XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI CÁC VỤ KIÊN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ động ứng phó các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu.DOC (Trang 29 - 34)

BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI NHÓM HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM.

3.1. Xu hướng phát triển của biện pháp chống bán phá giá trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Với các nguyên nhân trên có thể thấy rằng các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam sẽ gia tăng.Có hai lý do chính để tiên lượng rằng số lượng các vụ kiện chống phá giá đối với Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới:

Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng trong hai thập kỷ qua và xu hướng này vẫn tiếp tục trong tương lai.Tăng trưởng GDP của năm 2006 đạt mức 8,17% mặc dù có giảm đi 0,26% so với năm 2005 nhưng vẫn trên mức bình quân 7,51 % giai đoạn 2001-2005.Năm 2007,tăng trưởng GDP đạt mức 8,84 %,cáo thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Và năm nay, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và có nhiều giảm sút nhưng dự báo tăng trưởng GDP của ta sẽ ở mức 6,25%.

Thứ hai, việc Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO - được cho rằng sẽ diễn ra vào cuối năm 2005 – sẽ tạo ra một làn sóng xuất khẩu mới đối với các sản phẩm đòi hỏi công lao động cao như dệt, đồ gỗ. Sự tăng trưởng đột xuất của hàng xuất khẩu Việt Nam vào một quốc gia có thể tạo ra sức ép đối với ngành công nghiệp nội địa và kích động một vụ kiện chống bán phá giá.

3.2. Giải pháp nhằm ứng phó với các vụ kiện bán phá giá

Về phía chính phủ:

Theo cam kết gia nhập WTO, thì sau 12 năm thì nền kinh tế Việt Nam sẽ được công nhận là nền kinh tế thị trường mà không kèm theo điều kiện nào. Tuy nhiên trong suốt thời gian đó các doanh nghiệp của chúng ta luon có nguy cơ phải đồi mặt với cá vụ kiện chống bán phá giá. Vì thế chính phủ cần có các biện pháp để sớm chứng minh Việt Nam có một nền kinh tế thị trường. Có thể thấy một thực tế là những nước có nền kinh tế phi thị trường thường có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá nhiều hơn. Luật chống bán phá giá của EU, Mỹ và một số nước khác có quy định những nước không thực hiện nền kinh tế thị trường, trong quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá sẽ bị đối xử như sau: Giá trị thông thường trên thị trường

nước xuất khẩu hang hóa đó không được thừa nhận mà sẽ được xác định trên cơ sở giá hoặc giá trị sản phẩm tính toán trong nước thứ ba có nền kinh tế thị trường…..Bên cạnh đó, chính phủ nên vận động sự ủng hộ của cá tổ chức đa phương như WB, IMF, Ngân hang phát triển và tái thiết châu Âu, cá đối tác thương mại, nhà đầu tự ủng hộ Việt Nam. Bởi lẽ đây là những nguồn thông tin đáng tin cậy để Hoa Kỳ, châu Âu và các nước thành viên WTO tham khảo thông tin về mức độ thị trường hóa của một nền kinh tế.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phá giá và chống bán phá giá.Việc nắm bắt và có đầy đủ thông tin về các vụ kiện trong cùng ngành cũng là những lập luận của các bên trong vụ kiện, là sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sang đương đầu với các vụ kiện phá giá trong thời gian tới.

Lên danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá.Để làm được điều này, Chính phủ cần rà soát theo quốc gia và theo ngành cũng như theo tình hình sản xuất và ngoại thương của Việt Nam, song không thể tách rời với thực tế áp dụng cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia về mặt lý thuyết, Việt Nam có thể lượng hóa được khả năng bị áp đặt thuế chống bán phá giá cho mỗi mặt hàng

- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện,giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện

Về phía các doanh nghiệp :

Phổ biến kến thức về WTO, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi có tính tổng hợp, hình thành những tổ chứ chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương, có khả nằng tư vấn cho các doanh nghiệp và hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra các vụ kiện.

Để ngăn chặn xu thế khiếu kiện bán phá giá gia tăng, một việc cần làm cấp bách là phổ biến các quy tắc của mậu dịch quốc tế và hoạt động thương mại quốc tế, tổ chức để các chuyên gia giỏi nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp và luật sự hành nghề. Từ đó có đầy đủ khả năng tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra những vụ kiện tụng.

Nghiên cứu nắm vững luật chống bán phá giá của các nước nói chung và các nước phát triển nói riêng như Mỹ, EU, đặc biệt là hiệp định chống bán phá giá của WTO về những quy định và trình tự thủ tực chống bán phá giá hang nhập khẩu và các phương pháp xác định mức phá giá, mức độ thiệt hại từ đó có được những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.Riêng với các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU,thì đây là các thị trường mà hang xuất khẩu của Việt Nam bị kiện phá giá nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp phải có chiến lược tiếp thị phù hợp nhằm làm cho người tiêu dùng ở các thị trường này hiểu đúng hơn về sản phẩm của chúng ta từ đó họ sẽ bảo vệ cho sản phẩm của Việt Nam khi bị kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, cần quan tâm để giữ vững và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã hang chú trọng việc đăng ký nhãn hiệu sẩn phẩm, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định pháp luật của nước ta, cũng nhu của thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra,các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về xuất khẩu sản phẩm phù hợp với những đòi hỏi và những đặc tính của từng thị trường. Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phái giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.... tránh thực hiện những hành động tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng.

Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu.

Về phía các hiệp hội ngành hàng:

Hiệp hội là cơ quan điều phối mọi hoạt động liên quan tới các vụ kiện bán phá giá. Trước khi xảy ra vụ kiện, hiệp hội là cơ quan theo dõi tình hình của ngành vận hành cơ chế cảnh báo sớm. Hiệp hội cũng chịu trách nhiệm trong tổ chức đào tạo cho các thành viên để đối phó với các vụ việc điều tra chống bán phá giá cũng như phát triển mạng lưới quan hệ ở quốc ra xảy ra vụ kiện. Vì vậy cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

Thồng qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.

Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá....để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiểu thông tin.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng ta có thể nhận ra rằng xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động cả về thị trường, chủng loại mặt hàng, chất lương và kim ngạch xuất khẩu.Xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, sự cạnh tranh ở các thị trường ngày càng lớn, sẽ có không ít những khó khăn cho việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là thành viên của WTO, việc xuất khẩu càng có nhiều khó khăn. Tình trạng kiện chống bán phá giá ngày càng nhiều, các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua là một ví dụ điểm hình. Khi bị kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu đều sẽ chịu những thiệt hại nhất định dù thua hay thắng kiện. Việc thua kiện trong các vụ kiên chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu ngoài tốn kém về chi phí thì hàng hóa xuất khẩu sẽ bị đánh thuế phá giá cao, ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu cũng như doanh thu từ các sản phẩm xuất khẩu này. Mặt khác, việc thua kiện có thể làm mất đi những thị trường xuất khẩu truyền thống của hàng xuất khẩu Việt Nam và nó ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp phụ trờ, ảnh hưởng tới công ăn việc làm của hàng ngàn lao động Việt Nam.

Đề có thể hạn chế và tránh được các thiệt hại trên, đề tài này có đưa ra một số giải pháp để ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với mắt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung cũng như mặt hàng thủy sản nói riêng khi xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Văn Thường (2004), Bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu, NXB Thống kê.

2. Đinh Văn Thành (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, NXB Thống kê. 3. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam_Pháp luật chống bán phá giá –

Những điều cần biết (VCCI).

4. PGS.TS.Đỗ Đức Bình-TS.Nguyễn Thường Lạng (Chủ biên) (2005)_Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao Động- Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. TS.Đinh Thị Mỹ Loan (2005)_Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong Thương mại quốc tế, NXB Khoa học – xã hội.

6. Tổng cục thống kê 1995 -2005 (2006), Niên giám thống kê 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,2007, NXB Thống kê.

7. Ngoài ra, đề tài còn thảm khảo các bài nghiên cứu tổng hợp của các chuyên gia kinh tế, tổ chức kinh tế trên các website:

http://chongbanphagia.vn www.wto.org

www.vietnamnet.vn www.vietbao.vn www.moit.gov.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ động ứng phó các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu.DOC (Trang 29 - 34)