1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TẾT HÀN THỰC

4 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TẾT HÀN THỰC Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh". Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc. Nguồn gốc Tết Hàn thực Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm). Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng nhớ gì đến Giới Tử Thôi và vẫn nấu nướng chẳng có kiêng gì . Bánh trôi bánh chay Bánh trôi - bánh chay, xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay". Nguyên liệu Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phên, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với riêng bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước. Cách làm Làm bột vỏ bánh Gạo nếp lẫn gạo tẻ thường theo tỷ lệ nếp:tẻ là 9:1 hoặc 8:2, vo sạch, ngâm mềm, vo sơ lại cho sạch rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ, trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, nhào lại bột cho thật dẻo, mịn. Làm bánh trôi Vỏ bánh: bột vỏ bánh viên thành những viên nhỏ đều nhau, đường kính khoảng 2cm. Nhân bánh: Đường phên (đường mật mía) xắt thành những viên vuông nhỏ hoặc đường phèn cũng chọn những viên nhỏ. Trang trí: dừa nạo, vừng xát vỏ rang vàng. Cho nhân vào giữa viên bột và để vào lòng bàn tay trái, dùng hai bàn tay vê tròn cho kín. Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc và đun nhỏ lửa, khi nào bánh nổi lên là chín, vớt ra, thả vào chậu nước lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước. Rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh cho đẹp. Có thể rắc nước hoa bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên cho thơm, ăn nguội. Với bánh trôi mặn thì nhân bánh làm bằng bột đậu xanh, thêm ít gia vị mặn. Bánh trôi mặn thông thường có trong món chè thập cẩm. Làm bánh chay Vỏ bánh: giống vỏ bánh trôi, nhưng bột được nặn từng viên to hơn một chút, đường kính khoảng 3 đến 3,5cm. Nhân bánh: Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã để trang trí. Xào phần đậu xanh đã giã với đường, vê lại bằng cỡ nhỏ hơn viên bánh trôi kể trên một chút. Nước đường: Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước pha đường, kèm một chút nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi sánh lại và không bị cháy khét ở đáy nồi. Nguyên liệu trang trí: tương tự như bánh trôi, có thể kèm chút đậu xanh đã hấp chín nhưng chưa giã. Nặn bột mỏng đều ra rồi cho nhân vào giữa, vê tròn lại cho kín nhân rồi ấn bánh hơi dẹt một chút (có một số địa phương không ấn dẹt bánh ra từ trước, mà đợi khi bánh chín vớt ra sẽ cho vào từng bát, dùng thìa ấn hơi dẹt bánh). Luộc bánh trong nước sôi già, khi bánh nổi lên là đã chín. Cho bánh ra bát, múc nước đường đổ ngập bánh, rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) hoặc rắc chút đậu xanh hấp chín lên trên, có thể thêm một ít sợi dừa nạo và nước hoa bưởi cho thơm. Bánh trôi trong thi ca Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ ví thân phận người phụ nữ ngày xưa với chiếc bánh trôi: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Riêng em vẫn giữ tấm lòng son Theo người nội trợ, cái "bảy nổi ba chìm" mà nhà thơ đã miêu tả trong bài thơ trên, là trạng thái của những chiếc bánh nổi lập lờ khi vừa chín tới, chứ không đợi đến khi bánh nổi lâu có thể bị nát. Và cái "tấm lòng son" nói trong bài, chính là hạt đường phên màu đỏ nâu trong nhân bánh phải còn nguyên vẹn, không bị vỡ và chảy nước. Bánh trôi nước miền Nam và bánh trôi Tàu Bánh trôi nước tại miền Nam, giống bánh chay nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa. Bánh trôi Tàu gần tương tự bánh chay, nhưng nhân có gia thêm chút dừa nạo hoặc dừa xắt miếng vuông nhỏ, nước đường thì chỉ dùng gừng và đường không cho bột sắn dây hay bột đao . Loại bánh này thường ăn nóng . Tết Hàn thực - "nhớ" bánh trôi bánh chay! Đã từ lâu rồi, người ta không còn thói quen làm bánh trôi bánh