ĐỀ THAM KHẢO_MÔN NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỘI AN pot

5 282 0
ĐỀ THAM KHẢO_MÔN NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỘI AN pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG PTTH TRẦN QUÍ CÁP ĐỀ THAM KHẢO_MÔN NGỮ VĂN THÀNH PHỐ: HỘI AN ÔN THI TNTHPT - năm học 2010/2011 I/PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH( 5 điểm): Câu 1: Đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện trong bài thơ Việt Bắc? Câu2: Anh (chị) viết một bài văn ( không quá 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng sống vô cảm của một số thanh, thiếu niên hiện nay. II/PHẦN TỰ CHỌN:( 5 đtểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau: (câu 3a hoặc 3b) Câu3a: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Câu 3b: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”mẹ thường hay kể. Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Đất nước có từ ngày đó…” ( Trích ĐẤT NƯỚC- NGUYỄN KHOA ĐIỀM) Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu1 Đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện trong bài thơ Việt Bắc? 2điểm Tất cả các đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu đều thể hiện trong bài thơ Việt Bắc: - Tính trữ tình chính trị. - Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. - Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào. - Tính dân tộc đậm đà. 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu2 Anh (chị) viết một bài văn (không quá 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình vè hiện tượng sống vô cảm của một số thanh, thiếu niên hiện nay. 3 điểm a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận: Nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, sáng rõ. b/ Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau: Nêu được vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng sống vô cảm của một số thanh, thiếu niên hiện nay Những biểu hiện của lối sống vô cảm: không cảm xúc, thờ ơ, lạnh lùng trước niềm vui, nỗi đau của người thân, bạn bè, đồng loại. HS đưa ra một số dẫn chứng từ thực tế đời sống: Thái độ vô cảm nạn bạo hành trong học đường, ở địa phương. Thái độ vô cảm trước bất hạnh của người khác: người già, tàn tật, tai nạn… Nêu được nguyên nhân của lối sống vô cảm: + Thiếu sự quan tâm giáo dục về tình cảm, nhân cách của gia đình, nhà trường, các đoàn thể, cộng đồng. + Ảnh hưởng lối sống thiếu văn hoá của thời kì kinh tế thị trường. + Thiếu ý thức rèn luyện, tự bồi dưỡng đạo 0,25 0,75 0,75 đức, tình cảm, tinh thần của mỗi cá nhân. Tác hại của lối sống vô cảm: + Với bản thân: thiếu nhân cách, thiếu nhân tính. + Với cộng đồng: Thiếu sự đồng cảm, gắn bó, sẻ chia. Nêu thái độ trước hiện tượng sống vô cảm: + Biết phê phán, lên án hiện tượng này. + Cần biết sống có tình cảm, cảm xúc, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng. 0,50 0,75 Câu3a Phân tich diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. 5 điểm a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học: phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học. Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ,diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý chính sau: *Về nội dung: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ để làm rõ khát vọng sống của Mị - giá trị nhân đạo. *Về nghệ thuật: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ để thấy tài năng phân tích tâm lí nhân vật của tác giả – giá trị nghệ thuật. * Quá trình diễn biến tâm lí nhân vật Mị theo các ý sau: +Ý1: Mị vô cảm: Lúc đầu khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay… “A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi…” khát vọng sống đã bị chôn vùi trong đọa đày của nhà Pá tra. 1 điểm + Ý2: Mì trào dâng cảm xúc: * Yêu thương: Mị bất chợt nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ Mị nghĩ về mình(Mị cũng từng bị trói, nhiều lần khóc ), Mị thấy thân phận mình trong thân phận A Phủthương mình. Từ thương mình Mị có sự đồng cảm – thương A Phủ - thương người. *Bất bình : Từ yêu thương dẫn đến sự bất bình - Mị ý thức được sự bất công của cuộc đời muốn cứu A Phủ. 2 điểm + Ý 3 Mị hành động táo bạo *Cởi trói cho A Phủ” Yêu thương và căm giận tạo thành sức mạnh giúp Mị chiến thắng nỗi sợ hãi đi đến hành động cởi trói cho A Phủ - cứu người Chạy theo A Phủ  cứu mình.  khát vọng sống tiềm tàng bừng dậy giúp Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát chính mình. 2 điểm Câu3b … “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”mẹ thường hay kể. Đất nươc bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Đất nước có từ ngày đó…” ( Trích ĐẤT NƯỚC- NGUYỄN KHOA ĐIỀM) Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn NLVH - Phân tích một đoạn 5 điểm thơ. - Có kết cấu chặt chẽ,lập luận tốt, diễn đạt lưu loát, không phạm lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Văn viết gợi hình, gợi cảm. b/ Yêu cầu về kiến thức: - Có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: + Về nội dung: Nêu được các ý cơ bản của đoạn thơ: Ý1: ĐN được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc. - Gắn liền với những câu chuyện cổ tích, ca dao. - Gắn liền với truyền thống văn hoá, phong tục người Việt (miếng trầu, tóc mẹ thì bới…). 1 điểm Ý2: ĐN lớn lên trong đau thương vất vả cùng với những cuộc trường chinh không ngơi nghỉ của cha ông. 1 điểm Ý3: ĐN gắn với những con người sống ân tình, thuỷ chung. 1 điểm + Về nghệ thuật: Ý1: Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian, hình ảnh sáng tạo, gợi cảm. 1điểm Ý2: Giọng điệu tâm tình, thiết tha, trang nghiêm trầm lắng. 1 điểm HẾT . TRƯỜNG PTTH TRẦN QUÍ CÁP ĐỀ THAM KHẢO_MÔN NGỮ VĂN THÀNH PHỐ: HỘI AN ÔN THI TNTHPT - năm học 2010/2011 I/PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(. nhà văn Tô Hoài. 5 điểm a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học: phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học. Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ,diễn đạt lưu loát, văn. đà. 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu2 Anh (chị) viết một bài văn (không quá 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình vè hiện tượng sống vô cảm của một số thanh, thiếu niên hiện nay. 3 điểm

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan