Việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn 1 Soạn giáo án.

Một phần của tài liệu Huong dan thanh tra HDSP (Trang 29 - 36)

III. Những nội dung cần quan tâm phát hiện, trao đổi và đề xuất, kiến nghị

1.1. Việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn 1 Soạn giáo án.

1.1.1. Soạn giáo án.

Chưa nắm đưọc yêu cầu một giáo án, thường chỉ tóm tắt sách giáo khoa, chưa thể hiện được kế hoạch làm việc của thầy và trò trong tiết dạy.

Chưa thể hiện rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 1.1.2. Chấm bài, chữa bài.

Không chuẩn bị biểu điểm.

Chấm tùy tiện nên không chính xác, không công bằng. 1.1.3. Thực hành, thí nghiệm.

Thiếu kỹ năng biểu diễn thí nghiệm, lúng túng trong việc tổ chức cho học sinh thực hành.

Thiếu sáng kiến trong việc sưu tầm, tự tạo đồ dùng dạy học. 1.1.4. Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Chưa vận dụng những điều đã được bồi dưỡng vào giảng dạy và giáo dục. 1.1.5. Vi phạm có hệ thống đối với quy định về dạy thêm, học thêm.

III. Những nội dung cần quan tâm phát hiện, trao đổi và đề xuất, kiến nghị và đề xuất, kiến nghị

1.Những vấn đề khó khăn, thiếu sót, yếu kém mà một số GV thường gặp, cần quan tâm phát hiện và trao đổi:

1.2. Về nghiệp vụ sư phạm

1.2.1. Trình độ nắm chương trình và nội dung giảng dạy.

Không nắm vững yêu cầu của chương trình; không xác định đúng trọng tâm bài dạy; không hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài dạy; xây dựng chưa đúng mức các kiến thức, kỹ năng: chỉ dừng lại như yêu

cầu đối với học sinh lớp dưới hoặc dùng kiến thức các lớp trên để xây dựng cho học sinh.

Kiến thức, kỹ năng không chính xác, không hiểu hết nội dung sách giáo khoa, rập khuôn cứng nhắc theo sách giáo khoa. Không có hệ thống, không hợp logic. Truyền thụ một cách áp đặt kiến thức cho học sinh.

Kiến thức cuộc sống nghèo nàn, lệch lạc không thích hợp. Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng tình cảm còn gượng gạo.

III. Những nội dung cần quan tâm phát hiện, trao đổi và đề xuất, kiến nghị và đề xuất, kiến nghị

1.2.2. Trình độ vận dụng phương pháp.

Có nhiều tình huống khác nhau, nhưng cần chú ý các vấn đề sau đây:

Phân phối thời gian không hợp lý, ít tạo điều kiện thời gian cho học sinh được làm việc.

Chọn ví dụ không thích hợp.

Không quan tâm đến việc làm cho học sinh chủ động trong học tập, nghiên cứu, không biết dẫn dắt cho học sinh tự tìm tòi.

Sử dụng các phương pháp không phù hợp đặc điểm học sinh và môn học.

Ngôn ngữ thiếu trong sáng.

Ðặt vấn đề, lời chỉ dẫn, yêu cầu không rõ ràng.

Trình bày bảng, trình bày thí nghiệm, đồ dùng dạy học chưa khoa học.

III. Những nội dung cần quan tâm phát hiện, trao đổi và đề xuất, kiến nghị và đề xuất, kiến nghị

1.2.2. Trình độ vận dụng phương pháp.(tiếp theo)

Không chú ý rèn luyện phương pháp làm việc nói chung và phương pháp học tập môn học.

Không quan tâm đến hiện tượng không đồng đều của học sinh

trong nhịp độ làm việc trên lớp. Giảng dạy theo lối đồng nhất, không phân biệt mức độ yêu cầu đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu.

Lúng túng trong việc tổ chức hoạt động theo nhóm.

Không biết khai thác lỗi của học sinh để phân tích uốn nắn làm cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức.

Lúng túng trong việc điều khiển lớp học, không làm chủ các tình huống.

Ðánh giá kết quả của học sinh không chính xác.

III. Những nội dung cần quan tâm phát hiện, trao đổi và đề xuất, kiến nghị và đề xuất, kiến nghị

2. Những vấn đề cần được quan tâm đề xuất và kiến nghị:

Các kiến nghị đưa ra phải cụ thể, xuất phát từ thực tế đã quan sát được trong quá trình kiểm tra và trao đổi với GV, không đưa ra

những kiến nghị có tính chất phương hướng lâu dài. Kiến nghị phải khả thi sao cho những đối tượng được kiến nghị có thể thực hiện được sau một thời gian nhất định.

Sau đây là những loại thiếu sót, khó khăn của GV thường gặp cần chú ý phát hiện để đưa ra kiến nghị :

2.1. Ðối với GV.

Phát hiện và khẳng định những kinh nghiệm tốt của GV, tạo sự tự tin, đồng thời tìm cách phổ biến cho GV khác nhằm góp phần thúc đẩy hệ thống.

Phát hiện những thiếu sót, yếu kém của GV, đưa ra những kiến nghị để GV khắc phục; mặt khác phát hiện những khó khăn khách quan để kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho họ làm tốt nhiệm vụ. cụ thể:

III. Những nội dung cần quan tâm phát hiện, trao đổi và đề xuất, kiến nghị và đề xuất, kiến nghị

2.1. Ðối với GV (tiếp theo)

+ Nghiên cứu thêm những nội dung gì?

+Trau dồi thêm những kỹ năng nào (vẽ, trình bày bảng, thực hành thí nghiệm, đọc diễn cảm, phát âm chính xác...)?

+ Cần rèn luyện thêm phương pháp giảng dạy nào (hướng vào yêu cầu đổi mới phương pháp thích hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương)? Về thực hiện quy chế chuyên môn:

+ Dạy bù, thực hiện lại phần chương trình nào?

+ Soạn đầy đủ giáo án, cần sửa chữa cách soạn giáo án theo hướng nào?

+ Kiểm tra học sinh bổ sung cho đủ quy định; chấm lại bài nào để bảo đảm công bằng?

+ Bố trí việc giúp đỡ những học sinh kém. + Thực hiện chu đáo các hồ sơ chuyên môn.

+ Bồi dưỡng những nội dung gì về chuyên môn nghiệp vụ và bằng cách nào.

III. Những nội dung cần quan tâm phát hiện, trao đổi và đề xuất, kiến nghị và đề xuất, kiến nghị

2.2. Ðối với nhà trường.

Sắp xếp lại phòng học, bố trí lại thời gian học.

Trang bị thêm đồ dùng dạy học (bằng nhiều giải pháp khác nhau). Thay đổi phân công GV hợp lý hơn trong điều kiện cụ thể hiện có để bảo đảm chất lượng.

Tăng cường kiểm tra, tổ chức giúp đỡ GV về mặt nào? 2.3. Ðối với cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan.

Cần tổ chức bồi dưỡng những nội dung gì cho GV có những khó khăn tương tự.

Phát hiện những thiếu sót, chưa hợp lý trong chương trình, sách giáo khoa, và quy định quản lý để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung

nhằm thúc đẩy cả hệ thống.cụ thể cần nghiên cứu điều chỉnh chương trình, nội dung sách giáo khoa ở những phần nào, bài nào chi tiết

nào?

Bổ sung, điều chỉnh quy định về chuyên môn để bảo đảm quản lý chặt chẽ và giảm nhẹ công việc cho GV.

Một phần của tài liệu Huong dan thanh tra HDSP (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(37 trang)