CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN pptx

15 546 3
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN. VỊ TRÍ, TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG. Để thực hiện một cuộc kiểm toán, quy trình thông thường được tiến hành gồm 3 giai đoạn: xây dựng kế hoạch kiểm toán; thực hiện kế hoạch kiểm toán; hoàn thành và công bố báo cáo kiểm toán. Chương thứ năm này tập trung nghiên cứu về bước thứ nhất trong quy trình kiểm toán. Như vậy quy trình của một cuộc kiểm toán cơ bản gồm các bước nào, và vai trò của bước xây dựng kế hoạch kiểm toán đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với một cuộc kiểm toán, cụ thể là trong kiểm toán tài chính. Hơn nữa các bước công việc cụ thể cần thực hiện trong bước này là gì, tất cả những điều đó sẽ được nghiên cứu trong chương này để đưa ra một cái nhìn tổng quan đến cụ thể nhất bước đầu tiên của một cuộc kiểm toán. Nội dung của chương này sẽ sử dụng kế thừa những kiến thức cơ sở ở chương tám Tổ chức công tác hạch toán đã được học ở bộ môn “Kiểm toán căn bản” về quy trình của cuộc kiểm toán và các nội dung cơ bản của bước chuẩn bị trong các cuộc kiểm toán nói chung. Ngoài ra,trong chương này các kiến thức đã học ở các chương trước được tổng hợp, và gắn kết chúng trong một giai đoạn cụ thể của quy trình kiểm toán. Khi lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán, kiểm toán viên (KTV) cần phải luôn tuân theo các mục tiêu chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù của đối tượng cần kiểm toán, trên cơ sở đó thiết kế một hệ thống bằng chứng được thu thập bằng các phương pháp hợp lý(chương 2 và chương 3). Hơn nữa, những kiến thức thuộc chương bốn Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được áp dụng để có được hiệu quả cao trong bước xây dựng kế hoạch này. Nội dung cụ thể của chương thứ năm giới thiệu về các vấn đề sau: • Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. • Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. • Thiết kế chương trình kiểm toán. Phần thứ nhất Lậpkế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán tài chính trình bày về quy trình chung của một cuộc kiểm toán tài chính, vai trò ý nghĩa của lập kế hoạch kiểm toán và các các bước cần thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán. Sau đây là nội dung cụ thể của phần thứ nhất trong chươn năm “Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính” I. TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN. I.1 Quy trình kiểm toán và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán tài chính. a) Quy trình chung của một cuộc kiểm toán tài chính. Các bảng khai tài chính thường gồm các bảng trình bày tình hình tài chính, trình bày thu nhập và trình bày các luồng tiền với những chú thích kèm theo. Thông thường đây là đối tượng quan tâm trực tiếp của các tổ chức, cá nhân. Và do đó là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận kiểm toán của KTV về tính trung thực và hợp lí của số liệu trên BCTC,cuôc kiểm toán thường được tiến hành qua 3 giai đoạn như sau: lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán. Sơ đồ: Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán BCTC giai đoạn 1: giai đoạn 2: giai đoạn 3: Trong đó:  Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lí cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán như điều kiện vật chất, nhân lực, thời gian, không gian,…và căn cứ vào nghiên cứu tình hình thực tế của DN mà lựa chọn các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích hợp (gồm pp chứng từ và ngoài chứng từ) với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán gồm 3 bộ phận:  Kế hoạch chiến lược  Kế hoạch kiểm toán tổng thể  Chương trình kiểm toán.  Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng và kết hợp các phương pháp kỹ thuật kiểm toán đã chọn được ở quá trình lập kế hoạch một cách khoa học và nghệ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ xác thực và hợp lí của Bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.thưc hiện kiểm toán, KTV phải thực hiện các công việc sau:  Thực hiện thử nghiệm kiểm soát  Thực hiện thủ tục phân tích  Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết  Kết thúc kiểm toán là công việc cuối cùng trong quy trình chung kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. đây là khâu cuối cùng nhưng lại đóng vai trò quan trọng không kém vì đây là giai đoạn mà các KTV phải tổng hợp để hình thành nên ý kiến của mình về BCTC của DN được kiểm toán. trong giai đoạn này, KTV phải đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán về báo cáo tài chính, xác nhận sự trung thực và hợp lí về những thông tin tài chính trên BCTC của đơn vị được kiểm toán dựa vào những bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục cao nhất,nêu ra những đánh giá của KTV về BCTC đó cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành khi lập BCTC này. b) Các chuẩn mực điều chỉnh bước lập kế hoạch kiểm toán. Văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 3 về các nguyên tắc cơ bản xuyên suốt cuộc kiểm toán.