Trong số đó có nhiều người xuất hiện và biến mất đi một cách nhanh chóng, chẳng khác gì một ánh sao băng trên bầu trời đêm, chỉ lưu lại tiếng tăm hiển hách, chứ không còn dấu vết gì khác
Trang 1ĐẾ VÀ VƯƠNG GIỐNG HAY KHÁC
Trong lịch sử thế giới từng xuất hiện nhiều triều đại thịnh vượng hoặc suy vong khác nhau, và những vị Đế Vương với vai trò quan trọng của mình, luôn trở thành những nhân vật có một vai trò chủ chốt trong lịch sử Họ xuất hiện trên sân khấu chính trị rồi lại biến
đi như những hình ảnh trên chiếc đèn cù Trong số đó có nhiều người xuất hiện và biến mất đi một cách nhanh chóng, chẳng khác gì một ánh sao băng trên bầu trời đêm, chỉ lưu lại tiếng tăm hiển hách, chứ không còn dấu vết gì khác.Nhưng trong số đó cũng có những bậc Đế Vương mà sự nghiệp của họ sáng chói như những ánh sao đêm Với văn thao võ lược, họ đã trở thành những bậc anh hùng hào kiệt, khai sáng được những sự nghiệp to tát, xây dựng được một quốc gia thịnh vượng hùng cường
Do sống trong địa vị đặc thù và bối cảnh riêng biệt, có nhiều bậc Đế Vương trong quá trình trưởng thành đã hình thành cá tính độc đáo: hoặc quen sống trong quyền uy nhung lụa, quen kiêu sa dâm dật, hoặc hung bạo tàn ác giết người không gớm tay, suốt cuộc đời bao giờ cũng theo đuổi quyền lực và tiền của, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được tới mục đích đó Tất nhiên, những hành động của họ cũng tạo nên những ảnh hưởng đầy sức nặng đối với lịch sử
Trong lịch sử, đâu đâu cũng thấy cảnh cướp đoạt nô lệ, chinh phục bành trướng, mở rộng lãnh thổ qua những cuộc chiến tranh ác liệt và đẫm máu mà người đời ai cũng chê trách, chán gét Những hành vi đó có tương quan đến một số các Đế Vương lúc nào cũng hành động theo sự thúc giục của lòng dạ tham lam Thế nhưng đối với những hành động mà quan điểm đạo đức của nhân loại không thế chấp nhận đó, trong một điều kiện lịch sử nhất định, nó lại thường là một thứ động lực vô ý thức để thúc đẩy mối liên hệ có tính giới hạn về kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc và các khu vực trên thề giới với nhau Có lẽ
đó là một thứ logic biện chứng nội tại của lịch sử và kỳ thực đó mới chính là lịch sử Xã hội loài người đã vận động từng bước như thề đó
Người Trung Quốc nói chung không có sự phân biệt giữa “Đế” và “Vương” Họ cho rằng
“Đế” tức là “Vương”, cũng như “Vương” tức là “Đế” Thật ra hiểu như vậy là không hoàn toàn chính xác Điều đó có lẽ do trong lịch sử của nước Trung Quốc kể từ vua Tần Thuỷ Hoàng trở đi, qua bao nhiêu triều đại thì cứ người thống trị tối cao đều được gọi là
“Hoàng Đế”, rất ít khi gọi là “Quốc Vương” Do vậy sau khi trải qua một thời gian dài,
mọi người dần đối với “Đế” và “Vương” đều xem như nhau, không có sự phân biệt chi
khác Thật ra, hai từ trên hoàn toàn khác nhau Ví dụ như các triều đại Hoàng Đế ở
Trung Nguyên tại Trung Quốc, bên dứoi vị Hoàng Đế tối cao thường xuất hiện những
