1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chúng ta buộc phải sắc sảo trong tư vấn doc

7 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 146,12 KB

Nội dung

Chúng ta buộc phải sắc sảo trong tư vấn Trước hết là phải định nghĩa nghề tư vấn, có rất nhiều loại hình, tư vấn như chúng tôi là tư vấn kinh doanh, tư vấn đầu tư, tư vấn luật pháp. Còn có những loại hình tư vấn khác. Bạn biết rằng vào cuối những năm 90 Chính phủ đã đồng loạt đổi tên tất cả các Viện thiết kế của các bộ thành các Công ty tư vấn thiết kế và trong hầu hết các công trình có chất lượng quốc tế trước đây và kể cả chất lượng Việt Nam bây giờ thì người ta cũng đã sử dụng tư vấn. Vậy thì tư vấn kỹ thuật là một nhánh rất quan trọng của nghề tư vấn. Trước đây các doanh nghiệp hoạt động một cách tương đối địa phương. Nhưng bây giờ khi hội nhập, doanh nghiệp cảm thấy rằng các hoạt động đầu tư, các hoạt động mở rộng. các hoạt động kế toán, kiểm toán của mình rất cần thiết thì các loại hình tư vấn cũng tách ra, chuyên nghiệp hóa để phục vụ các đòi hỏi, nhu cầu của nền kinh tế. Phải nói rộng về khái niệm tư vấn như vậy để hiểu rằng đây là một nghề góp phần nâng cao chất lượng nền kinh tế. Tức là xã hội đã phát triển tới mức đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng của tất cả các công đoạn của một đầu tư cho nên tư vấn có mặt trong tất cả mọi công đoạn đó. Anh lo lắng rằng khi chúng ta tham gia vào WTO thì liệu chúng ta sẽ đi về đâu? Tôi xin khẳng định chúng ta sẽ chẳng đi về đâu cả mà chúng ta vẫn đứng ở đây để cạnh tranh. Chúng ta buộc phải sắc sảo hơn người ta, học người ta để có thể thích hợp với người ta. Chúng ta sẽ làm cho họ hiểu Việt Nam hơn, hiểu môi trường pháp lý, hiểu hệ thống chính sách, thậm chí hiểu tâm tính của Chính phủ. Cho nên đôi khi, chúng tôi trở thành các subcontractor - nhà thầu phụ của các đại gia phương Tây. Trong rất nhiều dự án chúng tôi đấu thầu ngang ngửa với các Tập đoàn tư vấn lớn trên thế giới và có những lúc chúng tôi đã thắng. Tôi nghĩ chúng ta phải phấn đấu. Chúng ta không phấn đấu to bằng họ được đâu, nhưng chúng ta phấn đấu cung cấp các dịch vụ cụ thể và trong nhiều trường hợp sắc sảo hơn họ. Trên thực tế chúng tôi đã làm được. PV: Theo cách dùng từ của ông chúng ta đang trong giai đoạn phát triển “bản năng” theo ông quá trình đó tồn tại trong bao lâu và sẽ dẫn đến xu thế nào? NTB: Anh có dùng chữ của tôi là nền kinh tế của chúgn ta đang “phát triển bản năng” và liệu chúng ta sẽ phát triển tiếp như thế nào, thì tôi phải nói rằng phát triển bao giờ cũng là quá trình bản năng và nhiệm vụ của chúng ta biến quá trình bản năng ấy trở thành quá trình bản năng tương đối chuyên nghiệp. Cuộc sống tự phát triển, mà cuộc sống là bản năng. Chúng ta chỉ có thể mài sắc kinh nghiệm để đưa trạng thái bản năng trở thành trạng thái bản năng chuyên nghiệp chứ chúng ta không tiêu diệt hoặc là không thay thế vì nếu không có giai đoạn ấy thì bản chất cuộc sống không phát triển. Ví dụ như nghề PR. PR là gì? PR là quảng bá, là xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ công chúng. Vậy thì lúc nào chẳng phải xây dựng, nhưng có một giai đoạn công chúng ta không chuyên nghiệp. PR giai đoạn công chúng ta không chuyên nghiệp khác với giai đoạn công chúng chuyên nghiệp. PV: Như diễn tiến đang thấy người làm nghề tư vấn đang trong xu thế “tách”. Vậy có quy luật tách và sáp nhập trong nghề tư vấn hay đó chỉ là các cơ hội kinh doanh có tính ngẫu hứng? NTB: Tôi không nhần lẫn giữa tách nhập doanh nghiệp với trạng thái li khai của các cán bộ sáng lập ra các Công ty ban đầu. Cùng với sự trưởng thành thì các cán bộ bắt đầu có sự làm chủ công việc thậm chí làm chủ thị trường, làm chủ kinh nghiệm tổ chức. Họ li khai để lập ra doanh nghiệp riêng. Nhân viên Công ty của tôi đã tách ra để thành lập doanh nghiệp riêng chiếm khoảng 30% các Công ty tư vấn tại Việt Nam. Sau đó tôi đã lý thuyết hóa hiện tượng đó là “sự tách bầy lành mạnh”. Bây giờ, giả sử một tình huống ngược lại, tất cả mọi người làm nghề tư vấn đều chạy về Công ty tôi thì có lẽ với tư cách cá nhân tôi có thể thích. Nhưng với tư cách một người kinh doanh tỉnh táo thì tôi phải thấy rằng đấy là tôi trở thành một thùng rác của sự tan rã một loại nghề nghiệp. PV: Ông có nghĩ tới việc Việt Nam trở thành một “trường đào tạo” tư vấn để chúng ta có thể xuất khẩu các chuyên gia tư vấn tới các quốc gia khác? NTB: Đấy là một ý tưởng đẹp, nhưng chắc chắn là không thực hiện được. Đẹp vì nó xuất phát từ việc yêu dân tộc, yêu con người Việt Nam và tin vào khả năng của người Việt Nam. Nhưng không thể thành hiện thực vì thứ nhất là liệu người Việt có đủ khả năng để tư vấn cho các dân tộc khác. Trong rất nhiều nghiên cứu của tôi cũng đã nói “Bản chất của toàn cầu hóa là sự dịch chuyển tự do các nguồn năng lực trong đó có năng lực con người. Ở chỗ nào các nguồn năng lực của con người và các nguồn năng lực thuộc về con người được bán một cách hợp lý và được sử dụng một cách có lợi thì nó tự dịch chuyển”. Thứ hai, phải nhớ rằng thị trường lao động có những thước đó riêng của nó. Trong lần giao lưu với SV Luật có bạn trẻ nói với tôi rằng “Tôi sẽ không làm việc tại Việt Nam, tôi sẽ du học và làm việc tại Mỹ” thì tôi trả lời với bạn đó rằng “Đó là bạn nghĩ thế, bạn tưởng rằng nếu bạn học tại Trường Havard thì họ sẽ nhận bạn vào làm, bạn tưởng họ sẽ mua những gì bạn đã học được. Bạn nhầm, ngay cả những kiến thức bạn học ở trường nó có đáng mua đi chăng nữa thì người ta cũng không mua vì bạn thiếu đủ thứ: thiếu thói quen sống tại New York, thiếu hiểu biết về văn hóa Hoa Kỳ, thiếu hiểu biết về nền tài chính Hoa Kỳ…”. Sự không tương thích về văn hóa và các kinh nghiệm sống khác đôi lúc ngăn cản tính hiệu quả của các nguồn năng lực. PV: Liệu sắp tới sẽ có việc các đại gia nước ngoài mua lại thương hiệu các Công ty tư vấn Việt Nam? NTB: Ở nước ta bây giờ chưa có một Công ty nào đủ trình độ chuyên nghiệp để họ mua cả. Cho nên tôi nghĩ chúng ta khoan hãy nghĩ đến điều đó ở giai đoạn này. PV: Đây là thời gian trong xã hội ngành nào cũng nói tới đạo đức vậy có đạo đức nghề nghiệp của nghề tư vấn? Và nó được tính theo chuẩn mực nào? NTB: Tôi nghĩ rằng đạo đức là khái niệm hết sức mập mờ. Đôi khi chúng ta nhầm lẫn đạo đức của một con người với với đạo đức nghề nghiệp của người đó. Tôi xin lấy ví dụ: Rất nhiều luật sư bị lên án là "chạy án", tức là không có đạo đức nghề nghiệp nhưng chỉ có điều anh "chạy" nhưng không bắt chẹt. Anh giúp khách hàng xây dựng được các mối quan hệ để tìm được sự cảm thông của các cơ quan chức năng đối với cảnh ngộ của từng người một trong từng hoàn cảnh một. Như thế có vẻ có đạo đức trong một quốc gia đang phát triển thì thay vì giữ gìn đạo đức nghề nghiệp thì chúng ta giữ gìn đạo đức cá nhân, mặc dù không chuẩn xác nhưng điều đó Vẫn được xem là dấu hiệu lành mạnh của một người làm nghề. PV: Số liệu là một trong những thông tin quan trọng để hoạch định dự án. Tuy nhiên, ở nước ta các số liệu rất thiếu chính xác, thiếu cập nhật. Vậy tính chính xác của các dự án tư vấn sẽ như thế nào và nó có để lại các hậu quả? NTB: Những người tư vấn chưa có kinh nghiệm khi có số liệu thường hay tuyệt đối hóa các kết luận của mình. Điều đó là sai, bởi vì khi bạn nói tới số liệu là bạn nói tới khái niệm cực kỳ quan trọng về cả xã hội chứ không riêng gì nghề tư vấn. Vậy thì ai có số liệu? Tính chính xác của số liệu ở đất nước chúng ta như thế nào? Cho nên một người không hiểu rõ các quy luật nội tại của các sự việc mà lại chứng minh các kết luận của mình bằng các số liệu thì nhiều khi chết khách hàng. Phân tích dựa trên số liệu của một nền kinh tế không chuyên nghiệp, một xã hội không chuyên nghiệp là một việc làm vừa ngốc, vừa nguy hiểm. Tôi chỉ sử dụng số liệu như những điểm thực nghiệm để "vẽ” ra một đường cong trên đồ thị Đường cong dạng fx ấy đi qua các điểm này nhưng cái fx đó không phải là đường cong tự nhiên mà là đường cong "sáng tạo” của tôi. Câu hỏi của bạn đã chạm tới một khái niệm quan trọng tôi đã từng trả lời Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam - đó là tính minh bạch. Minh bạch là một năng lực sống, là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để điều hành một xã hội, một nền kinh tế, nhưng minh bạch chỉ dừng lại ở trạng thái mong muốn, ở trạng thái cho phép thì chúng ta cũng không có xã hội minh bạch. Nó vừa là ý chí, vừa là khát vọng và vừa là năng lực. Một nền kinh tế hay là một xã hội để minh bạch còn là một vấn đề về năng lực. PV: Hoạt động tư vấn luôn gắn với hoạt động lobby, ông có thể nói về quan hệ giữa tư vấn và lobby như thế nào? NTB: Lobby ở Việt Nam được hiểu gần giống như "chạy án". Thực tế, lobby là cần thiết, rất nhiều người trong chúng ta đã nhầm lẫn giữa một nghề với một hiện tượng vi phạm đạo đức hay một khía cạnh của đời sống pháp lý. Cách đây 17 năm tôi đã đến gặp Thủ tướng Võ Văn Kiệt để nói với Thủ tướng là "Thưa Thủ tướng, chúng ta nói là mở cửa nhưng nếu không cho các văn phòng luật sư nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, không cho các Công ty kiểm toán đến Việt Nam, không cho các ngân hàng, cho các Hãng bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam thì tức là chúng ta không mở cửa". Đó là lobby, tôi trình bày các điều ấy với Thủ tướng đã vận động ủng hộ cho các tư tưởng của tôi thì đó là lobby. Nhưng tôi không đút lót Thủ tướng. Chính vì vậy tôi vẫn giữ được sự kính trọng đối với ông cho đến tận bây giờ. . Chúng ta buộc phải sắc sảo trong tư vấn Trước hết là phải định nghĩa nghề tư vấn, có rất nhiều loại hình, tư vấn như chúng tôi là tư vấn kinh doanh, tư vấn đầu tư, tư vấn luật pháp ta sẽ chẳng đi về đâu cả mà chúng ta vẫn đứng ở đây để cạnh tranh. Chúng ta buộc phải sắc sảo hơn người ta, học người ta để có thể thích hợp với người ta. Chúng ta sẽ làm cho họ hiểu Việt. lúc chúng tôi đã thắng. Tôi nghĩ chúng ta phải phấn đấu. Chúng ta không phấn đấu to bằng họ được đâu, nhưng chúng ta phấn đấu cung cấp các dịch vụ cụ thể và trong nhiều trường hợp sắc sảo hơn

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w