H NG D N TH C HI N CHU N KI N TH C, K N NGƯỚ Ẫ Ự Ệ Ẩ Ế Ứ Ĩ Ă - Quang Trung đại phá quân Thanh : + Lê Chiêu Thông sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam. + Cuối năm 1788, nhà Thanh tiến hành xâm lược nước ta. Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quan, chia làm 4 đạo tiến vào nước ta. PH N C THẦ Ụ Ể Lớp 7 + Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ơ Tam Điệp - Biện Sơn ; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ. + Tại Thăng Long, quân Thanh ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù, báo oán rất tàn ngược… khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên cao độ. + Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân. + Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo : đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long ; đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long ; đạo thứ tư tiến ra Hải Dương ; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rútt lui của giặc. + Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tông Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào Thăng Long. - Sử dụng hình 59 (SGK) để trình bày diễn biến trận đánh đồn Ngọc Hồi-Đống Đa ( Tết Kỉ Dậu-1789). Lớp 9 2.Bước đầu xây dựng chế độ mới Trình bày được những biện pháp của Đảng và Chính phủ để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng : - Ngày 6-1-1946, nhân dân cả nước đi bầu Quốc hội khóa I với hơn 90% cử tri tham gia. - Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, lập ra Ban Dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ Liên Hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu. - Sau đó, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và thành lập Ủy ban hành chính các cấp được tiến hành ở địa phương. - Ngày 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập. - Quan sát hình 41. Cử tri Sài Gòn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa I- SGK để biết được không khí trong cuộc bầu cử tại đây. 3. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính Trình bày những giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị lâu dài : diệt giặc dốt, giặc đói và giải quyết những khó khăn về tài chính : - Diệt giặc đói : biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. Biện pháp lâu dài là đẩy mành gia tăng sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân. Kết quả là nạn đói được đẩy lùi. -Diệt giặc dốt : Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đổi mới. - Giải quyết khó khăn tài chính : kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”. Quốc hội quyết định phát hành tiền Việt Nam (11-1946) - Quan sát hình 42,43 – SGK, nhận xét về những biện pháp của Đảng trong việc diệt giặc đói, giặc dốt. 4. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Biết được những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ : - Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. - Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn - Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Trung Nam Bộ. - Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu : những đoàn quân “Nam tiến” nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.