BHXH là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tốt chính sách BHXH, chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức rõ vai trò của BHXH nên Nhà nước rất quan tâm đến công tác này, ban hành các văn bản về thực hiện BHXH và đến năm 2007 Nhà nước đã chính thức áp dụng bộ luật BHXH để thống nhất việc thực hiện BHXH trong cả nước Trong các khâu của BHXH thì công tác chi trả là một khâu quan trọng, đảm bảo sự cân đối của quỹ BHXH. Thực hiện tốt công tác chi trả sẽ đảm bảo cho nguồn NSNN đ¬ược an toàn, không bị thất thoát, đồng thời đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH đủ sức thực hiện chức năng của mình. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Em đã được lĩnh hội các kiến thức cơ bản về BHXH cũng như nhận thức được tầm quan trọng của BHXH nói chung và của công tác chi BHXH nói riêng. Qua quá trình thực tập tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng và tìm hiểu thực tế em thấy công tác chi trả BHXH tại tỉnh có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi một số thiếu sót. Để thực hiện tốt hơn công tác chi trả thì cần phải khắc phục những hạn chế đó. Do vậy em đã chọn đề tài “Công tác chi trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng, thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu. Báo cáo thực tập của em được chia làm hai phần: Phần I : Những vấn đề chung về tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Cao Bằng Phần II : Thực trạng Công tác chi trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng, thực trạng và giải pháp.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình
Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo thực tập là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Sinh viên thực hiện
Đàm Thị Nụ
Trang 2
: Công nghệ thông tin : Kế hoạch tài chính : Người lao động : Người sử dụng lao động : Ngân sách Nhà nước
: Nhà xuất bản
: Tai nạn lao động — Bệnh nghề nghiệp : Ủy ban nhân dân
Trang 3Mục lục
Mỡ đầu sessesesesesee Í
PHAN I: NHUNG VAN ĐÈ CHUNG VẺ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG
I KHAI QUAT DAC DIEM TINH HINH CHUNG CỦA TỈNH CAO BẰNG
VÀ BHXH TỈNH CAO BANG
1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
1.2 Đặc điểm tình hình chung ở BHXH tỉnh Cao Bằng 2
1.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Cao Bằng .2
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh
Cao Bằng
1.2.3 Đội ngũ cán bộ công chức của BHXH tỉnh Cao Bằng
1.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của BHXH tỉnh Cao Bằng 6
1.3.2 Những khó khăn vướng mắc - 2 ¿-2+z+x++xz+zz+zxee 7
2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG .ÔỎ 8
2.2 Tinh hinh tham gia BHXH
2.7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ
2.8 Công tá tác quản lý, lưu trữ hồ s SƠ VỀ BHXH "
Trang 43.1.1 Những mặt đã đạt được
3.1.2 Những mặt còn hạn chế
3.2 Kiến nghị
Phan II : CONG TAC CHI TRA BHXH TAI CO QUAN BHXH
TINH CAO BANG, THUC TRANG VA GIAI PHAP
Chương I : LÝ LUẬN CHUNG VÈ BHXH VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH
1.3 Nội dung của công tác chi trả BHXH bắt buộc - - - 5+ 25
1.3.1 Quản lý đối tuợng hưởng, mức hưởng của các chế độ 25 1.3.1.1 Đối với chế độ ốm đau 25:©25225cccscccxvsrxrersee 26
1.3.1.2 Chế độ Thai sản -2- 22 5222<+2Et2Et2 2 2EEEEeEkerrrrek 26
Trang 5
2.2 Công tác kế hoạch tài chính va chi trả chế độ BHXH - 36 2.3 Công tác chỉ trả BHXH ngắn hạn ( Ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK )38
2.6 Một số công tác khác có liên quan
2.6.1 Công tác giải quyết chế độ
2.6.2 Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại
2.6.3 Công tác công nghệ thông tin . «6-6 SE svreeeeerse
Chương 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRA BAO HIEM XA HOI BAT BUOC TAI CO QUAN BHXH TINH CAO
3.1 Phương hướng, nhiệm vụ của BHXH tính Cao Bằng trong thời gian tới 52 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chỉ trả BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng 9 H101 10121 0 0 100 T10 0 0H 0 H0 0000001000010 100 0H00 1g nu 53 3.2.1 Duy trì sự lãnh đạo trong toàn ngành và phôi hợp tốt với các bên liên
3.2.2 Công tác đào tạo cán bộ
3.2.3 Thường xuyên tuyên truyền và kiểm tra dé nâng cao ý thức của các đối
"U80 0n
3.2.4 Các biện pháp khác
3.3 Một số khuyến nghị
Trang 6
3.3.1 Khuyến nghị với cơ quan Nhà nước và các cấp ủy chính quyền 56 3.3.2 Kiến nghị với cơ quan Báo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng 56
Tài liệu tham khảo .s- 5< 5< 55% S325 20.25 59
Trang 7BHXH nên Nhà nước rất quan tâm đến công tác này, ban hành các văn bán
về thực hiện BHXH và đến năm 2007 Nhà nước đã chính thức áp dụng bộ
luật BHXH đề thống nhất việc thực hiện BHXH trong cả nước
Trong các khâu của BHXH thì công tác chi trả là một khâu quan trọng, đảm bảo sự cân đối của quỹ BHXH Thực hiện tốt công tác chi trả sẽ
đảm bảo cho nguồn NSNN được an toàn, không bị thất thoát, đồng thời
đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH đủ sức thực hiện chức năng của mình
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Em đã được lĩnh hội các kiến thức cơ bản về BHXH cũng như nhận thức được tầm quan trọng
của BHXH nói chung và của công tác chỉ BHXH nói riêng Qua quá trình
thực tập tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng và tìm hiểu thực tế em thấy công tác chỉ trả BHXH tại tỉnh có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi một số thiếu sót Để thực hiện tốt hơn công tác chỉ trả thì cần
phải khắc phục những hạn chế đó Do vậy em đã chọn đề tài “Công tác chỉ
trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng, thực trạng và giải pháp ” làm đề tài nghiên cứu
Báo cáo thực tập của em được chia làm hai phần:
Phần I : Những vấn đề chung về tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội
tại cơ quan Báo Hiểm Xã Hội tỉnh Cao Bằng
Phan II: Thuc trang Cong tac chi tra BHXH Bat buộc tại cơ quan
BHXH tỉnh Cao Bằng, thực trạng và giải pháp
Trong quá trình nghiên cứu, mặc đù đã có nhiều cố gắng nhưng báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, Em kính mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 8
Phần I
NHUNG VAN DE CHUNG VE TINH HiNH THUC
HIỆN BẢO HIẾM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIẾM
XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
I KHAI QUAT DAC DIEM, TINH HINH CHUNG CUA TỈNH
CAO BANG VA BAO HIEM XA HOI TINH CAO BANG
1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc bao gồm 12 huyện và một thị xã, với vị trí địa lý hai mặt Đông, Tây giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 311 km Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn
Với tông diện tích đất tự nhiên là 6690,72Kmỷ, địa hình của tỉnh là núi non trùng điệp, rừng núi chiếm 90% diện tích toàn tỉnh, tổng số dân tính đến
31/12/2009 là 583 288 người Qua đó ta thấy mật độ dân số của tỉnh là 76
người/ 1 km”
Cao Bằng là một tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn nên
trong những năm qua Cao Bằng là một trong những tỉnh luôn có sự phát
triển kinh tế đứng trong tốp cuỗi của cả nước Thu nhập bình quân đầu ngư-
ời thấp là 560 800 đồng/ tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung Cùng
với sự phát triển chung của đất nước và sự giúp đỡ của các tổ chức trong cũng như ngoài nước Cao Bằng đang từng bước củng có, khắc phục và
Hoạt động của BHXH tỉnh Cao Bằng ra đời cùng với sự hình thành
và phát triển của BHXH Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Tuy nhiên trong những năm đó, hoạt động BHXH vẫn phân tán và chưa có một tổ chức thống nhất quán lý
Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP, về việc thành
lập hệ thống BHXH Việt Nam thống nhất từ Trung ương đến địa phương,
đồng thời đánh đấu sự hình thành của BHXH Cao Bằng
Trang 9Ngày 16/8/1995, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết
định số 8§6/QÐ-TCCB về việc tô chức, sắp xếp cán bộ và quy chế làm việc của BHXH tính Cao Bằng Từ đó, cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 2, có con dấu và có tài khoản riêng, và
có trụ sở đặt tại đường Pác Bó, Phường Sông Bằng, Thị xã Cao Bằng
Những ngày đầu mới thành lập, do điều kiện kinh tế — xã hội còn gặp
nhiều khó khăn nên điều kiện làm việc của cơ quan BHXH cũng còn nhiều
hạn chế Năm 1996, ngành chỉ có 66 cán bộ, viên chức, chủ yếu là trình độ trung cấp và bộ đội chuyển ngành Trụ sở còn chật hẹp, máy móc thiết bị
hầu như không có gì Do đó, việc thực hiện BHXH còn gặp nhiều khó khăn, năm 1997 số người tham gia BHXH mới chỉ có 18.099 người, kết quả thu chỉ đạt 16,6 tỷ đồng
Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường sau 16 năm hình thành và phát triển, BHXH Cao Bằng đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất và cùng với sự nỗ lực, cô gắng của các cán bộ - công nhân viên chức trong đơn vị
và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành địa phương BHXH tỉnh Cao Bằng
đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt
Nam giao cho
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tô chức bộ máy của
Trang 10+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các
chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng kí,
quản lý đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định
+ Tổ chức cấp số BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia;
+ Tổ chức thu, chi và quán lý quỹ BHXH, BHYT trên địa ban tinh;
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế
độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chỉ trả các chế
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng
các chế độ BHXH, BHYT
+ Cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT cho người tham gia và các thông tin có liên quan cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu
+ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định
Ngoài các nhiệm vụ trên, BHXH tỉnh Cao Bằng còn thực hiện một
số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
> Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng
- Đứng đầu là Ban giám đốc bao gồm 1 Giám đốc —- ông Nguyễn Mạnh Tuấn và 2 Phó Giám đốc - ông Nông Văn Hiệp và Nông Công Hiếu chịu trách nhiệm quán lý điều hành chung
- Tiếp theo là 9 phòng nghiệp vụ và BHXH của 13 huyện, thị - có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Cao Bằng thực hiện các công tác chuyên môn và quản lý các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định
của pháp luật Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh thế hiện rõ hơn trên sơ đồ Sau:
Trang 11Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tinh Cao Bang
Văn phòng BHXH tỉnh được phân thành 9 phòng ban chức năng
riêng biệt, các bộ phận này đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc,
phó giám đốc, sự phân công công việc được tiến hành căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận và năng lực của mỗi cán bộ
1.2.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng
BHXH tỉnh Cao Bằng tính đến thời điểm 31/12/2010 có tất cả 184
cán bộ công chức, viên chức trong đó: trình độ đại học có 82 người chiếm 42,3%; cao đẳng có 10 người chiếm 5,43%; trung cấp có 88 người chiếm 47,83%, lái xe có 4 người chiếm 2,17% Với tổng số 184 cán bộ công chức,
viên chức thì gồm có 6§ nam chiếm 36,96%, có I 16 nữ chiếm 63,04%
Trong đó đội ngũ công chức, viên chức tại Văn phòng BHXH tỉnh là
73 người Cụ thể số lao động trong các phòng ban như sau: lãnh đạo có 2
người, phòng chế độ BHXH có 7 người, phòng giám định BHYT 13 người,
phòng thu 12 người, phòng kế hoạch tài chính 9 người, phòng kiểm tra 3 người, phòng công nghệ thông tin 4 người, phòng cấp số thẻ 7 người,
Trang 12
phòng tiếp nhận - quản lý hồ sơ 5 người, phòng tổ chức - hành chính 10 người Về trình độ chuyên môn, cán bộ có trình độ đại học là 51 người, cao đẳng là 5 người, trung cấp là 14 người
Công tác củng cố kiện toàn xây dựng đội ngũ cán bộ luôn được ngành chú trọng Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn được
đề cao; BHXH tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ BHXH, BHYT và công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ
trong ngành, tham gia các lớp tập huấn do BHXH Việt Nam tổ chức Công
tác phát triển Đảng luôn được Chỉ ủy, Chỉ bộ BHXH tỉnh Cao Bằng quan tâm Hiện nay toàn ngành có 80 đồng chí Đảng viên, chiếm 43,5% số cán
bộ Hiện nay, Chỉ bộ tiếp tục cử một số đoàn viên ưu tú đi học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trẻ, nhiệt huyết, đầy trách nhiệm BHXH tỉnh Cao Bằng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của BHXH tỉnh Cao Bằng
Cơ sở hạ tầng của ngành được đầu tư, nâng cấp và xây dựng thêm một số hạng mục, hiện nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Trụ sở của
BHXH tỉnh Cao Bằng đặt tại Đường Pác Bó, phường Sông Bằng, Thị xã
Cao Bằng, với một toà nhà kiên có và khang trang gồm 06 tầng rộng rãi với
35 phòng làm việc, có hệ thống cầu thang máy, thêm vào đó có hệ thống điều hoà Hiện nay, tại văn phòng BHXH tỉnh, số máy vi tính bình quân đạt
1 máy/Icán bộ, các phòng làm việc đều có máy in riêng đảm bảo phục vụ kịp thời cho quá trình thực hiện nghiệp vụ, 100% máy vi tính được nối mạng Internet và mạng nội bộ, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu, trao đôi thông tin giữa các phòng chuyên môn BHXH tỉnh cũng đã tiết kiệm chỉ thường xuyên để đầu tư 22 máy tính xách tay và 04 máy scan cho các đơn
vị, Thêm vào đó cơ quan cũng có một phòng photocopy chuyên để phục vị công tác nghiệp vụ, chuyên môn Ngoài ra BHXH tỉnh có ôtô phục vụ cho việc đi công tác của các cán bộ .Điều đó đó tạo môi trường làm việc thuận lợi, góp phần thành công trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao 1.3 Những thuận lợi và khó khăn
Năm 2010, Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng triển khai, tổ chức thực
hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao đã đạt được những thuận lợi và gặp phải những khó khăn chủ yếu sau
Trang 131.3.1 Những thuận lợi cơ bản
- Từ ngày thành lập đến nay BHXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận được
sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của BHXH Việt Nam; của Tĩnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Cấp ủy, Chính quyền các cấp; sự ủng hộ giúp đỡ, phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, các tô chức đoàn thể và sự hợp tác, tạo điều kiện của các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ), các cơ sở khám chữa bệnh trong việc tổ chức chính sách BHXH,
BHYT cho người lao động và nhân dân
- Công tác tô chức tiếp tục được củng có, kiện toàn, từng bước đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và nâng cao chất lượng công tác chuyên môn của ngành Đoàn kết nội bộ ngày càng được củng cố
- Chuyên hóa được nhiệm vụ trọng tâm của ngành thành nhiệm vụ chính trị của địa phương Vị thế và hình ảnh của ngành được quan tâm, nhìn nhận đánh giá đúng với kết quả chuyên môn mà tập thể Cán bộ công chức đó nỗ lực phần đấu
- Hệ thống văn bán pháp luật về BHXH, BHYT đó dần được hoàn
thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tô chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của cơ quan là những cán bộ trẻ, khỏe, nhiệt tình, không ngừng học tập và đoàn kết cùng nhau hoàn thành
tốt công việc của tập thể cũng như nhiệm vụ của mỗi thành viên
- Cở sở vật chất của ngành từng bước được củng cố và hiện đại hóa, nhất là hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin, giúp công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ, chuyên môn đạt chất lượng, hiệu quả tốt hơn
1.3.2 Những khó khăn vướng mắc
- Chức năng, nhiệm vụ, khối lượng của công việc ngày càng lớn,
trong khi đó biên chế CBCC có hạn; một số CBCC đó nghí hưởng chế độ
nhưng vẫn chưa có nguồn bổ sung; việc tuyên dụng yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy theo quy định của BHXH Việt Nam là rất khó thực hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc còn thiếu về số lượng và có những hạn chế về kinh nghiệm quản lý điều hành Nhận thức về chính trị,
trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của CBCC không đồng đều nên
ảnh hưởng tới việc sắp xếp, bố trí và sử dụng
- Nhiều đơn vị SDLĐ chưa tham gia BHXH, BHYT đầy đủ cho số lao động thuộc diện bắt buộc, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Một số đơn vị nợ đọng kéo dài và không có khả năng thanh toán
Trang 14
- Chưa thực hiện được việc thu BHXH, BHYT và BHTN theo mức
lương tôi thiếu 730.000 đồng đối với một số đơn vị sử dụng nguồn kinh phí
do Ngân sách đảm bảo theo chỉ đạo của UBND tỉnh Cao Bằng tại công văn
số 740/UB-TM ngày 29/04/2010 Điều đó gây khó khăn trong việc sử dụng
phần mềm quản lý thu và ảnh hưởng đến tiễn độ thu và việc giải quyết chế
độ chính sách cho người tham gia
- Trong quá trình tổ chức thực hiện một số quy định của pháp luật
BHXH, BHYT chưa phù hợp với thực tiễn, các văn bản hướng dẫn còn
chưa kịp thời hoặc có những văn bản thay đối liên tục gây khó khăn trong quá trình thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, đối tượng
II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG
2.1 Công tác tuyên truyền, thông tin, phố biến chính sách, pháp
luật về BHXH
Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH là một trong những biện pháp quan trọng mà nhiều năm qua BHXH tỉnh Cao Bằng thường xuyên chú trọng, cụ thể là quan tâm đây mạnh có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả bám sát với yêu cầu thực tiễn, tích cực phôi hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để đưa các chế độ, chính sách
đến mọi đối tượng và đó triển khai và thực tế đã triển khai và thực hiện có
hiệu quả, nhờ đó đã góp phần quan trọng giúp đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH trên địa bàn toàn tỉnh.vì thế công tác tuyên truyền được
Trong năm 2010 đã đăng tải được 55 tin, bài trên báo Cao Bằng, 10 tin, bài trên báo BHXH, 30 chuyên mục trên Đài Phát thanh và truyền hình Cao Bằng Bên cạnh đó BHXH các huyện thị đã chủ động phối hợp với đài phát thanh địa phương để tuyên truyền các quy định về chính sách BHXH
và cả những phóng sự mới về hoạt động của ngành Ngoài ra tích cực Phối
hợp với các ban, ngành, các tô chức chính trị - xã hội để thực hiện thành
công công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
Đây thật sự là những kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có tác dụng lớn, góp phần quan trọng đưa chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đi vào cuộc sống
2.2 Tình hình tham gia BHXH
BHXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận thức được được rằng cần phải đây
Trang 15đời sống cho NLĐ, thúc đây sản xuất phát triển Chính từ nhận thưc đúng
đắn trên mà BHXH tỉnh Cao Bằng đó đây mạnh các hình thức tuyên truyền
động viên để NLĐ và chủ SDLĐ hiểu và tham gia bảo hiểm Những việc làm đó mang lại hiểu quả, làm cho số lượng đơn vị và số lượng lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng Trong năm
2010, trên địa bàn tỉnh có 971 đơn vị thuộc 7 khối kinh tế tham gia đóng BHXH Số lượng cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH năm 2010
DV: Don vi, nguoi
STT Khối đoàn thể Số đơn | Số lao VỊ động
Thực hiện Thông tư số 09 ngày 25/4/1996 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Quyết định số 113 ngày 22/6/1996 của BHXH Việt Nam và
các quy trình hướng dẫn về việc cấp và quản lý, sử dụng số BHXH, Tỉnh
ủy - UBND tỉnh đó chỉ đạo ngành BHXH tỉnh phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tiến hành việc thâm định hồ sơ đề nghị BHXH tỉnh duyệt và cấp số cho người lao động
BHXH tỉnh tiếp tục đôn đốc các đơn vị SDLĐ khẩn trương hoàn tất
các thủ tục hồ sơ theo quy định để đám bảo việc cấp số cho người lao động theo đúng quy định, nhất là khối cán bộ xã phường, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khối HCSN Có kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sử
Trang 16dụng lao động về kê khai, cấp, quản lý và sử dụng số BHXH cũng như giải quyết dứt điểm tình trạng tồn đọng số chưa cấp được cho người lao động trong những năm trước đây
Đến nay cơ quan BHXH đó cấp mới được 3.284 bìa số BHXH và 7.368 tờ rời (chốt tờ rời năm 2009 được 3.878 tờ) Hiện nay đang tiếp tục
chốt số tờ rời của các đơn vị thuộc khối huyện quản lý BHXH tỉnh đang yêu cầu BHXH các huyện, thị khan trương hoàn thành việc nhập dữ liệu để
in tờ rời số BHXH
Công tác cấp số BHXH cho người lao động đă giúp các cấp, các ngành hiểu rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi với việc đóng góp và
hưởng trợ cấp từ BHXH Bên cạnh đó nó còn giúp cho các cơ quan quản lý
theo dõi và tông hợp về tình hình thực hiện BHXH cho người lao động trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý
> Công tác cấp thẻ BHYT
- Trong năm 2010 BHXH tỉnh Cao Bằng đã thực hiện chỉ đạo của
BHXH Việt Nam về cấp thẻ BHYT mới cho các đối tượng, do vậy ngay từ
đầu năm công tác cấp thẻ đã được toàn ngành hết sức tập trung, chú trọng
khẩn trương triển khai thực hiện
- Bảo đảm việc cấp thẻ BHYT nhanh chóng kịp thời, đúng quy định Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT Phối hợp với Sở Lao Động - Thương Binh và Xã Hội bàn biện pháp thấm định lại danh sách mua thẻ BHYT người nghèo nhằm hạn chế tối đa sai sót
- BHXH các huyện thị đã chủ động hướng dẫn các đơn vị SDLĐ, UBND các huyện, xã, phường, thị trấn lập danh sách, đối chiếu danh sách
để nghị in thẻ, kiểm tra thẻ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là thẻ người nghèo và giao thẻ đến các đối tượng kịp thời
- Yêu cầu BHXH các huyện thị rà soát, báo cáo đánh giá tình hình cấp phát thẻ BHYT; tham mưu cho UBND các huyện, thị tổ chức đánh giá
công tác cấp thẻ BHYT và đôn đốc, tập hợp số thẻ in sai, in hỏng, thé trang
đối tượng đề cơ quan BHXH cấp lại
- Năm 2010, đã thực hiện cấp 498.932 thẻ BHYT (trong đó cấp mới 421.186 thẻ, cấp lại 37.525 thẻ, gia hạn 40.221 thẻ BHYT) Việc cấp thẻ
BHYT trong năm đảm bảo kịp thời, đúng quy định; tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh và thanh toán theo quy định
Trang 172.4 Tình hình thu, nộp BHXH
Ngay từ đầu năm lãnh đạo BHXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung, chú trọng đến công tác thu với yêu cầu đây mạnh công tác phát triển, mở rộng đối tượng, tăng cường thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và tích cực tận thu, đốc thu một cách kiên quyết; đưa ra các giải pháp để hạn chế và giảm nợ đọng BHXH đến mức thấp nhất, tập trung xử lý những khoản nợ khó đòi
Trên cơ sở đó các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Cao Bằng đã tập trung đôn đốc các đơn vị SDLĐ trích nộp BHXH theo đúng quy định
Thông báo kịp thời cho các đơn vị SDLĐ về số thu phát sinh hàng tháng
trên địa bàn, tiến hành rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh sách, nắm chắc đối
tượng để đám báo thu đúng, thu đủ Đôn đốc các đơn vị SDLĐ còn nợ
đọng tiền BHXH trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 Bên cạnh
đó là tăng cường mối quan hệ, phối hợp với các ngành hữu quan như Tài chính, Lao động-TB&XH, Kho bạc để được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu
Bằng sự nỗ lực, cố gắng với những biện pháp quyết liệt, chủ động
nên đến nay tién độ thu của các đơn vị trực thuộc có nhiều chuyển biến tích
cực và đó theo kịp kế hoạch được giao Trong năm 2010 các đơn vị đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao
Cụ thể: Tống số thu BHXH, BHYT và BH thất nghiệp năm 2010 là
406 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch năm, tang 56% so voi số thu năm 2009
(241 tý đồng), trong đó:
- Thu BHXH bắt buộc là 178 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch
- Thu BHYT bắt buộc trên 218,3 tý đồng, đạt 1025 kế hoạch
- Thu BH that nghiệp trên 7,8 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch
- Thu BHXH tự nguyện là 0,4 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch
- Thu BHYT tự nguyện là 0,37 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch
Các đơn vị đo phòng thu (khối tỉnh) quan ly đạt 102% kế hoạch, khối
huyện thị quản lý thu đạt 104% kế hoạch Có 10/13 huyện, thị hoàn thành
kế hoạch thu trước từ 10 đến 15 ngày
Như vậy, trong năm 2010 công tác thu BHXH của BHXH tỉnh Cao Bằng hoàn thành khá xuất sắc nhiệm vụ, số thu trong năm đó tăng cao hơn
so với số thu năm 2009 và số thu thực hiện được cao hơn chỉ tiêu đã đề ra
Để có được kết quả đó là do những nguyên nhân sau:
Trang 18
- Thứ nhất là đo kinh tế địa phương ngày càng phát triển, do đó ý
thức về trách nhiệm và quyền lợi tham gia của Người lao đông và chủ SDLĐ cũng cao hơn
- Thứ hai là do các cán bộ cơ quan BHXH nói chung và cán bộ thu BHXH nói riêng đều cố gắng nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ Bên cạnh
đó là sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành có liên quan
- Thứ ba, do việc thay đổi mức lương tối thiểu của Nhà nước năm
2010 so với năm 2010 cũng làm cho số thu năm 2010 tăng lên so với năm
2009, do số tiền thu BHXH dựa trên quỹ tiền lương của các đơn vị mà việc tính lương vẫn dựa trên mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động
2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối
với người lao động
> Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư, công văn
Với phương châm tiếp nhận đến đâu, giải quyết đến đó, tránh tình
trạng ứ đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH tỉnh Cao Bằng đó bó trí hợp lý, giải
quyết xử lý các đơn thư, công văn của các cơ quan, đơn vị, đối tượng đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho người lao động một cách nhanh chóng và chính xác
> Thấm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng
Công tác thâm định và xột duyệt hồ sơ tồn đọng theo công văn số
§43/CV-BLĐTB&XH được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu BHXH
của các đối tượng, góp phận kịp thời giải quyết chế độ chính sách BHXH
cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng Với thái độ làm việc tận tình, nghiêm túc, BHXH đã phối hợp với các bên có liên quan giải đáp kịp thời những vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động
> Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ cho người lao động: Phòng chế độ Chính sách thuộc cơ quan BHXH tỉnh đã
giải quyết chế độ BHXH, BH thất nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng quy định
và đúng đối tượng hưởng Đến nay cơ quan đã giải quyết được:
- 932 trường hợp hưởng chế độ hưu trí
- 256 trường hợp hưởng trợ cấp BHXH một lần
- 174 hồ sơ tuất hàng tháng; 352 hồ sơ tuất một lần
- 10 trường hợp hưởng trợ cấp tai nạn lao động
Trang 19- 6.915 lượt người hưởng chế độ ngắn hạn, trong đó: ốm đau là 5.209 lượt người, thai sản 1.373 lượt người; đưỡng sức phục hồi sức khỏe
333 lượt người
- 195 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Tiếp nhận 98 trường hợp chuyển đến hưởng chế độ, di chuyển trong tỉnh 60 trường hợp và ngoài tỉnh 54 trường hợp
- Giải quyết phụ cấp khu vực một lần theo Nghị định số 122/2008
cho 273 trường hợp
- Giải quyết theo Quyết định số 613/2010/QĐ-TTg cho 277 đối
tượng đủ điều kiện hưởng
- Cấp lại 94 giấy chứng nhận hưu trí và tử tuất, cấp 20 giấy giới thiệu giám định khả năng lao động cho các đối tượng
2.6 Công tác chỉ trả các chế độ BHXH cho người lao động
Trong công tác chỉ trả, BHXH tỉnh Cao Bằng luôn thực hiện đúng chế độ báo cáo thống kê kế toán, luân chuyên chứng từ tạm ứng, thanh toán, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí chỉ quán lý bộ máy đầy đú, đúng nguyên tắc Phối hợp theo dõi, cắt giảm các đối tượng hết hạn hưởng trợ cấp BHXH và lập báo cáo tăng, giảm kịp thời, thực hiện chi trả từ Quỹ BHXH và NSNN đến tận tay các đối tượng được thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH trên dia ban đảm bảo an toàn Công tác chi trả được chia
