A. NHẮC LẠI KIẾN THỨC: A. NHẮC LẠI KIẾN THỨC: ? Dựa vào kiến thức lớp 8, cho biết có mấy loại oxit? Kể tên, cho ví dụ? - Lớp 8 học loại 2 loại oxit: + Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit. VD: P 2 O 5 , SO 2 , CO 2 ,… + Oxit bazơ: Là oxit của kim loại, tương ứng với 1 bazơ. VD: CaO, Na 2 O, CuO,… ? Hoàn thành các PTHH sau: P 2 O 5 + H 2 O → H 3 PO 4 CO 2 + H 2 O → H 2 CO 3 CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 Na 2 O + H 2 O → NaOH ? Hoàn thành bảng phân loại các sản phẩm của 4 PTHH trên? CTHH Tên gọi Oxit axit Oxit bazơ H 3 PO 4 Axit photphoric ☻ NaOH Natri hiđroxit ☻ Ca(OH) 2 Canxi hiđroxit ☻ H 2 CO 3 Axit cacbonic ☻ B. BÀI HỌC: B. BÀI HỌC: I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT: 1. Tính chất hoá học của oxit bazơ: a. Tác dụng với nước: * Thí nghiệm 1: - Cho BaO hoặc CaO phản ứng với nước. - Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch thu được. ? Mời một em nhận xét thí nghiệm? - Một số oxit bazơ (như CaO; BaO;…) tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ. - Dung dịch bazơ làm dung dịch phenol phtalein (không màu) chuyển hồng. ? Mời một em nêu PTHH của 2 oxit trên khi tác dụng với nước? - PTHH 1: BaO + H 2 O → Ba(OH) 2 . - PTHH 2: CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 . ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm). b. Tác dụng với axit: * Thí nghiệm 2: - Cho CuO tác dụng với HCl. ? Nhận xét thí nghiệm? - Đã xảy ra PƯHH giữa CuO và HCl: CuO tan, tạo dung dịch mới có màu xanh lam là CuCl 2 . ? Nêu PTHH của thí nghiệm? - PTHH: CuO + HCl → CuCl 2 + H 2 O. - Thay CuO bằng các oxit bazơ khác cũng xảy ra PƯHH tương tự đó là sinh ra muối và nước. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. c. Tác dụng với oxit axit: * Thí nghiêm 3: - Cho CaO tác dụng với CO 2 . - Cho sản phẩm vào nước, lắc đều. ? Một em nhận xét thí nghiêm? Nêu PTHH? - CaO đã tác dụng với CO 2 tạo kết tủa CaCO 3 . - Sản phẩm sinh ra là muối. - PTHH: CaO + CO 2 → CaCO 3 . - Thay CaO bằng BaO (như SGK) hoặc một số oxit bazơ khác đều xảy ra PƯHH tương tự. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? Oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. 2. Tính chất hoá học của oxit axit: a. Tác dụng với nước: * Thí nghiệm 4: - Cho P 2 O 5 tác dụng với nước. - Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dd thu được. ? Một em nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - P2O5 tác dụng với nước tạo ra axit, làm quỳ tím hoá đỏ. - PTHH: P 2 O 5 + 3H 2 O → 2H 3 PO 4 . - Thay P 2 O 5 bằng nhiều oxit axit như SO 2 , SO 3 … khác cũng xảy ra PƯHH tương tự. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. b. Tác dụng với bazơ: * Thí nghiệm 5: - Dẫn khí CO 2 qua dung dịch nước vôi trong. ? Một em nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - CO 2 đã tác dụng với Ca(OH) 2 tạo muối kết tủa CaCO 3 và nước. - Thay CO 2 bằng SO 2 , P 2 O 5 cũng ra PƯHH tương tự. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? c. Tác dụng với oxit bazơ: - Tương tự phần 1c. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? Oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. II. PHÂN LOẠI OXIT: ? Dựa vào SGK, các em cho biết người ta phân loại oxit như thế nào? Các em cho ví dụ? 1. Oxit bazơ: - Là các oxit tác dụng với axit tạo muối và nước. - VD: CaO, BaO, Na 2 O,… 2. Oxit axit: - Là các oxit tác dụng với bazơ tạo muối và nước. - VD: P 2 O 5 , CO 2 , SO 2 ,… 3. Oxit lưỡng tính: - Là các oxit tác dụng được với cả bazơ và axit để tạo muối và nước. - VD: Al 2 O 3 , ZnO,… 4. Oxit trung tính: - Là các oxit không tác dụng với các axit, bazơ và nước, còn gọi là oxit không tạo muối. - VD: CO, NO,… C. VẬN DỤNG - CỦNG CỐ - VỀ NHÀ: C. VẬN DỤNG - CỦNG CỐ - VỀ NHÀ: 1. Làm BT 1, 2, 3, 4 (SGK trang 6) 2. BTVN: 4, 5, 6.