1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế ngành part 5 ppt

10 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 331,38 KB

Nội dung

- 43 - Với T a : Thời gian cho trước. T s : Thời gian găng. - Nếu T a >T s thì không có vấn đề gì, ta có thể giữ nguyên sơ đồ để đưa ra thực hiện. - Nếu T a <T s thì phải rút ngắn thời gian găng để cho T a =T s . Việc rút ngắn thời gian găng có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp này đều nhằm giải quyết 1 bài toán tối ưu hóa với nội dung như sau: Để rút ngắn thời gian thực hiện một công việc ta cần tập trung thêm nguồn lực cho công việc đó, có nghĩa là ta phải chi thêm một số tiền, vậy vấn đề ở đây là phải tìm phương án rút ngắn thời gian thực hiện công trình sao cho t ổng chi phí tăng thêm là nhỏ nhất. Sau đây ta nghiên cứu phương pháp rút ngắn thời gian thực hiện các công việc găng. Trước hết trên cơ sở máy móc thiết bị, nhân lực, các điều kiện kỹ thuật khác, ta đánh giá khả năng có thể rút ngắn thời gian thực hiện các công việc (đặc biệt là các công việc găng). Sau đó tính chi phí trung bình khi rút bớt một đơn vị thời gian (1 tháng…) Giả sử với công trình cả ng biển, các số liệu tính toán được như sau: Thời gian thực hiện Chi phí thực hiện (10 6 đ) Công việc Bình thường Rút còn Khả năng rút được Bình thường Khi rút α Có thuộc đường găng không A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 2 1 5 2 6 3 4 1 1 3 2 4,5 2 3 1 0 2 0 1,5 1 1 100 80 30 100 500 180 80 130 70 560 220 100 30 5 40 40 20 Có Không Không Không Có Không Có Tổng 1100 Qua bảng trên ta nhận thấy: - Nếu giữ nguyên tiến độ thực hiện bình thường thì phải mất 12 tháng công trình mới hoàn thành với tổng chi phí thực hiện là 1100.10 6 đồng. - Giả sử, hợp đồng quy định thời gian thực hiện công trình này là 10 tháng, tức là phải rút T s từ 12 tháng xuống còn 10 tháng như hợp đồng. vậy phải rút như thế nào và chi phí tăng lên bao nhiêu?. - Để rút thời gian găng, ta xét công việc găng (A1, A5, A7), ta thấy : α A1=30 khả năng rút A1 được 1 tháng. α A5=40 khả năng rút A5 được 1 tháng. α A7=20 khả năng rút A7 được 1 tháng. - Để cho tổng chi phí tăng thêm nhỏ nhất, thì những công việc nào có…nhỏ nhất sẽ được rút trước và cứ như thế cho đến các công việc còn lại. Trong ví dụ này ta rút A7 xu ống 1 tháng và rút A1 xuống 1 tháng thì vừa đúng thời gian theo hợp đồng và tổng chi phí tăng thêm khi rút ngắn được 2 tháng này là: (30+20).10 6 =50.10 6 đồng. Vậy tổng chi phí của công trình này với thời gian thực hiện 10 tháng là 1150.10 6 đồng. - 44 - • Sơ đồ Pert cải tiến: Để dễ nhìn, dễ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện qua từng thời gian ta dùng sơ đồ Pert có tỷ lệ và vẽ theo phương ngang, gọi là sơ đồ Pert cải tiến. Trong sơ đồ Pert cải tiến, các công việc được vẽ theo phương nằm ngang, thời gian thực hiện công việc được vẽ theo đúng tỷ lệ, ngoài ra các công việc găng dược vẽ liền nhau, thời gian d ự trữ các công việc được vẽ bằng nét đứt. Ví dụ với các công trình cảng biển ở trên, ta có sơ đồ Pert cải tiến như sau: Thời gian thực hiện (tháng) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A2(1) A4(2) A6(3) A1(2) A5(6) A5(6) A3(5) Khi dùng sơ đồ Pert cải tiến, ta có thể phát hiện ngay thời gian dự trữ của từng công việc lớn hơn lợi dụng đặc điểm này ta có thể xê dịch hoặc kéo dài thời gian c ủa các công việc không găng để giảm căng thẳng ở một số thời điểm nhất định, cũng như phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất mà không ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công trình. 1 2 0 4 3 4 - 45 - Chương 6 CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO THEO NHU CẦU ĐỘC LẬP I. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ HÀNG TỒN KHO 1. Tồn kho là gì? Hàng tồn kho được xem là tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại hoặc tương lai. Trong sản xuất hàng tồn kho có thể được giữ dưới 3 hình thức chủ yếu: Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và thành phẩm. Tùy theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau mà các dạng tồn kho có nội dung hoạch định và hệ thống ki ểm soát điều khiển hàng tồn kho khác nhau. Nguyên vật liệu tại nhà máy đi qua một hoặc hai công đoạn để biến đổi thành sản phẩm dở dang ở những mức độ khác nhau của tồn kho sản phẩm dở dang. Khi hàng tồn kho được xử lý tại công đoạn cuối cùng, nó trở thành tồn kho thành phẩm. Thành phẩm có thể giữ ở nhà máy, trung tâm phân phối và các đại lý bán lẻ. Dòng luân chuyển của hàng tồn kho có th ể được mô tả ở sơ đồ sau: Nguyên liệu chính trên đường đi Bán thành phẩm trên đường đi Phụ tùng thay thế trên đường đi Sơ đồ trên mô tả dòng luân chuyển của hàng tồn kho. Tuy nhiên trong chương này chỉ đề cập đến hàng tồn kho trong sản xuất mà thôi. 2. Chức năng quản trị hàng tồn kho. Gồm các chức năng sau: - Chức năng liên kết giữa quá trình s ản xuất và cung ứng: khi cung - cầu của một loại hàng hóa nào đó không đều đặn giữa các thời kỳ thì việc duy trì thường xuyên một lượng hàng tồn kho nhằm đáp ứng cho thời kỳ cao điểm là hết sức cần thiết. Thực hiện tốt chức năng này giúp cho sản xuất được tiến hành đều đặn và liên tục, tránh sự thiếu hụt gây lãng phí trong sản xuất. - Chức năng ng ăn ngừa tác động của lạm phát: trong điều kiện của một nền kinh tế không ổn định: giá cả thay đổi thường xuyên, lạm phát cao thì dự trữ nguyên vật liệu hay hàng hóa là nhằm duy trì sản xuất và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cần tính đến chi phí và sự rủi ro có thể gặp phải trong quá trình tồn kho. - Chức năng khấu trừ theo sản lượng: Có rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận khấu tr ừ cho những đơn đặt hàng có số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng Tồn kho trong cung ứng Tồn kho trong sản xuất Tồn kho trong tiêu thụ Dự trữ Dự trữ Dự trữ Sản phẩm và công việc dở dang Sản phẩm trong kho của nhà máy Tồn kho của người bán lẻ Tồn kho của người bán buôn Người tiêu dùng - 46 - lớn có thể giảm được chi phí sản xuất, tuy nhiên nếu mua hàng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ cao. Vì vậy cần phải xác định được lượng hàng tối ưu nên mua để có thể hưởng được lợi ích do khấu trừ giá và chi phí tồn kho tăng không đáng kể. 3. Các dạng nhu cầu: a. Nhu cầu độc lập: cho một loại hàng hóa nào đó là nhu cầu bị ảnh h ưởng bởi những điều kiện của thị trường và nó khó khăn liên quan đến những quyết định sản xuất cho bất kỳ một loại hàng hóa khác được dự trữ trong kho. Trong sản xuất, chỉ có thành phẩm mới có duy nhất nhu cầu độc lập. Các sản phẩm dở dang có thể có nhu cầu độc lập chỉ khi khách hàng yêu cầu thay thế phụ tùng chi tiết mà thôi. b. Nhu cầu phụ thuộc: cho m ột loại hàng hóa nào đó là nhu cầu bị ảnh hưởng bởi các quyết định sản xuất một loại hàng cụ thể 4. Sử dụng kỹ thuật phân tích A B C để phân loại hàng tồn kho. Phân tích A B C là quá trình phân chia hàng hóa thành 3 loại tùy theo giá trị của chúng. Theo sơ đồ Tiêu chuẩn của các nhóm hàng tồn kho theo kỹ thuật phân tích A B C sau: 80 60 40 20 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Theo kỹ thuật phân tích A B C: Loại hàng hóa nhóm A chiếm 20% về số lượng nhưng chiếm khoảng 