Đến với thành phố cổ nhất nước Đức Trier bên dòng sông Mosel chính là quê hương của nhà tư tưởng lớn Karl Marx và cũng là nơi có nhiều công trình cổ kính nhất nước Đức. Nhân chuyến đi chơi ở Luxemburg cùng Jean Paul và cô em gái, khi trở về, chúng tôi dừng lại ở đây. Trier được xây dựng từ hơn 2.000 năm trước, được người La Mã đặt bằng cái tên Augusta Treverorum. Đến thế kỷ thứ III, thành phố này được đổi tên thành Treveris và từ đó trở thành thành phố cổ nhất nước Đức, khác hẳn những trại lính cũng do người La Mã thành lập cùng thời. Trier là thành phố lớn thứ tư của Đức, thuộc bang Rheinland Pfalz. Tại đây có rất nhiều những công trình kiến trúc vẫn còn được lưu giữ tốt như cầu La Mã, cổng thành Đen (Porta Nigra), hội trường La Mã, nhà thờ lớn, cơ sở tắm nước nóng thời La Mã (Kaisertherme). Niềm tự hào của thành phố: Cổng thành Đen Lễ hội thành phố ở Trier May mắn là khi chúng tôi tới Trier đúng vào một ngày lễ hội. Cả thành phố tưng bừng và nhộn nhịp trong những sắc màu và những tiếng nhạc. Mọi người dân đổ về trung tâm, chúng tôi hòa vào dòng người và cùng chung niềm vui với họ. Các cửa hàng ăn lớn nhỏ trưng ra đủ loại món ăn không chỉ của người bản xứ, mà còn có cả những món có nguồn gốc Ý, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật. Các hoạt động văn nghệ với các dàn nhạc ngoài trời vui nhộn khiến cho Trier tươi trẻ hẳn ra. Trung tâm thành phố Siêu thị và khách sạn cổ trong trung tâm thành phố Nằm bên dòng sông Mosel với những hàng cây trải dài hai bên đường là trung tâm thành phố của Trier. Từ cổng thành Porta Nigra ở phía Bắc, chúng tôi lướt qua khu phố dành cho người đi bộ để tới khu chợ chính và cách đó không xa là nhà thờ Dom sừng sững. Khu phố đi bộ được tách theo hai con đường Simeonstraße và Fleischstraße, rồi chúng lại gặp nhau ở đường Nagelstraße nên có thể đi dạo quanh trung tâm thành phố theo cung đường vòng tròn. Con đường Simeon, nơi dẫn đến hội trường La Mã Mỗi con đường chính trong khu phố dành cho người đi bộ đều mang những nét đặc trưng khác nhau. Nếu theo đường Simeonstraße giản dị sẽ tới được hội trường La Mã thì trên con đường Fleischstraße lại toàn là những siêu thị lớn. Trên đường Nagelstraße tụ tập rất nhiều cửa hàng nhỏ, còn muốn tìm đến những quán ăn thì phải đến Neustraße – con đường rất gần với tòa nhà châu Âu. Phía Đông của trung tâm thành phố là cơ sở tắm nước nóng thời La Mã. Chúng tôi dừng chân ở hội trường La Mã (tiếng Đức là Konstantinbasilika). Cho đến giờ, người ta vẫn chưa xác định được basilika này được xây dựng chính xác vào năm nào. Sở dĩ có cách gọi đó là do từ thế kỷ thứ IV, hội trường này được dành để phục vụ hoàng đế Konstantin. Đây là công trình dài 67m, rộng 27m và cao 33m. Xây dựng công trình to lớn như vậy, người La Mã xưa muốn nhấn mạnh quyền lực của hoàng đế. Từ năm 1856, Konstantinbasilika đã được Giáo hội Đức coi là một nhà thờ chính. Đứng ở phía dưới nhìn lên không thể quan sát hết được toàn bộ khung cảnh của Konstantinbasilika vì nó quá rộng và quá cao, tới mức người Đức nói rằng nó có thể chứa đủ hai… cổng thành Porta Nigra! Nắng vàng chiếu trên một cánh cửa được trang trí kiểu La Mã Bên cạnh Konstantinbasilika là cung điện của vương hầu. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, cung điện này bị quân Pháp biến thành trại lính. Ngày nay, cung điện được các cơ quan nhà nước chia nhau sử dụng. Phía Nam cung điện là một khu vườn rộng lớn mà từ thế kỷ XX đã được mở rộng thành một công viên chung cho mọi người. Vào lúc hoàng hôn, cung điện được nhuộm ánh nắng vàng thật đẹp và lộng lẫy. Phía dưới là xanh ngắt cây cỏ và những chùm hoa đủ sắc màu đẹp như trong thế giới cổ tích. Cơ sở tắm nước nóng Ở phía đối diện với cổng vào của Konstantinbasilika, đi theo vài bậc thang và thẳng tiến là tới cơ sở tắm nước nóng thời La Mã (tên gọi tiếng Đức là Kaisertherme). Công trình này được xây dựng vào khoảng năm 300 dưới thời cai trị của Constantius Chlorus nhưng đã không thể hoàn thành nên cũng chẳng