chay vào Tết Hàn thực (mùng 3 tháng 3 Âm lịch). Hai thứ bánh gắn với nhau như đôi tình nhân này đã thành một loại quà vặt bốn mùa, có mặt khắp ngõ phố, góc chợ hay gánh quà rong ruổi! Bánh trôi bánh chay. Không còn mấy ai bỏ công hì hục nặn bánh, lấy chuyện xem bánh chìm nổi là cái thú nữa. Cuộc sống bộn bề lo toan, mấy ai còn tâm trí mà để ý đến bột gạo nếp, đường thẻ, đậu xanh, gừng tươi, lạc, dừa Bởi, nó không còn là thứ đồ ăn quá hiếm hoi, mà có làm cũng chẳng ăn được mấy. Tiện đường đi làm về, rẽ vào chợ hay dừng lại một quán nhỏ, gọi bà chủ quán gói vội mỗi loại vào một túi, vài nghìn bạc lẻ! Mang về nhà, để lên bàn thờ trước nén hương trong ngày này cũng đã là "chu đáo" lắm. Thời nay, nhiều bà mẹ muốn làm bánh cúng gia tiên và để phần con cháu, hì hục suốt buổi ra được mẻ bánh hấp dẫn, con cái về ăn vài miếng rồi bảo mẹ "vẽ chuyện"! Bà mẹ chạnh lòng nhớ không khí đầm ấm năm nào. Năm sau, bà không làm nữa, ra chợ mua, hết ngày vẫn thấy một bát một đĩa nằm hắt hiu trên bàn ăn Ngày mồng 3 Âm lịch hàng năm được Việt hóa thành ngày "Bánh trôi bánh chay" không biết tự bao giờ. Theo tục truyền, Tết Hàn thực có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời Xuân Thu cổ đại để ghi nhớ ngày chết của Giới Tử Thôi - một tôi trung của vua Văn Công nhà Tấn. Khi lên ngôi, vua đã quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Ông bèn đưa mẹ vào trong núi Ðiền Sơn cày cuốc. Khi Vua cho gọi, Giới Tử Thôi nhất định không ra. Vua cho đốt rừng, mẹ con Giới Tử Thôi đành chịu chết cháy. Vua ân hận và tỏ lòng thương xót, từ đó cấm dân gian không được đốt lửa và chỉ được ăn đồ nguội vào ngày ấy. Theo lời mẹ kể, "Ngày xưa, trước Tết Hàn thực một ngày, nhà nào cũng lo ngâm đỗ, xay gạo, người nào không có thời gian cũng ra chợ mua sẵn bột khô về nhào nước, ủ vài tiếng cho mềm. Gạo làm bánh trôi, bánh chay dứt khoát phải kén được nếp cái hoa vàng, thứ gạo tròn hạt, đều tay, như các cụ khoe là "nếp đếm trăm được". Cứ chín phần nếp, cho một phần tẻ hoặc cùng lắm là cho đến non hai phần tẻ. Bởi nếu ít tẻ thì bánh dính và chảy, không thành hình tròn đẹp, mà nhiều quá thì lại bị cứng bánh, ăn dai mất ngon! Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là loại giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, đem hấp chín tơi, giã mịn, trộn với đường kính trắng làm nhân bánh chay. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là loại đường phên Dương Liễu, Cát Quế, chặt thành những viên nhỏ như hạt lựu, làm nhân bánh trôi. Thời gian nặn và luộc bánh là lúc cả nhà quây quần đông vui nhất, chẳng kém gì không khí quây quần bên nồi bánh trưng ngày Tết. Nồi nước luộc bánh đã sôi, mỗi người lần lượt thả từng chiếc bánh một (không thể tiện tay đổ ào cả mẻ vì sẽ làm nước trong nồi lạnh đi đột ngột, dễ làm bở bột, vỡ bánh). Bánh chín vớt ra, được ngâm ngay trong nước lã đun sôi để nguội cho săn mình trở lại. Khi vớt bánh, bày bánh lên bát, lên đĩa, người nội trợ chấm thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm trên mặt bánh, chan vào bát bánh chay một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi. Tùy theo từng nhà, ai thích thì rắc thêm vài sợi dừa nạo nhỏ, hoặc dăm hạt đỗ xanh thổi chín còn nguyên hình hoa cau. Thế là bát bánh nom như một đóa hoa cánh trắng, nhụy vàng, được bao bọc trong một làn sương mơ màng . TẾT HÀN THỰC Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. " ;Hàn Thực& quot; nghĩa là "đồ ăn lạnh". Hàng năm vào ngày này, nhiều gia. Loại bánh này thường ăn nóng . Tết Hàn thực - "nhớ" bánh trôi bánh chay! Đã từ lâu rồi, người ta không còn thói quen làm bánh trôi bánh chay vào Tết Hàn thực (mùng 3 tháng 3 Âm lịch) những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ " ;Hàn Thực& quot; gắn với một điển tích ở Trung Quốc. Nguồn gốc Tết Hàn thực Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ

Ngày đăng: 13/07/2014, 23:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w