80% tổng giá trị hàng hóa. Loại hàng hóa nhóm B chiếm 30% về số lượng nhưng chiếm khoảng 15-25% tổng giá trị hàng hóa. Loại hàng hóa nhóm C chiếm 50% về số lượng nhưng chiếm khoảng 5% tổng giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa theo mỗi nhóm được tính bằng tích số của mức nhu cầu cân bằng năm của hàng hóa đó với đơn giá (hay chi phí của một đơn vị). Việc phân chia hàng hóa thành các loại A B C mang tính t ương đối. Tuy nhiên loại hàng hoá A chiếm tỷ trọng lớn về giá trị trong tổng giá trị của hàng hoá. Do đó cần phải kiểm soát một cách chặt chẽ mức tồn kho của nhóm A bằng cách nắm vững, chính xác các báo cáo tồn kho. Đối với loại hàng hóa của nhóm C, việc kiểm soát có thể nới lỏng hơn, mức tồn kho cao hơn, dự trữ an toàn nhiều hơn và cỡ lô hàng lớn hơn, vì sự thiếu h ụt hàng nhóm C cũng - 47 - được xem là quan trọng cũng như đối với hàng nhóm A, nhưng chi phí tồn trữ nhóm C thấp. 5. Các chi phí về hàng tồn kho: - Chi phí tồn trữ: là những chi phí có liên quan đến việc tồn trữ hay hoạt động thực hiện tồn kho. Bao gồm tiền lãi phải trả ngân hàng, chi phí kho tang và quản lý , chi phí về thuế, bảo hiểm và chi phí hao hụt. Thường chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng trong một năm chiếm 40% giá trị của một đơ n vị hàng đó. - Chi phí đặt hàng: bao gồm chi phí chuẩn bị cho việc đặt mua hàng với người cung ứng hay đặt sản xuất hàng cho các nhà máy sản xuất. - Chi phí mua hàng = số lượng hàng hóa của đơn đặt hàng × giá mua một đơn vị hàng hóa. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo sản lượng. II. CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO THEO NHU CẦU ĐỘC LẬP. 1. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế nhất (mô hình EOQ) (Economy Order Quantity Model): cho phép lựa chọn cỡ lô hàng hợp lý nhất, tức là giảm đến mức tối thiểu chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ hàng năm. Mô hình EOQ dựa vào một số giả định cơ bản sau: 1) Nhu cầu cho một loại hàng được biết trước và không đổi. 2) Hàng được sản xuất hoặc được mua theo lô, hoặc số lượng hàng cho một đơn hàng chỉ được vận chuyển trong một chuyến hàng chứ không phải vận chuyển làm nhiều chuyến, không có sự giới hạn về cỡ của lô hàng. 3) Thời gian vận chuyển không thay đổi và số lượng nhận được chính xác so với đơn đặt hàng. 4) Chỉ có hai loại chi phí phù hợp là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng. 5) Không có việc khấu trừ theo sản lượng. 6) Không có thiếu hụt trong kho. Với những giả định trên, biểu đồ biểu diễn mức tồn kho theo chu kỳ có dạng sau: Q Q*: sản lượng của đơn hàng Q* (lượng hàng tồn kho tối đa) Q: tồn kho tối thiểu Q Q = Q*/2 tồn kho theo chu kỳ T: khoảng thời gian giữa các đơn hàng (t ức là thời gian kể từ 0 T 2T 3T Thời gian khi đặt hàng đến khi nhận được hàng). Xác định tổng chi phí tồn kho theo mô hình EOQ: Theo các giả định của mô hình EOQ, có hai loại chi phí cần biến đổi cần xác định là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng, còn chi phí mua hàng thì không đổi. Ta có: Tổng chi phí hàng tồn kho (C) = Chi phí tồn trữ hàng năm (C tt ) + Chi phí đặt hàng (C dh ) Hay: ()( 2 S Q D H Q C += - 48 - Với: )( 2 H Q C tt = )(S Q D C dh = Trong đó: C: tổng chi phí về hàng tồn kho cho một năm. D: nhu cầu hàng năm tính bằng đơn vị hàng cho một năm. H: chi phí tồn trữ tính cho một đơn vị hàng trong một năm, thường tính theo % của giá trị một đơn hàng. Q/2: lượng tồn kho trung bình trong một năm. D/Q: số lần đặt hàng trong một năm. S: chi phí đặt hàng cho một đơn vị hàng hay chi phí thiết lập cho một đơn hàng. Q: sản lượng hàng cho một đơ n hàng. Đồ thị biểu diễn chi phí về hàng tồn kho: Chi phí Vậy cỡ lô hàng kinh tế hay EOQ (Q*) là tại điểm thấp nhất ∑ C nằm trên đường tổng chi phí. Q* là sản lượng hàng tối ưu cho một đơn vị hàng mà tại đây tổng chi phí về hàng tồn kho là thấp C tt nhất. Khi đó: C tt = C dh Ta có: C dh Q* sản lượng Công thức này có được bằng cách lấy đạo hàm bật nhất của hàm tổng chi phí tương ứng theo biến số Q và cho nó bằng 0. Sau đó giải phương trình để xác định Q*. Cách khác, theo đồ thị, EOQ (Q*) là sản lượng sao cho chi phí tồn trữ bằng chi phí đặt hàng năm, ta có: H Q S Q D ×=× 2 * * Giải phương trình trên được Q* (Tính theo năm). 2. Mô hình khấu trừ theo sản lượng (Quantity Discounts Model): Khấu trừ theo số lượng là giá khuyến khích để mua số lượng lớn. Hay khi mua hàng với số lượng lớn thì được giảm giá. Đây chính là một trong những áp lực cho hàng tồn kho cao hơn. Theo mô hình này, nhà quản trị phải tính toán xem nên mua bao nhiêu để được giảm giá và nên mua bao nhiêu để chi phí tồn kho là thấp nhất. Ví dụ: Nhà cung ứng có chính sách chiết khấu về một loạ i hàng như sau: Số lượng đặt hàng (Q) Giá cả một đơn vị hàng (Pi) 0-99 100-199 >200 40.000đ 35.000đ 30.000đ H DS QEOQ 2 * == - 49 - Từ bản chiết khấu trên, ta thấy giá cả hàng hóa bây giờ không còn cố định như trong mô hình EOQ nữa. Nhà quản trị phải tính toán số lượng được mua sao cho vừa được hưởng giá khấu trừ mà chi phí tồn kho là ít nhất. Tổng chi phí tồn kho bây giờ phải bao gồm cả chi phí mua hàng nữa. Đối với một mức giá trị P j cho một đơn vị hàng thì tổng chi phí của hàng tồn kho là: Trong đó: i: chi phí tồn trữ được tính theo % giá cả của một đơn vị hàng. P j : giá một đơn vị hàng, iP j là chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng / năm (H) Q/2 ×(iP j ) là chi phí tồn trữ (C tt ). D/Q ×S là chi phí đặt hàng (C dh ). P j × D là chi phí mua hàng (C mh ). Phương trình tổng chi phí theo mô hình khấu trừ theo sản lượng có dạng: Tổng chi phí C với P3 = 40.000đ C với P3 = 35.000đ C với P3 = 30.000đ 0 100 200 300 Q Như vậy, mỗi đường chi phí tương ứng với một mức giá. Mỗi đường chi phí không phù hợp với tất cả số lượng hàng được mua. Đường chi phí tổng cộng là tổng hợp tất cả các đường chi phí riêng rẽ tương ứng v ới khối lượng hàng mua và giá cả phải trả. Đường chi phí tổng cộng là đường giật cấp (theo đường tô đậm). Và theo đồ thị trên thì các điểm cực tiểu trên các đường được tìm ra bằng công thức EOQ tại mỗi mức giá luôn không đạt được. Ví dụ điểm cực tiểu đối với đường tổng chi phí tại mức giá 30.000đ là khoảng 175 đơn vị. Tuy nhiên trong bảng chiết khấu theo sản lượ ng thì nhà cung ứng sẽ không bán cho người mua hàng với số lượng đó tại 30.000đ. Người mua hàng phải mua hàng với số lượng trên 200 đơn vị thì mới được khấu trừ. Vậy người mua hàng phải chú ý lựa chọn cỡ lô hàng tốt nhất. Có 3 bước để tìm kiếm cỡ lô hàng tốt nhất: Bước 1: Bắt đầu bằng mức giá thấp nhất, tính EOQ cho mỗi mức giá. Mỗi một EOQ tiếp theo sau bao gi ờ cũng nhỏ hơn EOQ trước đó vì iP j có giá trị lớn hơn. Tiếp tục cho đến khi tìm được EOQ khả thi đầu tiên nằm trong một loại tương ứng với giá cả của chúng. Bước 2: Nếu EOQ cho mức giá thấp nhất là khả thi thì đây là lô hàng tốt nhất. Nếu không thỏa mãn thì chuyển sang bước 3. DPS Q D Pi Q C jj .)().( 2 ++= - 50 - Bước 3: Tính tổng chi phí của hàng tồn kho cho mỗi mức giá. Sử dụng số lượng EOQ khi khả thi. Nếu không thì sử dụng sản lượng theo khấu trừ cho giá đó. Sản lượng nào với tổng chi phí thấp nhất là cỡ lô hàng tốt nhất. 3. Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản lượng (Mô hình POQ) (Production Oder Quantifies) Theo mô hình này, số lượng hàng của một đơn hàng được vận chuyển làm nhiều chuyến khác nhau thay vì được vận chuyển trong mộ t chuyến hàng như trong mô hình EOQ (Các giả định còn lại giống như mô hình EOQ). Mô hình POQ cũng được áp dụng khi những sản phẩm vừa được sản xuất vừa được bán ra một cách đồng thời. Trong những trường hợp như thế ta phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất và cung ứng. Phương pháp xác định cỡ lô hàng tốt nhất (sản lượng tối ưu Q*) giống phương pháp EOQ. Mô hình POQ có d ạng sau: Để xác định được cỡ lô hàng tốt nhất, trước tiên phải xác Q định Qmax. Từ đồ thị ta có: Qmax = P.t – d.t Với: Qmax- mức tồn kho tối đa. P- lượng hàng cung ứng mỗi ngày. Q* P.t- tổng lượng hàng cung ứng trong thời gian t. d- nhu cầu sử dụng hàng ngày. d.t- tổng lượng hàng sử dụng trong thời gian t. t t T Mặc khác, sản lượng của một đơn hàng: P Q ttPQ =⇒×= Thay vào Qmax ta được: P Q dQ P Q d P Q PQ −=−=max Trong mô hình EOQ, điều kiện để tổng chi phí hàng tồn kho nhỏ nhất là chi phí đặt hàng phải bằng chi phí tồn trữ. Điều này cũng đúng với mô hình POQ, nhưng có khác là lượng tồn trữ trung bình sẽ là: 2 max 2 0max QQ = + H P d D S Q D H Q S Q D 2 1* *2 max ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ − =⇒= Vậy: ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ −= p d QQ 1max ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ − = P d H DS Q 1 .2 * - 51 - 4. Mô hình tồn kho có sản lượng hàng để lại nơi cung ứng: Mô hình này nới lỏng giả định thứ của mô hình EOQ, tức là nó giả định có tình trạng dự trữ cho thiếu hụt và lượng hàng để lại nơi cung ứng được chấp nhận. Vì vậy mô hình này còn có tên gọi là mô hình tồn kho thiếu hụt có định trước . Các giả thiết khác của mô hình này giống như mô hình EOQ. Mô hình này có dạng: Q Theo mô hình này thì tổng chi phí về hàng tồ n kho bao gồm 3 loại chi phí: chi phí đặt hàng (C dh ), chi phí tồn trữ (C tt ), chi phí cho sản lượng hàng để lại nơi cung ứng (C Q-b ). Để cho số lượng đặt hàng tối ưu thì: bQdhtt CCC − = = Áp dụng máy tính để tìm ra Q* và b* như sau: Q b H BH H DS Q + ×= .2 * Q- b HB B H DS b + ×= .2 * Từ đó ta có: ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ + −=− BH B QbQ 1*** Với: B- chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm. Q- sản lượng của một đơn vị hàng. D- nhu cầu hằng năm. S- chi phí thiết lập đơn đặt hàng. b- sản lượng c̣n lại sau khi sản lượng để lại nơi cung ứng được thực hiện. Chú ý: Mô hình này chỉ nên áp dụng đối với loại vật tư đắt tiền và vạt tư khan hi ếm. 5. Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi: Mô hình này nới lỏng giả định thứ 1 của mô hình EOQ. Với mô hình này, nhu cầu về hàng tồn kho không được biết trước (không chắc chắn) và thay đổi, nhưng có thể nhận dạng thông qua phân phối xác suất. Trường hợp này nhà quản trị nên tính toán để có lượng hàng dự trữ trong kho sao cho đảm bảo không thiếu hụt hàng mà chi phí tồn kho là thấp nhất. Lượng dự trữ này gọi là dự trữ an toàn hay dự trữ bảo hiểm. Lượng dự trữ an toàn phụ thuộc chi phí tồn kho và chi phí thiệt hại do thiếu hàng. Trong trường hợp không có dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng lại là: dLQL × = . Nếu tăng thêm lượng dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng lại sẽ là: BdLROP + ×= , với B là dự trữ an toàn. Hay: D L ROPB − = - 52 - Chương 7. QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP PHẦN A. QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm Quản trị lao động là quá