Phẫu thuật điều trị đứt dây chằng quay Khớp vai là một tổ chức có cấu tạo khá phức tạp cho nhiều cử động của tay. Do cấu trúc của khớp rất nhẹ nhưng phải chịu nhiều áp lực nên cơ và dây chằng của vai rất dễ bị tổn thương. Một trong những tổn thương thường gặp nhất là ở vùng dải cơ quay. Dải cơ quay có vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho khớp vai ổn định và cho phép tay và vai có những vận động hết sức linh hoạt. Dải cơ quay gồm có 4 dây chằng kết nối các cơ của xương vai với xương cánh tay. Các dây chằng quay sẽ tạo thành một dải gắn với vùng đầu xương cánh tay. Việc rách các dây chằng quay sẽ làm cho vai bị đau và yếu đi, thậm chí ở những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân còn không vận động được khớp vai. Việc rách dây chằng có thể do tuổi cao làm dây chằng yếu đi, hay do viêm nhiễm, bệnh lý, tổn thương, lồi xương và tổn thương do căng dây chằng nhiều lần. Rách dây chằng quay cũng gặp ở những người trẻ tuổi, phần lớn là do tổn thương mạnh và đột ngột. Ở người cao tuổi, quá trình này có thể diễn ra một cách âm thầm. Vết rách thường ở vị trí của vùng tiếp giáp, nơi các dây chằng gắn kết cơ và xương. Thông thường vết rách khó có khả năng tự liền lại bởi vì dây chằng ở vị trí này có lưu lượng máu thấp và các cử động hàng ngày của cơ làm co kéo các dây chằng, làm cho vết rách này bị kéo ra xa hơn. Đứt dây chằng được chia thành đứt dây chằng không hoàn toàn và đứt hoàn toàn một hoặc nhiều dây chằng. Trường hợp đứt không hoàn toàn, chỉ có một vài xơ dây chằng bị rách làm cho dây chằng bị yếu đi và gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng tay vẫn có thể cử động tương đối bình thường. Rách một phần dây chằng có thể do vận động nhiều hoặc cũng có thể do các tai nạn. Theo thời gian, các dây chằng bị rách không hoàn toàn sẽ trở nên xấu đi và lan đến toàn bộ các lớp của dây chằng gây ra tình trạng đứt dây chằng. Vết rách lớn hơn sẽ làm cho tay yếu và đau hơn. Tuỳ thuộc vào từng vị trí, việc rách dây chằng hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng thoát vị dây chằng và dây chằng sẽ hoàn toàn bị tách rời ra khỏi xương. Khi dây chằng bị thoát vị, cánh tay không thể cử động bình thường và vết rách cũng không có khả năng tự lành lại. Trong những trường hợp này, phẫu thuật là biện pháp duy nhất để điều trị có hiệu quả. Mục đích của việc phẫu thuật là phục hồi chức năng của khớp vai bằng cách gắn dây chằng lại với xương. Tuy nhiên, ở một số trường hợp không thể điều trị được thoát vị dây chằng quay. Thành công của ca phẫu thuật phụ thuộc vào: Kích thước, độ dày và vị trí của vết rách Chất lượng và số lượng tế bào dây chằng còn lại Thời gian mà dây chằng đã bị đứt Khả năng lành vết thương của bệnh nhân. Phẫu thuật đứt dây chằng quay khôi phục lại được cử động một cách hợp lý và bệnh nhân không còn cảm thấy khó chịu. Quy trình phẫu thuật 1/ Phẫu thuật nội soi khớp với vết mổ nhỏ: Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một số điểm nhỏ trên da (độ dài dưới 1cm). Thiết bị nội soi khớp rất mỏng và nhỏ bao gồm một camera mini và đèn nội soi. Thiết bị này cho phép các bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn thấy các cấu trúc bên trong khớp vai và thực hiện phẫu thuật thông qua một màn hình monitor. Đèn nội soi khớp sẽ được đưa vào thông qua một vết rạch nhỏ ở vai. Thông qua một vết rạch nhỏ khác, bác sĩ phẫu thuật sử dụng thiết bị cắt siêu nhỏ để cắt tỉa phần mép dây chằng và loại bỏ các mảnh dây chằng bị rách. Thiết bị mài mini được sử dụng để mài các phần xương bị lồi ra ở phần mỏm cùng của vai đồng thời ngăn chặn dây chằng sẽ bị tổn thương. Các vết rách nhỏ ở dây chằng sẽ được điều chỉnh. Sau đó bác sĩ đóng vết mổ nội soi bằng chỉ khâu. 2/ Phẫu thuật nội soi khớp với vết mổ từ 4-5cm: Phẫu thuật nội soi khớp có thể đi kèm với vết mổ dài từ 4-5cm ở vai. Đèn nội soi được đưa vào để định vị vết rách, sau đó bác sĩ sẽ tạo đường rạch trên da tại chỗ dây chằng bị đứt và tiếp cận với khu vực dây chằng bị tổn thương. 3/ Mổ mở: Ở một số trường hợp cần phải mổ mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo đường rạch dài từ 10-12cm ở vai. Bác sĩ phẫu thuật tiếp cận dây chằng quay thông qua giải phẫu cơ và các mô. Các tế bào dây chằng bị tổn thương sẽ được cắt bỏ và tạo ra một khu vực lành mạnh cho xương. Dây chằng được kết nối vào xương bằng một trong hai cách: 1. Khoan một lỗ nhỏ trên xương. Sử dụng loại chỉ có độ bền cao khâu vào phần cuối của dây chằng bị đứt và xâu vào lỗ được khoan trên xương để cố định dây chằng. 2. Sử dụng một thiết bị dạng neo nhỏ và khoẻ mạnh có gắn thêm các đường chỉ để cố định vào xương. Thiết bị dạng neo này có thể được làm bằng kim loại, nhựa hay vật liệu nhân tạo được cơ thể tiếp nhận. Sau đó, dùng chỉ khâu gắn đoạn cuối dây chằng vào thiết bị neo. Sau khi thao tác xong, bệnh nhân được đóng và băng vết mổ Phục hồi sau phẫu thuật dây chằng quay Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chuyển từ phòng mổ sang phòng phục hồi. Y tá sẽ giám sát và cho sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết. Vết mổ sẽ được băng và bệnh nhân có thể bị sưng ở tay và không cử động được vai. Việc này giúp bảo vệ vai và cố định chúng ở vị trí hoàn chỉnh. Sau phẫu thuật nội soi khớp, bệnh nhân có thể được về nhà ngay nhưng cũng có một số trường hợp cần ở lại bệnh viện 1 đêm. Sau phẫu thuật 7-10 ngày, bạn cần đến bác sĩ phẫu thuật khám lại. Trong khi vết thương lành, các triệu chứng đau và khó chịu giảm dần, bạn cũng có thể cần dùng thuốc giảm đau trong vài tuần được bác sĩ phẫu thuật kê đơn. Tuỳ thuộc vào kích thước của vết rách và chất lượng của dải cơ, bạn có thể gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày trong thời gian từ 2 đến 3 tháng. Sau phẫu thuật, việc quan trọng là phải lên chương trình luyện tập để phục hồi chức năng trong thời gian sớm nhất. Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ lên cho bạn một chương trình phù hợp. Thông thường, bệnh nhân cần dùng nạng từ 2 đến 6 tuần. Các bài tập luyện nhẹ nhàng nên được bắt đầu sớm sau khi phẫu thuật. Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6, bạn sẽ có thể đạt được một số cử động của tay tuỳ thuộc vào kích thước của vết rách và chất lượng cơ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cho bạn lời khuyên khi nào quay trở lại làm việc và hoạt động bình thường. Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật. Thông thường phải mất từ vài tháng thậm chí đến 1 năm để vai bạn có thể lấy lại được sức lực như trước đây và hoạt động bình thường trở lại. . hơn. Đứt dây chằng được chia thành đứt dây chằng không hoàn toàn và đứt hoàn toàn một hoặc nhiều dây chằng. Trường hợp đứt không hoàn toàn, chỉ có một vài xơ dây chằng bị rách làm cho dây chằng. Phẫu thuật đứt dây chằng quay khôi phục lại được cử động một cách hợp lý và bệnh nhân không còn cảm thấy khó chịu. Quy trình phẫu thuật 1/ Phẫu thuật nội soi khớp với vết mổ nhỏ: Bác sĩ phẫu. việc phẫu thuật là phục hồi chức năng của khớp vai bằng cách gắn dây chằng lại với xương. Tuy nhiên, ở một số trường hợp không thể điều trị được thoát vị dây chằng quay. Thành công của ca phẫu