Tài liệu hướng dẫn Quy trình phòng cháy chữa cháy trong công sở, văn phòng. Một tài liệu hay dành cho CBCNV tham khảo biết cách phòng tránh cháy cách thoát nạn nếu gặp sự cố cháy nổ nếu làm việc trong các cao ốc, tòa nhà...
Trang 1SỔ TAY PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
SỔ TAY
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ THOÁT NẠN
DÀNH CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN VNPT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2371/VNPT-TTQSBV ngày 30/12/2011 của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam)
Hà Nội, năm 2011
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Trang 2TẬP ĐOÀN
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆT NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 2371/QĐ - VNPT-TTQSBV Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Sổ tay phòng cháy chữa cháy và thoát nạn
dành cho cán bộ công nhân VNPT TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN
Căn cứ Quyết định số 955/QĐ-TTg, ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 28/01/2011 của Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
Căn cứ vào Quy chế phòng cháy và chữa cháy của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 280/QĐ-BVBĐ-HĐQT, ngày 24/6/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (nay là Hội đồng thành viên);
Theo đề nghị của ông Trưởng Ban Thanh tra-Quân sự-Bảo vệ tại tờ trình số 411/TTr-TTQSBV ngày 30/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này “Sổ tay phòng cháy chữa cháy
và thoát nạn dành cho cán bộ công nhân viên VNPT”
Điều 2 Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Điều 3 Các ông (bà): Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban chức năng, Ban
QL dự án, QL đề án, Giám đốc (TGĐ) các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thành viên Tập đoàn chịu trách nhiệm thông báo, phổ biến tới toàn thể cán bộ công nhân viên biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Các thành viên HĐTV, Ban TGĐ;
- Đảng ủy Tập đoàn;
- Lưu: VT, TTQSBV
KT.TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đã ký
Phan Hoàng Đức
Trang 3SỔ TAY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ THOÁT NẠN
DÀNH CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN VNPT
(Lực lượng PCCC và đội PCCC có hướng dẫn riêng)
PHẦN I: CHÚ Ý QUAN TRỌNG VỀ PCCC
1 Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy (PCCC)
1.1 Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC
1.2 Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra
1.3 Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả
1.4 Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ
2 Trách nhiệm PCCC của cán bộ công nhân viên
1 Chấp hành quy định, nội quy về PCCC; thực hiện nhiệm vụ PCCC theo chức trách, nhiệm vụ được giao
2 Tìm hiểu kiến thức về PCCC trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC thông dụng và các phương tiện PCCC khác được trang bị
3 Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy
4 Tham gia các hoạt động PCCC ở nơi làm việc; tham gia đội PCCC cơ sở ; góp ý, kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về các biện pháp bảo đảm
an toàn về PCCC
5 Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC
6 Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động PCCC khác
3 Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
3.1 Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội PCCC cơ sở;
b) Đơn vị Cảnh sát PCCC nơi gần nhất;
Trang 4c) Lãnh đạo đơn vị
d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất
3.2 Người có mặt tại nơi xảy cháy và có sức khoẻ phải tìm mọi biện pháp
để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải tuân theo lệnh của người chỉ huy chữa cháy
4 Xử lý vi phạm
Người nào có hành vi vi phạm các quy định về PCCC thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Trang 5PHẦN II: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CHO VĂN PHÒNG
1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy định an toàn PCCC; niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy tại những nơi có nguy hiểm cháy, nổ; niêm yết sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC
3. Tắt các thiết bị điện khi rời phòng làm việc
Tắt máy tính Tắt máy in, thiết bị dùng
chung