(mục 12&13) 12. Kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành có hiệu quả, đúng thời gian. Kế hoạch kiểm toán phải dựa trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. 13. Bên cạnh các vấn đề khác, kế hoạch kiểm toán phải bao hàm các nội dung sau: • Đạt được sự hiểu biết về hệ thống kế toán, chế độ kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng. • Xác định được độ tin cậy dự kiến vào kiểm soát nội bộ. • Lập chương trình và xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các biện pháp kiểm toán sẽ được tiến hành. • Tổ chức phối hợp các bước công việc. Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi: chuẩn mực thứ nhất trong nhóm chuẩn mực thực hành. “phải lập kế hoạch chu đáo cho công việc kiểm toán và giám sát chặt chẽ những người giúp việc nếu có” Giải thích: Lập kế hoạch và giám sát công việc kiểm toán: Công việc kiểm toán rất phức tạp đòi hỏi phải lập kế hoạch một cách chu đáo nhằm xác định rõ lượng công việc cần hoàn thành,số lượng kiểm toán viên cần thiết, các thủ pháp kiểm toán cần thực hiện và hoàn cảnh áp dụng từng thủ pháp. Đối với những người giúp việc đòi hỏi phải có sự giám sát hợp lý, phải thường xuyên kiểm tra các công việc giao cho họ, và rà soát lại các công việc họ làm… Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA: Chuẩn mực kiểm toán VSA số 300 điều chỉnh trực tiếp về việc lập kế hoạch kiểm toán; mục 8 chuẩn mực VSA300: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.” Trong chuẩn mực này cũng nêu rõ, “Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.” Điều này được tham chiếu trong chuẩn mực VSA 310 Hiểu biết khách hàng ; VSA 320 Trọng yếu; VSA 400 &401 Đánh giá rủi ro & Kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, trong khi lập kế hoạch kiểm toán cũng phải thiết kế được những phương pháp kiểm toán để thu thập được hệ thống bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị, điều này được điều chỉnh trong chuẩn mực VSA 500 Bằng chứng kiểm toán. c) Vai trò, ý nghĩa của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong qui trình kiểm toán tài chính: Đối tượng kiểm toán cụ thể của kiểm toán tài chính có nhiều người quan tâm trên những góc độ khác nhau, đồng thời lại có nhiều chủ thể đa dạng… Do đó, kiểm toán tài chính với các bộ phận của nó đều có những chuẩn mực thống nhất làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán. Là một phần của quá trình kiểm toán tài chính, lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ trong các chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Chuẩn mực kiểm toán thứ 4, thuộc nhóm chuẩn mực thực hành của Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi GAAS quy định: “ phải lập kế hoạch chu đáo cho công việc kiểm toán và giám sát những người giúp việc nếu có”. Chuẩn mực này được hiểu như sau: công việc kiểm toán rất phức tạp đòi hỏi phải lập kế hoạch một cách chu đáo nhằm xác định rõ lượng công việc cần hoàn thành, số lượng kiểm toán viên cần thiết, các thủ pháp kiểm toán cần thực hiện và hoàn cảnh áp dụng từng thủ pháp. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAS) số 300 về “lập kế hoạch kiểm toán” cũng đã nêu rõ “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả” và “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán”. Kế hoạch kiểm toán xác định số người cần thiết tham gia vào cuộc kiểm toán về cả quy mô và cơ cấu. Qui mô nhân viên phải phù hợp với qui mô của cuộc kiểm toán đã được xác định, cơ cấu của nhóm công tác phải thích hợp với từng việc cụ thể đã chính xác hóa mục tiêu, phạm vi ở phần xác định nhu cầu.Ví dụ như: công việc kiểm tra chứng từ cần cân đối với số kiểm toán viên có kinh nghiệm nhất định tương xứng với mức độ đầy đủ và tính phức tạp của nguồn tài liệu sẵn có; công việc kiểm kê cần có đủ người hiểu biết các đối tượng cụ thể của kiểm kê như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vải sợi tất nhiên, các thiết bị đo lường đã được chuẩn bị cần được kiểm tra về chất lượng và cân đối lại về số lượng và chủng loại. Do đó, nhiệm vụ của xây dựng kế hoạch kiểm toán là xác định cụ thể số lượng, cơ cấu, chất lượng về người và phương tiện tương ứng với khối lượng và nhiệm vụ kiểm toán. Cũng tương tự, thời hạn thực hiện kiểm toán cần ấn định cụ thể cả về thời hạn chung cũng như thời hạn cần thiết và thời điểm thực hiện từng công việc cụ thể đã phân công cho từng người theo quan hệ logic giữa các công việc cụ thể. Từ đó, trợ giúp một cách kịp thời cho các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình kiểm toán, tạo điều kiện để các bên lien quan theo dõi và kiểm soát quá trình kiểm toán.Trên cơ sở tính toán cụ thể số người, phương tiện, thời gian kiểm toán cần xác định kinh phí cần thiết cho từng cuộc kiểm toán. Ý nghĩa của giai đoạn này. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Ý nghĩa của giai đoạn này được thể hiện qua một số điểm sau:  Kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC. Lập kế hoạch kiểm toán giúp xây dựng hệ thống bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ với các phương pháp thích hợp. Kế hoạch kiểm toán sẽ giúp các KTV định hình cần thu thập những bằng chứng nào, số lượng bao nhiêu, nguồn thu thập và mức độ tin cậy của chúng. Từ đó giúp các KTV hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng,  Kế hoạch kiểm toán giúp các KTV phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phói hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài,…. Trong kế hoạch kiểm toán chỉ ra rõ những KTV có trách nhiệm thực hiện cuộc kiểm toán và những người chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát quá trình kiểm toán. Dựa trên khối lượng công việc cần phải làm, các bằng chứng cần phải thu thập, thời gian hoàn thành và mức chi phí theo kế hoạch, các KTV sẽ phân công công việc một cách hiệu quả và phối hợp với nhau tốt hơn.Qua đó, KTV có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý, tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng trong mối quan hệ làm ăn lâu dài. Ngoài ra kế hoạch kiểm toán cũng giúp KTV lên kế hoạch gặp gỡ những KTV tiền nhiệm hoặc các KTV khác với mục đích khác nhau, hoặc sẽ dự kiến được nhu cầu về việc xin ý kiến của các chuyên gia bên ngoài.  Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV thống nhất với các khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như trách nhiệm mỗi bên… điều này tránh xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc giữa hai bên. Điều này được thể hiện rõ trong hợp đồng kiểm toán giữa công ty kiểm toán và khách hàng.  Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện. Dựa trên kế hoạch kiểm toán, KTV có trách nhiệm sẽ kiểm tra được mức độ hoàn thành của công việc và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán cũng như kịp thời phát hiện những yếu tố thay đổi ảnh hưởng quan trọng đến cuộc kiểm toán. Điều này góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó càng thắt chặt hơn mối quan hệ giữa công ty kiểm toán với khách hàng. d) Nguyên tắc, yêu cầu khi lập kế hoạch kiểm toán: Nguyên tắc • Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. • Phạm vi kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tuỳ theo qui mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán • Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính • Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán Trong đó, hiểu biết về hoạt động của KTV đối với đơn vị được kiểm toán gồm có: − Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh − Chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng − Đánh giá rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát, xác định vùng kiểm toán trọng yếu − Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán − Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia như: chuyên gia tư vấn pháp luật, KTV nội bộ, kỹ sư xây dựng, Yêu cầu(những nội dung cần phải đạt được trong khi lập kế hoạch kiểm toán) • Đạt được sự hiểu biết về hệ thống kế toán, chế độ kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng. • Xác định được độ tin cậy dự kiến vào kiểm soát nội bộ. • Lập chương trình và xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các biện pháp kiểm toán sẽ được tiến hành. • Tổ chức phối hợp các bước công việc. 5.1.2 Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán. Thông thường việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba bộ phận: - Chiến lược kiểm toán - Kế hoạch kiểm toán tổng quát - Kế hoạch kiểm toán cụ thể (chương trình kiểm toán). a) Chiến lược kiểm toán: Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán được thực hiện có hiệu quả, giám đốc kiểm toán và các kiểm toán viên cao cấp thường lập chiến lược kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán số 300: “ kế hoạch kiểm toán”, chiến lược kiểm toán là những định hướng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và trọng tâm cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm. Tuy nhiên Theo yêu cầu quản lý của mình, công ty kiểm toán có thể lập kế hoạch chiến lược cho các cuộc kiểm toán không có những đặc điểm qui định trên. Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán (Xem Phụ lục số 01). Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt. Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược được lập thành một văn bản riêng hoặc lập thành một phần riêng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể. Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược kiểm toán: − Tình hình kinh doanh của khách hàng − Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính − Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính ( đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát); − Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; − Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia − Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện [...]... kiểm toán thì các nội dung đã nêu trong kế hoạch chiến lược không phải nêu lại trong kế hoạch kiểm toán tổng thể (Mẫu kế hoạch kiểm toán tổng thể xem Phụ lục số 02) c) chương trình kiểm toán (kế hoạch kiểm toán cụ thể): Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: kế hoạch kiểm toán , Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán. .. báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán b) Kế hoạch kiểm toán tổng quát: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 : Kế hoạch kiểm toán , Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán. .. xây dựng cách tiếp cận kiểm toán hiệu quả Bước 6: lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán Kiểm toán viên dựa vào các thông tin và đánh giá ở các bước trên để đưa ra kế hoạch kiểm toán cụ thể và hoàn chỉnh, dựa vào đó để tiến hành giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán –Thực hiện kiểm toán II.LIÊN HỆ VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM ... kiến Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo qui mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán. .. Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán: Bắt đầu khi kiểm toán viên thu nhận một khách hàng, kiểm toán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu kiểm toán khách hàng đó không Trên cơ sở đó công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và đạt được... gia khác (Mẫu chương trình kiểm toán xem Phụ lục số 03) Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm sáu bước công việc như sau: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán Trong đó:... từ lần kiểm toán trước; - Năng lực quản lý của Ban Giám đốc Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ: - Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó; - Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán; - Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và những điểm quan trọng mà kiểm toán viên... Kiểm toán viên sẽ căn cứ vào thông tin đã thu thập được để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, nhận xét nhằm đưa ra một chiến lược, kế hoạch kiểm toán phù hợp Bước 5: tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần hết sức quan trọng từ đó kiểm toán viên có thể lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng. .. dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch. .. những ước tính kế toán Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán: - Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán; - Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán; - Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủ tục kiểm toán độc lập Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra: - Sự tham gia của các kiểm toán viên khác trong công việc kiểm toán những đơn . Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. • Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. • Thiết kế chương trình kiểm toán. Phần thứ nhất Lậpkế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm. thường việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba bộ phận: - Chiến lược kiểm toán - Kế hoạch kiểm toán tổng quát - Kế hoạch kiểm toán cụ thể (chương trình kiểm toán) . a) Chiến lược kiểm toán: Để giúp. lược cho nhóm kiểm toán b) Kế hoạch kiểm toán tổng quát: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 : Kế hoạch kiểm toán , Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược

Ngày đăng: 14/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan