Mô hình chỉ số Z

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận PNJ 2016 2020 (Trang 48 - 50)

Mô hình chỉ số Z: là một công cụdùng để dự báo khảnăng xảy ra phá sản của doanh nghiệp. Mô hình này sử dụng nhiều tỷ sốđể tạo ra một chỉ số về khảnăng khó khăn tài chính. Và mô hình chỉ số Z của Altman đã sử dụng kỹ thuật thống kê để tạo ra chỉ số dự báo là một hàm tuyến tính của một số biến giải thích.

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chỉ sốZ được tính như sau:

Z=1,2X1+1,4X2+3,3X3+0,64X4+0,999X5

Trong đó:

X1: Tỷ số vốn lưu động/ Tổng tài sản à Cho thấy khảnăng thanh toán của tài sản trên tổng vốn. X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản à Cho thấy tuổi của doanh nghiệp và khảnăng tích lũy lợi nhuận.

X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Tổng tài sản (BEP) à Cho thấy sức sinh lợi của công ty độc lập với thuếvà đòn bẩy tài chính.

X4: Tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu/ Giá trị sổ sách của tổng nợ à X5: Tỷ số doanh thu/ Tổng tài sản (TAT)

Theo Altman:

Với Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Với 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thểcó nguy cơ phá sản. Với Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Bảng 2.28 Phân tích mô hình chỉ số Z

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng tài sản 3.587.986.910.163 4.492.245.832.811 6.437.895.556.604 8.602.964.421.816 8.483.146.098.451

Tài sản ngắn hạn 3.102.579.808.767 3.896.141.901.410 5.405.256.600.641 7.333.364.485.251 7.143.929.036.497

Nợ ngắn hạn 2.021.660.998.255 1.488.758.034.029 2.677.317.785.700 4.017.860.524.469 3.231.907.356.443

Vốn lưu động 1.080.918.810.512 2.407.383.867.381 2.727.938.814.941 3.315.503.960.782 3.912.021.680.054

Lợi nhuận giữ lại 204.803.379.260 539.662.042.760 691.551.534.847 850.049.532.473 714.210.365.978

Lợi nhuận trước lãi

vay và thuế (EBIT) 663.824.248.019 962.360.428.356 1.266.659.315.511 1.622.079.995.969 1.500.397.162.991 Giá thị trường của

VCSH 2.968.853.552.280 6.892.540.482.000 11.090.620.949.930 18.627.565.918.720 18.245.461.656.660

Doanh thu thuần 8.564.590.490.217 10.976.836.889.964 14.571.135.744.850 17.000.681.080.523 17.510.788.650.999

MÔ HÌNH CHỈ

SỐ Z Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

X1=TSNH/TS 0,3013 0,5359 0,4237 0,3854 0,4612 X2=LNGL/TS 0,0571 0,1201 0,1074 0,0988 0,0842 X3=EBIT/A 0,1850 0,2142 0,1968 0,1885 0,1769 X4=Giá trị thị trường VCSH/giá trị sổ sách của tổng nợ 1,4221 4,4679 4,1186 4,6272 5,6291 X5=Doanh thu/TS 2,3870 2,4435 2,2633 1,9761 2,0642 Z=1.2X1+1.4X2+3. 3X3+0.64X4+0.99 9X5 4,3467 6,8187 6,2051 6,1586 6,9197

Các chỉ số Z của doanh nghiệp qua các năm đều ở mức rất cao cho thấy đây là một dấu hiệu tốt rằng doanh nghiệp đang nằm trong vùng an toàn và chưa có nguy cơ phá sản. Cụ thể chỉ số Z thấp nhất là vào năm 2016 (Z = 4,3467), cao hơn nhiều so với Z = 2,99 và thậm chí còn cao hơn vào những năm sau. Vì vậy, doanh nghiệp hiện đang phát triển khá tốt và rất có tiềm năng trong tương lai.

Tuy nhiên, chỉ sốnày không tăng ổn định theo thời gian mà có phần giảm vào năm 2018 với chỉ sốZ = 6,2051, năm 2019 (Z = 6,1586) so với năm 2017 (Z = 6,8187) nhưng vẫn ở mức rất cao và đã tăng lại vào năm 2020. Nguyên nhân là vào năm 2018 và năm 2019, tổng tài sản của doanh nghiệp được tăng lên khá nhiều trong khi đó vốn lưu động, lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận giữ lại trước lãi vay và thuế, giá thị trường của vốn chủ sở hữu, doanh thu không tăng nhanh được như vậy dẫn đến hầu hết các chỉ số X1, X2, X3, X4, X5 đều giảm.

Hiện tại, công ty cần tiếp tục để phát triển và nâng cao chỉ số Z hơn nữa. Dựa vào công thức tính các chỉ số X, đểtăng chỉ số Z ta cần tăng các số hạn ở tử số và giảm các số hạng ở mẫu số. Và ta nhận thấy được, các chỉ số X1, X2, X3, X5 ởđây đều có chung một mẫu sốđó là tổng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng việc giảm tổng tài sản của công ty nhưng vẫn phải đảm bảo giữ vững quy mô và hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu làm được điều đó chỉ số Z sẽtăng lên rõ rệt. Do

đó, công ty cần rà soát kỹlưỡng, tìm ra những loại tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào việc tạo doanh thu cho công ty và bán những tài sản này đi.

Việc làm này không những giúp cho doanh nghiệp giảm được những tài sản không cần thiết trong tổng tài sản mà tiền nhận được khi bán những tài sản đó sẽ thêm vào vốn lưu động góp phần làm tăng chỉ sốX1 hơn nữa. Ngoài ra với những tài sản này nếu để lại doanh nghiệp sẽ phải thực hiện khấu hao theo thời gian dẫn tới tới cho dù không có sử dụng nhưng chúng vẫn sẽ bị giảm giá trị và khi bán đi sẽ giúp làm giảm chi phí khấu hao và từ đó làm tăng chỉ số X2, X3. Mặt khác, nếu những tài sản này hiện đang bị nợ thì khi bán đi sẽ giảm được khoản nợ và chi phí lãi suất trên khoản nợ này giúp cho công ty giảm được tổng nợ. Với việc giảm được tổng nợ thì chỉ số X4 của công ty sẽtăng lên.

Chính vì vậy, việc giảm những tài sản không trực tiếp hay gián tiếp góp phần tạo ra doanh số đã làm giúp làm tăng các chỉ số X và dẫn tới tăng chỉ số Z của công ty. Không những thế doanh nghiệp cũng cần xem xét bán đối với những tài sản ít tạo ra doanh số và có thể thay thế chúng bằng việc đi thuê ngoài để cho chỉ sốZ được tốt nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận PNJ 2016 2020 (Trang 48 - 50)