Tiết 1 - Sinh 12 CB

3 223 0
Tiết 1 - Sinh 12 CB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Tiết 1 GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I. Mục tiêu 1. Mục tiêu toàn chương: Sau khi học xong chương này, học sinh cần phải nắm được: - Thông tin được tổ chức thành các đơn vị di truyền (gen), các đặc điểm mã di truyền, cách thức truyền đạt thông tin. - Sự điều hòa hoạt động gen. Các loại đột biến gen, đột biến NST - nguyên nhân, cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện, hậu quả và ý nghĩa. 2. Mục tiêu bài học 2.1- Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: - Phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen. - Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền. - Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADn làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST. 2.2 - Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa. 2.3 - Thái độ: - Bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm. II. Thiết bị dạy học - Hình 1.1, 1.2 - SGK và bảng 1 - bảng mã di truyền SGK - Sơ đồ động cơ chế tự nhân đôi của ADN - Mô hình cấu trúc không gian của ADN. Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp: 12A: 12B: 12C: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: Mục I.1 SGK, hình ảnh 1 đoạn AND → Thảo luận - Gen là gì ? Cho ví dụ minh họa? I. Gen 1. Khái niệm - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. Mô hình cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học của ADN HS: Mục I.2 SGK, hình 1.1 - SGK → Thảo luận - Mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc? - Chức năng của mỗi vùng ? GV: Có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà, gen vận hành … HS: Mục II, bảng 1 - Bảng mã di truyền SGK SGK → Thảo luận - Mã di truyền là gì? - Tại sao mã di truyền là mã bộ ba? + ADN chỉ có 4 loại Nu, Pr lại có 20 loại aa + Nếu 1 Nu mã hoá 1 aa thì có 4 1 = 4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 aa. + Nếu 2 Nu mã hoá 1 aa thì có 4 2 = 16 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 aa. + Nếu 3 Nu mã hoá 1 aa thì có 4 3 = 64 tổ hợp, đủ để mã hoá cho 20 aa. - Mã di truyền có những đặc điểm gì ? HS: Mục III SGK. Xem mô hình động quá trình tự sao của ADN và quan sát H 1.2 - Sơ đồ minh họa quá trình nhân đôi ADN → Thảo luận - Sự nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở đâu? - Những thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ? - Các giai đoạn chính của quá trình tự sao ADN? - Nguyên tắc của sự liên kết các Nu tự do với mạch gốc của gen và nguyên tắc của quá trình tự sao? Giải thích? - Mạch ADN nào được tổng hợp liên tục, mạch nào tổng hợp từng đoạn ? Vì sao? - Kết quả và ý nghĩa của sự tự nhân đôi của ADN? - VD: Gen Hbα, gen tARN. 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc - Gen cấu trúc có 3 vùng trình tự Nucleotid: - Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động phiên mã. - Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các aa. - Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. II. Mã di truyền 1. Khái niệm - Mã di truyền:Trình tự các Nu trong gen quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin 2. Đặc điểm - Mã di truyền là mã bộ ba: 3 Nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen mã hoá cho 1 aa hoặc làm nhiệm vụ kết thúc sự tổng chuỗi Polipeptit. - Mã di truyền được đọc theo 1 chiều từ 5’ → 3’ - Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 Nu, các bộ ba không gối lên nhau. - Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số aa khác nhau - Mã di truyền có tính thoái hoá: mỗi aa được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau. - Mã di truyền có tính phổ biến: Các loài sinh vật đều có một bộ mã di truyền. III. Qúa trình nhân đôi của ADN - Thời điểm: Trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào. - Nguyên tắc: Bổ sung và bán bảo toàn. - Diễn biến: + Dưới tác động của ADN-polimeraza và 1 số enzym khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách từ đầu đến cuối. + Cả 2 mạch ADN đều làm mạch gốc. + Mỗi Nu trong mạch gốc liên kết với 1 Nu tự do theo nguyên tắc bổ sung: A - T, G - X. - Kết quả: 1 ADN mẹ → 2 ADN con. - Ý nghĩa: Cơ sở cho NST tự nhân đôi, giúp bộ NST của loài giữ được tính đặc trưng và ổn định 4. Củng cố: - Cấu trúc chung của các gen mã hóa Protein. - Đặc điểm của mã di truyền? Tại sao khi ADN tự nhân đôi, hai mạch ADN mới lại được tổng hợp liên tục và gián đoạn. 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc phần in nghiêng cuối bài. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới. - Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, chức năng của ARN. V. Rút kinh nghiệm . NST. 2.2 - Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa. 2.3 - Thái độ: - Bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm. II. Thiết bị dạy học - Hình 1. 1, 1. 2 - SGK. tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp: 12 A: 12 B: 12 C: 2. Kiểm tra. dung HS: Mục I .1 SGK, hình ảnh 1 đoạn AND → Thảo luận - Gen là gì ? Cho ví dụ minh họa? I. Gen 1. Khái niệm - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử

Ngày đăng: 13/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan