luận văn thạc sĩ ngành : Luật Quốc Tế
Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài Hoàng Thị Ngọc Lan Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Trung Tín Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề pháp lý về Hợp đồng BOT, BTO, BT. Tìm hiểu đầy đủ một cách có hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng BOT, BTO, BT cũng như quy định của một số nước trên thế giới, qua đó thấy được điểm giống và khác nhau giữa quy định của Pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới. Từ đó đưa ra cơ sở về yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về Hợp đồng BOT, BTO, BT. Keywords: Luật Quốc tế; Hợp đồng kinh tế; Luật đầu tư; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lý do ra đời của đề tài Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước có nhiều khởi sắc, được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đảng xác định: Nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay là: thúc đẩy sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) để đạt mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới; tăng cường thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng ấn tượng cho nền kinh tế. Đặc biệt Nhà nước giành đầu tư thỏa đáng cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để trong một thời gian ngắn khắc phục được tình trạng thiếu vốn về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như hiện nay. Đây là một định hướng đúng nhưng để thực hiện được 2 chủ trương này cần một lượng vốn lớn, vốn từ ngân sách Nhà nước không đáp ứng được mà phải huy động sức mạnh của mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài. Đồng thời muốn thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư vào nước ta thì trước hết phải có một cơ sở hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu khai thác và sử dụng vốn của nhà đầu tư. Có thể nói, cơ sở hạ tầng có vai trò làm nền móng cho các hoạt động đầu tư nhất là trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ sử dụng công nghệ hiện đại. Có cơ sở hạ tầng tốt không chỉ đáp ứng được các yêu cầu kinh tế, giảm giá thành sản xuất mà còn hạn chế các rủi ro trong đầu tư. Chính vì vậy, việc đầu tư các công trình hạ tầng được xem là hoạt động quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà thực trạng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhiệm vụ "đi trước một bước” cho phát triển kinh tế, còn nhiều lạc hậu, yếu kém, thêm vào đó nguồn vốn Nhà nước để phục vụ cho yêu cầu này còn hạn chế thì việc huy động vốn ngoài Ngân sách là rất cần thiết. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và về đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở nói riêng ở nước ta còn chưa nhất quán, thiếu ổn định và còn có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt là những quy định của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng BOT, BTO, BT hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập. Điều đó làm hạn chế tính hấp dẫn, cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Trong khi nhiều nước trên thế giới họ đã xây dựng cho mình một hệ thống pháp lý trong lĩnh vực này một cách thống nhất và khoa học thì ở nước ta hiện nay vấn đề này còn nhiều điểm bất cập và chưa đồng bộ hay chỉ dừng lại ở tính chất khung hoặc mang tính nguyên tắc chung chung, chưa chi tiết, cụ thể. Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng trên việc hoàn thiện tư pháp quốc tế Việt Nam và các ngành liên quan là cần thiết. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa cũng như do nhiều nguyên nhân lịch sử khác nhau, các vụ việc liên quan đến Hợp đồng BOT, BTO, BT trong lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng và phong phú. Việc thực hiện các hợp đồng này ngày càng gặp nhiều khó khăn và phức tạp bởi yếu tố nước ngoài trong quan hệ hợp đồng. Xây dựng một một cơ chế pháp luật hoàn thiện về lĩnh vực này có tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong hợp đồng, đồng thời góp phần thúc đầy quan hệ đầu tư phát triển, tạo điều kiện trong việc hợp tác quốc gia [42]. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn những quy định của pháp luật Việt Nam về những quy định của pháp luật trong Hợp đồng BOT, BTO, BT là vô cùng cần thiết. 3 1.2. Tính tích cực của đề tài Mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn những quy định của pháp luật Việt Nam về trong Hợp đồng BOT, BTO, BT. Trên cơ sơ đó tìm hiểu, so sánh pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới để tìm ra những ưu điểm, những bất cập qua đó đưa ra được những quan điểm, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng BOT, BTO, BT. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khoa học pháp lý nước ta, từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về Hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. Trong giáo trình giảng dạy luật học tại cơ sở đào tạo luật học ở nước ta những năm qua (Giáo trình tư pháp Quốc tế, Giáo trình Luật Đầu tư….) cũng chỉ mới đề cập một cách cơ bản những quy định của pháp luật về hợp đồng này, chưa đi sâu vào phân tích, so sánh một cách cụ thể về pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài, trên cơ sở đó chỉ ra được những điểm bất cập trong những quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu các vấn đề pháp lý về Hợp đồng BOT, BTO, BT. Trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của luật thực định về Hợp đồng BOT, BTO, BT và pháp luật nước ngoài Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quy phạm Pháp luật về Hợp đồng BOT, BTO, BT. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề pháp lý về Hợp đồng BOT, BTO, BT. Tìm hiểu đầy đủ một cách có hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng BOT, BTO, BT cũng như quy định của một số nước trên thế giới, qua đó thấy được điểm giống và khác nhau giữa quy định của Pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới. Từ đó đưa ra cơ sở về yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về Hợp đồng BOT, BTO, BT. 4. Phạm vi nghiên cứu “ Quy định về Hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài” là một đề tài nghiên cứu về những quy định của pháp luật Việt Nam về những quy 4 định của pháp luật về Hợp đồng BOT, BTO, BT trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và pháp luật nước ngoài về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, với khuôn khổ của Luận văn thạc sỹ luật học, tác giả chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu về quy định của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng BOT, BTO, BT và pháp luật một số nước trên thế giới như pháp luật của Philipine, pháp luật Hàn Quốc về vấn đề này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, các Đạo luật, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh… 6. Điểm mới của luận văn. Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh một cách chi tiết với những quy định của pháp luật một số nước trên thế giới 7. Ý nghĩa của Luận văn Hoàn thành luận văn này, tôi hi vọng những kiến thức khoa học trong luận văn sẽ là tài liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam, đặc biệt đối với chuyên nghành tư pháp quốc tế. Nội dung luận văn sẽ có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, cần thiết cho mọi cá nhân khi tìm hiểu những quy định của Pháp luật Việt Nam và Pháp luật một số nước trên thế giới. Chúng tôi hi vọng và mong rằng, những kiến nghị khoa học trong luận văn sẽ được sử dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Luận văn được chia làm 03 chương cụ thể: Chương 1: Những vấn đề pháp lý cơ bản về đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới về Hợp đồng BOT, BTO, BT. 5 Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ THEO HỢP ĐỒNG BOT, BTO, BT 1.1. Khái niệm về Hợp đồng BOT, BTO, BT 1.1.1. Khái niệm Hợp đồng BOT Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 Luật Đầu tư thì khái niệm Hợp đồng BOT được định nghĩa như sau: Hợp đồng BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhầ đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Hợp đồng BOT có các đặc điểm cơ bản sau đây: Về cơ sở pháp lý: Hoạt động đầu tư hay việc đầu tư vốn đế kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư với Nhà nước (thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền). Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh với tư cách pháp lý của mình phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó nhà đầu tư phải tuân theo quy định về pháp luật về đầu tư của Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Về chủ thể ký kết hợp đồng: Chủ thể tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng dự án bao gồm một bên là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên là nhà đầu tư. Về đối tƣợng của hợp đồng: Đối tượng của hình thức đầu tư theo Hợp đồng BOT là các công trình kết cấu hạ tầng. Về hình thức của hợp đồng: Hình thức của hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản liên quan, hình thức của hợp đồng dự án được lập thành văn bản. Nội dung của Hợp đồng BOT: Bất kỳ hợp đồng nào cũng là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mà mỗi bên phải thực hiện trong hợp đồng vì quyền lợi của bên kia. Trong Hợp đồng BOT, bao gồm sự thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và Nhà nước liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam. 7 Về phƣơng thức thực hiện Hợp đồng BOT: sau khi ký kết hợp đồng nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng mới hay cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư này, nhà đầu tư phải thành lập Doanh nghiệp BOT (hay Doanh nghiệp dự án) theo quy định của pháp luật để tổ chức quản lý, kinh doanh dự án. Đây cũng là nét khác biệt so với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu công trình gắn liền với quyền quản lý, vận hành, khai thác của nhà đầu tƣ cho Nhà nƣớc và phƣơng thức thanh toán của Nhà nƣớc cho nhà đầu tƣ. Đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết, thoả thuận trong hợp đồng dự án khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư tiến hành quản lý và kinh doanh công trình này trong thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý. Hết thời hạn kinh doanh theo thỏa thuận, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước. Điều này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vốn xây dựng công trình hạ tầng ở Việt Nam. Thẩm quyền xét xử: khi tham gia ký kết hợp đồng dự án Nhà nước Việt Nam từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp nên khi xảy ra vi phạm Nhà nước vẫn phải chịu sự xét xử của bất kỳ một cơ quan tài phán nào theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Khái niệm về Hợp đồng BT Hợp đồng BT là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT (Khoản 19, Điều 3, Luật Đầu tư 2005). Hợp đồng BT có các đặc điểm cơ bản sau đây: Vì hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở pháp lý là hợp đồng được ký kết giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư và có tính chất là hợp đồng dự án nên hợp đồng BT có đặc điểm giống với Hợp đồng BOT, BTO về chủ thể giao kết, về đối tượng. Tuy nhiên, nếu như trong hai hình thức đầu tư trước nhà đầu tư thực hiện đầy đủ cam kết của mình liên quan đến cả ba hành vi: Build- Operate- Transfer có nghĩa là: xây dựng- kinh doanh- chuyển giao đối tượng của hợp đồng thì ở hình thức đầu tư này nghĩa vụ mà nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho Chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính những công trình này. 8 1.2. Vai trò, ý nghĩa của đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT đối với sự phát triển kinh tế xã hội 1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT đối với các quốc gia Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng là một hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được xem là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước. Chính vì vậy, việc thu hút nguồn vốn đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT đối với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn đầu tư theo hình thức này càng trở lên ý nghĩa hơn đối với các quốc gia đang phát triển, nguồn ngân sách còn hạn hẹp, trình độ khoa học kém, cở sở hạ tầng chưa đồng bộ. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách sẽ giúp các quốc gia phát triển nền kinh tế một cách đồng bộ và hiệu quả cao 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT đối với Việt Nam Như chúng ta đã biết, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản đang là một trong ba “nút thắt cổ chai” lớn nhất của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, cơ cấu dự án phức tạp, trong khi đó Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa biên khác không đủ vốn để có thể giúp đỡ tất cả các nước. Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì nhu cầu kêu gọi vốn vào Việt Nam là vô cùng cấp bách. Kết luận chương 1 Từ những tìm hiểu, phân tích về khái niệm, đặc điểm cơ bản về đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT học viên thấy được những vấn đề pháp lý riêng biệt của hợp đồng dự án so với các hình thức hợp đồng khác. Hình thức đầu tư theo hợp đồng dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế các quốc gia trên thế giới mà còn có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. 9 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HỢP ĐỒNG BOT, BTO, BT 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về Hợp đồng BOT, BTO, BT 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT a) Từ trƣớc năm 2005 Đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT lần đầu tiên được quy định trong luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài năm 1992 với chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng với một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về xây dựng, khai thác, kinh doanh công trình hạ tầng. Trong Luật Đầu tư nước ngoài 1996 tiếp tục ghi nhận thêm hai hình thức đầu tư theo hợp đồng mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng là Hợp đồng BTO, hợp đồng BT. Nhằm kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn kinh doanh, Chính phủ đã ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài kèm theo Nghị định 62/1998/NĐ- CP ngày 15/8/1999 (sau đây gọi là Quy chế đầu tư BOT nước ngoài) và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 02/1999/NĐ- CP ngày 27/7/1999 b) Từ năm 2005 đến nay Năm 2005 Nhà nước ban hành Luật đầu tư có hiệu lực áp dụng chung cho mọi nhà đầu tư kinh doanh vào mọi ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm trong đó đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản để tạo cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa của đất nước. Theo đó, hình thức đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT cũng cần được pháp luật quy định thống nhất về nội dung và hình thức. Do vậy, ngày 11/5/2007, Chính phủ đã ban hành quy chế đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và nước ngoài theo Nghị định 78/2007/NĐ-CP để hướng dẫn đầu tư theo các hình thức đó. Ngày 27/11/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ - CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT), Hợp đồng 10 Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Hợp đồng BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT). 2.1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về Hợp đồng BOT, BTO, BT a) Về chủ thể ký kết Hợp đồng Theo Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 108/2009/NĐ- CP cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Thực chất các cơ quan này đại diện cho Nhà nước và nhân danh lợi ích Nhà nước để thực hiện đàm phán với nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. b) Lĩnh vực thực hiện dự án Pháp luật hiện hành đã quy định thêm một số phương thức đầu tư mới cho nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Mặc dù quy chế Hợp đồng BOT trước đây áp dụng cho nhà đầu tư ngoài cũng quy định phương thức đầu tư theo phương thức đầu tư BT, quy chế BOT áp dụng cho đầu tư trong nước không áp dụng quy chế này. Trên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ tập trung vào dự án BOT, bởi lẽ trước đây không quy định rõ Chính phủ sẽ tạo điều kiện gì để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức BT được thu hồi vốn và lợi nhuận sau khi xây dựng và chuyển giao công trình cho Nhà nước. Còn nhà đầu tư trong nước không được thực hiện theo phương thức này. c) Về cơ chế góp vốn theo hợp đồng dự án Theo quy định của quy của các quy chế Hợp đồng BOT trước đây thì Hợp đồng BOT có thể được thực hiện bằng các nguồn vốn sau: - 100% vốn không thuộc ngân sách Nhà nước, kể cả vốn vay trong nước và nước ngoài. - 100% vốn góp của ngân sách Nhà nước kể cả vốn vay của ngân hàng Nhà nước, vốn góp của ngân sách Nhà nước và vốn góp của doanh nghiệp, cá nhân kể cả vốn vay trong nước và nước ngoài. d) Về lập, công bố, phê duyệt danh mục dự án. Tính công khai, minh bạch trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật đầu tư nói riêng là yếu tố vô cùng quan trọng. Chính vì vậy để thu hút nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng pháp luật đầu tư của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn. e) Về việc lựa chọn nhà đầu tƣ đàm phán hợp đồng dự án [...]... trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt về đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT và thực trạng của pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật của một số nước trên thế giới về vấn đề này, cụ thể pháp luật của Philippine, pháp luật Hàn Quốc Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh với pháp luật nước ngoài học viên thấy được quá trình thay đổi và hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với sự phát... quan điểm và những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và những quy định về Hợp đồng BOT, BTO, BT nói riêng Các giải pháp đó là: Cơ quan Nhà nước có thẩm quy n cần sửa đổi bổ sung quy định của pháp luật về Hợp đồng BOT, BTO, BT; cần rà soát lại các quy định của Quy chế BOT hiện hành để có hướng sửa đổi bổ sung cho phù hợp hơn nữa với các dự án, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ... Thượng viện và Hạ viện của nước Cộng hòa Philippine đã thông qua luật số 7718 Luật này đã sủa đổi bổ sung một số phần của Luật số 6975 a) Khái niệm, đặc điểm Hợp đồng BOT, BTO, BT theo quy định của pháp luật Philippine b) Những quy định về Hợp đồng BOT, BTO, BT của pháp luật Philippine Chủ thể ký kết hợp đồng Về lĩnh vực thực hiện dự án Lựa chọn nhà đầu tƣ và quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng ... SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƢ THEO HỢP ĐỒNG BOT, BTO, BT 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT Mô hình đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT là những mô hình có vai trò quan trọng, mô hình này đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới nhất là những nước đang phát triển Nó giúp Chính phủ giải quy t được vấn đề xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng... lý và kinh doanh công trình Chuyển giao công trình và kết thúc hợp đồng dự án Về giá của sản phẩm, dịch vụ của dự án BOT, BTO, BT Nghị định số 108 quy định về giá của sản phẩm, dịch vụ của dự án BOT, BTO, BT là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng dự án Ở một số nước, pháp luật hạn chế quy n của nhà đầu tư theo hợp đồng dự án trong việc ấn định mức phí và giá trần của sản phẩm dịch vụ Việt. .. vào và tuân thu trong quá trình đàm phán, ký kết Hợp đồng BOT, BTO, BT đảm bảo cho dự án thực hiện với kết quả cao nhất 3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh hoạt động đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT 3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh hoạt động đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT Thứ nhất, các cơ quan Nhà nước có thẩm quy n cần kịp thời ra soát lại các quy định. .. hiều và đưa ra một số quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hình thức đầu tư theo phương thức hợp đồng dự án Để làm được điều đó một trong những vấn đề cơ bản và trọng tâm là phải nhận diện những đặc điểm pháp lý đặc thù, và thực trạng những quy định pháp luật về hình thức đầu tư này Từ việc phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về các loại Hợp đồng BOT, BTO, BT; thực trạng pháp luật Việt Nam. .. quán, đồng bộ với các văn bản pháp luật; cần minh bạch hóa hơn cá chính sách pháp luật về đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT Để từ đó mong muốn hệ thống pháp luật của Việt Nam được hoàn thiện hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước Với một hệ thống pháp luật về đầu tư hoàn thiện, chặt chẽ và phù hợp Việt Nam sẽ trở thành một đất nước có sức hấp dẫn về nguồn vốn đầu tư như các quốc... bỏ quy n miễn trừ quốc gia Việc từ bỏ quy n miễn trừ quốc gia này là phù hợp với thông lệ quốc tế 17 Về áp dụng pháp luật: trong các hợp đồng dự án theo hình thức BOT, BTO, BT thường có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài là một bên chủ thể của dự án khi đó hợp đồng dự án trở thành hợp đồng có yếu tố nước ngoài Vì vậy, việc lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng, điều chỉnh cho việc xác lập và. .. ích công cộng 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT 3.2.1 Sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT Thứ nhất, vấn đề tài trợ dự án: vấn đề huy động vốn tài trợ cho các dự án BOT hiện nay của các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng) kể cả trong quy chế đầu tư mới vẫn chưa tạo . những quy định của pháp luật Việt Nam về những quy 4 định của pháp luật về Hợp đồng BOT, BTO, BT trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và pháp luật nước. BOT, BTO, BT. 4. Phạm vi nghiên cứu “ Quy định về Hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài là một đề tài nghiên cứu về