1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Huong dan thanh tra HDSP

37 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

TÀI LIỆU TẬP HUẤN Nghiệp vụ thanh tra nhà trường, cơ sở giáo dục khác Nghiệp vụ thanh tra nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên Iapa 17/10/2009 Phần thứ hai THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN A. Các vấn đề chung I. Mục đích yêu cầu và hình thức thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên. II. Nội dung thanh tra III. Hoạt động thanh tra IV. Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra I. Mục đích yêu cầu và hình thức thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên. 1. Xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường; Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan. Ðánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xác định một trong những căn cứ quan trọng để quyết định việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. Hoạt động thanh tra phải đạt hai yêu cầu sau đây: - Kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy. - Xem xét hoạt động của giáo viên, phát hiện tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót. I. Mục đích yêu cầu và hình thức thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên. 2. Hình thức thanh tra - Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành trong cuộc thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục. - Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành độc lập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý cơ sở giáo dục. II. Nội dung thanh tra 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; (Dựa trên cơ sở phiếu nhận xét, xếp loại viên chức hàng năm và phiếu đánh giá riêng do thủ trưởng cơ sở giáo dục cung cấp) 2. Kết quả công tác được giao 2.1. Việc thực hiện quy chế chuyên môn 2.2. Kết quả xếp loại các giờ dạy 2.3. Kết quả giảng dạy của giáo vên 2.4. Việc thực hiện các nhiệm vụ khác (Dựa trên cơ sở phiếu nhận xét,đánh giá do thủ trưởng cơ sở giáo dục cung cấp) III. Hoạt động thanh tra 1. Kế hoạch thanh tra Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị để xây dựng kế hoạch thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên, trong thời gian 5 năm phấn đấu mỗi giáo viên được thanh tra ít nhất 1 lần. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền có thể quyết định thanh tra đột xuất 2. Thời hạn thanh tra Thời hạn của cuộc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên không quá 03 ngày tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc thanh tra. III. Hoạt động thanh tra 3. Trình tự thanh tra: 3.1. Công tác chuẩn bị + Thu thập thông tin về đối tượng thanh tra bao gồm: trình độ đào tạo, tinh thần thái độ thực hiện nhiệm vụ, uy tín đối với đồng nghiệp; + Nghiên cứu nội dung được phân công giảng dạy, giáo dục của giáo viên. 3.2. Tiến hành thanh tra. 3.2.1. Xem xét, kiểm tra hồ sơ cá nhân, phiếu đánh giá viên chức, hồ sơ chuyên môn của giáo viên và các hồ sơ khác của trường để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn. 3.2.2. Kiểm tra giờ lên lớp. Dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy. Khi dự giờ, cán bộ thanh tra ghi vào phiếu đánh giá quá trình diễn biến của tiết dạy, nhận xét ưu khuyết điểm về trình độ nắm nội dung bài, trình dộ sử dụng phương pháp. 3.2.3. Kết quả giảng dạy: điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh, sinh viên từ đầu năm đến thời điểm thanh tra; kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra; so sánh kết quả của các lớp do nhà giáo giảng dạy với các lớp khác trong cơ sở giáo dục tại thời điểm thanh tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học). III. Hoạt động thanh tra 3.3. Trao đổi với giáo viên được thanh tra. 3.3.1. Chuẩn bị nội dung đánh giá - Nghiên cứu đánh giá của trường và của các lần thanh tra trước. - Phân tích thông tin thu thập được qua kiểm tra trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm; việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả học tập của học sinh, đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV của cơ sở giáo dục - Dự kiến nội dung nhận xét đánh giá 3.3. 2. Chuẩn bị nội dung kiến nghị và đề xuất - Căn cứ vào nhận định ở phần kiểm tra những vấn đề đã dự kiến đánh giá để chọn những nội dung cần đề xuất. - Phát hiện và lựa chọn những kinh nghiệm của GV thông qua việc kiểm tra và lựa chọn kinh nghiệm của bản thân cán bộ thanh tra để phổ biến cho GV; - Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị. Lưu ý: tùy thực tế để cân nhắc nội dung và thứ tự các vấn đề cần trao đổi. Sắp xếp các vấn đề cần tư vấn theo thứ tự tầm quan trọng, lưu ý cân nhắc những vấn đề nào nên đề xuất trước, vấn đề nào cần đề xuất sau khi đánh giá để thuận lợi hơn cho việc tiếp thu của GV. III. Hoạt động thanh tra 3.4. Kết thúc thanh tra. 3.4.1. Hoàn thành hồ sơ thanh tra gồm có: báo cáo thanh tra (biên bản); các phiếu dự giờ dạy của giáo viên; phiếu đánh giá của hiệu trưởng. - Ðánh giá: nhận định những ưu điểm, khuyết điểm về năng lực sư phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn, ghi rõ những kinh nghiệm, những đóng góp của giáo viên trong chuyên môn cũng như trong công tác giáo dục. Bản báo cáo cần tổng hợp thông tin, không sa vào các chi tiết. Chọn các yếu tố chủ yếu làm căn cứ cho việc đánh giá và cơ sở cho các kiến nghị. - Kiến nghị: những mong muốn về sự tiến bộ mà giáo viên cần đạt tới, đề ra các mục tiêu cho giáo viên phấn đấu, nói rõ có cần sự kèm cặp đặc biệt hay không. Ðề nghị giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để phát triển năng lực. Ghi nhận những kinh nghiệm của giáo viên và đề nghị phổ biến những kinh nghiệm đó trong và ngoài nhà trường. Những kiến nghị đối với các cấp quản lý giáo dục, điều chỉnh bổ sung các quy định hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ. 3.4.2. Thông báo kết quả thanh tra cho đối tượng thanh tra và thủ trưởng đơn vị quản lý đối tuợng. [...]... với đối tượng thanh tra và với cơ quan quản lý giáo dục các cấp Báo cáo kết quả thanh tra được gửi tới người ra quyết định thanh tra Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp 2 Kết luận thanh tra Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội... cáo và ký văn bản kết luận thanh tra Kết luận thanh tra được gửi tới thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp B Các nhiệm vụ cụ thể I Kiểm tra II Nhận xét, Ðánh giá III Ðề xuất và kiến nghị I Kiểm tra Xem xét cụ thể việc thực...IV Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra 1 Báo cáo kết quả thanh tra Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá viên chức về phẩm chất, đạo đức, về việc thực hiện các quy định của pháp luật; Điều lệ nhà trường; Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác; Quy chế chuyên môn; tiêu chí đánh giá giờ dạy; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục để xây dựng báo cáo kết quả thanh tra với các nội dung... nào chi tiết nào? Bổ sung, điều chỉnh quy định về chuyên môn để bảo đảm quản lý chặt chẽ và giảm nhẹ công việc cho GV HỒ SƠ THANH TRA HĐSP CỦA GIÁO VIÊN  Biên bản thanh tra HĐSP Giáo viên  Phiếu nhận xét của Hiệu trưởng  Các phiếu dự giờ giờ giáo viên  Báo cáo kết quả thanh tra HĐSP của Giáo viên ... lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp, thi đỗ vào các cấp bậc học cao hơn - Dựa trên kết quả việc kiểm tra chung của toàn trường, có sự so sánh kết quả các lớp của giáo viên dạy với những lớp khác - Kết quả học tập thông qua sổ gọi tên ghi điểm tại thời điểm thanh tra - Kết quả khảo sát chất lượng của thanh tra viên Khi nhận xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên cần ch ú ý một số nội dung sau đây... viên I Kiểm tra 2 Kiểm tra hồ sơ chuyên môn (tiếp theo) 2.3 Kiểm tra sổ điểm, túi đựng bài kiểm tra của học sinh, các loại vở của học sinh đã được chấm để xem số lượng bài kiểm tra có đủ theo quy định không, cách ra đề có phù hợp với yêu cầu của chương trình không, chấm bài có chữa không, cho điểm có chính xác công bằng không 2.4 Kiểm tra việc thực hành thí nghiệm: qua Giáo án, sổ ghi đầu bài, sổ mượn... Kiểm tra giáo án của bài vừa dạy để xem trình độ nắm vững yêu cầu, nội dung bài dạy của giáo viên, xác định những chi tiết chưa trình bày đúng 2.2 Ðối chiếu lịch báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi của học sinh với phân phối chương trình kế hoạch giảng dạy của Bộ để xem xét việc thực hiện chương trình của giáo viên Nếu cần, đối chiếu thêm vở soạn bài, sổ dạy bù, dạy thay của giáo viên I Kiểm tra 2 Kiểm tra. .. để giúp đỡ một cách có hiệu quả Kiểm tra 1 Dự giờ (tiếp theo) Để kiểm tra năng lực sử dụng phương pháp của GV cần xem xét trên nhiều phương diện như các khía cạnh nêu dưới đây: 1.2.1 Những hoạt động đơn phương của giáo viên - Chọn và sử dụng các phương pháp giảng dạy có phù hợp đặc điểm của học sinh và của môn học hay không? (thuyết giảng, đàm thoại, trực quan, trao đổi nhóm, các hoạt động khác nhau... đầu bài, sổ mượn đồ dùng thực hành thí nghiệm, vở ghi thực hành của học sinh, xem các đồ dùng dạy học giáo viên tự làm 2.5 Kiểm tra việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: xem sổ tự bồi dưỡng, sổ dự giờ, trao đổi về những nội dung đã tự học, hỏi hiệu trưởng và tổ chuyên môn 3 Kiểm tra học sinh để đánh giá kết quả giảng dạy II Nhận xét,đánh giá 1.Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; Trên cơ sở phiếu nhận xét... Kiểm tra 1 Dự giờ (tiếp theo) Để kiểm tra năng lực sử dụng phương pháp của GV cần xem xét trên nhiều phương diện như các khía cạnh nêu dưới đây: (tiếp theo) 1.2.2 Các biện pháp của giáo viên tổ chức, thúc đẩy học sinh chủ động học tập, sát trình độ các nhóm đối tượng và từng đối tượng - Giáo viên có tổ chức, quản lý hoạt động theo nhóm để học sinh được làm việc phù hợp với năng lực hoặc để có thể trao . thức thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên. 2. Hình thức thanh tra - Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành trong cuộc thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục. - Thanh tra hoạt. công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc thanh tra. III. Hoạt động thanh tra 3. Trình tự thanh tra: 3.1. Công tác chuẩn bị + Thu thập thông tin về đối tượng thanh tra bao gồm: trình độ. vụ. 3.4.2. Thông báo kết quả thanh tra cho đối tượng thanh tra và thủ trưởng đơn vị quản lý đối tuợng. IV. Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra 1. Báo cáo kết quả thanh tra Trên cơ sở các tiêu

Ngày đăng: 16/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w