1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Ưu điểm và khuyết điểm của luật doanh nghiệp và đầu tư doc

6 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 56 KB

Nội dung

Câu 1:  Điểm mới thứ nhất là rút ngắn thời gian ĐKKD từ 15 ngày xuống còn 10 ngày đối với thành lập mới DN, và bảy ngày đối với đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thay đổi nội dung ĐKKD. Thứ hai là liên quan đến nội dung “chứng chỉ hành nghề”. Trước đây chỉ cần có một người có chứng chỉ hành nghề đăng ký các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề, và người đó chỉ cần có chức danh là quản lý công ty/DN. Nhưng theo qui định mới thì cần phải có thêm chứng chỉ hành nghề của giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và của cá nhân khác làm việc tại DN, tức ít nhất cần phải có hai người trở lên, trong đó bắt buộc giám đốc (hoặc tổng giám đốc) phải có chứng chỉ hành nghề. Một nội dung thay đổi cũng đáng chú ý là lệ phí ĐKKD. Theo luật mới, lệ phí ĐKKD sẽ căn cứ trên ngành nghề ĐKKD. “Dù mức phí chưa được công bố cụ thể vì còn chờ Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT thống nhất nhưng tinh thần sẽ là DN nào càng đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh thì phải đóng nhiều tiền. Luật cũ thì chẳng phải đóng gì cả” - ông Đức nói. Theo ông Đức, qui định này để DN có trách nhiệm hơn với các loại hình/ngành nghề mà mình đã ĐKKD thay vì cứ đăng ký cho thật nhiều ngành nghề, chức năng kinh doanh nhưng không hoạt động. Và qui định cũng nêu rõ nếu trong một năm DN không hoạt động các lĩnh vực/ngành nghề đã đăng ký thì sẽ bị thu hồi. Bình luận về hai bộ luật mới của Việt Nam là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, mới được Quốc hội thông qua và sẽ bắt đầu đi vào thực hiện từ tháng 7 năm nay, Mạng phân tích thông tin Oxford Analytika (OA) ngày 20/1 nhận định 2 bộ luật mới này sẽ góp phần thúc đẩy các nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mạng phân tích thông tin Oxford Analytika (OA) mới đây cho rằng 2 luật này sẽ tạo nền tảng cho cơ chế mới chi phối các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam OA cho rằng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới sẽ tạo nền tảng cho cơ chế mới chi phối các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nó sẽ đánh dấu một bước tiến to lớn, góp phần tạo ra sự đối xử bình đẳng giữa các công ty trong nước và nước ngoài ở Việt Nam. OA nhận xét Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã góp phần cải thiện đáng kể môi trường làm ăn của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt đã giảm bớt những rào cản về luật pháp đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang mong muốn làm ăn với Việt Nam. Nhờ có những sửa đổi trong Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong vòng 5 năm qua, trong đó có những doanh nghiệp hoàn toàn mới và số khác trước kia từng là những doanh nghiệp hoạt động không chính thức hoặc các hộ cá thể./. Luật Đầu tư chung ra đời và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 đã thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Luật đầu tư mới đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và quá trình hội nhập toàn diện. Để tạo điều thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đã thành lập dự án đầu tư tại Việt Nam trước khi Luật này có hiệu lực, Điều 88 của Luật Đầu tư quy định “Những dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước khi Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục để cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu đăng ký đầu tư lại theo theo quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện thủ tục đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư mới”. Đăng ký kinh doanh chưa thông thoáng Theo tổ thi hành luật, đến nay, về tổ chức, cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn chưa thiết lập thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện vẫn chưa được hình thành, chưa có hướng dẫn về tổ chức, cách thức và lề lối làm việc của Phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện trong đăng ký kinh doanh. Thêm vào đó, chức năng đăng ký kinh doanh và đầu tư lại đang bị phân tán không hợp lý, bao gồm: UBND cấp tỉnh, các ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và ít nhất 2 đơn vị của Sở Kế hoạch và đầu tư. Sự phân tán đó gây nên khó khăn ngay trong cả những công việc đơn giản nhất như thống nhất về hình thức và nội dung của các hồ sơ đăng ký kinh doanh, mã số đăng ký kinh doanh, kiểm soát tên doanh nghiệp bị trùng hoặc gây nhầm lẫn theo quy định của pháp luật. Thậm chí, nó khiến cho một số thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh chưa thể đăng ký được hoặc phải thực hiện với thủ tục phức tạp và tốn kém hơn. Về thủ tục đăng ký kinh doanh, người đăng ký đang phải ghi ngành nghề muốn kinh doanh theo mã số phân loại ngành, nghề kinh tế quốc dân. Quy định này không phù