguồn gây ra ô nhiễm chính trong quá trình xây dựng cơ bản dự án có thể tóm lược như sau:

- Ô nhiễm do bụi đất, đá…

- Ô nhiễm nhiệt : từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức

- Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi công

- Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động do việc đóng cọc, dập móng cốt thép,

từ các động cơ, các phương tiện, máy móc thi công khác trên công trường

Trang 17

Bảng 2: Tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thông

Phương

tiện Đơn vị (U) kg/u TSP kg/u SO2 NOx kg/u kg/u CO VOC kg/u kg/u Chì

Xe máy nặng chạy xăng

Trang 18

b/ Trong quá trình dự án đi vào hoạt động

- Ô nhiễm bụi, không khí do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đưa đón khách đến và đi

- Ô nhiễm không khí, tiếng ồn do hoạt động của máy phát điện dự phòng khi xảy ra sự cố mất điện do điện lưới quốc gia hoặc sự cố

do mạng điện nội bộ của dự án

- Ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động dịch vụ của Dự án

Môi trường không khí tại khu vực dự án sẽ tác động đến khu vực xung quanh trong vòng bán kính từ 0,5 -1km Vị trí các nguồn phát sinh khí thải tại khu vực dự án tại bảng sau :

Trang 19

Bảng 3 – Vị trí các nguồn phát sinh khí thải tại khu vực Dự án

Vị trí nguồn thải Tác nhân ô nhiễm chính

Nhà văn phòng Bụi lơ lửng, khí từ máy điều hoà, máy lạnh.

Trạm xử lý nước thải Mùi hôi do nước, bùn thải

Khu tập trung chất thải Mùi hôi do phân huỷ rác thải, bùn thải từ HTXL Nhà chứa nhiên liệu Hơi xăng, dầu rò rỉ, hơi khí độc,

Các khu vui chơi, giải trí Bụi lơ lửng,…

Khu khách sạn, nhà hàng Bụi lơ lửng, mùi thức ăn dư thừa, khí thải từ máy

lạnh, máy điều hoà, máy phát điện dự phòng (khi

có sự cố).

Nhà ăn nhân viên Mùi thức ăn dư thừa (mùi tanh, ôi, )

Nhà để xe Bụi lơ lửng, hơi xăng, dầu rò rỉ.

Nhà vệ sinh Mùi hôi do nước thải sinh hoạt

Đường giao thông Khí thải giao thông chứa SOx, NOx, CO,…

Trang 20

Mức độ ô nhiễm do khí thải từ dầu FO: Để đề phòng trường hợp mất điện, chủ dự án sẽ đầu tư 4 máy phát điện dự phòng công suất 800 KVA Máy phát điện sử dụng nhiên liệu là dầu FO Định mức tiêu hao nhiên liệu là 160 kg dầu FO/giờ/máy.

Dựa trên các hệ số ô nhiễm của cá tác nhân ô nhiễm trong khí thải từ quá trình đốt dầu FO của Tổ chức y tế thế giới (WHO) như sau:

Bảng 4 – Hệ số ô nhiễm của các tác nhân ô nhiễm do quá trình đốt dầu

(Ghi chú: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu FO, S = 1,5%, tỷ trọng d = 87%.)

Trang 21

Với các số liệu trên, kết hợp với lượng dầu FO sử dụng, kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm đựoc thể hiện trong bảng sau:

Chất ô nhiễm Tải lượng từ 1 máy

phát điện (g/s) Tải lượng từ 4 máy phát điện (g/s)

(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất

tiểu thủ công nghiệp, - Tập 2 Xử lý khói thải lò hơi).

Trang 22

Trong đó: B: lượng dầu dùng trong 1 giờ (kg/giờ)

V020 : lượng khí thải sinh ra khi đốt 1 kg dầu (m3/kg)

Trang 23

- QCVN 19 – 2009 MTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ

sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể

từ ngày 16/01/2007.

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện với điều kiện quy chuẩn Việt Nam, các chỉ tiêu đánh giá đều nằm trong mức giới hạn cho phép chỉ có chỉ tiêu NO2 lớn hơn so với quy chuẩn Như đã trình bày ở trên, máy phát điện chỉ được vận hành trong trường hợp mất điện nên nguồn thải ô nhiễm này không thường xuyên Hơn nữa, trong quá trình xây dựng sẽ bố trí các máy phát điện này riêng biệt, biệt lập so với các khu vực còn lại Do vậy, các tác động do hoạt động của máy phát điện đến con người và môi trường xung quanh là không đáng kể

Trang 24

3.1.1.2 Nước thải

a Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dưng cơ bản

 Nước thải sinh hoạt của công nhân

Theo ước tính có khoảng từ 50-100 công nhân làm việc tại khu vực dự án, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa khoảng 4÷8

m3/ngày (trong trường hợp tất cả các công nhân xây dựng tắm tại công trường với định mức 80 lít/người/ngày) Theo kinh nghiệm của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP), nếu không

có các biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải lượng tối đa của nước thải sinh hoạt khoảng 4÷8 kg COD/ngày (80g COD/ngày/người) Tuy nhiên, chủ dự án sẽ có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác đông này (sẽ được trình bày ở chương sau)

Trang 25

b/ khi dự án đi vào hoạt động

khi dự án đi vào hoạt động thì nguồn nước thải của dự án gây ra như sau:

- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ hoạt động lưu trú khách, nước thải từ các phòng làm việc, khu nhà chung cư cao cấp và khách sạn, hoạt động dịch vụ, nước thải sinh hoạt của CBCNV làm việc tại

+ Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án cuốn theo các tạp chất gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận

Trang 26

 Tải lượng:

Nước thải sinh hoạt của CBCNV làm việc tại dự án, du khách lưu trú, … chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ thối rữa,

vi khuẩn gây bệnh Nước thải từ các hoạt động của Dự án bao gồm:

+ Nước thải của du khách:

 Khách sạn 386 phòng, trung bình mỗi phòng có 2 người

và mỗi người dùng khoảng 300lít/ngày đêm = 232 m3/ng.đ

 Căn hộ cao cấp có khoảng 204 căn, trung bình mỗi căn

có 4 người, dùng khoảng 300lít/ngày đêm = 245 m3/ng.đ

+ Nước thải từ hoạt động dịch vụ: 40 m3/ng.đ Bao gồm:

 Nước thải khu nhà hàng ăn uống 20 m3/ng.đ

 Nước thải vệ sinh sàn nhà, rửa xe: 20 m3/ng.đ+ Nước thải sinh hoạt của CBCNV làm việc tại khu dự án: 100 lít/ngày đêm x 1000 người = 100 m3/ng.đ

Như vậy, tổng khối lượng nước thải hằng ngày do hoạt động của

dự án là 617 m3.ng.đ

Trang 27

3.1.1.3 Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn

a Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dưng cơ bản

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng cơ bản là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp Các nguồn chất thải rắn bao gồm:

- Gỗ và các loại cây đốn chặt trong quá trình phát quang mặt bằng

- Đất cát thừa do san ủi mặt bằng

- Vật liệu thừa như xi măng và sắt trong quá trình xây dựng

- Giấy thải và vật dụng đóng gói từ hoạt động lắp đặt thiết bị

- Rác thải nguy hại gồm thuỷ tinh, ghẻ lau thấm dầu mỡ, can, bình chứa hoá chất, xăng dầu,

Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,3 – 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày, với 80 công nhân lao động tại công trường mỗi ngày thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng dự án sẽ khoảng 24 – 40 kg/ngày

Trang 28

b/ Khi dự án đi vào hoạt động

 Nguồn phát sinh:

Chất thải rắn sinh hoạt và dịch vụ của du khách và CBCNV khu vực dự án bao gồm: bao bì ni lông, mảnh thức ăn thừa, giấy vụn Thành phần chất thải rắn sinh hoạt do hoạt động của dự án trình bày tại bảng

Trang 29

Thành phần Mô tả

Chất thải từ các phòng khách sạn, phòng hội nghị, chung cư

Chất thải có thể

phân hủy sinh học

Rác hoa quả Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, vỏ măng cụt

Cúc, hồng, bi, lys

Thức ăn thừa Bánh mì, cơm, thịt, rau

Chất thải có thể tái

sinh, tái sử dụng

Thủy tinh Chai, ly bia Nhựa có thể tái sinh Chai, túi dẻo trong Giấy có thể tái sinh Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo

sinh Khác Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, vải, quần áo

Bảng 7 : Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt

Trang 30

Thành phần Mô tả

Chất thải từ nhà bếp và nhà hàng

Chất thải có thể

phân hủy sinh học

Thức ăn thừa Cơm, thịt nấu chín, bánh

Rác hoa quả Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, vỏ măng cụt Rau Rau muống, rau thơm, hành, cà rốt

-Chất thải từ đồ ăn biển Cua, ghẹ, sò, cá

Trang 31

 Tải lượng:

 Số người ở khu khách sạn: 386 x 2 = 772 người

 Số người ở căn hộ cao cấp: 204 x 4 = 816 người

 Số lượng người làm việc ở khu dự án: 1000 người

 Số lượng khách ở nhà hàng, dịch vụ khoảng 500 người

Như vậy, tổng số người ước tính khi dự án đi vào hoạt động hiệu quả là 3088 người

Theo Trần Hiếu Nhuệ, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình mỗi người thải ra hằng ngày là 0,53 kg (Nguồn: Quản

lý chất rắn, T1, Trần Hiếu Nhuệ - 2001). Như vậy, khối lượng chất thải rắn sinh ra hằng ngày là: 1636,64 kg/ngày

Khối lượng chất thải nguy hại từ các hoạt động giải trí rất khó xác định Với đặc điểm hoạt động của dự án, lượng chất thải nguy hại tối đa ước tính khoảng 50 - 100 kg/năm

Trang 32

3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

3.1.2.1 Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dưng cơ bản

Tổng hợp các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng cơ bản được trình bày tóm tắt trong bảng sau sau :

1 Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án

2 Đền bù và thay đổi mục dích sử dụng đất

3 Sự tập trung lượng lớn công nhân xây dựng gây ra xáo trộn đời

sống xã hội địa phương, gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông.

Bảng 8 : Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong

giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng cơ bản

Ngày đăng: 18/07/2014, 09:00

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : sơ đồ vị trí dự án - ĐTM
Hình 1 sơ đồ vị trí dự án (Trang 9)
Bảng 1 : các hạng mục công trình của dự án - ĐTM
Bảng 1 các hạng mục công trình của dự án (Trang 10)
Bảng 7  – Kết quả đo đạc môi trường nước khu vực Dự án - ĐTM
Bảng 7 – Kết quả đo đạc môi trường nước khu vực Dự án (Trang 13)
Hình 2 : trình tự hoạt động của một dự án - ĐTM
Hình 2 trình tự hoạt động của một dự án (Trang 15)
Bảng 2: Tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thông - ĐTM
Bảng 2 Tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thông (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w