1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỈNH TÂY NINH

11 763 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 226,5 KB

Nội dung

Tây Ninh là tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ và nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Ranh giới hành chính tỉnh phía Đông giáp Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bình Phước, phía Tây và Bắc giáp Căm Pu Chia và phía Nam giáp tỉnh Long An

TỈNH TÂY NINH TỈNH TÂY NINH - Diện tích tự nhiên: 403.545 ha. - Dân số năm 2005: 1.038.616 người - Mật độ dân số: 257 người/km 2 - Tỷ trọng GDP NN năm 2005: 41,22 %. - Tốc độ tăng BQ NN 2000 - 2005 : 9,16%/năm Tây Ninhtỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ và nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Ranh giới hành chính tỉnh phía Đông giáp Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bình Phước, phía Tây và Bắc giáp Căm Pu Chia và phía Nam giáp tỉnh Long An Chạy qua phạm vi hành chính tỉnh Tây Ninh có QL 22 (Đường Xuyên á nối Tp.HCM qua 3 huyện: Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu với Căm Pu Chia tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài) và QL 22B…. Đây là các tuyến đường bộ quan trọng cho phép Tây Ninh giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và Vương quốc Căm Pu Chia. Hệ thống sông chính ở Tây Ninh gồm: sông Sài Gòn trên thượng nguồn đã xây dựng Hồ Dầu Tiếng, công trình đại thủy nông lớn nhất Việt Nam. Nguồn nước từ Hồ Dầu Tiếng không những tưới, nước sinh hoạt và công nghiệp cho phần lớn Tây Ninh mà còn cấp nước cho Tp.HCM và tạo nguồn nước tưới cho Long An. Tây Ninh còn có sông Vàm Cỏ Đông. Với vị trí tiếp giáp Tp.HCM và Căm Pu Chia đã tạo cho Tây Ninh nhiều cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ. I. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ XÃ HỘI 5 năm (2000-2005) kinh tế Tây Ninh tăng trưởng ở mức cao. Tổng GDP năm 2005 (Giá 1994) đạt 6.696 tỷ đồng so với năm 2000 chỉ là 3.475 tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP bình quân là 14,20 %/năm (Gấp 1,89 lần bình quân cả nước). Cơ cấu GDP của Tây Ninh năm 2005: Nông lâm ngư nghiệp 41,22 %, Công nghiệp – xây dựng 25,63 % và Dịch vụ 33,15 % so với tổng GDP. Tây Ninh có 8 huyện (Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu) và TX Tây Ninh, với 82 xã và 13 phường, thị trấn. Dân tộc Kinh chiếm 98,9 % dân số, còn lại là Khơmer và người Hoa. - Nông nghiệp Tây Ninh có lợi thế phát triển một số cây trồng, vật nuôi chính sau đây: + Cây công nghiệp ngắn ngày: Mía đường, đậu lạc, sắn, thuốc lá + Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả đặc sản: Cao su, mãng cầu (nổi tiếng cả nước trồng ở xung quanh núi Bà Đen) + Chăn nuôi trâu, bò thịt có quy mô đàn lớn, với giống chất lượng khá cao nhất là bò Sind + Trồng rau thực phẩm, nhất là rau truyền thống 1 - Tổng kinh ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 205,0 triệu USD, trong đó có các loại nông sản hàng hóa chủ lực gồm: cao su 30.874 tấn, tinh bột sắn 40.326 tấn, nhân hạt điều 4.735 tấn, nhãn 1.500 tấn, hạt tiêu 1.414 tấn… - Tây Ninh là địa phương có công nghiệp chế biến đường và tinh bột sắn có công suất lớn