Trung Tâm thương mại Cửa Khẩu Quốc tế Lào Cai ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________ 15 Do đó sử dụng phương pháp IRR có thể dẫn đến những kết luận sai lầm. I.2.2 Phân tích tài chính dự án trong điều kiện bất đònh : Đầu tư có nghóa là bỏ vốn để nhận được lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Phần trên ta đã nghiên cứu những phương pháp đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư trong điều kiện xác đònh tức các chỉ tiêu như dòng tiền tệ (cash flow), suất chiết tính, tuổi thọ dự án… là biết trước một cách chắc chắn. Song trong thực tế thì trái lại lượng vốn bỏ ra còn có thể biết được một cách tương đối chính xác, kết quả nhận được trong tương lai hoàn toàn trên cơ sở giả đònh, dự tính và có độ an toàn không cao. Thực ra chúng ta không thể biết trước một cách chắc chắn các thông tin đó. Do đó, hợp lý hơn phải xem xét chúng như là biến ngẫu nhiên. Khi phân tích kinh tế dự án xem xét trong môi trường rủi ro và bất đònh người ta thường dùng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích điểm hoà vốn - Phương pháp phân tích độ nhạy a. Phương pháp phân tích điểm hoà vốn: Phân tích điểm hoà vốn được tiến hành nhằm xác đònh mức sản xuất hoặc mức doanh thu thấp nhất mà tại đó dự án có thể vận hành không gây nguy hiểm đến khả năng tồn tại về mặt tài chính của nó, tức là dự án không bò lỗ, có đủ tiền mặt để hoạt động và có khả năng trả nợ. Ngoài ra phân tích điểm hoà vốn còn giúp cho việc xem xét mức giá cả mà dự án có thể chấp nhận được. Theo phân tích dự án người ta phân tích các điểm hoà vốn sau : - Điểm hoà vốn lời lỗ - Điểm hoà vốn tiền tệ - Điểm hoà vốn trả nợ * Điểm hoà vốn lời lỗ : là điểm mà tại đó mức sản lượng hoặc mức doanh thu đảm bảo cho dự án không bò lỗ trong năm hoạt động bình thường. H LL = % B D T D − Trong đó : H LL : Hệ số hoà vốn lời lỗ D : Tổng đònh phí cố đònh trong năm của dự án, bao gồm cả lãi vay. DT : Tổng doanh thu dự kiến trong năm của dự án B : Tổng chi phí biến đổi trong năm của dự án. Trung Tâm thương mại Cửa Khẩu Quốc tế Lào Cai ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________ 16 Điểm hoà vốn lời lỗ được mô tả : *Điểm hoà vốn tiền tệ (điểm hoà vốn hiện kim): là điểm mà tại đó mức sản lượng hoặc doanh thu của dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao cơ bản tài sản cố đònh và chiết giảm chi phí thành lập. Đôi với khấu hao cơ bản chỉ tính khấu hao phần tài sản cố đònh vay vốn. Điểm hoà vốn tiền tệ cũng được biểu hiện thông qua hệ số hoà vốn tiền tệ ( H TT ) H TT = *Điểm hoà vốn trả nợ là điểm hoà vốn mà tại đó cho phép dự án có tiền để trả nợ vay và đóng thuế hàng năm. Từ điểm hoà vốn tiền tệ dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay, tuy nhiên trên thực tế ngoài số nợ vay dự án phải có số tiền cao hơn để trả nợ và đóng thuế. Số nợ phải trả và thuế lợi tức được xem như chi phí cố đònh của năm. H TN = b. Phương pháp phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào và đại lượng đầu ra không an toàn. Phân tích độ nhạy giúp các nhà quản lý trả lời câu hỏi kết quả của dự án như thế nào nếu như các yếu tố đầu vào thay đổi trong quá trình vận hành dự án từ đó có chú ý và tính toán để xác đònh dự án an toàn hơn cho những kết quả đã được dự tính. Những dự án được xem là an toàn khi ít ảnh hưởng bởi các nhân tố đầu vào, tức là nhân tố đầu vào bất đònh kết quả của dự án vẫn nằm trong khung có thể chấp nhận được. Q B lỗ lãi D D+B DT Điểm hoà vốn Đònh phí – khấu hao cơ bản Doanh thu – Biến phí Đònh phí – khấu hao + Nợ gốc phải trả hàng năm + Thuế lợi tức Doanh thu – Biến phí Trung Tâm thương mại Cửa Khẩu Quốc tế Lào Cai ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________ 17 Ví dụ : ảnh hưởng của suất chiết khấu đến NPV : Phân tích độ nhạy cần đánh giá được các biến số quan trọng là biến có ảnh hưởng nhiều đến kết quả dự án. Nhược điểm của phương pháp này chỉ khảo sát từng thông số trong khi kết quả của dự án chòu tác động của nhiều thông số cùng một lúc, ngoài ra cũng không đánh giá được xác suất xuất hiện của các thông số. I.2.3 Các quan điểm phân tích dự án đầu tư: Đối với mỗi dự án, điều quan trọng không chỉ tính chính xác lượng thu nhập ròng (tổng thu – tổng chi) cần thiết mà còn cần xác đònh nguồn vốn của nó. Mỗi dự án có thể đảm bảo bằng một hoặc một số nguồn vốn khác nhau, cơ cấu nguồn vốn là một nhân tố phản ánh khả năng an toàn của dự án. Một dự án đầu tư có thể thẩm đònh theo các cách phân tích tài chính, kinh tế, phân phối thu nhập hay xã hội. Ngoài việc tuân theo những cách thức phân tích khác nhau, các dự án đầu tư cũng có thể thẩm đònh theo các quan điểm khác nhau của các cá nhân hay tổ chức khác nhau. Việc thẩm đònh dự án dựa trên quan điểm nào là quan trọng vì chúng cho phép các nhà phân tích xác đònh xem các thành viên liên quan tới dự án có thấy đáng tài trợ, đáng tham gia hay thực hiện dự án không? Việc cung cấp tài chính có thể bao gồm các hình thức như cổ phần, quỹ trợ cấp, tiền vay trong nước, nước ngoài hoặc tiền viện trợ của nước ngoài. Khoản nào trong các hình thức như trên được coi là ngân lưu vào (nguồn thu) cho dự án là phụ thuộc vào việc phân tích dự án được tiến hành dựa trên quan điểm nào. Nếu kết quả dự án là hấp dẫn đối với chủ dự án nhưng không hấp dẫn đối với các tổ chức tài chính hay cơ quan quản lý ngân sách của chính quyền, dự án đó có thể gặp khó khăn trong khâu xin phép phê chuẩn hay tìm nguồn tài trợ. Hay ngược lại nếu dự án đó là có lợi theo quan điểm ngân hàng hay của cơ quan quản lý ngân sách nhưng không có lợi cho chủ đầu tư, dự án đó có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện. Nói tóm lại,để đảm bảo cho việc phê chuẩn và thực hiện thành công, một dự án phải hấp dẫn đối với những người đầu tư và những người thực hiện có liên quan đến dự án. 10% 12% 14% 16% Suất chiết khấu NPV (+) 0 (-) Trung Tâm thương mại Cửa Khẩu Quốc tế Lào Cai ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________ 18 a. Quan điểm ngân hàng (còn gọi là quan điểm của tổng mức đầu tư). Mối quan tâm trước tiên của ngân hàng là xác điïnh sức mạnh chung của toàn dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay. Các ngân hàng coi dự án đầu tư như là một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính rõ ràng và thu hút những nguồn tài chính rõ ràng. Quan điểm này còn được biết như là quan điểm của tổng mức đầu tư, theo đó ngân hàng xem xét các dòng tài chính, chi trả cho dự án (kể cả trợ giá) và các lợi ích (kể cả phần trả thuế) với cả lợi ích và chi phí được xác đònh theo mức giá cả tài chính của chúng. Từ sự phân tích những dòng tài chính tiềm năng này, ngân hàng sẽ xác đònh được tính khả thi của dự án, nhu cầu cần vay vốn của dự án cũng như khả năng trả nợ vay của dự án. Chi phí cơ hội tài chính của công trình hiện hữu nào mà được đưa vào dự án mới cũng đều phải được tính vào tổng chi phí đầu tư của dự án. Các ngân hàng không quan tâm tới các chi phí gốc của các tài sản hiện có. Quan điểm của ngân hàng hay quan điểm của tổng mức vốn đầu tư được diễn tả như sau: Quan điểm ngân hàng = Quan điểm tổng mức đầu tư = lợi ích tài chính trực tiếp – chi phí tài chính trực tiếp – chi phí cơ hội của các tài sản hiện có. - Dòng tiền tệ vào = doanh thu + mức thay đổi trong khoản sẽ thu - Dòng tiền tệ ra sẽ là tổng các chi phí đầu tư và chi phí vận hành (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, mức thay đổi trong khoản phải trả, mức thay đổi trong dự trù tiền mặt) - Dòng tiền tệ ròng trước khi trả thuế = dòng tiền tệ vào – dòng tiền tệ ra - Dòng tiền tệ ròng sau thuế = dòng tiền tệ ròng trước khi trả thuế – các loại thuế b. Quan điểm chủ đầu tư : Giống như ngân hàng, chủ đầu tư xem xét mức gia tăng thu nhập ròng của dự án so với những gì họ thể kiếm được trong trường hợp không có dự án. Vì vậy chủ đầu tư cần xem những gì mà họ bò thiệt khi thực hiện dự án như là chi phí. Khác với ngân hàng, chủ đầu tư cộng vốn vay ngân hàng vào khoản thu, và trừ tiền lãi, nợ gốc vào khoản chi Như vậy đối với chủ đầu tư của dự án, dòng tiện tệ ròng tương ứng có thể diễn tả như sau: Quan điểm chủ đầu tư = Quan điểm ngân hàng + vay ngân hàng – trả lãi – nợ vay c.Quan điểm của cơ quan ngân sách – chính phủ: Đối với các cơ quan ngân sách, các dự án có thể cần chi dưới dạng trợ giá hay các khoản trợ cấp khác có thể tạo thu nhập từ chi phí sử dụng và thuế thu trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, đối với các cơ quan quản lý ngân sách chính quyền, thu nhập tài chính ròng do một dự án tạo ra có thể được diễn tả như sau: Quan điểm cơ quan ngân sách = (thuế, chi phí sự dụng trực tiếp, gián tiếp) – (trợ giá và trợ cấp các khoản trực tiếp, gián tiếp) Trung Tâm thương mại Cửa Khẩu Quốc tế Lào Cai ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________ 19 CHƯƠNG II ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI CỦA CÔNG TY BITI’S. II.1 Sự cần thiết phải đầu tư và khả năng đầu tư: II.1.1 Giới thiệu khái quát về thò trường Tây Nam Trung Quốc: Trung Quốc là một thò trường rộng lớn và giàu tiềm năng với dân số gần 1,3 tỷ người, có nhiều Tỉnh, Thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam… và trong những năm qua, nền kinh tế luôn duy trì mức tăng trưởng hơn 10%/ năm. Riêng khu vực phía Tây Trung Quốc có 12 Tỉnh, Thành như Quảng Tây, Vân Nam, Qúy Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Tây Tạng, tổng giá trò sản xuất: 1.660 tỷ NDT (tương đương 200 tỷ USD). Thu nhập bình quân đầu người 564 USD/ người. Người dân ở đây có mức sống tương đồng và những đặc tính tiêu dùng giống người Việt Nam, có nhu cầu và khả năng tiêu thụ nhiều loại hàng hoá của Việt Nam. Trong tương lai đây là nơi trung chuyển hàng hoá lớn nhất. Trung Quốc đang quyết tâm đầu tư để biến Miền Tây trở thành “Chiếc cầu Đại lục Châu Á” giữa Đông Á, Tây Á, Trung Á và Đông Nam Á, một trong những đầu cầu đó là Hà Khẩu – Lào Cai. Vì vậy, riêng ở cửa khẩu Hà Khẩu - Tỉnh Vân Nam sẽ hình thành khu thương mại đặc biệt với diện tích 4,42 km 2 để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Theo nhiều nhà kinh tế, việc Trung Quốc gia nhập WTO tạo ra một lợi thế thương mại đáng kể trên phạm vi toàn cầu, kết hợp với việc hình thành khu vực mậu dòch tự do Asean (AFTA) – Trung Quốc thì khu vực này sẽ trở thành một thò trường lớn nhất trên thế giới với 1,7 tỷ người. Thực tế nhiều năm qua cho thấy. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu qua tuyến đường này gồm chủ yếu: - Vật tư, kim khí, hoá chất phục vụ sản xuất công nghiệp: hoá chất cho sản xuất giấy, than cốc, thạch cao cho sản xuất xi măng, nguyên liệu cho sản xuất thuốc lá… - Các mặt hàng nông sản của vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ - Các loại hàng hoá tiêu dùng : bột giặt, đồ nhựa, giầy dép… - Các loại giống cây trồng năng suất cao : giống lúa la, khoai tây, hành tỏi, giống cây ăn quả chất lượng cao. - Hải sản các loại Hàng hoá qua cửa khẩu Lào Cai xét về tính chất đều là những hàng hoá Nhà nước Việt Nam khuyến khích xuất nhập khẩu đồng thời nhiều năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lào Cai tăng nhanh, nhưng đều cân bằng giữa xuất và nhập. Trung Tâm thương mại Cửa Khẩu Quốc tế Lào Cai ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________ 20 - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1991 mới đạt 1,4 triệu USD - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1999 tăng lên 57 triệu USD tăng 39 lần so với năm 1991 - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 tăng lên 100 triệu USD tăng 75% so với năm 1999 - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2001 tăng lên 150 triệu USD tăng 50% so với năm 2000 - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 tăng lên 230 triệu USD tăng 53% so với năm 2001 Thực tế trên cho thấy, 4 năm trở lại nay Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu hàng năm tăng rất cao từ 50-70%, trong khi các cửa khẩu lớn khác của Việt Nam với Trung Quốc giảm nhiều thì ngược lại XNK qua lào Cai tiếp tục tăng nhanh Với những đặc điểm và lợi thế như trên, cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu có một vò trí đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa hai nước. Thực sự là cửa ngõ là cầu nối giữa Việt Nam với thò trường Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc đầy tiềm năng chưa được khai thác. Như vậy, có thể nói Trung Quốc nói chung và khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc nói riêng là một thò trường rộng lớn đầy tiềm năng mà các nhà doanh nghiệp luôn muốn hướng tới để tìm kiếm cơ hội làm ăn, khai thác kinh doanh và mở rộng thò trường của mình, đồng thời đây cũng là một tấm gương phản chiếu đầy đủ tiềm lực của các doanh nghiệp khác trên thế giới, từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những đánh giá để tìm kiếm các đối tác liên kết, đầu tư hoặc vươn tới những khu vực thò trường khác. II.1.2 Tầm quan trọng của dự án TTTM cửa khẩu quốc tế trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và Lào cai: - Tại tỉnh Lào Cai hiện nay chưa có một Trung tâm thương mại đúng nghóa, việc mua bán – kinh doanh thông qua các chợ là chính, chưa thực sự là một khu vực kinh tế cửa khẩu, chưa làm được công tác xúc tiến thương mại đúng tầm với thò trường Trung Quốc rộng lớn phía Tây Nam. Trung tâm Thương mại Biti’s đònh hướng là Trung tâm xúc tiến Thương mại, cung cấp thông tin giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác, đáp ứng nhu cầu về văn phòng đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhanh nhất để các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, liên doanh, liên kết, ủy thác, thanh toán… Đây cũng chính là mục tiêu mà Chính Phủ và chính quyền Lào Cai đang mong chờ Công ty Biti’s thực hiện dự án Trung Tâm Thương Mại trong thời gian tới. - Dự án TTTM được hình thành đóng vai trò quan trọng là một Trung tâm, nơi xúc tiến các hoạt động thương mại giữa hai nước, là đầu mối tổ chức các hoạt động giao thương kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam muốn khái phá thò Trung Tâm thương mại Cửa Khẩu Quốc tế Lào Cai ___________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________ 21 trường Trung Quốc, thực hiện “Ngân hàng dữ liệu về Tây Nam Trung Quốc phục vụ cho công việc xúc tiến thương mại và đầu tư tại Lào Cai” cung cấpï cho các nhà đầu tư mà từ lâu họ rất “đói” thông tin về làm ăn, buôn bán với Trung Quốc nói chung và khu vực Tây Nam-Trung Quốc nói riêng, Giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động đón đầu những cơ hội làm ăn, đầu tư. Thúc đẩy việc lưu thông hàng hoá qua lại giữa hai nước, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn trong nước như : xuất khẩu nông sản, thủy hải sản, khoáng sản,…, sang Trung Quốc, - Góp phần làm sôi động nền kinh tế khu vực, thu hút được một số lượng lớn các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai đầu tư và làm bàn đạp tiến vào thò trường Tây Nam Trung Quốc, thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà, và nguồn nhân lực tại đòa phương nhằm đáp ứng hoạt động lâu dài cho các dự án đầu tư là không thể thiếu, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại đòa phương, nâng cao mức sống, trình độ dân trí, kỹ thuật tiên tiến. a. Thúc đẩy lưu thông hàng hoá giữa hai nước: - Thò trường Tây Nam-Trung Quốc là thò trường đầy tiềm năng với dân số trên 300 triệu dân, chiếm 28,1% dân số Trung Quốc, với diện tích trên 5 triệu km 2 , chiếm 60% diện tích toàn Trung Quốc. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải…Để cải thiện đời số nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa Miền Đông và Miền Tây, trong những năm gần đây Đảng và Chính Phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách “Đại khai phá Miền Tây” với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại…cho vùng này, do vậy nhu cầu về hàng hoá ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất, hàng hoá hiện có ở Việt Nam, là một trong những thò trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. - Với thế mạnh của Việt Nam là nông sản, hải sản, khoáng sản, thò trường Tây Nam Trung Quốc là thò trường tiêu thụ ổn đònh để xuất khẩu các loại nông sản, hoa quả ở phía Nam: chuối, nhãn, sầu riêng, mãng cầu, thanh long, chôm chôm…; hải sản (do Vùng Tây Nam Trung Quốc không có biển). Ngoài ra, thực hiện xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng đạt chất lượng cao của Việt Nam cạnh tranh với các mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc không đạt chất lượng: bột giặt, hàng nhựa; bánh kẹo, càfe, nước hoa, bột giặt cùng các loại khoáng sản, quặng nguyên liệu…Hơn nữa, khoảng cách vò trí của các tỉnh Tây Nam Trung Quốc khá xa so với các khu kinh tế phát triển của Trung Quốc như : Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, do đó việc cung cấp các loại hàng hoá, dòch vụ, nhất là các loại nông lâm – thuỷ hải sản không kòp thời, gặp nhiều khó khăn. Đây chính là thò . ___________________________________________________________________________________ 20 - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1991 mới đạt 1,4 triệu USD - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1999 tăng lên 57 triệu USD tăng 39 lần so với năm 1991 - Kim ngạch xuất nhập. 75% so với năm 1999 - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2001 tăng lên 150 triệu USD tăng 50% so với năm 2000 - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 tăng lên 230 triệu USD tăng 53% so với năm 2001. nhận được. Theo phân tích dự án người ta phân tích các điểm hoà vốn sau : - Điểm hoà vốn lời lỗ - Điểm hoà vốn tiền tệ - Điểm hoà vốn trả nợ * Điểm hoà vốn lời lỗ : là điểm mà tại đó mức sản