ra thành ba mảng chính:
2.6.1 Chỉ trả chế độ ốm đau thai sản
Chỉ trả ốm đau thai sản là nhiệm vụ thiết thực nhằm đám bảo quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm Yêu cầu của công tác xét duyệt chế độ
phải chính xác, kịp thời đúng chính sách, đúng chế độ BHXH tỉnh nhận báo cáo của BHXH các huyện, thị gửi lên đối chiếu, kiểm tra về ,mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động, sau khi kiếm tra, giải quyết chế độ, phòng chế độ chính sách sẽ lập danh sách chuyển xuống
phòng kế hoạch tài chính để thực hiện quyết toán
BHXH tỉnh không trực tiếp chỉ trả các chế độ này mà trực tiếp chỉ
trả qua BHXH các huyện, thị hay các đơn vị SDLĐ, không thông qua đại lý chỉ trả, và được quyết toán theo quý Công tác chỉ trả này đã được cơ quan BHXH thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng trong năm 2010 cơ quan BHXH tỉnh đã thực hiện chi trả chế độ Ốm đau, thai sản trên địa bàn như sau
Trang 20
Bảng 2: Tình hình chỉ trá chế độ Óm đau - thai sản năm 2010
DV: luot, đồng
(Nguôn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.6.2 Chi tra chế độ Tai nạn lao động — Bệnh nghề nghiệp
Trong năm 2010, BHXH tỉnh Cao Bằng đã chỉ trả Trợ cấp Tai nạn
lao động cho 06 đối tượng hướng Chế độ trợ cấp Tai nạn lao động một lần
và 03 trường hợp hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, còn chế độ
bệnh nghề nghiệp thì không có đối tượng nào Cụ thể số tiền chỉ trá cho các
đối tượng được thể hiện qua báng sau:
Bảng 3: Tình hình chỉ trả chế độ Tai nạn lao động năm 2010
Đơn vị : Người, đẳng
Trang 21
BHXH tỉnh tiếp nhận, giải quyết, lập hồ sơ giới thiệu ra hội đồng
giám định Y khoa để giám định suy giảm khả năng lao động, đặc thù của chế độ này tập trung chủ yếu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công trường xây dựng Tỉnh Cao Bằng giái quyết và chi trá cho số ít các trường hợp như vậy một phần vì công tác tuyên truyền về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả nên công tác an toàn lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị đã được thực hiện tốt, các biện pháp bảo
vệ và các công cụ bảo vệ an toàn lao động được trang bị đầy đủ, mặt khác các don vi nay tai tinh khong nhiéu, nên tình trạng bị tai nạn lao động cũng
it
Quy trình chỉ trả của chế độ này là BHXH tỉnh sẽ bàn giao cho các
huyện, thị để các đơn vị SDLĐ trực tiếp nhận kinh phí và chỉ trả, chứ không thông qua các đại lý Hoặc NLĐ có thể được giải quyết chế độ tại
Hình thức chỉ trá chế độ hưu trí tại cơ quan BHXH xen lẫn cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp, chưa áp dụng hình thức trả lương qua ATM, vì các đối tượng hưởng lương hưu chủ yếu là những người già cả và
điều kiện tự nhiên đi lại khá khó khăn, trong khi máy rút tiền thì rất ít chỉ
có ở thị xã và thị trần của các huyện Ví dụ như BHXH Thị xã sử dụng hình thức chi trả trực tiếp, cán bộ BHXH trực tiếp xuống chi trả tại các xã,
phường trong thị xã, hình thức này đảm bảo sự nhanh chóng và chính xác,
trực tiếp nhận được sự phản ánh của các đối tượng, kịp thời trả lời thắc mắc của các đối tượng Còn ở BHXH huyện Hòa An, sử dụng xem lẫn cả hai
phương thức chỉ trả, tại Thị trấn Nước Hai, dùng hình thức chỉ trả trực tiếp,
còn các xã thì sử đụng hình thức chỉ trả gián tiếp thông qua đại diện, tùy điều kiện của từng địa phương mà sử dụng hình thức chỉ trả cho phù hợp
Dù sử dụng hình thức chỉ trả trực tiếp hay gián tiếp thì cơ quan BHXH vẫn đám bảo chỉ trả đúng đối tượng và đú số lượng theo quy định, công tác chỉ trả lương hưu đã đảm bảo đúng kỳ, đủ số, nhanh chóng đến
Trang 22các đối tượng Nhờ đó giúp cho đời sống của các đối tượng trên địa bàn ồn
định
2.6.3.2 Chỉ trá chế độ tử tuất
Trong năm 2010, cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng đã tiến hành chi trả
cho các đối tượng có thân nhân hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng (117
trường hợp) và trợ cấp tuất một lần (168 trường hợp), số tiền cụ thể được
thống kê qua bảng sau:
2.7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung được, được tồn
tại, tích dần từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu
hợp pháp khác và được nhà nước bảo hộ Quỹ BHXH là một công cụ để
thực hiện chức năng tài chính BHXH và chính sách BHXH của Nhà nước
Quỹ BHXH được thành lập theo Nghị định 12/CP ngày 26 thang 01 nam
1995 của Chính phủ và tổ chức theo hệ thống đọc, quản lý tập trung từ
trung ương đến địa phương và được quản lý thống nhất theo ba cấp, cấp
trung ương — cấp tỉnh/thành phố — cấp quận/huyện
Công tác quản lý sử dụng quỹ ở BHXH tinh Cao Bang bao gồm :
»> Chỉ trả các khoản trợ cấp BHXH
- Các trợ cấp ngắn hạn: dùng đề chỉ cho các chế độ ngắn hạn như:
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp
Trang 23- Các trợ cấp đài hạn: dùng để chi các chế độ dài hạn như: hưu trí; tử
tuất; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nặng
> Chỉ quản lý quỹ BHXH: Gồm chỉ hành chính, chỉ lương, khấu hao tài sản có định và các khoản chỉ sự nghiệp khác theo quy định
> Chi phi hợp pháp khác: Chị khen thưởng người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, chỉ dự phòng theo quy định của nhà nước
2.8 Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH
Trong năm 2010, công tác tiếp nhận, quản lý và lưu trữ hồ sơ đã đi vào nề nếp, khoa học và mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được việc tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc cho các đối tượng
Quy trình tiếp nhận hồ sơ, thủ tục giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo quy định mới được triển khai thực hiện đồng bộ và niêm yết
công khai tại phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ và BHXH các huyện, thị
Trong năm đã tiếp nhận tổng cộng 36.789 hồ sơ với 6.007 lượt đối
tượng đến giao dịch Trong đó hồ sơ cấp thẻ BHYT và giải quyết chế độ chính sách chiếm số lượng lớn
Có cán bộ chuyên trách về quản lý lưu trữ hồ sơ, thuận tiện cho việc quản lý, giải quyết các chế độ trong cơ quan BHXH, và trả hồ sơ cho các đối
tượng Có phòng riêng đề lưu trữ hồ sơ về BHXH, tách biệt với các phòng
làm việc, tránh được sự nhằm lẫn, hoặc mắt mát hồ sơ BHXH
Quán lý, lưu trữ hồ sơ tại BHXH tỉnh đảm bảo đúng quy định, chính xác, an toàn, khoa học và dễ tra cứu; Chuyên hồ sơ đối tượng hưởng trợ
cấp hàng tháng về Trung tâm lưu trữ BHXH Việt Nam kịp thời, đúng quy
BHXH không có định luôn phát sinh, thay đổi vì vậy phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ
BHXH theo quy định của pháp luật
Tại BHXH tỉnh Cao Bằng đã kiện toàn phòng kiểm tra một cách toàn
diện cả về số lượng, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và chú trọng