nhất cả nước. Điển hình như: Nhà máy đường Bour Bon (100 % vốn của Pháp) với công suất 8.000 tấn mía cây/ngày; 4 liên doanh chế biến tinh bột sắn, công suất 12.000-15.000 tấn sắn nguyên liệu/năm - Vốn đầu tư toàn xã hội cho nông lâm ngư nghiệp liện tục tăng. Năm 2002: 472,7 tỷ đồng, năm 2005 đã tăng lên 523,73 tỷ đồng. II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP 2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Bảng 1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (ĐVT: Ha) Loại đất Năm 2000 Năm 2005 So sánh 2005/2000 Tăng (+), giảm (-) I. Đất sản xuất nông nghiệp 285.474 278.786 - 6.688 1. Đất trồng cây hàng năm 220.432 180.890 - 39.542 Trong đó: Đất ruộng lúa, lúa màu 114.770 98.003 - 16.767 2. Đất trồng cây lâu năm + vườn tạp 65.042 97.895 + 32.853 II. Đất NN khác - 206 + 206 Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2000 và 2005 - Sở TN-MT Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2005 so với 2000 đã có sự chuyển đổi đúng hướng nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế đất. - Đất sản xuất nông nghiệp giảm 6.688 ha, đặc biệt cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi mạnh; đất trồng cây hàng năm giảm 39.542 ha, trong đó riêng đất lúa giảm 16.767 ha; đất trồng cây lâu năm tăng 32.853 ha (Chủ yếu là trồng cao su và cây ăn quả). Nguyên nhân dẫn đến đất sản xuất nông nghiệp giảm là do tỉnh Tây Ninh đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tại Trảng Bàng, các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đất ở đô thị. Đất lúa giảm là do chuyển đổi sang trồng mía ở đất thấp và lúa đất cao trồng nhờ mưa bị cây sắn và cao su thay thế. 2.2. Thực trạng sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản Bảng 2: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG - LÂM - THỦY SẢN ĐVT: Tỷ đồng 2 Mục Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 Tăng BQ (%/năm) 2000 - 2005 Tổng giá trị SX (giá HH) 2.732,82 3.313,28 3.934,51 4.344,65 Tỷ lệ (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nông nghiệp 2.596,29 3.136,44 3.665,45 4.031,26 Tỷ lệ (%) 95,00 94,66 93,16 92,79 2. Lâm nghiệp 90,32 122,42 177,47 186,56 Tỷ lệ (%) 3,31 3,69 4,51 4,29 3. Thuỷ sản 46,21 54,42 91,59 126,83 Tỷ lệ (%) 1,69 1,64 2,33 2,92 Tổng giá trị SX (giá SS) 2.725,12 3.288,82 3.854,49 4.223,97 9,16 1. Nông nghiệp 2.596,89 3.136,44 3.665,45 4.031,26 9,19 2. Lâm nghiệp 91,04 108,85 121,24 124,05 6,38 3. Thuỷ sản 37,19 43,53 67,80 68,66 13,05 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh - Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (Giá 1994) năm 2005 đạt 4.223,97 tỷ đồng, tăng bình quân 9,16 %/năm (gấp 2 lần mức tăng của cả nước), trong đó: Nông nghiệp tăng 9,19%/năm, lâm nghiệp tăng bình quân 6,38 %/năm, riêng thủy sản có mức tăng khá cao 13,05 %/năm. - Cơ cấu GTSX Nông lâm thủy sản có chuyển dịch nhưng còn chậm. Năm 2000: Nông nghiệp 2596,89 tỷ đồng (chiếm 95 %) đến năm 2005 đạt 4031,26 tỷ đồng (chiếm 92,79 %); tương ứng với các năm 2000 và 2005 thủy sản tăng từ 1,69 % lên 2,92 % và lâm nghiệp từ 3,31 % tăng lên 4,29 % so với tổng GTSX Nông lâm thủy sản. - Cơ cấu GTSX nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm, năm 2005: trồng trọt vẫn chiếm 82,72 %, chăn nuôi 15,8 % và dịch vụ nông nghiệp 1,48 % so với tổng GTSX nông nghiệp theo giá hiện hành. - Tây Ninh có tiềm năng lớn về cả nông lâm thủy sản, nhất là nuôi thủy sản nước ngọt do chủ động nguồn nước từ Hồ Dầu Tiếng, những năm 2006 - 2010 sẽ có bước đột phá trong lĩnh vực thủy sản. 2.2.1. Nông nghiệp - Cơ cấu GTSX giữa trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp có bước chuyển dịch đúng hướng. Năm 2000 cơ cấu là 88,08 % - 11,15 % - 0,77 % thì đến năm 2005 đã là 88,72 % - 15,8 % - 1,47 %. - Đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường. - Tây Ninh có một số cây trồng xếp thứ 1, 2, 3 so với 64 tỉnh, thành phố cả nước là: sắn 1.071.770 tấn, thuốc lá 6.240 tấn, mía đường 1.944.230 tấn, lạc 70.130 tấn; riêng sản lượng lúa 585.560 tấn, xếp thứ nhất trong 8 tỉnh (TP) Vùng Đông Nam Bộ. 3 - Tây Ninh có một số cây trồng đạt năng suất cao so với cả nước như: sắn, lạc và mãng cầu. - Đàn trâu ở Tây Ninh có 41.351 con, chiếm 40 % tổng đàn toàn Vùng Đông Nam Bộ và đàn bò có 92.307 con, trong đó tỷ lệ máu Sind đạt 86,11% tổng đàn. - Tây Ninh còn có Vùng đất trồng cao su 43.510 ha, sản lượng 54.520 tấn, trong đó có 2 công ty cao su đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới. a. Trồng trọt Bảng 3: DIỄN BIẾN SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH Mục ĐVT Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ tăng BQ năm (%) (2000 – 2005) 1. DT cây lương thực 1000 Ha 181,07 172,39 169,51 152,48 -3,38 T. đó: - Lúa cả năm 1000 Ha 174 165,54 162,81 144,23 -3,68 2. SL lương thực 1000 Tấn 555,43 605,28 669,41 622,3 2,30 T. đó: - Thóc 1000 Tấn 536,28 576,41 640,08 585,56 1,77 3. BQ lương thực/người Kg 566 598 650 599 1,14 4. Lạc 1000 Ha 22,83 21,25 25,23 23,44 0,53 Sản lượng 1000 Tấn 56,44 62,43 74,76 70,13 4,44 5. Bắp (Ngô) 1000 Ha 7,07 6,85 6,7 7,85 2,12 Sản lượng 1000 Tấn 25,14 28,87 29,36 36,74 7,88 6. Rau 1000 Ha 8,25 11,45 13,8 15,39 13,28 Sản lượng 1000 Tấn 87,56 113,8 174,57 194,7 17,33 7. Thuốc lá 1000 Ha 2,8 5,62 3,64 3,69 5,68 Sản lượng 1000 Tấn 4,83 9,24 5,94 6,24 5,26 8. Mía 1000 Ha 25,42 33,05 28,48 31,57 4,43 Sản lượng 1000 Tấn 1154,68 1746,38 1605,18 1944,23 10,98 9. Cao su 1000 Ha 28,96 30,52 39,87 43,51 8,48 Sản lượng 1000 Tấn 17,87 22,83 43,46 54,52 24,99 10. Cây ăn quả 1000 Ha 15,18 17,62 14,36 14,75 -0,57 Sản lượng 1000 Tấn 84,92 91,86 89,3 106,84 4,70 11. Sắn 1000 Ha 25,26 31,72 38,58 43,28 11,37 Sản lượng 1000 Tấn 494,61 773,25 898,71 1071,77 16,73 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh Diễn biến diện tích và số lượng cây trồng ở Tây Ninh qua 5 năm thể hiện ở Bảng 3 cho thấy: - Chỉ có diện tích lúa là giảm bình quân 3,68 %/năm, từ 174.000 ha năm 2000 xuống còn 144.230 ha năm 2005. - 8 cây trồng chủ lực có diện tích và sản lượng đều tăng, trong đó: rau, khoai lang và cao su có mức cao. Diện tích rau tăng bình quân 13,28 %/năm, sản lượng rau tăng 17,33 4 %/năm. Sản lượng cao su 2005 đạt 54.520 tấn (gấp 3 lần năm 2001), sản lượng sắn đạt 1.071.777 tấn (gấp 2,16 lần). - Nguyên nhân: + Giảm diện tích lúa là do trồng đất xám, năng suất thấp, tốn nhiều phân và nước tưới, giá trị sản lượng và thu nhập thấp hơn các cây trồng khác. + Tăng diện tích – sản lượng cây trồng khác là do chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với chế biến và thị trường, đặc biệt là tận dụng thế mạnh về tài nguyên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. b. Chăn nuôi Bảng 4: DIỄN BIẾN ĐÀN VẬT NUÔI VÀ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TT Vật nuôi ĐVT 2000 2002 2004 2005 Tốc độ tăng 2000- 2005 (%/năm) 1 Đàn trâu Con 50.351 48.961 42.496 41.351 -3,86 2 Đàn bò Con 56.752 59.698 79.513 92.307 10,22 3 Đàn lợn Con 120.375 130.742 184.527 209.559 11,73 4 Đàn gia cầm 1000Con 2.652 2.950 3.039 3.061 2,91 5 Thịt hơi các loại Tấn 21.031 25.629 34.191 39.701 13,55 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh. - Quy mô đàn vật nuôi (ngoại trừ trâu giảm) và thịt hơi tăng khá cao bình quân 5 năm (2000-2005) là 10,2 % - 13,55 %/năm. Việc tăng đàn và thịt hơi bởi các chính sách khuyến khích sản xuất và thị trường tiêu thụ tăng. - Loài vật nuôi chính của Tây Ninh là bò thịt, lợn siêu nạc, gà thả vườn. - Tây Ninh đã hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung cụ thể với từng vật nuôi: + Trâu thịt ở khu vực lòng Hồ Dầu Tiếng và biên giới Căm Pu Chia thuộc các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu, Châu Thành và Bến Cầu. + Vùng chăn nuôi bò thịt: Dương Minh Châu, Châu Thành, Gò Dầu, Tân Biên. + Vùng chăn nuôi lợn và bò sữa ở huyện Trảng Bàng. 2.2.2. Lâm nghiệp GTSX Lâm nghiệp (Giá hiện hành) năm 2005 đạt 186,5 tỷ đồng, trong đó: trồng và nuôi rừng 12,17 tỷ đồng (chiếm 6,53 %) không khác với năm 2000 (6,58 %). Khai thác gỗ và lâm sản 167,71 tỷ đồng (chiếm 79,92 %), còn lại là dịch vụ lâm nghiệp 5,68 tỷ đồng (93,55 %). Diện tích rừng đặc dụng còn 25.114 ha, giảm bình quân 1,76 %/năm giai đoạn 2000 đến 2005. Rừng sản xuất tăng bình quân 37,75%/năm, rừng phòng hộ 22.482 ha tăng bình quân 1,99 %/năm. Tổng diện tích rừng năm 2005 là 48.330 ha giảm 4.498 ha. Bảng 5: DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH RỪNG (ĐVT: Ha) 5 Hạng mục 2000 2003 2004 2005 Tốc độ tăng DT BQ (%/năm) Đất có rừng sản xuất 148 686 686 734 37,75 Đất có rừng phòng hộ 20.369 18.283 21.012 22.482 1,99 Đất có rừng đặc dụng 32.311 24.036 24.488 25.114 - 4,91 Tổng cộng 52.828 42.005 46.186 48.330 - 1,76 Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng 2.2.3. Thuỷ sản Thủy sản Tây Ninh 5 năm (2000-2005) được coi trọng đầu tư nên tốc độ tăng GTSX 13,05 %/năm. Nguyên nhân là do thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, đồng thời tận dụng tốt các thủy vực thuận lợi cho nuôi cá và thủy đặc sản nước ngọt. Cơ cấu GTSX thuỷ sản chuyển dịch rõ nét: năm 2000 GTSX (Giá hiện hành) đạt 46,2 tỷ đồng, trong đó khai thác 25,29 tỷ đồng (57,74 %) đến 2005 đạt 45,7 tỷ đồng (chiếm 36,06 %) giảm 21,68 %. Nuôi trồng tăng từ 31,48 % lên 49,78 %. Vùng nuôi thuỷ sản phân bố ở vùng đất thấp hưởng lợi từ nước Hồ Dầu Tiếng (Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên), trong đó loại thuỷ sản nuôi chủ yếu là cá rô đồng, cá lóc, cá điêu hồng. Diện tích nuôi 5 năm tăng bình quân 4,18 %/năm, sản lượng tăng 8,93 %, chứng tỏ có đầu tư thâm canh. Bảng 6: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THỦY SẢN Tổng số ĐVT 2000 2002 2004 2005 Tốc độ tăng SL BQ (%/năm) I. Giá trị sản xuất (Giá 1994) Tỷ. đ 37,2 43,53 67,8 68,66 13,05 II. Diện tích nuôi trồng Ha 629 639 756 772 4,18 Trong đó: - Cá Ha 629 634 750 768 4,07 - Tôm Ha - 5 6 4 III. Sản lượng Tấn 2484 1761 3945 3809 8,93 Trong đó: - Cá Tấn 2484 1748 3929 3899 9,44 - Tôm Tấn - 10 12 10 - Thuỷ sản Tấn - 3 4 5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh. 2.3. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp (Theo Sở NN-PTNT) - Tây Ninh có 3 hệ thống chính, trong đó có công trình đại thuỷ nông Dầu Tiếng lớn nhất Việt Nam với dung tích 1,4 tỷ m3 và 1 đập dâng, 5 trạm bơm, kênh các cấp: 1.339. - Tổng năng thiết kế tưới 91.720 ha, tiêu 48.100 ha, cấp nước sinh hoạt 232.020 m3/ngày, năng lực thực tế tưới 74.228 ha, tiêu 41.794 ha, cấp nước 202.320 m3/ngày. - Công trình Dầu Tiếng phục vụ cho nông nghiệp Tây Ninh: tưới 52.830 ha và cấp nước 232.020 m3/ngày. 6 - Hệ thống thuỷ lợi được Trung ương và Tỉnh quan tâm đã và đang được kiên cố hoá và bê tông hoá đã giảm thất thoát nước và tăng lưu lượng dòng chảy, nâng cao hiệu quả dùng nước cho nông nghiệp, thuỷ sản và dân sinh kinh tế. Vấn đề cấp bách của thuỷ lợi Tây Ninh là hệ thống đê và kênh tiêu dọc sông Vàm Cỏ Đông phục vụ chuyển đổi cơ cấu canh tác (Đưa mía xuống đất thấp và mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản), đây là vùng còn nhiềm tiềm năng phát triển nuôi thuỷ sản ở Tây Ninh, trong đó thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng. 2.4. Đánh giá chung - 5 năm (2000-2005) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp còn chậm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mang tính đột phá, đặc biệt chuyển đổi thiếu tính bền vững. - Các vùng sản xuất nông thuỷ sản hàng hoá đã hình thành khá rõ, nhất là với cao su, mãng cầu, lạc, thuốc lá, mía, rau và chăn nuôi bò thịt. - Những lợi thế đối với phát triển nông lâm ngư nghiệp ở Tây Ninh gồm: + Đất bằng và có tính đồng nhất cao thuận lợi cho cơ giới hoá nông nghiệp. + Diện tích được tưới khá lớn, đặc biệt là từ Hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng, hệ thống thuỷ lợi Tân Hưng… + Các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông sản như: mía đường, tinh bột khoai mỳ (sắn) với công suất lớn, nên có thể hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. + Tây Ninh có một số nông sản truyền thống nổi tiếng được người tiêu thụ tin dùng. - Những khó khăn và hạn chế với nông nghiệp: + Nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày một tăng nhất là từ cơ sở chế biến tinh bột sắn. + Chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp hàng hoá còn bất cập. + Thiếu vốn đầu tư của cả Nhà nước và nông hộ cho phát triển nông sản hàng hoá chất lượng cao. + Phần lớn nông thuỷ sản hàng hoá có độ đồng đều thấp, chất lượng chưa cao nên sức cạnh tranh còn hạn chế. III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020 3.1. Các mục tiêu chủ yếu năm 2010: - Mục tiêu số 1 trong xây dựng nông lâm ngư nghiệp Tây Ninh là hình thành nên nông nghiệp hàng hoá có sức cạnh tranh phát triển bền vững trong cơ chế thị