trình tuyển dụng, duy trì và tạo mọi điều kiện làm việc thuận lợi để khuyến khích người lao động làm việc trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích đã được đề ra. Tuy vậy, cùng với sự phát triể n của quá trình quản trị lao động, nhiều nhà kinh tế đã xem xét, định nghĩa quản trị lao động theo những góc độ khác nhau, cụ thể : - Xét theo quan điểm của người tổ chức : quản trị lao động là tất cả các biện pháp, thủ tục áp dụng cho người lao động nhằm giải quyết mọi trường hợp xảy ra liên quan đến công việc của họ. - Xét theo quan điểm lợi ích : quả n trị lao động là một nghệ thuật tuyển dụng và bố trí lao động nhằm đạt được năng suất lao động và chất lượng công việc cao nhất. - Xét theo quan điểm hệ thống : quản trị lao động là một tổng thể của một hệ thống giữa người, công việc và một tổ chức nhằm giải quyết tốt nhất các điều kiện làm việc để đạt được mục tiêu đã đề ra của một tổ chức. Mỗi định nghĩa nêu trên đã xem xét quản trị lao động theo những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam, nơi trình độ kỹ thuật và quản lý còn ở mức thấp và nền kinh tế chưa ổn định thì quản trị lao động là một hệ thống những quan điểm, chính sách và thực tiễn nhằm gắn con người với một công việc cụ thể trong một tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 2. Vai trò của quản trị lao động trong doanh nghiệp. Nguồn lao động của một tổ chức doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có đặc điểm, vị trí, vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn lao động khác với các nguồn lực khác bởi nó sang tạo ra các nguồn lực khác, nó là nguồn lực đầu tiên và là nguồn lực quý báu nhất, quyết định nhất. Quản trị lao động giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp vì : - Quản trị lao động giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách về nhân viên, từ đó xây dựng tiêu chuẩn, chuẩn mực áp dụng thống nhất cho toàn doanh nghiệp. - Quản trị lao động có vai trò cố v ấn về lao động cho các bộ phận trong một tổ chức. - Quản trị lao động giúp thực hiện các dịch vụ về lao động như quản lý hồ sơ, tuyển dụng lao động, đào tạo và phát triển lao động… II.QUÁ TRÌNH CÂN BẰNG CUNG - CẦU VỀ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Trong nền kinh tế thị trường, thị trường lao động được hình thành thông qua quan hệ giữa các doanh nghiệp với vai trò người có nhu cầu v ề lao động và người lao động là người chủ sở hữu của sức lao động với các kỹ năng sẵn có của họ (thông qua việc đào tạo) với tư cách là người cung ứng sức lao động. Vì vậy muốn quản trị lao động đạt hiệu quả thì tất yếu phải tiến hành trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động. 1. Xác định nhu cầ u về lao động Việc xác định nhu cầu về lao động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có được đúng người, đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và đối phó linh hoạt với sự thay đổi của thị . không A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 2 1 5 2 6 3 4 1 1 3 2 4 ,5 2 3 1 0 2 0 1 ,5 1 1 100 80 30 100 50 0 180 80 130 70 56 0 220 100 30 5 40 40 20 Có Không. cải tiến như sau: Thời gian thực hiện (tháng) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A2(1) A4(2) A6(3) A1(2) A5(6) A5(6) A3 (5) Khi dùng sơ đồ Pert cải tiến, ta có thể phát hiện ngay. nhóm B chiếm 30% về số lượng nhưng chiếm khoảng 15- 25% tổng giá trị hàng hóa. Loại hàng hóa nhóm C chiếm 50 % về số lượng nhưng chiếm khoảng 5% tổng giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa theo

Ngày đăng: 14/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w