Trang 24chỉ đạo, đây mạnh công tác kiểm tra trong nội bộ lẫn các đơn vị tham gia BHXH Công tác thanh, kiểm tra dần đi vào nề nếp và có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả và từng bước được nâng cao
Ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiếm tra năm
2010, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc công tác tự kiểm tra, giải quyết khiếu
nại và tiếp công dân tại BHXH các huyện thị Cơ quan BHXH đã thành lập
các đoàn kiểm tra và kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đối với các đơn vị SDLĐ, kiểm tra công tác quản lý BHXH,
BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh Yêu cầu BHXH các huyện thị có kế hoạch
cụ thể kiểm tra các đơn vị SDLĐ thuộc địa bàn quản lý Kết quả cụ thể như
Sau:
- BHXH các huyện thị tiến hành kiểm tra 72 đơn vị SDLĐ về tình hình thu nộp BHXH, BHYT; 44 đơn vị về công tác cấp, quản lý số BHXH,
thẻ BHYT, 44 đơn vị về công tác chỉ BHXH và kiểm tra 12 cơ sở khám
chữa bệnh BHYT tuyến huyện, xã, phòng khám đa khoa khu vực
- BHXH tỉnh thành lập đoàn kiểm tra và tiền hành kiểm tra tình hình thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT đối với 57 đơn vị SDLĐ, kiểm tra 4 cơ quan BHXH huyện thị về công tác quán lý BHXH, BHYT và
04 cơ sở khám chữa bệnh có kí hợp đồng BHYT Phối hợp với đoàn kiểm
tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc thực hiện luật BHXH được 15 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh
Kết quả kiểm tra đạt 130% kế hoạch năm Qua công tác kiểm tra đã đánh giá được việc chấp hành của các đơn vị SDLĐ đối với các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT Nâng cao nhận thức cho chủ SDLĐ và người lao động về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của BHXH, BHYT cũng như quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm khi tham gia Đồng thời, những tồn
tại hạn chế của đơn vị đã được tiến hành rút kinh nghiệm nghiêm túc và đề
xuất biện pháp khắc phục Sau khi kiểm tra, cơ bản các đơn vị đã thực hiện tốt việc xử lý sau kiểm tra, có báo cáo đảm bảo thời gian quy định
2.10 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH
BHXH tỉnh Cao Bằng luôn làm việc với phương châm tiếp nhận đến đâu, giải quyết đến đó, tránh tình trạng ứ đọng, tồn đọng đơn từ, đồng thời
cũng đã bố trí cán bộ tiếp nhận đơn thư, khiếu nại và chủ động phối hợp
giải quyết dứt điểm các trường hợp Cụ thé:
- Đơn khiếu nại: Tiếp nhận 05 khiếu nại về chế độ chính sách đã
được giải quyết kịp thời, đúng quy định
Trang 25- Đơn hỏi đáp về chế độ: Tiếp nhận 10 đơn hỏi về quyền lợi, chế độ
và cơ quan BHXH đã hướng dẫn, trả lời theo chế độ
Vì vậy trong những năm qua BHXH tính Cao Bằng không để xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng, khiếu nại, tố cáo, gây mắt lòng tin của người lao động và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành BHXH
3 NHẬN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ
3.1 Nhận xét
Sau 16 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan cũng như sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, sự cố gắng phát huy nâng cao năng lực Thêm nữa sự sáng tạo thay đổi cách quản lý phù hợp cùng với sự giúp đỡ của các ngành,
các cấp, của Người SDLĐ, BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành
quả rất đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại khó khăn cần khắc phục, cụ thé la:
3.1.1 Những mặt đã đạt được
> Thứ nhất : Hoàn thành tốt kế hoạch thu trong năm:
Các cán bộ của ngành BHXH đều nhận thức được tầm quan trọng
của công tác thu, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành góp phần hình thành
và tăng trưởng quỹ BHXH, làm cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện các chế
độ nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ
Trong nhiều năm qua, BHXH tỉnh Cao Bằng đều hoàn thành khá xuất sắc nhiệm vụ thu, điều đó cũng thể hiện được sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ trong việc đôn đốc thu và tăng thêm đối tượng tham gia
> Thứ hai, tăng thêm đối tượng tham gia
Số lượng lao động liên tục tăng qua các năm Cán bộ của ngành
BHXH đã cố gắng vận động, bám sát các đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng tham gia BHXH để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiểu được giao
Để đạt được những thành tích đó là đo nhiều nguyên nhân:
- Sự nỗ lực phan đấu của các cán bộ chuyên trách
- Chính sách BHXH đã được Nhà nước quan tâm, hoàn thiện, và đặc
biệt là từ khi Luật BHXH ra đời và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2007 đã
tạo điều kiện cho việc thực hiện BHXH được thống nhất Bên cạnh đó là sự
chỉ đạo sát sao, cụ thể của BHXH Việt Nam đối với BHXH tỉnh Cao Bằng
- Có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thế, và các đơn vị SDLĐ
có liên quan
Trang 26
- Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, điều kiện làm việc tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiệp vụ chuyên môn
> Thứ ba, về công tác chỉ trả
Công tác chỉ trả BHXH của đơn vị luôn đúng đối tượng, đủ số lượng
và kịp thời hạn cho các đối tượng Qua đó cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị ngày càng cao Từ đó cũng tạo được tâm lý yên tâm, và sự tin tưởng của các đối tượng đối với BHXH
> Thir tu, Cong tac thanh tra, kiém tra, giai quyét khiéu nai, tố cáo
đã được thực hiện tốt, đã phát hiện và sửa chữa lỗi sai tạo điều kiện cho công việc được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn và hoàn thành công việc với kết quả cao
Ngoài ra, cùng với phương châm làm việc nghiêm túc, thưởng phạt nghiêm minh, cùng với những chế độ ưu đãi đối với cán bộ có thành tích tốt đã tạo động lực làm việc cho các cán bộ và làm cho các cán bộ có tỉnh thần trách nhiệm hơn với công việc của mình
Tóm lại, BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động BHXH
3.1.2 Những mặt còn tồn tai
Qua quá trình hoạt động của ngành BHXH, bên cạnh những mặt đã đạt được, BHXH tỉnh Cao Bằng vẫn còn tồn tại một số hạn ché, cu thé 1a:
- Việc chuyến kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng người nghèo
và trẻ em của các ngành chức năng còn chậm làm ảnh hưởng đến công tác thu của ngành
- Một số phần mềm nghiệp vụ chưa hoàn chỉnh, thường xuyên xảy ra lỗi khi sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc như phầm mềm Giám định BHYT, xét duyệt
- Mức phạt các hành vi vi phạm BHXH và Luật Lao động còn chưa cao, chưa đủ sức nặng để răn đe, hơn nữa, thâm quyền xử phạt lại không thuộc về cơ quan tỉnh Do đó, các doanh nghiệp vẫn có xu hướng chiếm dụng tiền nộp BHXH để tiến hành sản xuất kinh doanh, vì nếu không phát hiện thì họ không bị phạt, và nếu bị phạt cũng chỉ ở mức nhẹ, chưa đủ sức ran de
- Công tác thông tin tuyên truyền, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT còn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, nội dung và hình
thức tuyên truyền còn nhiều hạn chế
