ĐIỀU TRỊ TỤ CẦU KHÁNG METHICILLIN MRSA Hội bệnh nhiễm Hoa-kỳ IDSA: Infectious Diseases Society of America đã đưa ra hướng dẫn thực hành lâm sàng điều trị tụ cầu kháng methicillin MRSA
Trang 1ĐIỀU TRỊ TỤ CẦU KHÁNG
METHICILLIN (MRSA)
Hội bệnh nhiễm Hoa-kỳ (IDSA: Infectious Diseases Society of America) đã đưa ra hướng dẫn thực hành lâm sàng điều trị tụ cầu kháng
methicillin (MRSA) ở trẻ em và người lớn Bài này sẽ đăng trên báo Clinical
Infectious Diseases tháng 2 năm 2011 và cũng đăng trên báo bệnh nhiễm của
Anh (www.cid.oxfordjournals.org)
Ủy ban gồm 13 người sọan thảo hướng dẫn này được hội bệnh nhiễm Hoa-kỳ yêu cầu đưa ra những lời khuyên dựa theo chứng cứ đối phó với nhiễm MRSA Bảng hướng dẫn này được chấp thuận bởi hội bệnh nhiễm nhi khoa, hội bác sĩ y khoa cấp cứu và hàn lâm viện nhi khoa Hoa-kỳ
Theo bác sĩ y khoa Catherine Liu, tác giả chính của bảng hướng dẫn
và là phó giáo sư lâm sàng phân khoa bệnh nhiễm đại học UC San Francisco, MRSA là nguyên nhân chính nhiễm trùng ở cộng đồng cũng như
ở bệnh viện Đây là nguyên nhân hàng đầu bệnh nhiễm ngòai da đến phòng
Trang 2cấp cứu và có thể sinh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và xâm lấn hơn tạo ra khỏang 18000 ca tử vong mỗi năm tại Hoa-kỳ
Sau đây là những hướng dẫn chính:
I Nhiễm trùng da và mô mềm (SSTI: Skin & Soft Tissue Infection)
- Điều trị chính ap-xe da là giải phẫu rạch và dẫn thóat mủ ra
- Nên dùng điều trị kháng sinh cho ap-xe liên quan với bệnh nghiêm trọng, tiến triển nhanh với viêm mô tế bào, bệnh tòan thân, có bệnh kèm theo hay suy yếu hệ miển nhiễm, tuổi quá cao, vị trí nhiễm khó dẫn thóat mủ, viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn, và không đỡ hơn sau khi giải phẫu rạch và dẫn thóat mủ
- Viêm mô tế bào có mủ phải điều trị theo kinh nghiệm chống MRSA
- Viêm mô tế bào không có mủ phải điều trị theo kinh nghiệm chống Streptococci β-tan huyết
Trang 3- Kháng sinh uống chọn lựa cho MRSA mắc ở cộng đồng là clindamycin, trimethoprim-sulfamethoxazol (Bactrim), tetracyclin hay linezolid từ 5 đến 10 ngày
- Bệnh nhân nằm bệnh viện phải được mổ cắt bỏ họai tử (debridement), điều trị kháng sinh phổ rộng và điều trị theo kinh nghiệm MRSA (tiêm mạch vancomycin, uống hay tiêm mạch linezolid, daptomycin, telavancin hay clindamycin) từ 7 đến 14 ngày
- Ở trẻ em, nhiễm trùng nhẹ có thể dùng mupirocin thoa ngòai da và nhiễm trùng phức tạp với vancomycin
II Tái nhiễm da và mô mềm với MRSA
- Biện pháp phòng ngừa gồm vệ sinh cá nhân và môi trường, làm mất cụm khuẩn (decolonization) và điều trị tiếp xúc có hay không có triệu chứng
III Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn
- Vancomycin và daptomycin được khuyên dùng để điều trị nhiễm huyết không có biến chứng ít nhất 2 tuần, nhiễm huyết có biến chứng từ 4 đến 6 tuần, và viêm nhiễm khuẩn màng trong tim trong 6 tuần
Trang 4- Nên siêu âm tim cho người lớn viêm nhiễm màng trong tim và trẻ
em có nguy cơ viêm nhiễm khuẩn màng trong tim
- Trẻ em nhiễm khuẩn huyết và viêm nhiễm khuẩn màng trong tim, nên dùng vancomycin từ 2 đến 6 tuần
- Trong nhiễm khuẩn huyết MRSA, theo dõi cấy máu 2 đến 4 ngày sau khi mẫu cấy ban đầu dương tính, và tiếp tục cấy nếu cần thiết để ghi vào bệnh án đã xóa được nhiễm khuẩn huyết
IV Viêm phổi
- Điều trị theo kinh nghiệm MRSA mắc ở cộng đồng với vancomycin tiêm mạch, linezolid uống hay tiêm mạch, hay clindamycin uống hay tiêm mạch từ 7 đến 21 ngày cho những người trong ICU, người bị thâm nhiễm họai tử hay có hang, hay viêm mủ màng phổi
V Nhiễm trùng xương và khớp:
- Điều trị chính viêm xương tủy và viêm khớp nhiễm khuẩn là mổ cắt
bỏ mô họai tử và dẫn thóat mủ
- Kháng sinh được chọn là vancomycin, daptomycin, trimethoprim-sulfamethoxazol cọng thêm rifampin, linezolid và clindamycin
Trang 5- Thời gian điều trị ít nhất 8 tuần cho viêm xương tủy người lớn và 4 đến 6 tuần cho trẻ em và 3 đến 4 tuần cho viêm khớp nhiễm khuẩn người lớn hay trẻ em
VI Hệ thần kinh trung ương
- Nên điều trị ít nhất 2 tuần vancomycin vào tĩnh mạch để chửa viêm màng não và gỡ bỏ chỗ rẻ tắt dòng “sưn” bị nhiễm trùng
- Trong trường hợp áp-xe (tụ mủ cục bộ) não, tích mủ dưới màng cứng của não, áp-xe ngòai màng cứng cột sống, và huyết khối viêm nhiễm khuẩn hang hay cứng xoang tĩnh mạch , cách chửa trị dùng giải phẫu rạch để dẫn thóat mủ ra và tiêm tĩnh mạch vancomycin từ 4 đến 6 tuần.Có thể kết hợp với rifampin
• Điều tri phụ trợ:
- Có thể dùng thêm chất ức chế tổng hợp protein và tiêm mạch immunoglobin trong một số trường hợp
• Liều Vancomycin:
- Liều tiêm mạch vancomycin là 15-20 mg/Kg/liều cho đến 2 g/liều mỗi 8-12 giờ cho người lớn và 15 mg/Kg/liều mỗi 6 giờ cho trẻ em
Trang 6- Nồng độ đáy đề nghị trước liều thứ 4 hay 5 là 15-20 µg/mL
- Phần lớn nhiễm trùng da và phần mềm, liều vancomycin là 1 g mỗi
12 giờ và nồng độ đáy không cần thiết
• Mức nhạy cảm với Vancomycin:
- Nếu nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của Vancomycin > 2µg/mL hay đáp ứng lâm sàng tồi, nên nghĩ đến thuốc thay thế
- Khi dùng thuốc thay thế cho Vancomycin cần có kháng sinh đồ chứng minh vi khuẩn nhạy cảm với thuốc mới và ghi lại trong bệnh án
• Nhiễm khuẩn dai dẳng hay điều trị vancomycin thất bại:
- Nên nghĩ đến lọai bỏ những ổ nhiễm, dẫn thóat mủ hay mổ cắt bỏ họai tử, liều cao vancomycin thêm thuốc phụ trợ, hay quinupristin-dalfopristin, trimethoprim-sulfamethoxazol, linezolid hay telavancin
• Bé sơ sinh:
- Bé sơ sinh đủ ngày tháng với bệnh nhẹ ở một chỗ có thể dùng thuốc thoa ngòai da mupirocin
Trang 7- Bé sơ sinh thiếu tháng hay quá nhẹ cân khi sinh với bệnh tại chỗ hay
bé đủ ngày tháng với bệnh nặng có thể điều trị với vancomycin hay clindamycin tiêm mạch
Dược sĩ Lê văn Nhân