trường, đặc biệt là tăng giá trị và lợi nhuận trên cơ sở gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ dựa trên phát huy tiềm năng lợi thế cộng với đưa nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất, tạo đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 7 - Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010): 7,0 % - 8,5 %/năm, trong đó: nông nghiệp 7,5 % - 8 %/năm, lâm nghiệp 3,0 % -3,5%/năm, thuỷ sản 10 % - 12 %/năm. (Trồng trọt: 6,5 % - 7 %/năm, chăn nuôi 9,0 % - 10,5 %/năm). - Cơ cấu GTSX nông nghiệp năm 2010: trồng trọt 77,0 %, chăn nuôi 21,0 % và dịch vụ nông nghiệp 2 %. - Diện tích rừng 57.582 ha, đạt tỷ lệ che phủ 17,65 %, nếu cả cây lâu năm (cao su, điều, cây ăn quả) đạt 48,93 % diện tích tự nhiên. - Các sản phẩm ưu tiên đầu tư phát triển: + Cây trồng: Rau, mía, cao su, mãng cầu và lúa đặc sản. + Vật nuôi: Bò thịt, heo siêu nạc, gà thả vườn nuôi tập trung và cá nước ngọt. Bảng 7: BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP NĂM 2010 Loại đất ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Tổng diện tích đất nông nghiệp Ha 328.094 326.166 I. Đất sản xuất nông nghiệp Ha 278.786 267.184 1- Đất trồng cây hàng năm Ha 180.890 165.184 + Đất lúa Ha 98.003 85.384 + Đất đồng cỏ chăn nuôi Ha 40 500 + Đất cây hàng năm khác Ha 82.847 79.300 2- Đất trồng cây lâu năm + Vườn Ha 97.895 102.000 Trong đó: Đất trồng cây ăn quả Ha 15.036 20.000 II. Đất lâm nghiệp Ha 48.330 57.582 1. Đất có rừng sản xuất Ha 734 4.619 2. Đất có rừng phòng hộ Ha 22.482 23.772 3. Đất có rừng đặc dụng Ha 25.114 29.191 III. Đất có mặt nước nuôi trồng TS Ha 772 1.250 IV. Đất NN khác Ha 206 150 Nguồn: Kiểm kê đất đai 2005, Năm 2010: Rà soát Quy hoạch Nông nghiệp Tây Ninh đến 2010 - Sở NN-PTNT 3.2. Các sản phẩm hàng hoá chủ yếu và hàng hoá xuất khẩu, giá trị xuất khẩu Bảng 8: DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CHÍNH Mục ĐVT Hiện trạng 2005 Năm 2010 Năm 2020 Tốc độ tăng BQ (%/năm) 2005 – 2010 1. DT cây lương thực 1000 Ha 152,48 147,5 134 -0,66 T. đó: - Lúa cả năm 1000 Ha 144,23 135 120 -1,31 2. SL lương thực 1000 Tấn 622,3 578 575 -1,47 8 T. đó: - Thóc 1000 Tấn 585,56 520 510 -2,35 3. BQ lương thực/người Kg 599 520 500 -2,79 4. Lạc 1000 Ha 23,44 30 30 7,60 Sản lượng 1000 Tấn 70,13 96 100 4,85 5. Bắp (Ngô) 1000 Ha 7,85 12,5 14 9,75 Sản lượng 1000 Tấn 36,74 58 65 9,56 6. Rau 1000 Ha 15,39 19 25 4,30 Sản lượng 1000 Tấn 194,7 247 340 4,87 7. Thuốc lá 1000 Ha 3,69 4,5 5 4,05 Sản lượng 1000 Tấn 6,24 9 10 7,60 8. Mía 1000 Ha 31,57 40 40 4,85 Sản lượng 1000 Tấn 1944,23 2809 320 7,64 9. Cao su 1000 Ha 43,51 50 52 2,82 Sản lượng 1000 Tấn 54,52 65 70 3,58 10. Cây ăn quả 1000 Ha 14,75 20 25 6,28 Sản lượng 1000 Tấn 106,84 150 200 7,02 11. Sắn 1000 Ha 43,28 30 25 -7,07 Sản lượng 1000 Tấn 1071,77 750 750 -6,89 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2005, Năm 2010: Rà soát Quy hoạch Nông nghiệp đến 2010 Bảng 9: DỰ BÁO ĐÀN VẬT NUÔI ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 STT Vật nuôi ĐVT 2005 2010 2020 Tốc độ tăng SL BQ 2005 – 2010 (%/năm) 1 Đàn trâu 1000 Con 41.351 35.000 30.000 -3,28 2 Đàn bò 1000 Con 92.307 135.000 200.000 7,90 3 Đàn lợn 1000 Con 209.559 250.000 350.000 3,59 4 Đàn gia cầm 1000 Con 3.061 5.000 7.000 10,31 5 Thịt hơi các loại Tấn 39.701 49.626 70.000 4,56 Nguồn: Rà soát Quy hoạch nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến 2010 Bảng 10: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG (ĐVT: Ha) Hạng mục Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020 Tốc độ tăng BQ (%/năm) (2005 – 2010) Đất có rừng sản xuất 734 4.619 7.400 44,47 Đất có rừng phòng hộ 22.482 23.772 29.900 1,12 Đất có rừng đặc dụng 25.114 29.191 32.311 3,05 Tổng số 48.330 57.582 69.611 3,57 9 Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng Bảng 11: THỦY SẢN NUÔI TRỒNG Tổng số ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020 Tốc độ tăng BQ năm (%) (2005 – 2010) I. Diện tích nuôi trồng Ha 772 1250 2500 10,12 Trong đó: - Cá Ha 768 1246 2596 10,16 - Tôm Ha 4 4 4 0,00 II. Sản lượng Tấn 3909 8761 19482 17,52 Trong đó: - Cá Tấn 3899 8750 1947 17,55 - Tôm Tấn 10 11 12 1,92 Nguồn: Rà soát Quy hoạch nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến 2010 IV. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP 4.1. Thuỷ lợi (Theo Sở NN-PTNT Tây Ninh) - Dự kiến tổng số công trình thuỷ lợi Tây Ninh xây dừng từ 2006 đến 2010: 71 công trình, trong đó có 12 hồ nước nhỏ, 6 đập dâng, 8 trạm bơm, 11 tuyến kênh. Tổng công trình thiết kế tăng thêm: tưới 59.1345 ha, tiêu 13.035 ha, kiểm soát lũ 19.154 ha. - Công trình quan trọng ưu tiên đầu tư gồm: Hệ thống đê ven sông Vàm Cỏ Đông thuộc huyện Bến Cầu, Gò Dầu, Châu Thành; làm mới 11 tuyến kênh thuộc hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng và sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng quốc tế bê tông hoá kênh mương, xây dựng mới kênh tiêu tại các vùng đất thấp phục vụ chuyển đổi từ lúa sang mía và nuôi thuỷ sản. - áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sử dụng nước đạt hiệu quả cao (Giảm diện tích tưới cho lúa ở mùa khô) đồng thời với việc quản lý khai thác nước khoa học. 4.2. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp - Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh dự án Trung tâm giống cây trồng vật nuôi theo dự án đã được UBND Tỉnh phê duyệt. - Xây dựng mới và đầu tư thiết bị cho các trạm kiểm dịch động thực vật tại các cửa khẩu. Kiểm soát chặt chẽ các loại động vật chuyển từ Căm Pu Chia vào Tây Ninh. Ngăn chặn các dịch bệnh (dịch cúm gia cầm H5N1, bệnh lở mồm long móng…). - Đầu tư thiết bị cho Chi cục thú y, đủ sức phẩn tích nhanh, đảm bảo độ chính sách cao mẫu bệnh phẩm… 4.3. Công nghiệp chế biến nông sản - Đầu tư thêm dây chuyền thiết bị chế biến sau đường và bên cạnh đường tại các nhà máy đường: Đường thô Tây Ninh, Nước Trong và Bour Bon nhằm đa dạng hoá sản phẩm. - Đầu tư công trình xử lý nước thải tại các cơ sở chế biến tinh bột sắn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 10 . TỈNH TÂY NINH TỈNH TÂY NINH - Diện tích tự nhiên: 403.545 ha. - Dân số năm 2005: 1.038.616. Bình Dương và Bình Phước, phía Tây và Bắc giáp Căm Pu Chia và phía Nam giáp tỉnh Long An Chạy qua phạm vi hành chính tỉnh Tây Ninh có QL 22 (Đường Xuyên á

Ngày đăng: 12/03/2013, 10:45

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w