2. THỰC TRẠNG CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MẶT
2.4.1. Các nguyên nhân chính gây ra các vụ kiện
2.4.1.1.Các quy định về chống bán phá giá còn phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế tự do hóa mậu dịch, các biện pháp chống bán phá giá vẫn là công cụ đươc WTO và các nước công nhận.Chính vì vậy, hầy hết cấc nước đều ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá và coi đó là một công cụ để bảo hộ những ngành sản xuất còng non trẻ yếu kém trong nước.
Theo Luật chống bán phá giá WTO hay như của một số nước khác(Hoa Kỳ,EU,Canada….)thì trong trường hợp số lượng sản phẩm nhập khẩu vào những thị trường này từ một nước cao hơn 3% tổng số lượng sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới thì số lượng nhập khẩu đó bị coi là đáng kể, có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nganh công nghiệp nội địa nước nhập khẩu.Dó đó sẽ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để ngành công nghiệp nội địa khởi kiện.Trong số các cuộc điều tra dẫn đến quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá,
kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam hầu hết đều chiếm trên 3% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự từ các nước khác.
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về chống bán phá giá của các nước nói chung còn cho phép cộng gộp thị phần xuất khẩu của các nước cùng xuất khẩu sản phẩm bị kiện vào nước nhập khẩu. Phương pháp cộng gộp này đã có những tác động tiêu cực cụ thể đến những nước xuất khẩu có thị phần nhỏ.Những doanh nghiệp với số lượng xuất khẩu chiếm chưa đến 3% thị phần ở nước nhập khẩu và không đủ để gây thiệt hạ nhưng vẫn bị điều tra chống bán phá giá bởi quy định cho phép được sử dụng phương pháp cộng dồn này.
2.4.1.2. Xu hương tự do hóa mậu dịch đã dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp chống bán phá giá.
Trong bối cảnh tự do hóa mậu dịch ngày càng trở nên phổ biến và đặc biệt khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang từng bước được cắt giảm, các nước có xu hướng áp dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ cho sự yếu kém của ngành sản xuất nội địa. Nói cách khác, một khi việc cắt giảm thuế và giảm thiểu rào cản phi thuế quan truyền thống dường như không thể tránh khổi thì biện pháp chống bán phá giá được sử dụng như một công cụ bảo hộ mới.
2.4.1.3.Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khi các nước có xu hướng tăng cường sử dụng các biện pháp khắc phục thương mại như một công cụ bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước thì nguy cơ bị kiện thể hiện đặc biệt rõ khi có sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam khá cao và thường tập trung vào những thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Canada, EU…..với những mặt hàng chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như thủy sản, nông sản, công nghiệp chế biến, giầy dép, may mặc….Đây cũng là một trong những nguyên nhân của vụ kiện chống bán phá giá đã, đang và sẽ xảy ra.
Ngoài các nguyên nhân trên thì còn nhiều nguyên nhân khác làm cho hàng hóa xuất khẩu của ta có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.Hàng Việt Nam bị điều tra bán phá giá thường bị gắn với hàng hóa xuất khẩu cùng loại của một nước khác những có kim ngạch lớn hơn. Trong phần lớn các trường hợp hàng xuất khẩu của Việt Nam
hại đến các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu. Tuy nhiên, các nước thuonf áp thêm thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam khi xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn.