Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
235,3 KB
Nội dung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 23 Bảng 3.2. Hê thống phân loại từ Biểu loại (Seri ñất) Miami Cấu trúc phân vị từ Biểu loại (seri ñất) Miami Bộ (Oder) Alfisols Bộ phụ (Suboder) Udalf Nhóm lớn (Great Group) Hapludalfs Nhóm phụ (Sub Group) Oxyaquic Hapludalfs Họ (Family) Fine loam, mixed, mesic, active Biểu loại (Series) Miami Pha (Phase)* Miami silt loam * Theo chuyên môn không có tiêu chuẩn phân chia cụ thể trong Soil Taxnomy nhưng ñược tiến hành ở ñiều tra ngoài ñồng, cụ thể mức thành phần cơ giới silty loam ñược xác ñịnh chỉ ra theo các tầng. Như vậy hệ thống phân vị ñất từ lớn ñến nhỏ của Soil Taxonomy có thể tóm lại như sau: Bộ (orders) →Bộ phụ (Suborders) →Nhóm lớn (great group) →Nhóm phụ (subgroups) →Họ (Families) →Biểu loại (Series) Cơ sở phân chia các thứ tự cấp bậc trong hệ thống phân vị ñược diễn giải như sau - Bộ (Order): tiêu chuẩn phân chia thứ bậc Bộ về cơ bản là dựa trên các quá trình hình thành ñất ñược thể hiện qua kết quả ñiều tra hoặc quan sát thấy qua các tầng chẩn ñoán. Bộ của những loại ñất xác ñịnh ñược người ta phân chia gần giống với phân loại theo phát sinh. Ví dụ: Ðất ñược hình thành trên các thảm thực vật ñồng cỏ có những ñặc tính và tính chất phân tầng gần giống nhau bởi ñộ dày, ñộ xẫm màu, có sự phân chia giữa tầng ñất mặt và các tầng chẩn ñoán dưới sâu một cách rõ ràng. Chúng ñược xác ñịnh bởi các quá trình hình thành ñất giống nhau, bởi vậy phải ñược gộp vào một bộ Mollisol. Có 10 bộ trong hệ thống phân loại Soil Taxonomy, các bộ ñược xác ñịnh dựa vào 10 yếu tố cấu thành bộ. Bộ phụ (Sub Order) ñược chia ra từ cấp Bộ việc phân chia này dựa trên cơ sở tính ñồng nhất về ñộ ẩm, môi trường khí hậu, thảm thực vật, ñây là những yếu tố hỗ trợ cho việc xác ñịnh các bộ phụ ñất. Ở Hoa kỳ người ta xác ñịnh ñược 47 bộ phụ, ñể xác ñịnh bộ phụ ngườ ta ñã ñưa ra 25 yếu tố cấu thành bộ phụ. Tên Bộ phụ có hai vần, vần thứ nhất chỉ tính chất chẩn ñoán của ñất, vần thứ hai chỉ yếu tố cấu thành tên Bộ. Các bộ phụ thường ñược dùng cho xây dựng bản ñồ ñất tỷ lệ nhỏ từ 1/500.000 ñến 1/1000.000. - Nhóm lớn (Great Group): ñược chia ra từ các Bộ phụ và việc phân chia các Nhóm lớn ñược người ta xác ñịnh dựa trên cơ sở các tầng chẩn ñoán. Những loại ñất có cùng vị trong một nhóm lớn phải có cùng kiểu phân bố ñối với các tầng chẩn ñoán. Hiện nay ở Hoa Kỳ có 230 nhóm lớn ñược người ta xác ñịnh. Tên của nhóm lớn ñược người ta thể hiện gồm tên của Bộ phụ và một tiếp ñầu ngữ cấu thành tên nhóm lớn trong tiếp ñầu ngữ ñứng trước tên Bộ phụ thể hiện các tính chất tầng chẩn ñoán. Ngoài 25 yếu tố cấu thành tên bộ phụ, có 35 yếu tố cấu thành tên nhóm lớn ñể tạo ra 230 nhóm lớn (tương ñương với loại ñất Type trong phân loại Phát sinh). - Nhóm phụ (Sub Group): ñược phân chia ra trong phạm vi các Nhóm lớn theo các tính chất cơ bản ñặc trưng của ñất ñã tạo ra các Nhóm lớn. Tên của Nhóm phụ ñất ñược người ta thể hiện gồm tên của nhóm lớn và những tính từ bổ trợ ñứng trước tên của nhóm lớn. Có hơn 1200 nhóm phụ ñã ñược xác ñịnh trong ñó khoảng 1000 nhóm phụ ñã ñược xác ñịnh ở Hoa kỳ. Có 3 loại nhóm phụ + Nhóm phụ ñiển hình (typic) tên của nhóm phụ ñiển hình bao gồm tên của nhóm lớn và trước nó là tính từ Typic. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 24 + Nhóm phụ liên hạng (Intergrade): là dạng chuyển tiếp sang Bộ, Bộ phụ, Nhóm lớn khác. Ðây là những Nhóm phụ nằm trong nhóm lớn ñã ñược xác ñịnh song chúng lại có chung cả những tính chất chẩn ñoán thuộc một Bộ, Bộ phụ, Nhóm lớn khác do ñó tên ñất ñược xác ñịnh bằng tên của Nhóm lớn cộng với trước nó là tính từ bổ sung của Nhóm lớn tương ứng khác. Thí dụ Torrifluvents- Ðất phù sa vùng khô nóng (thuộc bộ phụ Fluvents- ñất phù sa ngập lụt, bộ Entisols- ñất chưa phát triển) nhưng ở Bộ phụ này có một số tính chất chẩn ñoán của Bộ Vertisols nên chúng ñược gọi là Vetic Torrifluvents- ñất phù sa tro núi lửa vùng khô hạn. + Nhóm phụ ngoại hạng (Extragrade): là những Nhóm phụ có tính chất quan trọng không tiêu biểu cho các Nhóm chính nhưng không chỉ ra ñược sự biến ñổi sang bất kỳ một loại ñất nào ñã ñược biết tới thì tên của chúng sẽ ñược bổ sung thêm bằng dạng các tính chất sai khác ñó. - Họ (Family): ñây là những loại ñất ñược phân chia ra từ Nhóm phụ và nằm trong phạm vi Nhóm phụ ñó. Chúng ñược thể hiện qua sự tương ñồng về những tính chất lý, hoá học và những ảnh hưởng trong việc quản lý sử dụng ñất và ñặc biệt liên quan tới khả năng ñâm xuyên của bộ rễ cây trồng. Sự khác biệt về thành phần cơ giới, thành phần khoáng sét, nhiệt ñộ và ñộ dày của ñất… là những ñặc trưng cơ bản ñược người ta sử dụng cho việc phân chia họ ở hệ thống phân loại Soil Taxonomy. Hiện nay người ta ñã phân ra ñược khoảng 6000 Họ khác nhau. - Biểu loại (Series): về bản chất tiêu chuẩn ñược sử dụng ñể phân chia biểu loại là dựa vào những ñặc tính khác biệt của phẫu diện ñất có trong phạm vi của một vùng hẹp, ñây cũng có thể ñược coi là ñơn vị phân loại nhỏ nhất của hệ thống phân loại Soil Taxonomy. Hiện nay ở Hoa Kỳ người ta ñã xác ñịnh ñược 10500 Biểu loại khác nhau, cũng có tài liệu thống kê năm 1983 ñã xác ñịnh phân biệt ñược 13000 Biểu loại. Tên của các Biểu loại là tên của ñịa phương ñã tìm ra loại ñất ñó lần ñầu tiên (kiểu ñặt tên theo Hệ tầng của bản ñồ ñịa chất). b. Danh pháp trong phân hạng của Soil Taxonomy Một ñặc trưng khá ñộc ñáo của hệ thống Soil Taxonomy là việc sử dụng những danh pháp thích hợp ñể xác ñịnh tên các loại ñất. Cho dù lúc ñầu chúng ta không dễ dàng làm quen khi mới tiếp xúc với chúng, song hệ thống danh pháp này có cấu trúc một cách rất logic ñối với những thông tin mà chúng ñịnh chuyển tải và ngoài ra chúng còn chứa ñựng một lượng lớn những thông tin về bản chất của ñất cần tìm hiểu. Hệ thống sẽ trở nên dễ nắm bắt sau khi ñã ñược học và tìm hiểu về chúng, với những danh pháp sử dụng trong tài liệu phân loại thường ñược minh hoạ cụ thể giúp người ñọc có thể nhận biết một cách có hiệu quả ñối với từng bộ phận trong phân loại ñất thông qua cách ñặt tên bằng các chữ viết và xác ñịnh ñược cấp ñộ phân loại ñất. Tên các Bộ: hầu hết ñược bắt nguồn từ tiếng Latinh hay tiếng Hylạp và ñây cũng chính là nguồn gốc của các ngôn ngữ hiện ñại. Từ mỗi phần âm tiết mà tên ñất mang theo trong hệ thống phân loại cho ta khái niệm về các ñặc tính hay về nguồn gốc phát sinh của ñất tự ñược bộc lộ và mô tả. Ví dụ: tên Bộ ñất Aridisols (bắt nguồn từ tiếng Latinh aridus có nghĩa là ñất khô và có nhiều muối tan) chỉ các ñặc tính khô của ñất trong các vùng khô hạn. Hay như Bộ Inceptisols (cũng bắt nguồn từ tiếng Latinh inceptum chỉ sự bắt ñầu và có nhiều muối tan) là những loại ñất chỉ mới ñược hình thành và mới phát triển về phẫu diện ñất. Như vậy tên Bộ phán ánh tổ hợp (1) các yếu tố hình thành ñất quyết ñịnh những ñặc tính chung nhất của ñất và (2) tên của bộ thường ñược kết thúc bằng chữ sols. Tên các Bộ phụ: ñược xác ñịnh từ tên Bộ cụ thể và như vậy một cách tự ñộng chúng ñã thể hiện ñược tên của Bộ ñi kèm. Ví dụ: Các loại ñất thuộc Bộ phụ Aquolls là những loại ñất ẩm ướt (xuất phát từ tiếng Latin aqua có nghĩa là nước) trong Bộ Mollisols. (Hãy ñể ý tới 3 chữ oll trong tên gọi của chúng) Tên các Nhóm lớn: ñược xác ñịnh ở dưới Bộ và Bộ phụ mà chúng ñược tạo thành. Ví dụ: Agiaquolls là ñất ẩm cùng với tầng sét hoặc tầng argillic (theo tiếng Latin argilla có nghĩa Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 25 là sét trắng). Trong miêu tả bằng hình ảnh dưới ñây sẽ chỉ ra rõ có 3 chữ oll ñược xác ñịnh trong mỗi cấp bậc ở các vị trí thấp hơn (theo kiểu hình tháp) của Bộ Mollisols. Bắt ñầu là Bộ Mollisols và tiếp dưới là tên của Bộ phụ Aquolls bao trùm tên Nhóm lớn và Nhóm phụ Như vậy, nếu chúng ta chỉ biết ñược mỗi tên của một Nhóm phụ nào ñó, thì tự nhiên chúng ta cũng có thể suy ra ñược tên của Nhóm lớn và Bộ bao trùm trên Nhóm phụ ñó. Ví dụ như ở sơ ñồ phân vị ñơn vị phụ ñất Typic Argiaquolls từ bộ Mollisols dưới ñây. Mollisols Aquolls Argiaquolls Typic Argiaquolls Oder Suboder Great group Sub group Tên các Họ (Family): ñược xác ñịnh