1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Venice thành phố không xe pot

5 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 209,42 KB

Nội dung

Venice thành phố không xe Venice (Ý) là thành phố có nhiều danh xưng: Thành phố nổi, thành phố kênh đào, thành phố của những cây cầu, của ánh sáng, tình yêu, hoàng hậu của biển… Riêng tôi thích gọi Venice là thành phố không xe. Nằm trong đầm Venetian, nhìn ra biển Adriatic thuộc đông bắc nước Ý, Venice có diện tích 458 km2, dân số hơn 60.000 người nhưng mỗi năm đón gần 20 triệu lượt khách đến tham quan. Du khách đến đây mỗi ngày gần bằng dân số của cả thành phố! Người Hà Lan thường nói với nhau Erst Veneding sehen, dann sterben (Một lần thấy Venezia, sau đó hãy chết). 1. Các phương tiện giao thông hiện đại thường xuất hiện tại những thành phố lớn như tàu điện ngầm, skytrain (tàu điện chạy trên cao), xe bus, taxi… đều vô dụng tại thành phố trên mặt nước này. Ở đây chỉ có giao thông đường thủy hoặc đi bộ. Nói vậy bởi đường phố, quảng trường, nhà cửa đều trên mặt nước. Nhà nào ở đây cũng có vaporetti (thuyền gắn máy) giống như xe gắn máy ở Việt Nam. Giao thông công cộng thì có watertaxi, waterbus… còn khách du lịch thì có gondola (thuyền cổ). Loại thuyền đặc trưng của Venice này dài 11m, rộng 1,5 m, được ghép bởi 280 mảnh của 8 loại gỗ khác nhau và nặng chừng 600 kg. Một đầu mũi thuyền cong vút, cao gần 1m, có gắn 6 răng thép lấp lánh, tượng trưng cho 6 quận của Venice. Người chèo thuyền (traghetti) luôn mặc áo trắng sọc đen, quần đen, nón rơm rộng vành viền xanh đỏ rất ấn tượng. Thuyền được sơn 7 lớp sơn bóng đen đặc biệt, hiện chỉ còn một số ít người nắm vững kỹ thuật đóng thuyền. Gondola thường là chèo tay, đi bên mép nước để tránh watertaxi, waterbus và vaporetti. Gặp thuyền đối diện, traghetti thường vẫy tay như thể chào khách. Thật ra họ hỏi tàu phía trước đi hướng nào để tránh, cũng giống như các tài xế ở Việt Nam đưa tay “chào, hỏi” nhau về tình trạng giao thông mà họ vừa đi qua để… tránh phạt. Venice hiện có hơn 400 traghetti theo kiểu cha truyền con nối, và hầu hết đều là đàn ông. Alexandran Hai, người Đức, có lẽ là người phụ nữ duy nhất làm nghề chèo thuyền ở đây từ ngày 1.4.2010. Ngồi trên thuyền gondola, trò chuyện với traghetti như những hướng dẫn viên bản địa, vừa nghe sóng vỗ, ngắm trời mây gió nước và cả thành phố đẹp như mơ, dìu dặt tiếng đàn acordeon của nhạc công trên thuyền là cái thú chỉ ở Venice mới có. Ảnh: shutterstock 2. Chỉ cần xem ảnh chụp bất cứ một góc phố nào cũng có thể nhận ra Venice. Gió nơi đây hào phóng trộn lẫn mùi bùn non và muối biển tạo nên hương vị không lẫn vào đâu được. Đến Venice, tôi thích mua vé tàu đi một vòng khắp thành phố, tự thưởng cho mình cái thú no nê ngắm nhìn những kiệt tác về kiến trúc, thỏa thích hít thở và ôm vào lòng cả trời đất. Thành phố hầu như không có khói, bụi. Thiếu cây xanh nhưng bù lại nước sẽ làm dịu cái nóng mùa hè, giảm được độ ẩm ngày đông và cái hanh khô của chiều thu. Đói bụng thì không thiếu quán ăn hợp gu. Tôi khoái nhất là món pizza hải sản. Lạ là ở Sài Gòn tôi rất ghét món này nhưng khi qua đây thì ghiền, rồi lúc về nhà lại chán?! Có lẽ do yếu tố phong thủy tạo nên chăng? Nhâm nhi cà phê Ý – nhìn thiên hạ dập dìu và đi bộ khám phá thành phố cũng là một cái thú. Ở đây, cái gì cũng có cặp, có đôi, từ đất – nước, kênh – rạch, trời – mây, nắng – gió, nam – nữ… Đường phố càng về chiều càng nhộn nhịp. Mấy nghệ sĩ làm nhân tượng, các nhạc công và ca sĩ biểu diễn cá nhân hoặc nhóm náo nức đến rộn ràng, thôi thúc khách vừa đi vừa nhún nhảy. Hàng lưu niệm Venice đầy ắp, trong đó nổi bật hơn cả là các mặt nạ hóa trang (lễ hội Carnival hằng năm) cùng những sản phẩm làm từ thủy tinh đẹp mắt và ngộ nghĩnh. 3. Đến Venice là lạc vào thế giới của các công trình tuyệt tác trên mặt nước. Móng của công trình ở đây được làm bằng cọc gỗ nhập từ Nga, chôn ngập trong đất sét và cát, nhưng được xử lý theo bí quyết riêng nên khó bị phân hủy. Venice đang chứng kiến cuộc tranh đua bền bỉ, kiên cường giữa một bên là các công trình và một bên là tác nhân hủy hoại như mưa – nắng – gió và nước biển. Trọng tài thời gian vẫn công tâm theo dõi và chứng giám. Mới hay sức sáng tạo và trí tuệ của con người là vô tận. Trong khi đó, ở Việt Nam, đa số các công trình ven biển đều bị ô-xy hóa, chỉ cần ngập nước mưa (chứ không cần nước biển) vài ngày là loang lổ và xuống cấp. Chính quyền phải kêu gọi “Venice cũng là của bạn, xin vui lòng tôn trọng thành phố” và kiên quyết xử phạt các hành vi xả rác, ở trần, trượt pa-tin, tắm rửa nơi công cộng… Ảnh: shutterstock Tiêu biểu hơn cả là nhà thờ thánh Marco sừng sững, cổ kính, kiêu sa như hoàng hậu của biển cả. Nhà thờ được xây đa phong cách, từ Gothic đến Roman, Byzantine và Phục hưng. Quảng trường cùng tên, trước nhà thờ được Napoleon gọi là “phòng khách thanh lịch của châu Âu”, bao bọc bởi hàng loạt công trình hài hòa đến kinh ngạc. Đây là nơi diễn ra các lễ hội, các sự kiện quan trọng; lúc nào cũng tấp nập du khách. Giao thừa năm 2008, 60.000 người từng hôn nhau cùng lúc ở đây để đón mừng năm mới. Từng đàn bồ câu dạn dĩ, sà xuống đùa giỡn với du khách dù quen hay lạ. Tôi thích đi thang máy lên tháp chuông nhà thờ cao 99m để phóng tầm mắt bao quát cả thành phố xinh đẹp. Venice có gần 120 nhà thờ lớn nhỏ, gần 60 tu viện và 40 cung điện cổ kính, tráng lệ. Tu viện Santa Maria Della được xây dựng với hơn 1 triệu cây cột gỗ làm móng. Dinh tổng trấn (Doges Palace) bề thế cùng với Plazza Grassi, Bảo tàng Peggy Guggenheim, Nhà hát Opera, pháo đài Venice, Fondaco dei Tedeschi (chợ Đức)… đều là những kiệt tác kiến trúc mà du khách không thể bỏ qua. Venice có 455 chiếc cầu, mỗi chiếc là một tác phẩm nghệ thuật không trùng lặp. Cầu Rialto dài 48m bắc qua Grand Canal cạnh quảng trường nhà thờ thánh Marco là điểm hẹn lý tưởng để đôi lứa thề nguyền, tỏ tình và đính ước. Cầu Than Thở – nơi ngày xưa các tù nhân tạm biệt thế giới tự do, cầu Scalzi, cầu Accademia cũng rất đáng chiêm ngưỡng… Buổi tối Venice rực rỡ sắc màu; các công trình soi bóng lung linh, huyền ảo. Hàng trăm cây cầu như những vương miện dát đầy sao lấp lánh và quyến rũ gọi mời du khách bốn phương. 4. Venice chủ yếu sống nhờ du lịch. Lượng du khách quá đông kéo theo nhiều hệ lụy. Cư dân phải nhường chỗ cho du khách. Giá cả ngày càng tăng vọt. Việc xử lý nước thải và môi trường ngày càng khó khăn hơn. Du khách đến mang theo nhiều thói quen và văn hóa, cả tốt lẫn xấu. Chính quyền phải kêu gọi “Venice cũng là của bạn, xin vui lòng tôn trọng thành phố” và kiên quyết xử phạt các hành vi xả rác, ở trần, trượt pa-tin, tắm rửa nơi công cộng… Các hoạt động du lịch cũng góp phần làm biến đổi khí hậu, tăng thêm nguy cơ ngập và lún. Dự báo nếu không có kế hoạch hiệu quả, 80 năm sau, Venice có thể biến mất. Trận lụt năm 1996 làm 5.000 người mất nhà ở. Năm 2007, quảng trường San Marco ngập hơn 8 tháng! Mới hay, việc ngập lụt ở Hà Nội và Sài Gòn, nhiều lắm kéo dài vài ngày cũng chưa hẳn là… hiểm họa. Một dự án chống ngập và lún cho Venice lên tới 4,5 tỉ euro hiện đang được triển khai. Dự án sẽ xây 1 đập nước rỗng, rộng 20m, cao 28m, dày 5m, dài hàng chục km, khi thủy triều lên sẽ bơm khí vào để ngăn nước biển. Chính quyền cũng dự định đóng cửa cảng hàng hóa bên cạnh để giảm thiểu tác động môi trường. Từ Venice, tôi mơ về mũi Cà Mau, phá Cầu Hai (dưới chân Bạch Mã), phá Tam Giang và cả Bái Tử Long. Biết đâu trong tương lai Việt Nam cũng có những thành phố trên mặt nước như vậy. . Venice thành phố không xe Venice (Ý) là thành phố có nhiều danh xưng: Thành phố nổi, thành phố kênh đào, thành phố của những cây cầu, của ánh sáng, tình. yêu, hoàng hậu của biển… Riêng tôi thích gọi Venice là thành phố không xe. Nằm trong đầm Venetian, nhìn ra biển Adriatic thuộc đông bắc nước Ý, Venice có diện tích 458 km2, dân số hơn 60.000. thành phố lớn như tàu điện ngầm, skytrain (tàu điện chạy trên cao), xe bus, taxi… đều vô dụng tại thành phố trên mặt nước này. Ở đây chỉ có giao thông đường thủy hoặc đi bộ. Nói vậy bởi đường phố,

Ngày đăng: 13/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w