Trang 27- Biên chê, cán bộ công chức của ngành còn thiêu rât nhiêu, do vậy ảnh hưởng đên việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị cũng như như việc sắp xêp bô trí cán bộ công chức
3.2 Kiến nghị
Cao Bằng là một tỉnh miền núi gồm nhiều dân tộc cư trú, trong đó dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn, vì vậy công tác quản lý là rất phức tạp cho nên công tác thu cũng gặp không ít khó khăn, chính vì vậy BHXH tỉnh Cao Bằng phải đoàn kết và hết sức nỗ lực dé hoàn thành nhiệm vụ, sau
đây là một số kiến nghị đối với BHXH tỉnh Cao Bằng:
- Chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng
có liên quan và các đơn vị SDLĐ trong tỉnh tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động, đặc biệt là kết hợp với ngành Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh trong việc giám sát thực hiện khám chữa bệnh BHYT
- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tính, các Công đoàn cơ sở, các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng, mở rộng các hình thức tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, nhắn mạnh tới lợi ích và tầm quan trọng của BHXH, BHYT nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người lao động và chủ SDLĐ trong việc tham gia bảo hiểm
- BHXH tỉnh nên chủ động phối hợp với các ngành và chính quyền
địa phương có giải pháp tích cực nắm đúng, đủ số đơn vị, DN thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm, tăng số người tham gia bảo hiểm và số thu báo
hiểm, bảo đảm hiệu quả xã hội và kinh tế
- Hoàn chỉnh việc áp dụng CNTT trên cơ sở xây dựng hoàn chỉnh
mạng máy tính toàn ngành để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, từ đó
có thể giái quyết các hoạt động liên quan một cách nhanh chóng, chính xác
và kịp thời, quản lý một cách có hệ thống Ngoài ra yêu cầu phòng Công
nghệ thông tin nghiên cứu và giải quyết tình trạng lỗi mạng, ngắt mạng, lỗi phần mềm thường xuyên xảy ra gây chậm trễ đến tiến độ công việc, ánh hưởng đến quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyên môn
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách trong tất cả các phòng ban và tại BHXH các huyện thị Đảm bao cho công tác BHXH được thực hiện một cách đồng bộ đúng theo các quy định của ngành và pháp luật nói chung, đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra
Trang 28
PhằnH CONG TAC CHI TRA BHXH TAI CO QUAN BHXH TINH CAO BANG THUC TRANG VA GIAI
BHXH có lịch sử khá lâu đời và có nhiều thay đôi về chat qua nhiều
mô hình, phương pháp thực hiện ở hàng trăm quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, BHXH bắt đầu thực hiện được vài chục năm Với sự phát triển của
cuộc sống xã hội, khi nền kinh tế phát triển càng khó có một khái niệm
chung về BHXH cho tất cả các nước và các linh vực, do đó có nhiều khái niệm về BHXH được chấp nhận
Theo công ước 102 của tổ chức ILO thì: BHXH là sự bảo vệ xã hội
đối với các thành viên của mình thông qua biện pháp công cộng, nhằm
chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con
Theo Luật lao động và Luật BHXH ( Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2006 ) thì BHXH được hiểu như sau “ BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mắt thu nhập do ốm đau, thai san, tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào một quỹ tiền
tệ chung gọi là quỹ bảo hiểm xã hội ”
O góc độ tài chính, BHXH được định nghĩa“ là quá trình thành lập
và sử dụng quỹ tiền tệ dự của cộng đồng những NLD, co su bảo trợ của Nhà nước, để san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật ( Theo Bài giảng
BHXH phần 1- ĐHLĐXH)
1.1.2 Chức năng của BHXH
BHXH từ khi ra đời tới nay đã thực hiện chức năng chủ yếu sau:
> Thứ nhát, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ
bị giảm hoặc mắt thu nhập do giảm, mắt khả năng lao động hoặc mắt việc Đây là chức năng cơ bản của BHXH quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả
Trang 29cơ chế tổ chức hoạt động Bởi sự bảo đảm, thay thế chắc chắn xảy ra vì mất
khả năng lao động cuối cùng sẽ xảy ra với tất cả mọi NLĐ khi hết tuổi lao
động theo các điều kiện quy định Chỉ khi thực hiện tốt chức năng này, BHXH mới có sức hút và trở thành lưới an toàn đầu tiên trong chính sách
an sinh xã hội
>Thứ hai, tiên hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những
người tham gia BHXH bao gdm NLD va người SDLĐ Các bên đều phải đóng góp vào quỹ BHXH, quỹ này dùng để chỉ trả trợ cấp cho số ít người không may gặp rủi ro Theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những người
có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp, giữa những người khoẻ mạnh và những người ốm phải nghỉ việc, giữa những người thuộc thế hệ trẻ cho những người già thuộc thế hệ trước Chức năng này được thực hiện tốt sẽ góp phần đảm bảo công bằng trong xã hội
> Thứ ba, BHXH góp phần kích thích nâng cao năng suất lao động cá
nhân và năng suất lao động xã hội Khi khoẻ mạnh tham gia sản xuất, NLĐ được trả lương; khi có rủi ro xảy ra đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất Vì vậy, cuộc sống cua NLD va gia dinh ho được đảm bảo, tạo điều kiện giúp họ yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất lao động Chức năng này giống như một đòn bẩy kinh tế kích thích NLĐ sản xuất, kéo theo
là sự phát triển của doanh nghiệp cũng như xã hội
> Th tw, BHXH góp phần thu hút lao động, hình thành và phát triển
thị trường lao động, gắn bó lợi ích giữa NLĐ, người SDLĐ và lợi ích xã
hội Trong thực tẾ, NLD va nguoi SDLD vốn có những mâu thuẫn Thông
qua BHXH mà mâu thuẫn đó được điều hoà và giải quyết Từ đó giúp cho
họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích Tạo được niềm tin cho NLĐ sẽ thu hút được đông đảo người tham gia BHXH Đồng thời, đối với Nhà nước, chỉ
phí cho BHXH là cách thức phải chỉ ít nhất, tiết kiệm nhất mà đem lại hiệu
quả nhất trong việc giải quyết những khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần 6n định sán xuất; kinh tế, chính trị và xã hội phát triển an toàn hơn
1.1.3 Quỹ BHXH
1.1.3.1 Khái niệm: Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được tồn tích dần từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, và được Nhà nước bảo hộ Quỹ BHXH là một công cụ để thực hiện chức năng tài chính BHXH và chính sách BHXH của Nhà nước
Trang 30
1.1.3.2 Nguồn hình thành quỹ: Quỹ tài chính BHXH được hình thành
từ ba nguồn cơ bản
- Từ sự đóng góp của các bên tham gia và hỗ trợ của Nhà nước Đây là nguồn hình thành cơ bản và quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất của quỹ
- Phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được
tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động đầu tư để sinh lời;
- Phần thu từ tiền nộp phạt của các cá nhân và tổ chức kinh tế di vi phạm pháp luật về BHXH Phần lớn các nước trên thế giới, nguồn quỹ BHXH đều được hình thành từ nguồn này