là tập hợp của Nhóm phụ, chúng ñược chia ra theo thành phần cơ giới ñất, thành phần khoáng vật và nhiệt ñộ bình quân ở ñộ sâu 50cm của ñất ví dụ: tên gọi Typic Argiaquolls, fine, mixed, mesic, active… xác ñịnh cho một họ ñặc trưng của nhóm phụ Argiaquolls với các ñặc tính như có thành phần cơ giới mịn, thành phần khoáng sét pha trộn, ẩm thấp, nhiệt ñộ (8-15 O C) và các loại khoáng sét có hoạt tính ñối với việc trao ñổi cation. Tên các Biểu loại (hay Series): ñược mang tên theo các ñịa danh (tỉnh huyện thành phố, sông ) nơi mà chúng ñược người ta phát hiện ra lần ñầu tiên. Ví như tên gọi Fort Collins, Cecil, Miami, Nofolk và Ontario là những nơi mà người ta ñã xác ñịnh ñược các seri ñất và mô tả chúng theo các tên ñịa danh mà người ta ñã tìm ra chúng. Hiện nay ñã có khoảng 19000 Biểu loại ñược xác ñịnh riêng ở Hoa kỳ. Tên các Pha ñất (phase): thường ñược xác ñịnh trong những ñiều tra chi tiết ngoài ñồng các seri ñất có thể ñược phân chia theo những khác biệt rất chi tiết về thành phần cơ giới tầng mặt, mức ñộ xói mòn, ñộ dốc, hoặc một số ñặc tính khác Ví dụ như Fort Collins loam, Cecil clay có nghĩa là ñất thịt vùng Fort Collin, sét vùng Cecil. Tuy nhiên, cần lưu ý tên của các pha ñất chỉ ñược xác ñịnh một cách thực tế theo từng vùng ñịa phương và chúng không có chỉ tiêu cụ thể trong hệ thống phân loại của Soil Taxonomy. Các nhà khoa học ñất Hoa kỳ ñã xây dựng ñược bộ khoá cho phân loại ñất (Keys to Soil Taxonomy) giúp cho việc phân loại ñất nhanh và chính xác. Bộ khoá phân loại ñất mang tính hệ thống chặt chẽ và có tính chất mở, tức là dựa vào các kết quả nghiên cứu phân loại mới xác ñịnh bộ khoá sẽ ñược bổ sung, chỉnh sửa nếu có sự sai khác. Kết quả ñiều tra năm 1975 toàn bộ ñất của Hoa Kỳ nằm trong 10 bộ là Entisols, Inceptisols, Mollisols, Alfisols, Ultisols, Aridisols, Histosols, Oxisols, Spodosols và Vertisols. Ðến năm 1998 bổ sung thêm 2 bộ là Andisols và Gelisols. Hiện nay toàn bộ ñất của Hoa Kỳ nằm trong 12 bộ, ñương nhiên bộ khoá phân loại ñất sẽ có sự thay ñổi. Thống kế ở bảng 3.3. cho thấy sự phát triển trong phân loại ñất của Hoa Kỳ. Bảng 3.3. Kết quả phân loại ñất của Hoa Kỳ Năm 1984 Năm 2002 Bộ Bộ phụ Nhóm lớn Nhóm phụ Họ Biểu loại 10 47 230 1200 6000 13000 12 63 319 2484 8000 19000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 26 Một số Bộ và Bộ phụ trong phân loại của Soil Taxonomy ở Việt Nam Kết quả phân loại ñất theo Soil Taxonomy ñược thực hiện ở một số ñịa phương trước khi miền Nam giải phóng (1975), tuy nhiên các mức ñộ áp dụng chủ yếu mới chỉ ở mức ñơn lẻ ở một số ñịa phương cụ thể dưới ñây là một số bộ ñã ñược xác ñịnh và tổng kết Bộ Entisol: là bộ có những loại ñất có cấu tạo kiểu phẫu diện loại AC như ñất Phù sa, ñất Regosols, ñất Solonchak. Ðất trong bộ này có một tầng A (Ochric epipedon) chúng có một số bộ phụ sau: + Bộ phụ Aquent: gặp ở ñất ngập nước như các loại ñất phù sa ngập ở ñồng bằng sông Mê kông. + Bộ phụ Psamment: gặp ở ñất cát thuộc nhóm regsol cũ như regosols Việt Nam. + Bộ phụ Undent: ñược xác ñịnh ở ñất phù sa ở những vùng không phải sa mạc, không ẩm ướt và nhiều cát quá như ñất phù sa ven sông Phan Rang, ñất rồng Trà Vinh. Bộ Ultisol: có những ñặc ñiểm chính là có 1 tầng Bt (tầng argilic); ñộ no bazơ thấp (BS% <35%) ñất có chứa ít khoáng mica; không có các ñặc ñiểm của tầng oxit; tầng mặt của bộ này có thể là Ochric, Mollic hoặc Umbric. Trong bộ này có mặt các loại ñất thuộc nhóm ñất xám vàng ñỏ, ñất xám bạc màu, ñất nghèo hữu cơ và có ñốm rỉ sắt trong phân loại theo phát sinh. Ðất thuộc bộ phụ Ultisol ở Việt Nam ñã xác ñịnh: + Bộ phụ Aquult ñất có ít chất hữu cơ và có ñốm rỉ. + Bộ phụ Ochrult là các Ultisol với các ñặc ñiểm có tầng Ochric hoặc tầng Bt có màu ñậm hoặc cả hai ñặc tính trên ñược thể hiện ở Rhodochrult (ñất Latosol nâu cứng ở vùng Blao); Typochrult (ñất xám vàng ñỏ), ñất xám bạc màu ở Tây Nguyên và một số vùng ñồi núi nước ta. Bộ Alfisol: ñất bộ này có tầng Bt; tầng A1 ñậm và bão hoà (BS>35%) ở ta ñất nâu không chứa vôi ở Phan Rang thuộc bộ này. Bộ Alfisol có các bộ phụ Aqualf, Usalf Bộ Vertisol: ñất bộ vertisol có trên 35% sét; tầng A1 dày trên tầng C; có trị số ñộ no bazơ lớn > 30 meq/100g ñất Bộ Oxisol: ñất có chứa nhiều oxit sắt và nhôm ñềo thuộc bộ oxisol. Bộ oxisol có các bộ phụ Aquox, Arox, Udox, Ustox Bộ Histosol: ñất có chứa hàm lượng hữu cơ phần lớn thuộc bộ này như ñất than bùn ở vùng rừng U Minh và một số thung lũng thuộc vùng ñồi núi. Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương III 1. Cơ sở khoa học và nội dung trong hệ thống phân loại của Soil Taxonomy? 2. Tầng chẩn ñoán là gì? có bao nhiêu tầng chẩn ñoán trên tầng mặt và các tầng bên dưới ý nghĩa của chúng? cho một vài ví dụ minh họa? 3. Cấu trúc hệ thống phân vị của Soil Taxonomy? Cơ sở xác ñịnh các phân vị Bộ, Bộ phụ, Nhóm lớn, Nhóm phụ, Họ và Biểu loại của hệ thống? 4. Cách ñặt danh pháp trong tên ñất theo Soil Taxonomy? Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 27 Chương IV PHÂN LOẠI ðẤT THEO FAO - UNESCO Năm 1961, tổ chức FAO ñược sự tài trợ của UNESCO ñã tiến hành thực hiện dự án nghiên cứu phân loại và vẽ bản ñồ ñất tỉ lệ 1/5.000.000 cho toàn thế giới. Mục tiêu của dự án nhằm kiểm kê, nắm vững nguồn tài nguyên ñất của thế giới, ñể từ ñó có biện pháp quản lý sử dụng hợp lý, bền vững, ñặc biệt là quỹ ñất dành cho sản xuất lương thực, bảo ñảm nhu cầu lương thực cho toàn nhân loại. Dự án ñã huy ñộng trên 300 nhà khoa học ñất từ nhiều quốc gia trên thế giới làm việc tại trung tâm khoa học ñất ở Amstecdam - Hà Lan. Sau 20 năm làm việc nghiêm túc, bản ñồ ñất thế giới (Soil map of the World) cùng bản thuyết minh kèm theo ñã ñược công bố. Từ ñó ñến nay, việc nghiên cứu và bổ sung vẫn tiếp tục ñược tiến hành ñể dần hoàn chỉnh bản ñồ ñất toàn thế giới. Phân loại ñất theo FAO - UNESCO trở thành một phương pháp phân loại ñất chính thống cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong ñó có nhiều nước ñang phát triển thuộc châu Phi, châu Mỹ la tinh và châu Á ñang áp dụng và truyền bá phương pháp này. 1. Cơ sở khoa học của phương pháp Phương pháp phân loại ñất của FAO - UNESCO ñược xây dựng dựa trên các cơ sở: - Học thuyết phát sinh ñất của V.V Docuchaev. - Những ñặc tính, tính chất hiện tại của ñất. Như vậy cơ sở khoa học phân loại ñất của FAO - UNESCO về căn bản cũng giống với phương pháp phân loại của Soil Taxonomy ñó là hệ thống phân loại FAO - UNESCO cũng dựa vào nguồn gốc phát sinh và các tính chất hiện tại của ñất ñể tiến hành phân loại. Các tính chất hiện tại của ñất là sản phẩm của quá trình phát sinh hoặc biến ñổi diễn ra trong ñất ñược thể hiện thông qua hình thái, lý tính, hoá tính là những chỉ tiêu dùng ñể ñịnh lượng tầng chẩn ñoán, ñặc tính chuẩn và vật liệu chẩn ñoán. Kết quả ñịnh lượng tầng chẩn ñoán, ñặc tính chẩn ñoán hoặc vật liệu chẩn ñoán cho phép xác ñịnh ñúng tên ñất. Phương pháp phân loại ñất FAO - UNESCO ñánh giá ñúng bản chất của các quá trình hình thành và các tính chất hiện tại của ñất và chúng là cơ sở ñể bố trí cây trồng và thực hiện các biện pháp bảo vệ, cải tạo ñất. Do vậy, ñây là phương pháp phân loại ñất có tính khoa học và mang ý nghĩa thực tiễn cao. 2. Nội dung của phương pháp Ðể Phân loại ñất theo FAO - UNESCO phải thực hiện những nội dung sau: 2.1. Nghiên cứu các yếu tố hình thành ñất Các yếu tố hình thành ñất ñược ñiều tra, nghiên cứu, mô tả theo một hệ thống chỉ dẫn chặt chẽ về khí hậu, ñịa hình, ñịa mạo, sử dụng ñất và thảm thực vật, mẫu chất và ñá mẹ, ñặc ñiểm mặt ñất, mối quan hệ giữa ñất và nước. a. Khí hậu Thu thập các thông số khí hậu của vùng nghiên cứu như nhiệt ñộ, ñộ ẩm không khí, lượng mưa và chế ñộ mưa, lượng bốc hơi, chế ñộ gió, những biến ñộng ñặc biệt của thời tiết. Nếu ñiều kiện cho phép có thể nghiên cứu ñánh giá ñầy ñủ về chế ñộ ẩm, chế ñộ nhiệt của ñất. b. Ðịa hình, ñịa mạo Ðịa hình Ðịa hình liên quan ñến sự khác nhau về ñộ cao và ñộ dốc của bề mặt trái ñất ở phạm vi quy mô lớn. Ðịa hình của một vùng theo quy ñịnh của FAO- UNESCO ñược xác ñịnh cụ thể theo vùng và từng tiểu vùng riêng rẽ ñược xác ñịnh rõ trong phần mô tả phẫu diện (trình bày ở chương VII). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 28 Ðịa mạo Là hình dạng của bề mặt ñất trong vùng nghiên cứu, ñược mô tả theo thuật ngữ ñịa lý hình thái với 2 mức ñộ. Mức ñộ vùng lớn ñược chia ra 7 dạng (ñược trình bày ở chương VII) với các ký hiệu và các thuật ngữ tương ứng. Ở các mức ñộ ñiều tra chi tiết ñịa mạo ñược phân chia và ký hiệu cụ thể theo ñiều kiện của từng tiểu vùng và ở phạm vi phân loại ñất trong vùng hẹp người ta tiếp tục phân chia chi ñịa hình theo những thay ñổi chênh lệch về ñộ cao. c. Mẫu chất, ñá mẹ Trong phân loại ñất theo FAO- UNESCO ñá mẹ ñược mô tả chi tiết về nguồn gốc hình thành, thành phần khoáng vật và tên ñá theo những ký hiệu xác ñịnh bằng các chữ cái in hoa. Ví dụ: GR: granit, BT: ñá Bazan, SA: ñá cát… Các loại mẫu chất cũng ñược xác ñịnh cụ thể như: FL: trần tích sông, VA: tro núi lửa, LI: trầm tích ven biển… d. Thảm thực vật Bao gồm các loài thực vật tự nhiên và các hệ thống cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp. - Thực vật tự nhiên: gồm các cây phát triển trong tự nhiên, ñược mô tả theo hệ thống phân loại của ñịa phương, vùng hoặc quốc tế. Chúng ñược mô tả kỹ theo ñộ cao của các loài thực vật như ñộ cao của cây thân gỗ, cây lùm bụi, các loại cỏ. Các loài thực vật cũng ñược ký hiệu bằng các chữ cái in hoa ñơn hoặc kép với thuật ngữ kèm theo. Năm 1973 UNESCO ñã ñưa ra bảng ký hiệu phân loại thực vật chi tiết cho từng nhóm cây (ví dụ ở phần mô tả chương VII). - Cây trồng: ðược xác và ñịnh phân chia theo nhóm các cây cụ thể như cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả… Tóm lại, việc mô tả các yếu tố hình thành ñất giúp cho việc ñánh giá nhanh và xác ñịnh chính xác những ñặc ñiểm liên quan tới các quá trình hình thành ñất. 2.2. Nghiên cứu phẫu diện ñất ðào và mô tả phẫu diện ñất là công việc rất quan trọng ñể phân loại ñất. Trong mô tả phẫu diện ñất có hai phần chính phải thực hiện: - Mô tả các yếu tố liên quan tới hình thành và biến ñổi diễn ra trong ñất. - Mô tả các tầng ñất trong phẫu diện; xác ñịnh và mô tả các tầng ñất chính, tầng chuyển tiếp (ñược trình bày trong chương VII) Các tầng ñất chính ñược thể hiện bằng các chữ cái in hoa như: H,O,A,E,B.C và R. Các tầng này có thể thêm ký tự phụ là chữ in thường thể hiện chất lượng cụ thể của tầng ñất chính, ví dụ: Bt là tầng B tích luỹ sét. Trước tiên phải xác ñịnh ñược các tầng ñất chính là những tầng phát sinh, chất lượng của tầng phát sinh sau khi ñã ñược ñịnh lượng sẽ giúp cho việc xác ñịnh các tầng chẩn ñoán của phẫu diện và chúng sẽ là căn cứ ñể phân loại ñất. Các tầng ñất phát sinh thường ñược mô tả gồm: - Tầng H Tầng tích tụ hữu cơ trên mặt ñất, chúng cũng có thể bị chôn vùi dưới lớp ñất mặt, bão hòa nước trong một thời gian dài. - Tầng O Tầng tích tụ hữu cơ trên mặt ñất, có thể bị chôn vùi dưới lớp ñất mặt, không bị bão hòa nước nhiều ngày trong năm (có OC% ≥ 20%). Nếu có tầng rễ cây ñang phong hóa dưới lớp ñất khoáng không phải là tầng O mà là tầng A. - Tầng A Tầng ñất khoáng ñã hoặc ñang hình thành ngay ở lớp ñất mặt hoặc lớp ñất bên dưới lớp ñất mặt, có một trong các ñặc ñiểm sau: - Tích luỹ chất hữu cơ ở dạng mùn gắn kết với phần khoáng của ñất và không có các ñặc trưng của tầng E hoặc B. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 29 - Có các ñặc tính canh tác, ñồng cỏ hoặc có những xáo trộn giữa mùn và khoáng sét trong tầng này. - Có hình thái ñược tạo ra do quá trình hình thành ñất, nhưng không có các ñặc trưng của tầng E hoăc tầng B. Chất hữu cơ ở tầng A do ñược phân huỷ tốt tạo thành mùn nên tầng A thường sẫm màu hơn tầng nằm kề dưới. Những vùng khí hậu khô ẩm có tầng ñất mặt màu sáng hơn nhưng vẫn là tầng A. Vật liệu hữu cơ ở tầng A thường ñược hình thành từ quá trình phân huỷ tại chỗ nhiều hơn là do di chuyển từ nơi khác ñến. - Tầng E Nằm dưới một tầng H, O hoặc A, là tầng rửa trôi, biểu hiện sự tích luỹ cao về các thành phần cát, limon do sự rửa trôi sét, sắt, nhôm hoăc cả 3. Tầng E có lượng hữu cơ thấp hơn và có màu sáng hơn so với tầng trên, có giá trị màu (Value) cao