Họ và tên SV: Cao Ngọc Tuyến Lớp: Đại học liên thông BÀI TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ Môn: GD Kỹ năng sống A. Truyện kể: Điều kỳ lạ Trên đường đi học về, Lan thầm thì với Hoa về chuyện cây sống đời nhà Lan: - Hôm trước, bố mình mang về nhà mấy cái lá sống đời già, to và dày. Bố mua một chậu cảnh, làm đất thật tơi, xốp rồi đặt các lá sống đời vào chậu, rải một lớp đất mỏng, xốp, ẩm lên trên. Mấy ngày sau ở các mép lá sống đời nảy lên những chiếc chồi xanh mơn mởn. Hoa không giấu nổi ngạc nhiên cũng kể cho Lan nghe : - Tết vừa rồi, mẹ tớ mua một cành hồng về chơi. Hết Tết, mẹ đem cành hồng ra trồng sau vườn. Ít lâu sau, trên các nách lá của thân cây hồng mọc lên rất nhiều chồi non. Thế là nhà mình có một cây hồng rất đẹp. Đi liền sau hai bạn là Hùng, một “chuyên gia trồng trọt” nổi tiếng của lớp cũng lên tiếng : - Các bạn có biết không? Bố mình trồng mía bằng cách chặt lấy ngọn mía khi thu hoạch, đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu trên luống đất. Dùng tro trấu hoặc đất tơi xốp phủ lên trên. Thế là chẳng bao lâu nhà mình có một rẫy mía thật trù phú. Hôm nào mời hai bạn đến nhà mình “xơi” mía nhé!. Cả ba bạn quyết tâm sẽ kể lại những điều kỳ lạ trên cho cô giáo và lớp nghe trong tiết Khoa học ngày mai với bài học: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. B. Câu hỏi tìm hiểu bài : 1. Người ta sử dụng phần nào của cây mía để trồng? Chồi mọc ra từ vị trí nào trên thân cây mía? (Chồi mọc ra từ nách lá thân cây mía). 2. Chồi mọc ra từ vị trí nào trên lá sống đời? (Chồi mọc ra từ các mép lá) 3. Chồi mọc ra từ vị trí nào trên thân cây hồng? ( Chồi mọc ra từ nách lá) 4. Một số thực vật khác như : Củ khoai tây, củ gừng, củ hành, củ tỏi, chồi mọc ra từ vị trí nào? ( Củ khoai tây: Chồi mọc ở chỗ lõm; Củ gừng: Chồi mọc ra từ chỗ lõm trên bề mặt củ; Củ hành: Chồi mọc ra từ phía đầu của củ; Củ tỏi: Chồi mọc ra từ phía trên đầu của củ). 5. Qua quan sát, tìm hiểu sự sinh sản của cây, ta có kết luận gì? ( Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc từ rể hoặc từ lá). 6. Qua bài học này, ta có ứng dụng gì trong thực tế trồng trọt? ( Trong thực tế trồng trọt, người ta đã ứng dụng các biện pháp nhân nhánh, giâm cành, chiết cành và đặc biệt là nuôi cấy mô. Hình thức sinh sản này tạo ra các cây con hoàn toàn giống cây mẹ). C. Hình ảnh minh họa cho bài học: . lại những điều kỳ lạ trên cho cô giáo và lớp nghe trong tiết Khoa học ngày mai với bài học: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. B. Câu hỏi tìm hiểu bài : 1. Người ta sử dụng. nhánh, giâm cành, chiết cành và đặc biệt là nuôi cấy mô. Hình thức sinh sản này tạo ra các cây con hoàn toàn giống cây mẹ). C. Hình ảnh minh họa cho bài học: . Họ và tên SV: Cao Ngọc Tuyến Lớp: Đại học liên thông BÀI TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ Môn: GD Kỹ năng sống A. Truyện kể: Điều kỳ