Sự đông đặc latex

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách silica và than đen từ tro trấu nhằm ứng dụng tạo vật liệu composite với cao su thiên nhiên (Trang 38 - 39)

 Đông đặc tự nhiên

Latex tƣơi nếu để ngoài trời sẽ tự nhiên đông đặc lại. Một cách tổng quát, ngƣời ta thừa nhận rằng hiện tƣợng này là do các enzym hay các vi khuẩn biến đổi hóa học gây ra. Nếu đo pH của Latex tƣơi, ta sẽ thấy pH giảm xuống cho đến khi latex đông đặc. Tính acid này làm cho ngƣời ta nghĩ rằng nguồn gốc là từ enzym hay các vi khuẩn tác dụng với những cấu trúc tạo latex phi cao su. Một thực nghiệm đã làm rõ tầm quan trọng của enzym tác động vào protein ảnh hƣởng tới điều kiện ổn định latex: cho trypsin vào latex, các protein bị dehydrate hóa và sau tác dụng nhƣ thế, latex bị đông đặc khi ta khuấy trộn hoặc nung nóng lên.

 Đông đặc bằng acid

Đông đặc hóa latex bằng acid là một tác dụng chủ yếu biểu hiện qua điện tích bằng cách hạ pH xuống tới một trị số sao cho nó ổn định của thế phân tán không còn nữa.

Khi ta cho acid vào latex, sự đông đặc xảy ra rất nhanh chóng. Việc thêm pH vào latex đã hạ pH xuống nhanh chóng và giúp latex đạt đến độ đẳng điện, tức là lúc đó lực đẩy tĩnh điện không còn nữa và latex bị đông đặc.

Nhƣng sự đông đặc latex không phải là một hiện tƣợng xảy ra ngay lập tức, nó sinh ra với một tốc độ tƣơng đối chậm. Cũng có thể nếu ta rót acid vào latex với tốc độ nhanh hơn để vƣợt qua điểm đẳng điện một cách nhanh chóng thì sự đông đặc không xảy ra.Trong trƣờng hợp này, điện tích từ các hạt cao su latex là dƣơng, latex ổn định với acid và sự đông đặc xảy ra khi ta đƣa chất kiềm vào để đƣa pH về điểm đẳng điện.

19

Trong công nghiệp cao su, ngƣời ta thƣờng dung acid formic (lƣợng dung 0.5% theo khối lƣợng latex) và nhất là acid axetic (lƣợng dung 1% theo khối lƣợng latex) vì chúng tỏ ra kinh tế và phổ biến.

 Đông đặc bằng muối hay chất điện giải

Hiện nay ngƣời ta biết rõ khi cho một dung dịch muối vào latex với thể tích tăng dần, latex sẽ bị đông đặc khi lƣợng chất điện giải cho vào vƣợt trội hơn “trị số đông kết”.

Cơ chế đông đặc của latex bởi chất điện giải nhƣ sau: phần tử thể giao trạng bị khử điện tích do sự hấp thu ion của điện tích trái dấu và sự đông tụ xảy ra sau khi sự khử mất điện tích.

Trị số đông kết thay đổi tùy theo latex và bản chất của muối, chủ yếu là bản chất của muối cation bởi vì điện tích của các hạt cao su latex là âm. Khi latex đƣợc pha loãng,hiệu quả đông đặc ít thấy rõ rang, khi đó ta cần cho vào một lƣợng muối cao hơn.

Ảnh hƣởng của anion trong muối đến sự đông đặc thì không đáng kể. Thực tế những muối đƣợc sử dụng để đông đặc latex là nitrate calcium hay chloride calcium, chloride magnesium,…[24]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách silica và than đen từ tro trấu nhằm ứng dụng tạo vật liệu composite với cao su thiên nhiên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)