“Vương” cùng họ hoặc khác họ Ngay như những người thống trị tối cao ở những khu vực biên cương, hầu hết cũng được vị Hoàng Đế của vương triều tại Trung Nguyên phong “Vương” Do vậy nếu xét kỹ về mặt ý nghĩa thì “Đế” và “Vương” cho dù là ở Trung Quốc, vẫn có địa vị cao thấp khác nhau về mặt phạm vi quyền lực, đều có ranh giới phân chia rõ rệt
Riêng trong lịch sử các nước trên thế giới, giữa “Đế” và “Vương” luôn có sự phân biệt rất
dễ thấy Trong danh từ Hoàng Đế của tiếng Anh được gọi là Emperor còn Quốc Vương được gọi là King Đế và Vương tuyệt đối không bao giờ lẫn lộn Quốc Vương là ông vua
Trang 2của một vương quốc, còn Hoàng Đế là ông vua của một Đế Quốc, cũng được gọi là “Vua của các vua” Xét về phạm vi quyền hạn, một Đế Quốc thường bao gồm một số Vương Quốc, Hoàng Đế cũng kiêm chức vụ Quốc Vương của một Vương Quốc trong số đó Ví
dụ như trong Đế Quốc Đức thời cận đại có Vương Quốc Prussia (Vương Quốc Phổ), Quốc Vương Bavaria; trong Đế Quốc Áo-Hung lại bao gồm Vương Quốc Hungary Hoàng Đế của nước Đức đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Quốc Vương của Vương Quốc Prussia; Hoàng Đế của Đế Quốc Áo-Hung đồng thời kiêm nhiệm Quốc Vương của vương quốc Hungary, v.v…Nhưng trong một số thời kỳ lịch sử, cũng có những vương quốc độc lập tự chủ, chứ không lệ thuộc vào bất kỳ đế quốc nào khác Thực lực và địa vị của họ cũng không thấp hơn những đế quốc Quốc Vương của họ trong mọi hoạt động quốc tế cũng không kém sút hơn những vị “Hoàng Đế” khác.Ví dụ như trong thời Trung
Cổ, các Quốc Vương Anh, Pháp, Tây Ban Nha cũng không hề thua kém vị Hoàng Đế của
Đế Quốc La Mã Thần Thánh có sự liên kết lỏng lẻo và đã suy yếu trong cùng một thời đại.
Ở châu Âu, danh xưng Đế Quốc chính thức xuất hiện từ thời Đế QUốc cổ La Mã Lúc
ban đầu, danh xưng này dùng để gọi những bậc thống soái tối cao về mặt quân sự, tức
Imperator Trong những giai đoạn lịch sử sau đó, cũng như trong số đông các nhà vua ở
Âu Châu, người tự xưng là Hoàng Đế cũng không nhiều, mà đại đa số đều được gọi là Quốc Vương Điều đó khác hơn ở Trung Quốc.
Những Đế Vương ở các quốc gia Á Phi, về mặt xưng hiệu lại có điểm khác biệt, thể hiện bối cảnh tôn giáo truyền thống và văn hoá của riêng họ Ví dụ như Quốc Vương cổ Ai Cập được gọi là Pharaoh, từ này vốn có nghĩa là “Đại cung điện”, tương tự như ở Trung Quốc người ta xưng Hoàng Đế là “Bệ Hạ” Ở những quốc gia mà chính quyền và tôn giáo hợp nhất như đế quốc Ả Rập, nhà vua được gọi là Khalifa, có nghĩa là “Người Kê Thừa” của Muhammad, sứ giả của đức Ala Vị này vừa là nhà vua kế tục và cũng là lãnh
tụ tối cao của đạo Hồi, một người kiêm nhiệm cả 2 chức vụ Đế Quốc Osman, Hoàng Đế được gọi là Sultan, có nghĩa là “Người có quyền uy” Trong lịch sử ngoài Osman (Thổ Nhĩ Kỳ) còn có một số nhà vua ở các quốc gia Hồi giáo (Muslim) cũng gọi là Sultan
Riêng danh hiệu nhà vua của Nhật Bản thì lại khác biệt hơn các nước, gọi là Thiên
Hoàng” Danh hiệu này được xem là danh hiệu Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử thế giới tồn tại cho đến ngày nay.