bao giờ được đưa vào sử dụng. Ngày nay, khi tới tham quan cơ sở tắm nước nóng còn dở dang này ở Trier, người ta vẫn còn nhận ra dấu vết của kiến trúc La Mã cổ qua những viên đá sáng và gạch đỏ. Bức tường duy nhất còn sót lại ở cơ sở này không bị phá đi vì trước đây nó được chọn làm cổng thành của thành phố Trier. Từ phía ngoài, người ta có thể ngắm công trình miễn phí, nhưng nếu muốn vào trong để xem hệ thống nước ngầm và hành lang ngầm của khu cấp nước nóng thời La Mã thì phải trả vài euro lệ phí. Trên bức tường dài là những ô cửa sổ lớn hình vòng cung rất đẹp. Nghe nói vào mùa hè, người ta còn sử dụng những khu đất trống làm rạp chiếu phim ngoài trời. Thánh đường cổ nhất Thánh đường Hohe Domkirche St. Peter zu Trier Đi qua con đường Simeonstraße và khu chợ chính, rẽ sang bên trái là thánh đường Hohe Domkirche St. Peter zu Trier, được xây dựng từ thời Trung cổ. Khi đã tới Trier, không du khách nào bỏ qua thánh đường này, đơn giản vì nó nằm ở vị trí hết sức thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp cận. Đây là nhà thờ cổ nhất của Đức, với chiều dài 112m và chiều rộng 41m, cũng là nhà thờ lớn nhất của Trier. Chúng tôi bước vào nhà thờ và cảm nhận ngay được một bầu không khí tĩnh lặng bao trùm. Vì đã xế chiều nên nắng phản chiếu trên những gương cửa sổ lấp lóa, du khách đành phải cất máy ảnh để tranh thủ ngắm những kiến trúc chạm gỗ tuyệt đẹp phía bên trong nhà thờ. Vào mùa hè, nhất là tháng 5 và tháng 6, ở trong nhà thờ này có nhiều buổi biểu diễn, đặc biệt nhất là diễn đàn đại phong cầm thế giới được tổ chức hằng năm. Nằm cạnh thánh đường là nhà thờ Liebfrauen, được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII, nhưng trong Chiến tranh thế giới thứ II đã thì bị phá hủy nặng nề. Đây cũng là di sản duy nhất không xây dựng dưới thời La Mã, nhưng cùng với các di sản khác ở Trier, nhà thờ này vẫn được UNESCO công nhận là một phần của di sản văn hóa thế giới. Porta Nigra – cổng thành Đen Từ nhà thờ Liebfrauen chúng tôi băng qua những con đường và tới Porta Nigra. Đúng theo tiếng Latin, cổng thành rộng lớn này đen hoàn toàn. Nó được xây dựng từ thời La Mã (năm 180), ngày nay trở thành biểu tượng của thành phố Trier. Thời Trung cổ, cổng thành này từng được chuyển công năng thành nhà thờ nhưng đến khi quân đội của Napoleon chiếm đóng thì nó được chuyển trở lại thành cổng thành. Leo lên Porta, người ta có thể nhìn thấy toàn bộ thành phố và đi dạo quanh cổng thành ở phía trên để có thể ngắm kỹ hơn công trình kiến trúc. Cây cầu La Mã cổ nhất thành phố Từ Porta Nigra, chúng tôi đi dọc theo bờ sông Mosel, theo những con đường rợp lá để tới cầu La Mã. Cầu La Mã bắc qua sông Mosel là cây cầu cổ nhất nước Đức. Từ năm 1986, cầu được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới. Cây cầu La Mã đầu tiên được làm bằng gỗ từ năm 17 trước Công nguyên, đến năm 45 thì được thay bằng cầu đá. Cây cầu này dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn là một điểm đến không thể bỏ qua của Trier. Tại đây có thể thoải mái ngắm dòng sông Mosel xinh đẹp cùng những dãy nhà lấp lánh ánh đèn và hứng trọn cảm giác như được sống giữa thiên nhiên thời La Mã xa xưa… Tới Trier, chúng tôi như được lội dòng lịch sử. Dẫu cho có bị những ai thích phong cảnh hiện đại không lựa chọn làm nơi viếng thăm, Trier vẫn được những du khách hoài cổ tìm đến để được nhìn thấy một thành Rome thứ hai không thuộc nước Ý. . Treverorum. Đến thế kỷ thứ III, thành phố này được đổi tên thành Treveris và từ đó trở thành thành phố cổ nhất nước Đức, khác hẳn những trại lính cũng do người La Mã thành lập cùng thời. Trier là thành. Đến với thành phố cổ nhất nước Đức Trier bên dòng sông Mosel chính là quê hương của nhà tư tưởng lớn Karl Marx và cũng là nơi có nhiều công trình cổ kính nhất nước Đức. Nhân chuyến. Trung tâm thành phố Siêu thị và khách sạn cổ trong trung tâm thành phố Nằm bên dòng sông Mosel với những hàng cây trải dài hai bên đường là trung tâm thành phố của Trier. Từ cổng thành Porta