hợp với Luật Doanh nghiệp: người dân được quyền kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, việc áp mã số trên thực tế rất khó khăn. Nhiều ngành, nghề đăng ký không có trong danh mục, một số ngành, nghề bị cán bộ đăng ký kinh doanh coi là nhạy cảm. Người đăng ký phải chờ phòng đăng ký kinh doanh xin ý kiến các cơ quan liên quan. Chưa có ý kiến “đồng ý” thì chưa thể đăng ký. Đây thực chất là một loại giấy phép con, không những sai mà kém minh bạch hơn các loại giấy phép khác đã được quy định chính thức khác. Kẹt chứng chỉ hành nghề Quy định về chứng chỉ hành nghề của giám đốc và các cá nhân khác trong các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề chưa được giải thích rõ, khiến nó trong nhiều trường hợp đã bó tay doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề, vì một cá nhân không thể có đủ tất cả các loại chứng chỉ hành nghề theo quy định. Ví dụ, công ty cổ phần A kinh doanh dược phẩm, trong đó có bán buôn thuốc. Theo quy định, giám đốc công ty phải có chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp bán buôn thuốc, nhưng công ty này còn muốn làm cả xuất nhập khẩu thuốc, kiểm nghiệm thuốc. Thế nhưng, theo quy định trong chứng chỉ hành nghề dược thì mỗi người chỉ được hoạt động về một loại hình mà thôi. Dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và đầu tư soạn thảo cũng đề cập đến những ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, phần chứng chỉ hành nghề của người nước ngoài vẫn bị bỏ trống. Dự thảo cũng hướng dẫn nhiều vấn đề mà tổ thi hành luật Doanh nghiệp và Đầu tư đánh giá là “vướng” như trình tự - thủ tục thực hiện các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Vấn đề là làm sao để nó nhanh chóng ra đời vì rất nhiều doanh nghiệp đang ngóng cổ đợi hay hồ sơ đang bị “ngâm” ở các cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp FDI không đăng ký lại sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Theo dự thảo Nghị định nói trên, trước hết, họ phải “điều chỉnh cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp”. Điều này có nghĩa, chẳng hạn, doanh nghiệp phải giải tán hội đồng quản trị và thay bằng hội đồng thành viên vì đa phần doanh nghiệp FDI được thành lập theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Dù không đăng ký lại, họ cũng phải tuân thủ các quy định của hai luật mới, trừ nội dung đã ghi rõ trên giấy phép đầu tư. Mặc dù hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp vẫn có hiệu lực áp dụng với doanh nghiệp không đăng ký, những nội dung nào trái với quy định của hai luật mới thì phải được hiểu theo tinh thần hai luật mới. Chẳng hạn, Luật Đầu tư nước ngoài hiện nay, sau nhiều lần sửa đổi đã cho phép hội đồng quản trị biểu quyết khá nhiều vấn đề theo nguyên tắc đa số quá bán; nay áp dụng theo Luật Doanh nghiệp mới, nhiều vấn đề chỉ được thông qua nếu có tối thiểu 65% thành viên trong hội đồng nhất trí. Rõ ràng đây là một bước lùi, nhất là trong các liên doanh, khi tỷ lệ 50% hay 65% rất có ý nghĩa. Quan trọng hơn, doanh nghiệp không đăng ký lại sẽ không được quyền điều chỉnh giấy phép đầu tư trong nhiều nội dung quan trọng: ngành nghề kinh doanh, thời hạn hoạt động, ưu đãi đầu tư, chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Khó khăn nhiều như thế, ắt ai cũng bảo doanh nghiệp FDI nên đăng ký kinh doanh - đầu tư lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, để có thể giữ nguyên hình thức tổ chức doanh nghiệp và nội dung đầu tư theo giấy phép đã được cấp, đồng thời tránh được những điều chưa rõ ràng nói trên. Thế nhưng, đăng ký lại đối với nhiều doanh nghiệp không phải là chuyện đơn giản. Thủ tục đăng ký lại, theo dự thảo Nghị định, khá đơn giản và rõ ràng. Vấn đề là ở những trường hợp ngoại lệ. Đầu tiên, doanh nghiệp FDI bị ràng buộc phải đăng ký theo hình thức doanh nghiệp đã ấn định, ví dụ: doanh nghiệp liên doanh phải đăng ký theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hay cá nhân đầu tư thì đăng ký thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Dự thảo đã bỏ sót một hình thức đầu tư nước ngoài quan trọng là các hợp đồng hợp tác kinh doanh, không rõ sẽ đăng ký thành loại hình gì. Nhiều doanh nghiệp FDI đang ở trong giai đoạn chuyển đổi thành công ty cổ phần FDI nay phải đăng ký thành công ty trách nhiệm hữu hạn rồi sau đó mới tiếp tục chuyển đổi - một sự lãng phí công sức và thời gian đáng kể. Có lẽ vì thế, một số luật sư nước ngoài cho biết, nhiều dự án đang chậm lại để đến sau tháng 7/2006 mới vào đầu tư vì ngại nay họ nhận giấy phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài và chỉ vài tháng sau lại phải đi đăng ký lại, thêm phiền phức. Tương tự, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt, hoạt động theo luật khác với Luật Đầu tư nước ngoài như các công ty bảo hiểm, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không biết mình sẽ đăng ký lại như thế nào. Dự thảo Nghị định cũng chưa làm rõ quá trình đăng ký lại sẽ tác động như thế nào đối với doanh nghiệp. Theo quy định, sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp FDI cũ sẽ chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động. Dĩ nhiên doanh nghiệp mới sẽ phải kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ, các khoản nợ, các hợp đồng của doanh nghiệp cũ. Nhiều luật sư nhận định các khó khăn và sự chưa rõ ràng chung quanh dự thảo Nghị định cho thấy việc khẳng định doanh nghiệp FDI “có quyền quyết định việc đăng ký lại hay không đăng ký lại” như trong dự thảo Nghị định chỉ là một cách nói không thuyết phục vì rõ ràng họ khó có chọn lựa nào khác hơn là đi đăng ký lại và phải giải quyết khá nhiều khó khăn sẽ nảy sinh. Với những nội dung tiến bộ, Luật DN năm 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006) đã góp phần tích cực trong việc tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng. Tuy nhiên, theo Luật gia Vũ Xuân Tiền - GĐ Cty tư vấn VFAM VN có 3 vấn đề phát sinh trong thực tế, đòi hỏi được tháo gỡ. Bởi, "những hạt sạn" trong văn bản luật xuất hiện vì lý do nào đó cũng cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Khoản 3 Điều 104 quy định: "3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Cty quy định; b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Cty; tổ chức lại, giải thể Cty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Cty nếu Điều lệ Cty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Cty quy định". Quy định trên gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi ở một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn đến tỷ lệ cao nhất là 49%. Trong thực tế, quy định tại Điều 52 và Điều 104 như trích dẫn trên cũng gây khó khăn cho các Cty TNHH, Cty cổ phần của VN vì việc triệu tập cho đủ những thành viên góp vốn hoặc cổ đông đại diện 65% hoặc 75% tổng số phiếu có quyền biểu quyết là không dễ. Nếu chúng ta chỉ sửa lại theo hướng "cho các bên liên doanh thỏa thuận tỷ lệ cụ thể trong Điều lệ Cty" sẽ vi phạm nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử. Do đó, xin đề nghị sửa lại quy định của luật theo hướng quy định một tỷ lệ khác áp dụng chung cho tất cả mọi thành phần DN. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là hai luật luôn đi đôi với nhau để điều chính các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một năm, kể từ ngày có hiệu lực (1/7/2006), hai luật này đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vướng mắc. Một số quy định trong hai luật mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau làm cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình hoạt động của mình. Nghiên cứu kỹ hai luật này chúng tôi thấy: - Với nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư quy định chỉ cần có: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy thế, sau khi có được giấy chứng nhận này nhà đầu tư cũng không thể cắt đuôi các loại giấy phép khác như: Giấy phép xây dựng, giấy phéo của các cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ quan quản lý môi trường và giấy phép kinh doanh…. Vậy giấy chứng nhận đầu tư để làm gì khi không thể thay thế các loại giấy trên? Nếu theo nguyên tắc, GCNĐT là chứng nhận các điều kiện đầu tư đó là hợp pháp. Vậy tại sao lại buộc nhà đầu tư lại phải xin các loại giấy phép khác. Quản lý nhà nước về đầu tư trong trường hợp này đã thống nhất hay chưa? Luật Đầu tư chung (ĐTC) là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật ĐTC sẽ thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Sau đây là một số bất cập trong Luật ĐTC: - Luật vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và luật đầu tư nước ngoài. Điều này, Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội cũng thừa nhận: “ Nước nào cũng có một tí ưu tiên cho ‘’con đẻ’’ của mình”. Sự kiện Luật ĐTC được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thực hiện từ 1/7/2006, sẽ là một sự chuyển đổi môi trường rất lớn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước.  !"#!$!%!&': Đó là, đẩy mạnh cải cách hành chính; tiếp tục xây dựng và công bố công khai danh mục dự án kêu gọi ĐTNN; phát huy hiệu quả mô hình một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục liên quan đến hoạt động ĐTNN; rà soát, điều chỉnh các quy định, văn bản và xây dựng một số cơ chế đặc thù về đầu tư cho khu vực bắc sông Hồng nhằm đẩy mạnh hợp tác, đầu tư; làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào cho các khu công nghiệp . thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Luật đầu tư mới. sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Khó khăn nhiều như thế, ắt ai cũng bảo doanh nghiệp FDI nên đăng ký kinh doanh - đầu tư lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, để có thể giữ. nhà đầu tư nước ngoài đã thành lập dự án đầu tư tại Việt Nam trước khi Luật này có hiệu lực, Điều 88 của Luật Đầu tư quy định “Những dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w