- Các nguồn khác như: viện trợ của các tổ chức đây là nguồn không
cơ bản và không thường xuyên
1.1.3.3 Mục đích sử dụng: Nguồn quỹ được hình thành sử dụng vào hai mục đích chính:
- Chi phi quản lý của bộ máy thực hiện sự nghiệp BHXH như chi xây dựng cở sở vật chất, chỉ lương, chỉ thưởng
- Chi cho hệ thống các chế độ BHXH, đây là khoản chi chủ yếu của
Đối với người tham gia: Công tác chỉ trả được thực hiện nhằm đảm
bảo quyền lợi cho người thụ hưởng các chế độ BHXH NLĐ phải đóng BHXH mới được hưởng trợ cấp khi đủ điều kiện hưởng Việc tính toán
mức hưởng, chỉ đúng đối tượng, chỉ đủ số tiền trong thời gian quy định là thể hiện tính công bằng, quyền lợi có đóng có hưởng của tất cả mọi người Tạo được niềm tin đối với NLĐ sẽ thu hút NLĐ tham gia và tin tưởng vào
chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời có nguồn quỹ đủ để chỉ trả các chế độ kịp thời
Đối với người SDLĐ: công tác quan ly va chi trả các chế độ giúp cho người SDLĐ không phải chỉ ngay một số tiền lớn khi có rủi ro xảy ra với
NLD, boi sự đóng góp hàng tháng vào quỹ BHXH, nhất là khi rủi ro xảy ra
bất ngờ trên quy mô rộng Đồng thời lại đảm bảo cho NLĐ trong đơn vị
Trang 31yên tâm lao động tạo năng suất lao động cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, BHXH hầu như không đem lại lợi ích trực tiếp nên ngư-
ời SDLĐ không hẳn có nhận thức đúng về vai trò này
Đối với xã hội: thực hiện tốt công tác chỉ trả sẽ đảm bảo cho nguồn NSNN được an toàn, không bị thất thoát và có thể hỗ trợ cho các lĩnh vực khác Đồng thời, đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH đủ sức thực hiện chức năng của mình, đặc biệt là quỹ tiền mặt Công tác chỉ trả các chế độ BHXH đúng sẽ tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất với chi phí thấp nhất
1.2.3 Nguyên tắc
Chi BHXH là một trong hai hoạt động chính của BHXH, là một trong những động lực quan trọng thúc đây phát triển sự nghiệp của BHXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Xác định rõ nhiệm vụ của mình, ngành BHXH đã luôn đặt ra tiêu chí cho công tác chi trả
Với nguyên tắc chỉ “đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách
quy định”, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra những quy định về phân cấp chỉ trả và tổ chức chi tra để đám bảo hiệu quả của công tác chỉ trả, thực hiện “chi dung ky, chi du số, chỉ kịp thời, chỉ an toàn” tới tận tay từng đối
tượng
1.3 Nội dung của công tác chỉ trá BHXH bắt buộc
1.3.1 Quan lý dỗi tuợng huớng, mức huớng của các chế độ
* Quy trình quản lý đối tượng hưởng BHXH
Lập hồ sơ hưởng BHXH: hồ sơ hưởng BHXH được NLĐ, người
SDLĐ lập (theo quy định, hướng dẫn của tố chức BHXH) gửi cơ quan
BHXH Cơ quan BHXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH do người SDLĐ gửi đến
Tham định xét duyệt hồ sơ: do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm, xem xét tính đầy đủ về thủ tục hồ sơ, tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ
Giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ do cơ quan BHXH chịu trách
nhiệm thực hiện trên cơ sở hd so hợp lệ đã được thâm định xét duyệt để tính mức hưởng chế độ, ra quyết định hưởng chế độ cho NLĐ và tổ chức
chỉ trả cho NLĐ
Trang 32
Lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH: là công đoạn cuối cùng trong quy trình được cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện, lưu trữ bảo quán hồ sơ sao cho khoa học, tiện tra cứu, tránh mat mat, hu hong
1.3.1.1 Đối với chế độ ôm đau
Thứ nhất, Ôm đau thông thường
Mức hưởng bằng 75% mức TL -TC đóng BHXH của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc Thời gian hưởng là 30 ngày nếu tham gia BHXH < 15 năm, 40 ngày nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến < 30 năm và nghỉ 60 ngày nếu tham gia BHXH > 30 năm
Nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực > 0,7 tăng thêm 10 ngày cho mỗi trường hợp
Thứ hai, Bệnh dài ngày theo danh mục Bộ y tế ban hành:
NLD duoc nghi 180 ngày/ năm với mức hưởng 75% mức đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Sau đó nếu tiếp tục nghi do điều kiện sức khoẻ thì vẫn được hưởng trợ cấp nhưng với mức thấp hơn, Cụ thể là hưởng 45 % nếu tham gia BHXH < 15 năm, 55 % nếu tham gia BHXH từ
15 năm đến < 30 năm, 65 % nếu tham gia BHXH > 30 năm Mức trợ cấp thấp nhất trong tháng bằng mức tiền lương tối thiểu chung
Thứ ba, nghỉ trồng con ôm
- Mức hưởng: 75% lương đóng BHXH tháng trước khi nghỉ
- Thời gian hưởng : Nếu con dưới 3 tuổi được nghí 20 ngày, từ 3 tới
<7 tuôi được nghỉ 15 ngày
- Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: một trong hai người đã nghỉ
đủ thời gian theo quy định mà con chưa hết bệnh thì người còn lại tiếp tục nghỉ
1.3.1.2 Chế độ Thai sản
NLĐÐ tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai, sinh con;
- NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;
- NLĐ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản
NLD dong BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi và được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công sáu tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc Cụ
thé
> Khám thai: lao động nữ được nghỉ việc dé di khám thai 5 lần, mỗi
Trang 33> Say thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu: NLĐ được nghỉ việc hưởng
10 ngày nếu thai < 1 tháng, 20 ngày nếu thai từ 1 đến < 3 tháng, 30 ngày nếu thai từ 3 đến < 6 tháng và 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên
> Kế hoạch hóa gia đình:
Đặt vòng tránh thai: 7 ngày;
Triệt sản (nam- nữ): 15 ngày
> Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
- 4 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường;
- 5 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, ca 3, nơi có phụ cấp khu vực > 0,7 hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
- 6 tháng với lao động nữ là người tàn tật;
- Sinh đôi trở lên: với mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày
- Thời gian nghi khi con chết: Nghỉ 90 ngày từ ngày sinh con nếu con
< 60 ngày tuổi và 30 ngày từ ngày con chết nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên
- Mẹ chết khi sinh: cha hoặc người nuôi đưỡng trực tiếp nghỉ đến khi
con đủ 4 tháng tuôi
- Nuôi con nuôi sơ sinh dưới 4 tháng tuổi; trợ cấp cho tới khi con đủ 4
tháng tuổi (áp dụng cho cả nam và nữ)
- Mức trợ cấp 1 lần khi sinh: 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi
con
1.3.1.3 Tai nạn lao động- Bệnh Nghề Nghiệp
NLD được hưởng chế độ TNLĐ- BNN khi có đủ điều kiện sau:
- NLĐ bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị tai nạn trong giờ làm việc, khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà luật lao động và nội quy đơn vị cho phép, chuẩn
- Đối với BNN: NLĐ bị bệnh thuộc danh mục BNN do Bộ Y Tế và Bộ
Lao Động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tổ độc hại
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn hay bệnh
* Mức hưởng :