hơn và sắc màu (Chroma) thường thấp hơn so với tầng bên dưới. -Tầng B Là tầng ñất khoáng nằm bên dưới các tầng H,O,A,E không có hoặc có biểu hiện yếu về cấu trúc của ñá, nó có một hay nhiều ñặc tính sau: - Tích tụ do rửa trôi, riêng lẻ hay kết hợp của các sét silicát, sắt, nhôm, hữu cơ, cacbonát, thạch cao. - Tích tụ nhiều các hợp chất Secquioxýt (R 2 O 3 ) so với tầng mẫu chất làm cho chúng thường có màu vàng, vàng ñỏ hay ñỏ. - Có những biểu hiện thay ñổi về vật chất so với vật liệu hình thành ban ñầu do quá trình tạo sét silicát, giải phóng các Oxýt hoặc cả hai hình thành cấu trúc hạt, khối hoặc lăng trụ. -Tầng C ðây là tầng vật liệu chưa ổn ñịnh (tầng mẫu chất) mà từ ñó tầng ñất ñược hình thành, tầng C không biểu hiện ñặc tính của các tầng H,O,A,E hoặc B và chúng có ñặc ñiểm khác với tầng ñá mẹ bên dưới là tầng ñá ñang phong hóa, mềm, ñào ñược bằng mai hay xẻng. Ở những vùng Nhiệt ñới ẩm tầng C ñôi khi bị nhầm lẫn là ñá gốc nếu chỉ nhìn nhận về hình dạng bên ngoài, song tầng vật liệu này ñã bị biến ñổi bởi quá trình phong hóa hóa học, thậm chí ở mức ñộ rất mạnh. Sự tích luỹ cacbonat, thạch cao hoặc muối hòa tan khác ở các quá trình phong hoá tại chỗ cũng có thể gộp vào tầng C. - Lớp R Lớp ñá cứng thường xuyên, không ñào ñược bằng mai xẻng khi ẩm, thực tế ñây là lớp ñá gốc (ñá mẹ) sau khi bị phá huỷ tạo ra các tầng ñất phía trên nó. - Tầng chuyển tiếp Là tầng ñất có các ñặc ñiểm tính chất của hai tầng ñất nằm kề cận nhau tạo thành, có 2 loại tầng chuyển tiếp. - Tầng có mang theo tính chất của cả hai tầng ñất cơ bản hòa trộn vào nhau, chúng thường ñược ký hiệu bằng 2 chữ in hoa, ví dụ AE, EB, BC - Tầng pha trộn có các phần riêng biệt của 2 tầng cơ bản ñược ký hiệu bởi 2 chữ in hoa cách nhau bởi gạch chéo như: a/E, E/B, B/C chữ ñứng trước chỉ ñặc tính trội. -Ðặc tính phụ trong các tầng ñất Các ñặc tính phụ của các tầng ñất ñược người ta quan sát trực tiếp ngoài ñồng và xác ñịnh ñánh giá theo mức ñộ ñịnh tính, chúng ñược ký hiệu bằng các chữ in thường viết ngay sau chữ in hoa. Ví dụ: bt - tầng tích sét, khi một tầng ñồng thời quan sát ñược nhiều tính chất phụ thì sử dụng nhiều chữ in thường viết ngay sau tầng ñất chính (thường sử dụng không quá 2 chữ in thường) ví dụ Btg, Cck Tính chất phụ của các tầng ñất chính và ký hiệu của chúng: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 30 b.Tầng phát sinh bị chôn vùi: chỉ tầng ñất ñã có những ñặc tính phát sinh trước khi bị chôn vùi. f. Ðất ñóng băng: Là những tầng ñất chứa băng vĩnh cửu có nhiệt ñộ <0 o C g. Glây: có màu xám và các ñốm rỉ phân biệt phản ảnh sự thay ñổi ñiều kiện oxy hóa- khử các Secquioxýt (R2O3) do ñất bị ngập úng theo mùa. h. Tích luỹ hữu cơ: chỉ sự tích luỹ hữu cơ trong các phần ñất khoáng, sự tích tụ này có thể xảy ra ở lớp ñất mặt hoặc ở dưới sâu do rửa trôi. j. Ðốm Jarosite: là chỉ thị của ñất phèn hoạt ñộng. k. Tích luỹ Cácbonát: thường là tích tụ CaCO 3 m. Gắn kết hay kết cứng: chỉ sự gắn kết thường xuyên, dùng với các tầng ñất bị kết gắn > 90%, hặc chất kết gắn (ximăng), ví dụ: sm- kết gắn do sắt, Kgm: kết gắn do vôi và Silic n. Sự tích luỹ Natri: là sự tích tụ natri trao ñổi Na + . o.Tích tụ Sesquioxýt: chỉ sự tích luỹ Sesquioxýt (R 2 O 3 ). p. Tầng ñất cày hoặc bị xáo trộn khác: lớp ñất mặt bị cày xới do qua trình canh tác, hay sự hình thành tầng hữu cơ bị xáo trộn ký hiệu là Op hay Hp. Tầng ñất khoáng trên mặt sau khi bị xáo trộn dù là E, B, hay C ñều ñược ký hiệu là Ap. q. Sự tích luỹ Silicát: là sự tích tụ Silic thứ sinh, nếu Silicát tích tụ thành lớp ñược kết gắn thường xuyên ñược ký hiệu là qm. r.Sự khử mạnh: Biểu hiện bởi Fe ++ ở trạng thái khử do quá trình bão hòa nước thường xuyên. Nếu tầng B có Fe ++ bị khử thì ký hiệu là Br, tầng C là Cr. s. Tích luỹ Sesquioxýt + hữu cơ: tầng B tích luỹ phức hệ Secquioxýt (R 2 O 3 ) kết hợp với chất hữu cơ phân tán vô ñịnh hình nếu như giá trị màu (Value) và sắc màu (Chroma) của tầng > 3. Nếu chất hữu cơ và Secquioxýt ñều có vai trò quan trọng ở tầng B mà có (Value) và (Chroma) < 3 thì dùng ký hiệu Bhs. t. Sự