1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN LOP 4 NAM 10-11

22 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tên sáng kiến kinh nghiệm : DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tập đọc là một trong các phân môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng .Bởi vì ,Tập đọc có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh .Mục tiêu của môn Tập đọc lớp 4 là mở rộng vốn hiểu biết và bồi dưỡng tư tưởng ,tình cảm ,nhân cách cho học sinh ,củng cố đồng thời nâng cao kĩ năng đọc đúng ,đọc nhanh ,rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm ,rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản . Dạy học sinh học phân môn Tập đọc là hoạt động hướng cho người học tiếp nhận thông tin, thông báo thông tin và mở rộng khả năng giao tiếp của bản thân . Đối với phân môn Tập đọc, kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng chính cần đạt được của học sinh Tiểu học. Dạy các bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt đến yêu cầu giúp học sinh phát huy hết khả năng tự học, tự tìm hiểu của mình, rèn luyện kỹ năng tư duy, diễn đạt phù hợp với trình độ phát triển của học sinh và đặc điểm của từng địa phương. Mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất năng lực thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động". Vì vậy cùng với việc thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa thì việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng cần phải được quan tâm để phù hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học hiện nay là phát hiện, lựa chọn và sử dụng phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học "lấy học sinh làm trung tâm" và phù hợp với nội dung giáo dục . Như vậy phương pháp, hình thức dạy học là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong thực tế giáo viên Tiểu học gặp nhiều khó khăn khi dạy Tập đọc, có rất nhiều ý kiến tranh luận về đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc. Nhiều vấn đề cụ thể của bài dạy tập đọc vẫn còn là điều băn khoăn, thắc mắc chưa được giải quyết ở giáo viên. Những giờ học tập đọc thường căng thẳng,đơn điệu, buồn tẻ. Học sinh ngại học phân môn Tập đọc. Bởi vì ,Tập đọc là một phân môn khó và trừu tượng đối với học sinh Tiểu học ,nhất là phần đọc hiểu ,đọc diễn cảm . Mọi người đều công nhận rằng việc đọc đúng ,lưu loát ,đọc hiểu và đọc diễn cảm là rất quan trọng với HS lớp 4 .Nhưng thực tế hiện nay học sinh lớp 4 trường tiểu học Phú Bình huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai vẫn đọc ,viết chậm cảm thụ văn bản chưa tốt và rất thụ động trong giờ học . Vì thế ,bản thân tôi không tránh khỏi sự lo lắng, băn khoăn trước những thực trạng trên . Trong những năm vừa qua tôi được phân công công tác tại trường Tiểu học Phú Bình, tôi đã luôn trăn trở ,nghiên cứu và mạnh dạn cải tiến các phương pháp dạy học. Đặc biệt trong năm học này ,được phân công chủ nhiệm lớp 4A tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Dạy Tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh ”. Với mong muốn đề tài này là một dịp bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân .Tuy nhiên đây cũng chỉ là một biện pháp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng học các bài tập đọc cho học sinh lớp 4. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn , giúp tôi phần nào vững vàng và tự tin hơn khi đứng lớp . II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1 . Thuận lợi : Sách giáo viên môn Tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay đã tập trung vào việc gợi ý GV chuẩn bị đồ dùng ,phương tiện dạy học ,cách tổ chức giờ học …là một tài liệu tham khảo phương án ,cách thức dạy học khá chi tiết khá thuận lợi cho GV trong quá trình soạn giảng . Đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đa số giáo viên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi trao đổi kinh nghiệm để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Nhiều giáo viên đã biết sáng tạo trong việc sưu tầm ,lựa chọn đồ dùng dạy học ,tăng cường yếu tố trực quan trong dạy học ,vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ,các hình thức tổ chức hoạt động học tập phong phú ,tạo được hứng thú học tập cho các em . Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho giáo viên trong việc tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ kiến thức ,chuyên môn nghiệp vụ. Nhất là hỗ trợ cho giáo viên trong việc dạy phát huy tính tích cực ,chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học . 2 . Khó khăn : Qua việc dự giờ ở trường Tiểu học Phú Bình tôi nhận thấy một số giáo viên rất tích cực và có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học .Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên còn lúng túng khi áp dụng các phương pháp đó vào quá trình dạy học và hầu như họ dựa phần lớn vào hướng dẫn của sách giáo viên và thực hiện nó một cách trung thành, máy móc mà quên quan tâm đến sự tiếp thu bài của học sinh nên hiệu quả đạt được trong các tiết dạy còn thấp. Từ thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc như trên, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là : -Do một số giáo viên chưa nghiên cứu bài dạy chu đáo trước khi đến lớp. - Một số giáo viên xem nhẹ khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học cho các tiết dạy. -Giáo viên ngại thay đổi các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nên họ thường sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học cũ đã thành đường mòn mà lâu nay thường hay sử dụng để áp dụng vào trong các tiết dạy. -Giáo viên chưa chú ý đến việc coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học. - Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến học tập của con em mình, một số học sinh không chuẩn bị bài trước ở nhà và không thực sự tích cực ,tự giác trong học tập. 3 . Số liệu thống kê Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4A. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất luợng môn tập đọc của học sinh trong lớp mình phụ trách. Kết quả đạt được như sau: Tổng số 27 học sinh Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2 7,4% 8 29,6% 15 55,5% 2 7,4% III . NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1 . Cơ sở lí luận Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đọc là dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) để người đọc, người nghe hiểu được những điều mà tác giả thể hiện qua chữ viết. Đọc không chỉ là sự đánh vần lên tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết mà đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì mà văn bản thể hiện. Trên thực tế, nhiều khi người người ta không hiểu khái niệm "Đọc" một cách đầy đủ. Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm, còn việc chuyển từ âm sang nghĩa không được chú ý đúng mức. Do đó, việc dạy tập đọc còn mang tính chủ quan, cảm tính, điều này gây nên những khó khăn nhất định trong việc xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Dạy Tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh là hình thức dạy học thống nhất với mục tiêu của môn học Tiếng Việt. Việc đổi mới phương pháp dạy học là việc lấy người học làm trung tâm. Người học không chỉ nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức mà người học được tích cực hoá các hoạt động học tập bằng chính hoạt động của mình, tự giải quyết tình huống, tự khám phá cái chưa biết và từ đó tự mình tìm ra kiến thức. 2. Nội dung : Các tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội, con người; các kĩ năng cần đạt được để có tác động vào đối tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm tạo cho người học năng lực cải tạo thế giới để mang lại lợi ích cho bản thân và cho cộng đồng. Như vậy cơ sở của nội dung dạy tập đọc là dạy cho các em biết cách tiếp cận với các kiểu văn bản thường gặp trong đời sống để lĩnh hội được nội dung văn bản đồng thời củng cố hệ thống các tri thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa… cho học sinh. Dựa trên “quan điểm dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh”, quan điểm này có nhiều điểm nổi bật so với quan điểm dạy học truyền thống trước đây đó là: -Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính độc đáo của học sinh. -Học sinh có khả năng vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào quá trình học tập một cách tích cực . GV cần vận dụng kiến thức sẵn có của HS để gợi hứng thú và khả năng cảm thụ văn bản của HS . Ví dụ : Dạy bài Dù sao trái đất vẫn quay mà GV sử dụng hình ảnh Hệ Mặt trời với đủ các tên 9 hành tinh để giới thiệu với HS thì điều GV không ngờ là HS vô cùng thích thú khi phát hiện tên của các Thuỷ thủ mặt trăng trong truyện tranh của các em đều có đầy đủ trong Hệ mặt trời . Điều này giúp GV dẫn dắt bài nhẹ nhàng hơn đồng thời cũng tạo sự hưng phấn tạo cảm giác thích thú và sẵn sàng hợp tác trong suốt thời gian còn lại của tiết học . -Tôn trọng, thừa nhận những ý kiến, cá tính của học sinh trong quá trình học tập. -Phát triển những kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động học tập và nhận thức cho học sinh. Ví dụ : Việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu thông qua phiếu bài tập trong tiết dạy Tập đọc là một trong những hình thức dạy học theo hướng tích cực để người học tự thao tác chiếm lĩnh nội dung văn bản một cách tích cực, đồng thời phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. 3 . Các biện pháp thực hiện dạy Tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh . Dạy tập đọc cho học sinh lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập cho học sinh bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng .Xuất phát từ thực tiễn của quá trình dạy học nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của các cách dạy học trước đây và hiện nay. Để thực hiện được điều này, giáo viên cần thực hiện những giải pháp sau: Biện pháp 1 :Nắm vững mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy phân môn Tập đọc giáo viên phải nắm được mục tiêu chung của môn Tiếng Việt ở Tiểu học đó là: -Hình thành các kĩ năng giao tiếp cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) và những hiểu biết về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… -Năng lực tư duy (độc lập, sáng tạo, phê phán) -Năng lực dùng tiếng mẹ đẻ để học tập các môn học khác trong chương trình một cách có hiệu quả. -Hiểu biết những giá trị chuẩn mực, phong tục tập quán có liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt và khả năng vận dụng những hiểu biết vào học tập và đời sống. Những yếu tố trên là những căn cứ để xác định cho mục tiêu của việc dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy mục tiêu của việc tích cực hóa các hoạt động của học sinh trong dạy tập đọc cho học sinh lớp 4 nhằm: -Dạy học sinh các cách hoạt động để lĩnh hội một số văn bản phổ biến thường gặp trong cuộc sống hàng ngày để làm giàu thêm kiến thức cho bản thân.Góp phần rèn luyện thao tác của tư duy .Qua đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt vài hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng ,giàu đẹp của tiếng Việt . -Thông qua việc lĩnh hội văn bản, tập cho học sinh từng bước hình thành các thao tác tư duy, từ đó cùng với các môn học khác góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh. -Cung cấp cho học sinh một công cụ , công cụ đọc hiểu và cách sử dụng công cụ này để các em học tập có hiệu quả ở những môn học khác. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt bài dạy -Trước khi tiến hành giảng dạy, giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo. Đây là một trong những bước quan trọng để tiết học tiến hành theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh được thành công. -Công việc chuẩn bị của giáo viên bao gồm: +Nhắc học sinh đọc trước bài ở nhà. Đây là bước đệm (bước chuẩn bị) của học sinh giúp cho việc đọc bài ở trên lớp được lưu loát hơn nhằm tiết kiệm được thời gian của tiết học trên lớp. +Chuẩn bị đồ dùng học tập (Phiếu bài tập). Đây là công việc không thể thiếu đối với tiết dạy tập đọc được tiến hành theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Phiếu học tập được coi là tài liệu, là đồ dùng học tập và là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh. +Dự kiến các từ ngữ mà học sinh cho là khó hiểu. Mỗi tiết dạy giáo viên phải dự kiến được nhiều tình huống về từ ngữ để giảng nghĩa cho học sinh bởi thực tế trong quá trình dạy học, nhiều học sinh đã hỏi những từ ngữ tưởng chừng rất quen thuộc, gần gũi. Có dự kiến được những tình huống này khi lên lớp giáo viên mới cảm thấy tự tin để thực hiện thành công tiết dạy. +Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh. Hệ thống câu hỏi cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, lấy các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách giáo viên làm chuẩn nhưng không nhất thiết phải giống hoàn toàn. Giáo viên cũng có thể chia nhỏ các câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi phụ để học sinh trả lời được dễ dàng hơn. +Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học sẽ tiến hành trong tiết dạy. Đây là cách thức tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Tuỳ thuộc vào từng bài mà giáo viên tiến hành hướng dẫn cho học sinh học theo các hình thức học khác nhau (học theo lớp, nhóm, cặp đôi hoặc cá nhân). Sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt và sinh động trong quá trình dạy học và quan trọng hơn nó tạo điều kiện cho giáo viên có thể cá thể hoá việc dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập, tạo cho học sinh cách làm việc tập thể theo nhóm, cách phối hợp với bạn bè trong công việc, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến cá nhân. Đối với dạy môn Tiếng Việt, phối hợp các hình thức tổ chức lớp học nói trên tạo nên môi trường thân thiện trong giao tiếp cho việc rèn luyện 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Biện pháp 3: Thường xuyên theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học không chỉ đối với phân môn tập đọc của môn Tiếng Việt mà nó còn quan trọng đối với tất cả các môn học khác.Dựa vào kết quả đánh giá sau mỗi bài học, mỗi phần, mỗi chủ điểm mà giáo viên mới có thể điều chỉnh các hình thức dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với việc dạy các bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, giáo viên có điều kiện để theo dõi nhận xét khả năng tiếp thu và kết quả học tập của học sinh một cách chính xác và thường xuyên dựa vào phiếu bài tập mà các em được làm trong mỗi bài học. Việc đánh giá kết quả học tập của các em sau mỗi bài học cũng là một trong những biện pháp giúp cho học sinh cảm thấy hào hứng , tính cực khi tham gia vào tiết học. Ở mỗi tiết học, giáo viên cần biết hướng dẫn học sinh tham gia nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập. Giáo viên chỉ tóm tắt nhận xét chung .Tuy nhiên, trong khi hướng dẫn học sinh học bài nếu có em đang còn gặp lúng túng thì giáo viên có thể nhắc nhở một cách nhẹ nhàng, động viên để các em tiếp tục tiết học. Tránh trường hợp vì các em đọc sai, trả lời sai mà giáo viên ngắt câu trả lời hay mạch văn của các em một cách thô bạo. Biện Pháp 4: Thường xuyên trao đổi chuyên môn, dự giờ của đồng nghiệp. Việc trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, tham gia dự giờ là việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên. Trong những năm gần đây, ngoài việc dự giờ của các giáo viên trong trường, mỗi giáo viên còn được tham gia dự giờ của các đồng nghiệp trong cụm. Đây là điều kiện để học hỏi những ý kiến, những kinh nghiệm hay của các giáo viên trong trường, trong cụm và đây cũng là giải pháp để giáo viên tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, đặc biệt là cách thức tổ chức phối hợp các hình thức dạy học trong một tiết sao cho phù hợp với từng phân môn, từng bài dạy. Ở trên là các giải pháp để thực hiện tốt giờ dạy tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh. Sau đây là các bước tiến hành thực hiện bài dạy . *Kiểm tra bài cũ. *Giới thiệu bài mới. * Đọc và giải nghĩa từ. - Gọi học sinh khá đọc, cả lớp đọc thầm văn bản nhằm giúp học sinh chọn từ trung tâm của văn bản tức là học sinh tự tìm được những từ khó đọc và từ khó hiểu (từ cần giải nghĩa) của văn bản. Với cách thức làm việc trên lớp này, giúp toàn bộ học sinh phải tham gia học tập. * Luyện đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung của bài. Tất cả các bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt của bậc Tiểu học đều là những văn bản được chọn lọc phù hợp với độ tuổi của các em, các bài tập đọc thuộc thể loại miêu tả, kể chuyện hay tường thuật, mỗi bài có một nội dung nói về một chủ đề cụ thể. Trong quá trình dạy tập đọc yêu cầu học sinh phải nắm được nội dung của từng bài, để học sinh hiểu được nội dung đó thì việc phân đoạn hay nói cách khác là tìm dàn ý của bài là rất quan trọng. mỗi đoạn của bài thường là một gợi ý nhỏ của văn bản. Nó góp phần làm sáng tỏ chủ đề bao trùm toàn bộ văn bản.Vì vậy xác định bố cục văn bản trong môn Tập đọc giúp cho học sinh đọc tốt hơn và hiểu văn bản hơn. Việc luyện đọc kết hợp với tìm hiểu bài là một biện pháp giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian của tiết học. * Luyện đọc lại Đây là bước giúp học sinh luyện đọc diễn cảm để khắc sâu kiến thức, sự cảm nhận về nội dung bài học cho học sinh .  Sau đây tôi xin trình bày bài soạn minh họa cho hình thức dạy bài tập đọc theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh. TẬP ĐỌC GA – VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ (Tuần 26 sách Tiếng Việt 4 - tập II ,trang 80 ). I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU  Đọc lưu loát ,trôi chảy toàn bài. Biết đọc đúng ,lưu loát các tên riêng người nước ngoài ,lời đối đáp giữa các nhân vật .  Giọng đọc phù hợp với lời nói của từng nhân vật ,với lời dẫn truyện ,thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga –vrốt ngoài chiến luỹ .  Phát âm đúng : Ga –vrốt, Ăng –giôn –ra ,Cuốc –phây –rắc  Hiểu từ : Các từ đã được giải nghĩa trong SGK và bổ sung từ : chiến luỹ , ú tim Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga –vrốt . ỊI.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ nội dung bài phóng to - Ảnh chân dung Kim Đồng ,Lê Văn Tám -Phiếu bài tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU (GV phát phiếu bài tập cho HS thực hiện khoảng 4 hoặc 5 phút) 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Thắng biển - GV gọi 3 HS hái hoa – có các yêu cầu kèm theo : đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - ghi điểm 3. Bài mới:  Giới thiệu bài GV đưa tranh minh hoạ bài đọc Tranh vẽ chú bé Ga-vrốt đang đi nhặt đạn ngoài chiến lũy giúp nghĩa quân, giữa làn mưa đạn của kẻ thù. Ga-vrốt là nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Huy -gô. Bài Ga - vrốt ngoài chiến luỹ là một trích đoạn của tác phẩm trên. Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc  GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc - GV chú ý HS cách phát âm các tên riêng tiếng nước ngoài, kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc Hát - HS nối tiếp nhau đọc bài và TLCH - HS nhận xét - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc + HS tiếp nối đọc đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc + Đoạn 1: 6 dòng đầu + Đoạn 2: tiếp theo …… Ga-vrốt nói [...]... tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh Với việc dạy theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh tại lớp 4A trường Tiểu học Phú Bình kết quả thu được như sau: Tổng số 27 em Loại Loại giỏi SL TL Loại khá SL Loại TB Loại yếu TL SL TL SL TL 44 ,4% 5 18,5% 0 0% Cách dạy Dạy theo hướng tích cực hoá các họat động 10 37% 12 học tập của học sinh V BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thời gian... 1999 2 Sách Giáo viên Tiếng Việt 4 - Tập II – Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên ) – Hoàng Cao Cương – Đỗ Việt Hùng – Trần Thị Minh Phương – Lê Hữu Tỉnh – Nhà xuất bản Giáo dục - 2005 3 Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4 –Tập II -Nguyễn Huyền Trang – Nhà xuất bản Hà Nội - 2005 4 Sổ tay ngữ văn Tiểu học – Hoàng Đức Huy – Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai 5 Sách Tiếng Việt 4 ,Tập II – Nguyễn Minh Thuyết (Chủ... Giáo dục - 2005 Đồng Nai, ngày 10 tháng 04 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Thị Chính BM 04- NXĐGSKNN SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Trường T.H Phú Bình Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Phú Bình ; Ngày tháng năm 2009 PHIẾU NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2008 -2009 Tên sáng kiến kinh nghiệm : DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG... cần đọc diễn cảm (Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn ……… một cách ghê rợn) - Hdẫn cách đọc diễn cảm - GV sửa lỗi cho các em 4 Củng cố - Dặn dò: - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Gavrốt? GDTT : Ga –vrốt là một cậu bé rất dũng cảm Cậu không ngại nguy hiểm ,hết lòng vì nghĩa quân Thiếu niên Việt Nam cũng có rất nhiều tấm gương can đảm như :Anh Kim Đồng… ,Lê Văn Tám… rất đáng cho ta khâm phục và tự hào - GV nhận... cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Thực tế cho thấy rằng, nếu học sinh học tốt phân môn Tập đọc thì cũng học tốt các môn còn lại vì vậy giáo viên phải có kế hoạch tự học tự bồi dưỡng, luôn nghiên cứu tìm tòi những hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học Thực hiện dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích... giúp tôi tự tin ,vững vàng trong giờ lên lớp và bước đầu cũng đã thu được một số kết quả tương đối khả quan đối với lớp chủ nhiệm.Tuy nhiên đây cũng chỉ là một sự tìm hiểu ban đầu về “Dạy Tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh “ tôi đã rút ra trong quá trình dạy học Vì thế chắc chắn không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực hiện Nên... 3) Vì sao tác giả nói Ga –vrốt là một thiên thần ? a) Vì Ga –vrốt có khuôn mặt đẹp như một thiên thần b)Vì Ga –vrốt tuy còn nhỏ mà có lòng dũng cảm cao quý c ) Vì Ga –vrốt biết bay như một thiên thần 4) Chi tiết nào thể hiện sự nhanh nhẹn của Ga –vrốt ? a) Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên ,ẩn vào góc cửa rồi lại phốc ra ,tới ,lui ,… b) Đạn bắn theo em ,em nhanh hơn đạn c) Cả hai ý trên đều đúng ... bản thân đối với bạn bè, thầy cô giáo, đồng thời các em biết lắng nghe , trao đổi với bạn, với thầy cô giáo trong quá trình học tập, từ đó các em tự mình rút ra được bài học cho bản thân Để học sinh lớp 4 nắm được nội dung bài đọc và tình cảm , thái độ của tác giả là việc quả thật là không dễ nếu không nói là khó Do đó ,nếu giáo viên biết dạy theo hướng tích cực đồng thời biết kết hợp với ứng dụng công . TL SL TL SL TL SL TL Dạy theo hướng tích cực hoá các họat động học tập của học sinh 10 37% 12 44 ,4% 5 18,5% 0 0% V . BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, được. pháp dạy học. Đặc biệt trong năm học này ,được phân công chủ nhiệm lớp 4A tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Dạy Tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh ”. Với. sau: Tổng số 27 học sinh Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2 7 ,4% 8 29,6% 15 55,5% 2 7 ,4% III . NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1 . Cơ sở lí luận Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm

Ngày đăng: 13/07/2014, 21:00

Xem thêm: SKKN LOP 4 NAM 10-11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w