Tắt điện chiếu sáng
4 Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra các trang thiết bị
Kiểm tra dây dẫn điện Bảo dương thiết bị Kiểm tra bảo dưỡng ổ cắm
5 Sắp xếp chỗ làm việc gọn gàng, không để đồ vật chèn lên dây điện
Không để trướng ngại vật
trên lôi đi, cửa ra vào,
Không chắn cửa thoát
hiểm
Sắp xếp gọn gàng
Phòng hoả hơn cứu hoả
Trang 66 Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng dầu, gas, sử dụng
ngọn lửa trần
7 Không hút thuốc ở khu vực làm việc, hút đúng nơi quy định, không vứt
tàn thuốc lá, tàn diêm, tàn lửa vào thùng rác
8 Không sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện, nếu không được phép bằng
văn bản của Lãnh đạo Tập đoàn
9 Khi cần mở cửa cầu thang bộ phải đóng nhưng không khoá vào ngay để
ngăn khói, tránh cháy lan
Nghiêm túc thực hiện nội quy PCCC
Trang 7PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THOÁT NẠN
Cán bộ, công nhân viên phải chú ý đến vị trí cầu thang bộ, cầu thang
có thể tạo ra lối thoát nạn hoặc đôi khi các cuộn vòi cứu hoả chính là dây cứu nạn
1 Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn hoặc nghe thông báo qua hệ thống loa truyền thanh
- Hãy sử dụng cầu thang bộ, hay theo lối đèn EXIT (nên nhớ đối với nhà cao tầng thoát hiểm bằng cầu thang bộ là lối thoát duy nhất )
2 Nhanh chóng thoát hiểm, không có thu những đồ có giá trị, không
tò mò tìm hiểu đám cháy
3 Trên đường đi, báo cho những người ở các phòng lân cận biết đang
có cháy xảy ra Hãy đi cùng nhau nếu có thể
4 Trên đường đi chỉ mở cửa bạn cần và đóng nhưng không khoá tất
cả các cửa đang mở để ngăn khói và cháy lan
Cầu thang bộ là địa chỉ
Trang 85 Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu cotton nhúng
ướt và chùm nên đầu mình
6 Nếu có khói hãy khom người di chuyển
7 Nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở; Nếu nhiệt độ quá cao tuyệt đối không được mở cửa; Khi mở cửa tránh mặt người sang một bên đề phòng lửa tạt
Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa để thử, không dùng lòng bàn tay Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn
bò hay xuống thang cứu hỏa
Nếu cửa mát, và không nhìn thấy khói quanh cửa, có thể mở cửa rất chậm
và cẩn thận Khi mở cửa, nếu thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt Nếu không có khói hay lửa khi mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn
Tránh khói độc hãy sử dụng khăn thấm nước
Trang 98 Nếu bị mắc kẹt vì lửa và khói đã chặn mất lối thoát
6.1 Hãy tập hợp mọi người vào một phòng nếu có thể
6.2 Kiểm tra cửa phòng xem có lửa hay khói vào phòng qua các khe trên cửa hay không nếu có không được mở cửa và dùng vải, rẻ ướt chặn lấy để ngăn khói
6.3 Di chuyển ra ban công, cửa sổ
Mở cửa sổ, ban công nếu không thể mở hãy dùng một vật nặng để đập
vỡ nó ở góc cuối và Nếu ở độ cao thấp an toàn có thể thoát ra ngoài qua cửa sổ hoặc ban công
6.4 Từ cửa sổ, ban công hãy gọi to, dùng khăn, áo sáng màu, ra hiệu gây chú ý; Gọi điện thoại cho 114 và 113, 115, hay người thân thông báo vị trí bạn đang bị kẹt
6.5 Trong khi chờ đợi, hãy tìm các phương tiện cứu nạn như thang, thang
dây, dây chắc chắn, an toàn để xuống (đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo,
dây mạng, cuộn vòi cứu hoả, cũng là một sợi dây tốt để đưa các bạn xuống đất
an toàn Chú ý độ cao, sức khoẻ để bảo đảm an toàn khi xuống bằng những thiết
bị thô sơ )
Hãy bình tĩnh sử lý
Trang 106.6 Tuyệt đối không nhẩy xuống trừ khi có đệm hoặc ở độ cao thấp an toàn
9 Nếu quần áo trên người bị cháy
Không được chạy vòng quanh, nếu chạy sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn
Nằm xuống, lăn vòng quang, việc này giúp lửa tắt khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên)
Trùm ngọn lửa bằng áo khoác hay chăn, giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa
10 Nếu bị bỏng
Khi bị bỏng, nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch nhưng không được dùng nước đá, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân
Những trường hợp bỏng nặng thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt
11 Khi xuống đến nơi an toàn: Tập trung ở vị trí an toàn, báo cho trưởng đơn vị hoặc người có tránh nhiệm để nắm rõ ai đã an toàn, ai còn bị mắc kẹt
PCCC là trách nhiệm và quyền lợi thiết thân của mỗi người
Trang 11PHẦN IV: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHỮA CHÁY
1 Hệ thống PCCC tại một số toà nhà:
Cán bộ, công nhân viên phải chú ý đến vị trí để các phương tiện phòng cháy, chữa cháy của toà nhà
Hiện hệ thống PCCC thường gồm có:
Đầu báo khói và đầu báo
nhiệt
Vòi phun nước
(sprinkler)
Các điểm nút nhấn báo
cháy
Còi báo động và đèn
chớp
Tủ điều khiển báo cháy
trung tâm
Cuộn vòi cứu hoả
Bình cứu hoả xách tay Trụ cấp nước cứu hỏa
bên ngoài
Quát điều áp, khi cháy tạo áp để ngăn khói vào cầu thang thoát
hiểm
Thang máy: Nếu cháy thang sẽ tự động chạy xuống
tầng G và mở cửa sau đó dừng hoạt động
Khi vào nhà cao tầng hãy chú
ý đến các phương tiện PCCC
Trang 122 Một số chất chữa cháy và các thiết bị, dụng cụ chữa cháy bằng tay
2.1 Nước chữa cháy và cách sử dụng:
Ứng dụng chữa cháy: Chữa cháy các vật liệu cháy từ gỗ, tre, vải , các thiết
bị điện đã được cắt điện
Cách sử dụng: Các dụng cụ thô sơ: Xô, thùng, gầu vảy phun, hất, đổ vào đám cháy
Ghi chú:
- Khi dùng nước để chữa cháy các đám cháy có hàng hoá, thiết bị máy móc dễ bị hư hỏng do tác dụng của nước phải có chiến thuật hợp lý để hạn chế thiệt hại
- Không dùng nước để chữa các thiết bị điện hoặc những nơi chưa được cắt điện hoàn toàn
2.2 Bình chữa cháy xách tay CO2 và cách sử dụng:
a) Ứng dụng chữa cháy: được dùng để dập tắt các đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, các thiết bị kín, hầm tàu, khoang hàng kín b) Cách sử dụng:
Bước 1: Nhanh
chóng mang (vác)
bình đến đám cháy
Bước 2: Rút chốt an
toàn
Bước 3: Bóp cò
Ghi chú:
- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun
- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng
- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng cho phù hợp
- Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió
- Không được sử dụng bình CO2 để dập các đám cháy kim loại và than nóng đỏ
- Đề phòng bỏng lạnh Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun
Mỗi CBCNV là một chiến sỹ chống giặc lửa
Trang 132.3 Bình bột chữa cháy xách tay và cách sử dụng:
a) Ứng dụng chữa cháy:
Bột "BC" được sử dụng dập tắt đám cháy chất lỏng, khí cháy và thiết bị điện; Bột "ABC" được sử dụng dập tắt các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy và đám cháy điện, thiết bị điện; Bột "M" để dập tắt các đám cháy kim loại tinh khiết
b) Cách sử dụng:
Bước 1: Nhanh chóng
mang (vác) bình đến đám
cháy vừa chạy vừa lắc bình
Bước 2: Rút chốt an
toàn
Bước 3: Bóp cò
Ghi chú:
- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió
- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun
- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng
- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng cho phù hợp
3 Một số điều cần làm khi phát hiện ra cháy
3.1. Bước 1: Bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất!
- Nếu theo đánh giá của bạn có thể kiểm soát được ngọn lửa, hãy
thực hiện sang Bước 2
- Nếu theo đánh giá của bạn không thể kiểm soát được ngọn lửa, hãy thực hiện thực hiện sang Bước 3:
3.2. Bước 2: Sử dụng các phương tiện sẵn có để dập cháy
Sử dụng các chất, phương tiện chữa cháy đã được trang bị như: bình chữa cháy sách tay, nước, để dập tắt đám cháy
Lực lượng chữa cháy tại chỗ rất quan trọng khi chữa cháy ban đầu
Trang 14Nếu sau trong khoảng 01 phút mà không dập tắt được đám cháy hãy
đóng cửa phòng bị cháy lại để ngăn cháy lan và chuyển sang Bước 3
- Hô hoán
- Nhấn nút chuông báo cháy,
- Thông báo cho số điện thoại:
- Tìm đến cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn EXIT để thoát ra ngoài toà nhà
Không để xảy ra cháy, nổ là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà
Trang 15MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH 1
PHẦN I: CHÚ Ý QUAN TRỌNG VỀ PCCC 2
1 Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy (PCCC) 2
2 Trách nhiệm PCCC của cán bộ công nhân viên 2
3 Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy 2
4 Xử lý vi phạm 3
PHẦN II: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CHO VĂN PHÒNG 4
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THOÁT NẠN 6
PHẦN IV: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHỮA CHÁY 10
1 Hệ thống PCCC tại một số toà nhà: 10
2 Một số chất chữa cháy và các thiết bị, dụng cụ chữa cháy bằng tay 11
3 Một số điều cần làm khi phát hiện ra cháy 12