tích luỹ sét Silicat: ký hiệu này dùng cho tầng B hoặc C ñể chỉ sự tích tụ của sét Silicát ñược hình thành hoặc di chuyển ñến trong các tầng này. Dấu hiệu nhận biết về sự tích tụ sét Silicát là các màng hoặc lớp sét trên bề mặt các mao quản và các khe hở trong ñất. v. Sự xuất hiện tầng sét loang lổ: ký hiệu này chỉ sự xuất hiện của những vật liệu nghèo mùn, giàu sắt. Vật liệu này rắn, chặt khi ẩm và rắn ñến mức không thay ñổi ñược nếu ñem nó ra phơi ngoài không khí, ở trạng thái này ñược gọi là ñá ong. w. Sự phát triển của màu sắc hay cấu trúc: ký hiệu này dùng ñể chỉ cho tầng B có sự phát triển của màu sắc hay cấu trúc hoặc cả hai. x. Tính dễ vỡ: ký hiệu này chỉ ñộ chặt, giòn hay tỉ trọng cao y. Tích luỹ thạch cao: ký hiệu này chỉ sự tích tụ thạch cao. z. Tích luỹ muối: ký hiệu này chỉ sự tích tụ muối hoặc các chất dễ tan hơn thạch cao. Khi mô tả người ta còn chú ý sự gián ñoạn, ranh giới tầng và sự chuyển tiếp của các tầng ñất. 2.3 Phân tích tính chất ñất Chủ yếu là tính chất vật lý và hóa học của các tầng ñất trong phẫu diện. a. Tính chất vật lý Phân tích các chỉ tiêu như thành phần cơ giới, dung trọng, tỷ trọng, ñộ xốp, ñộ ẩm, hạt kết và ñộ bền hạt kết Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 31 b. Tính chất hóa học Phân tích các chỉ tiêu như OC%, N,P,K tổng số và dễ tiêu, các loại ñộ chua, CEC, Catrion trao ñổi, BS (%), EC, tổng muối tan, SO 2- 4 , Cl - Những chỉ tiêu phân tích phụ thuộc vào ñiều kiện cụ thể ở ñịa phương và loại ñất nghiên cứu. 2.4. Ðịnh lượng tầng chẩn ñoán, ñặc tính chẩn ñoán và vật liệu chẩn ñoá n Kết quả mô tả phẫu diện và phân tích tính chất lý hóa học là căn cứ ñể tiến hành ñịnh lượng tầng chẩn ñoán, ñặc tính chẩn ñoán và vật liệu chẩn ñoán. a. Các tầng chẩn ñoán (Diagnostic horizons) Tầng chẩn ñoán là tầng phát sinh ñược ñịnh lượng các ñặc tính hình thái và lý hoá tính ñất dùng ñể ñặt tên cho nhóm và ñơn vị ñất. Các tầng chẩn ñoán trong phân loại của FAO- UNESCO ñược xác ñịnh theo 2 nhóm: nhóm các tầng chẩn ñoán trên mặt và nhóm các tầng chẩn ñoán bên dưới. - Nhóm các tầng chẩn ñoán trên mặt có các tầng: H. Histic, A. Mollic, A. Fimic, A. Umbric, A. Ochric. - Nhóm các tầng chẩn ñoán bên dưới gồm có: B. Argic, B. Natric, B. Cambic, B. Spodic, B. Ferralic, tầng Canxi, tầng PetroCalcic, tầng Gypcic, tầng Sulfuric, tầng E Albic. Tiêu chuẩn ñịnh lượng của các tầng ñất chẩn ñoán ñược thể hiện trong phần mô tả (chương VII) b. Các ñặc tính chẩn ñoán (Diagnostic properties) và vật liệu chẩn ñoán (Diagnostic materials) Bên cạnh các tầng chẩn ñoán trong phân loại ñất theo FAO- UNESCO có một số ñặc tính ñược sử dụng ñể phân chia các ñơn vị ñất chúng là những ñặc tính chẩn ñoán của tầng hoặc những vật liệu ñược sử dụng cho mục ñích phân loại phải ñược xác ñịnh theo ñịnh lượng như: ðặc tính thay ñổi cơ giới ñột ngột về thành phần cơ giới ñất (Abrupt textural change), ñặc tính ñất hình thành từ hoạt ñộng núi lửa (Andic properties), ñặc tính giàu Canxi (Calcareous properties), ñặc tính Ferralic (Ferralic Properties), ñặc tính bồi tụ phù sa (Fluvic Properties), ñặc tính Gleyic và Stagnic (Gleyic and Stagnic Properties), giàu Thạch cao (Gypsiferous), ñá ong non ( Plinthite), ñặc tính mặn (Salic properties), Phèn tiềm tàng (Sulfidic Material)… và mỗi ñặc tính này ñều có những tiêu chuẩn xác ñịnh riêng cho chúng. 2.5. Hệ thống phân vị Hệ thống phân vị trong Phân loại ñất của FAO- UNESCO có 4 cấp từ lớn ñến nhỏ (còn gọi là hệ thống chú dẫn bản ñồ): Cấp 1 Major Soil Groupings Nhóm ñất chính Cấp 2 Soil Units Ðơn vị ñất Cấp 3 Soil Subunits Ðơn vị phụ ñất Cấp 4 Phase Pha ñất (tướng ñất) Theo bảng chỉnh sửa năm 1988 (Soil map of the World Revised Legend - Rome 1988), ñất toàn thế giới có 28 nhóm ñất chính và 153 ñơn vị ñất, các ñơn vị ñất phụ và pha ñất chưa thống kê ñược. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 32 a. Cơ sở tạo thành tên các nhóm ñất chính Tên của nhóm ñất chính thể hiện tính chất cơ bản của ñất, có tên ñược lấy theo tên truyền thống của quốc gia nào ñó ñã ñược công nhận như tên gọi quốc tế như Solonchaks, Podzols hoặc có các tên ñất ñược thừa nhận rộng rãi trong những năm gần ñây như Fluvisols, Alisols, Ferralsols các tên ñất thường có nguồn gốc từ tên Latinh hoặc Hylạp là những ngôn ngữ chung và dễ phiên dịch ra các ngôn ngữ khác nhau. Tên các nhóm ñất truyền thống ñược dùng trong hệ thống phân loại FAO- UNESCO là: chernozems, Greyzems, Kastanozems, Phaeozems, Podzols, Solonchaks, Solonnetz, còn lại là các nhóm ñất chính mới ñặt tên. Tên của các nhóm ñất có ñuôi là - sols, và ñược ký hiệu bởi 2 chữ cái in hoa, ví dụ Acrisols ñược ký hiệu là AC. Các nhóm ñất và cơ sở tạo tên nhóm như sau: NHÓM ÐẤT CHÍNH Cơ sở tạo thành tên nhóm ñất chính (Mức ñộ 1) ACRISOLS: Từ chữ “acer” là rất chua, chỉ ñộ bão hòa Bazơ thấp ALISOLS: Từ chữ “alumen” chỉ hàm lượng Nhôm cao. ANDOSOLS: Từ tiếng Nhật ñất sẫm mầu, có nghĩa là ñất ñược hình thành từ ñá mẹ giầu mảnh thủy tinh núi lửa và thông thường có tầng mặt màu ñen xẫm. ALTHOSOLS: Từ tiếng Ðức “anthropos” con người, có nghĩa chỉ sự hoạt ñộng của con người. ARENOSOLS: Từ “arena” là cát chỉ ñất phát triển yếu có thành phần cơ giới thô. CALCISOLS: Từ chữ carl là vôi có nghĩa chỉ sự tích tụ Cacbonát canxi. CAMBISOLS: Từ chữ “cambiare” chỉ thay ñổi, có nghĩa là ñất có sự thay ñổi về màu sắc, cấu trúc và ñộ chặt. CHERNOZEMS: Từ tiếng Nga “cherm” là ñất ñen, có nghĩa là ñất giầu chất hữu cơ có màu ñen. FERRALSOLS: Từ chữ “ferrum” và “alumen” nghĩa là Sắt và Nhôm, chỉ hàm lượng sesquioxides cao trong ñất. FLUVISOLS: Từ chữ “fluvius” sông, chỉ những sản phẩm lắng ñọng phù sa. GLEYSOLS: Từ tiếng Nga tên ñịa phương glây là ñất bùn nhão chỉ sự ứ thừa nước. GREYZEMS: Từ tiếng Ănglôxăcxong “grey” là xám và tiếng Nga Jemlja là ñất. ðất thuộc những lớp ñất giầu chất hữu cơ. GYPSISOLS: Từ chữ “gypsum” là Thạch cao, có nghĩa là ñất tích luỹ sulphate canxi (CaSO 4 ). HISTOSOLS: Từ tiếng Ðức “histos” mô, có nghĩa là chất hữu cơ còn chưa bị phân hủy hoặc ñã bị phân huỷ. KASTANOZEMS: Từ chữ “castanea” có màu hạt dẻ, chỉ ñất giàu chất hữu cơ, có màu nâu hoặc màu hạt dẻ. LEPTOSOLS: Từ tiếng Ðức “leptos” mỏng, có nghĩa là ñất phát triển rất yếu, có tầng mỏng. LIXISOLS: Từ chữ “lixibia” có nghĩa là sự tích luỹ sét và phong hóa mạnh. LUVISOLS: Từ chữ “luere”, chỉ sự tích luỹ sét. NITISOLS: Từ chữ Latinh “nitidus” là sáng bóng, thể hiện bề mặt cắt của ñất sáng bóng. PHAEOZEMS: Từ tiếng Ðức “phaios” là tối màu và ghép với từ tiếng Nga “Zemlja” là ñất, chỉ ñất giàu mùn và có màu xẫm tối. [...]... lũy, ch s tích t c a nh ng s n ph m tr m tích T ch “dys”: x u, ñ t không màu m , nghèo dinh dư ng Có nghĩa là có ñ bão hòa bazơ th p Trư ng ð i h c Nông nghi p Hà N i – Giáo trình Phân lo i ñ t và xây d ng b n ñ ñ t ………… 33 ... t ng ch n ñoán, ñ c tính ch n ñoán hay v t li u ch n ñoán Tên c a ñơn v ñ t có ñuôi là -ic ñư c vi t trư c tên nhóm ñ t chính và ñư c ký hi u b ng ch thư ng Khi vi t t t thì t vi t t t c a ñơn v ñư c vi t ngay sau ch vi t t t c a nhóm ñ t chính, ví d : Ð t phù sa trung tính ít chua tên theo FAO - UNESCO là:Eutric - Fluvisols – ký hi u là FLe (ñ t phù sa trung tính ít chua) Eutric là ñơn v ñ t ñư c ký... nghĩa là xám tro, ch ñ t r a trôi m t cách m nh m có t ng b c màu tr ng xám PODZOLUVISOLS: T ch “podzzola” và ch “luvisols” th hi n s r a trôi và tích lũy sét REGOSOLS: T ti ng Ð c “rhegos” là l p ph - có nghĩa là m t l p ph c a ch t x p m m trên n n c ng c a ñ t SOLONCHAKS: T ti ng Nga “sol” là m n và “chak” có nghĩa là vùng, ch nh ng vùng ñ t b m n SOLONETS: T ti ng Nga là m n Natri, th hi n m t . trong 12 bộ, ñương nhiên bộ khoá phân loại ñất sẽ có sự thay ñổi. Thống kế ở bảng 3. 3. cho thấy sự phát triển trong phân loại ñất của Hoa Kỳ. Bảng 3. 3. Kết quả phân loại ñất của Hoa Kỳ Năm. 47 230 1200 6000 130 00 12 63 31 9 2484 8000 19000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 26 Một số Bộ và Bộ phụ trong phân. ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ………… 23 Bảng 3. 2. Hê thống phân loại từ Biểu loại (Seri ñất) Miami Cấu trúc phân vị từ Biểu loại (seri ñất) Miami