Nhận diện “sát thủ” sudan pptx

5 154 0
Nhận diện “sát thủ” sudan pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhận diện “sát thủ” sudan Sudan thuộc nhóm các azo (chất có liên kết N=N trong cấu tạo phân tử). Sudan và nhiều chất khác thuộc nhóm azo được sử dụng để tạo màu và nhuộm màu trong công nghiệp (nhuộm cotton, dung môi hòa tan, đánh bóng ); trong nghiên cứu sinh hóa học (nhuộm các mô chứa lipid, dịch phủ hỗn hợp của các phản ứng PCR ); trong mỹ phẩm. Vài năm trước đây rất nhiều loại thực phẩm và thức ăn chế biến sẵn có chứa sudan lưu hành tại các nước châu Âu. Theo Cơ quan đánh giá tiêu chuẩn thực phẩm Anh, khoảng 400 mặt hàng có khả năng chứa sudan đã được các cơ sở chế biến công bố danh sách trước khi Anh và nhiều nước châu Âu có quy định cấm lưu hành thực phẩm chứa sudan. Trong số các loại thức ăn có thể chứa sudan ta thấy nhiều tên quen thuộc như bột ớt, tương ớt, cari, bánh pizza, mỳ ăn liền, nhiều loại đồ hộp chế biến từ hải sản và các loại thịt Sau khi các nhà khoa học chứng minh sudan có khả năng làm biến đổi cấu trúc của gen và gây ung thư, nhiều nước đã cấm sử dụng sudan trong mỹ phẩm và thực phẩm. Tuy vậy, sudan vẫn được sử dụng trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. Cơ chế gây độc của sudan Sau khi được đưa vào cơ thể theo thức ăn, đồ uống hay qua da và niêm mạc (mắt, mũi), sudan sẽ có cơ hội có mặt tromg máu để chu du đến nhiều cơ quan khác như gan, thận, bàng quang Cũng như nhiều loại hóa chất khác, quá trình biến đổi sudan chủ yếu xảy ra trong gan (tại đây sudan và dẫn chất của nó sẽ tác động mạnh mẽ đến các quá trình sinh hóa của tế bào). Trong các thí nghiệm tiêm trực tiếp sudan vào gan và bàng quang của chuột thí nghiệm, sudan gây các khối u ở những cơ quan này. Sudan cũng đã được chứng minh là có khả năng gây u tuyến giáp trạng của bê. Nhiều nghiên cứu đưa sudan vào cơ thể chuột theo đường miệng đã công bố kết quả âm tính. Tuy nhiên đa số các thí nghiệm đều không phải là thí nghiệm trường diễn Công bố đầu năm 2007 của An Y và cộng sự cho rằng sudan I tác động “phá vỡ” cấu trúc của ADN và nhiễm sắc thể khi đưa vào môi trường nuôi cấy tế bào. Trước đó nhiều kết luận khoa học đã “kết tội” sudan gây biến đổi ADN thông qua tác động đến các enzym trong hệ thống truyền điện tử của tế bào. Khả năng ôxy hóa của sudan có thể được thực hiện bởi ion benzenediazon. Các quá trình biến đổi làm sudan có khả năng kết hợp với các ADN tạo liên kết sudan-ADN (sudan-ADN adducts). Đặc biệt, Cytochrome P450 1A1 (CYP1A1)- một trong những enzym quan trọng tham gia vào quá trình biến đổi các chất gây ung thư, cũng được chứng minh là có liên quan đến biến đổi của sudan và các dẫn chất của nó để tạo ion benzenediazon (Stiborowa và cộng sự, 1995). Nhiều phương pháp hiện đại khác nhau trong sinh học phân tử đã được dùng để chứng minh sự can thiệp của sudan vào cấu trúc ADN. Bằng phương pháp thí nghiệm sử dụng Baculovirus tái tổ hợp mang gen CYP1A1 của người, nhóm nghiên cứu của Stiborowa đã chứng minh khả năng gây biến đổi ADN của sudan hoàn toàn có thể xảy ra khi nó “tiếp xúc được” với hệ thống enzym vận chuyển điện tử trong các tế bào của cơ thể người. Lời cảnh báo có muộn? Trong khi nhiều nước đã có quy định về việc cấm sử dụng sudan trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm thì ở nước ta thông tin về sự có mặt của sudan trong các mặt hàng kể trên có vẻ còn thụ động (theo bản tin trên, sau khi có thông tin từ các nhà chức trách Trung Quốc thì chúng ta mới có lời cảnh báo cũng như kiểm tra xử lý) và lúc đó sudan đã chu du khắp nơi rồi! Nguy hiểm hơn, sudan không những chỉ được dùng khi sản xuất mỹ phẩm mà cả trong chế biến thực phẩm. Ta đã có thể kiểm tra và phát hiện sudan trong tương ớt, thịt hộp, bột cari, mỳ ăn liền hay chưa? Ngoài việc thông báo một cách bị động như thế này, nên chăng chúng ta (cũng như Trung Quốc) chủ động kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm nói chung và các mặt hàng có sudan nói riêng. Hiện nay các nhà khoa học Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu nhiều phương pháp khác nhau (bên cạnh việc phát triển nâng cao độ nhạy của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao - HPLC) nhằm phát hiện nhanh và chính xác nhất sự có mặt của sudan trong những sản phẩm kể trên. Việc tư vấn cho các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm hay sử dụng sudan trong công nghiệp và nghiên cứu cũng quan trọng không kém những lời cảnh báo đến người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng vì có như thế những thông tin về tác hại của sudan cũng như của các hóa chất gây hại khác mới được nhận thức một cách đầy đủ nhất, khoa học nhất và kinh tế nhất. . Nhận diện “sát thủ” sudan Sudan thuộc nhóm các azo (chất có liên kết N=N trong cấu tạo phân tử). Sudan và nhiều chất khác thuộc nhóm azo được. bào. Khả năng ôxy hóa của sudan có thể được thực hiện bởi ion benzenediazon. Các quá trình biến đổi làm sudan có khả năng kết hợp với các ADN tạo liên kết sudan- ADN (sudan- ADN adducts). Đặc biệt,. trình biến đổi sudan chủ yếu xảy ra trong gan (tại đây sudan và dẫn chất của nó sẽ tác động mạnh mẽ đến các quá trình sinh hóa của tế bào). Trong các thí nghiệm tiêm trực tiếp sudan vào gan

Ngày đăng: 14/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan