Giai đoạn ấu trùng khi đã phát triển thành ấu trùng đĩa bơi, các chất dinh dưỡng trong cơ thể đã bị tiêu hao hết, cơ quan tiêu hoá đã dần được hình thành và nó phải bắt mồi để dinh dưỡng
Trang 1Phương thức dinh dưỡng động vật hai
mảnh vỏ
- Thức ăn:Thức ăn của động vật hai mảnh vỏ thay đổi theo
giai đoạn phát triển của cơ thể Giai đoạn ấu trùng khi đã phát triển thành ấu trùng đĩa bơi, các chất dinh dưỡng trong
cơ thể đã bị tiêu hao hết, cơ quan tiêu hoá đã dần được hình thành và nó phải bắt mồi để dinh dưỡng Trong sinh sản
nhân tạo, thức ăn của ấu trùng là một vấn đề cần chú trọng
Giai đoạn trưởng thành, chúng chỉ có khả năng chọn lựa thức ăn về mặt vật lý nghĩa là theo cở lớn nhỏ Cơ quan bắt mồi của nó (mang, xúc biện) không có khả năng chọn lựa các chủng loại thức ăn Tất cả các loại mà vừa miệng nó là
nó nuốt hết, do đó trong dạ dày ta thường thấy có nhiều vật không tiêu hoá được
Hầu và Vẹm: Thức ăn của ấu trùng thường là các loại
tảo có kích thước nhỏ bé (2 – 8 ) như Chlorella pacfica,
Cryptomonas, Protocetrum, Platymonas, Nannochloropsis
Ở giai đoạn trưởng thành theo kết quả nghiên cứu thức ăn
Trang 2của Hầu người ta thấy rằng thức ăn của Hầu gồm có sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ Thực vật phù du chủ yếu là
tảo silic nhất là các loài: Melosira, Coscinodiscus,
Navicula, Nitzschia, Chaetoceros, Biddulphia, Skeletonema, Cyclotella, Rhizosolenia, Thalassiotrix, động
vật phù du gồm có ấu trùng giun nhiều tơ, ấu trùng copepoda, copepoda nhỏ, rotifer (luân trùng)
Thức ăn chính của ngao chính là các chất vụn hữu cơ, chất vẫn cặn, tảo silíc (Coscinodiscus, Cyclotella, Navicula )
Thành phần thức ăn của Sò thay đổi tuỳ theo ngoại cảnh phụ thuộc vào từng mùa từng nơi Thức ăn chủ yếu của Sò
ở giai đoạn ấu trùng là các loài tảo có kích thước nhỏ như:
Monas, Platymonas, Chlorella, Nannochloropsis, giai đoạn
trưởng thành là các loài tảo silic như Navicula,
Pleurosigma, Nitzschia, Flagilaria, Synedra, Thalasiothix, Gyrosigma, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Rhizosolenia, Planktonella, Melosira, Chaetoceros Ngoài
tảo silic ra, chúng còn ăn được nhiều loại khác như trùng
Trang 3chuông, trùng chuông mỏng, tiêm mao trùng, copepoda, rotifer và mùn bã hữu cơ
- Phương thức bắt mồi: Hầu hết các loài động vật hai
mảnh vỏ bắt mồi bị động theo hình thức lọc thức ăn nhiều lần
+ Lần1: Tại màng áo Khi 2 vỏ mở ra nước và thức ăn
ở ngoài vào cơ thể Những thức ăn cỡ lớn bị rơi xuống màng áo sau đó được các xúc tu màng áo đưa ra ngoài, còn thức ăn cỡ nhỏ được đưa tới mang Tại mang thức ăn được các tơ mang tiết ra keo bao lấy thức ăn sau đó được các tiêm mao trên tơ mang đưa về mương vận chuyển thức ăn
+ Lần 2: Tại mương vận chuyển thức ăn Thức ăn
được vận chuyển theo đường từ dưới đi lên xúc biện Thức
ăn cỡ lớn bị rơi xuống màng áo và được các xúc tu màng áo đưa ra ngoài, còn thức ăn cỡ nhỏ được đưa tới xúc biện
+Lần 3: Tại xúc biện Thức ăn được vận chuyển đến
miệng, thức ăn cỡ lớn bị rơi xuống màng áo và được đưa ra ngoài, thức ăn cỡ nhỏ được đưa vào miệng, đến thực quản rồi được vận chuyển tới manh nang chọn lọc thức ăn
Trang 4+ Lần 4: Tại manh nang chọn lọc thức ăn Thức ăn cỡ
lớn được vận chuyển đến mương bụng sau đó được đưa ra ngoài, thức ăn cỡ nhỏ được đưa về dạ dày Tại dạ dày nang tinh cá tiết ra men tiêu hoá tiêu hoá một phần thức ăn Phần còn lại được vận chuyển về 2 manh nang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn Thức ăn tiêu hoá được vận chuyển về ruột Tại đây các chất được tiêu hoá sẽ được hấp thụ, còn các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài qua hậu môn
Trang 5Hình 10 Sơ đồ đường đi của thức ăn của Hầu