skkn giáo dục HS TIỂU HỌC

7 335 0
skkn giáo dục HS TIỂU HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 ĐỀ TÀI:MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 A- ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiếng Việt là một môn rất quan trọng không thể thiếu được trong trường phổ thông, đặc biệt là trường Tiểu học. Để giúp cho anh chị giáo viên năm bắt được những vấn đề trọng tâm trong quá trình giảng dạy về nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Trong cuộc sống bình thường, đọc, viết giúp con người chế ngự phương tiện văn hóa cơ bản. Việc dạy học sinh đọc-viết có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Nó trở thành đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi con người khi đi học. Nó sẽ tao ra hứng thú và động cơ học tập cả đời, nó là một khả năng không thể thiếu được của con người. Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống, có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Dạy Tập đọc cho học sinh vừa là hình thành năng lực đọc cho học sinh, năng lực đọc từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc: Đọc đúng, nhanh, diễn cảm, lưu loát, còn vừa là giáo dục cho học sinh ham đọc và có thói quen với việc viết văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Qua thực tiễn cho thấy học sinh học đọc còn có nhiều điểm tồn tại, cụ thể như: - Một số học sinh đọc phải chữ khó vừa đọc, vừa đánh vần từng chữ. -Do ở lớp một vài học sinh chưa nắm được các con chữ. - Học sinh đọc không lưu loát, phát âm sai, đọc theo phương ngữ. - Đọc diễn cảm chưa tốt. -Khả năng đọc hiểu chưa cao. Chưa tìm đúng giọng đọc với văn bản,có cả học sinh đọc viết không hiểu ý nghĩa câu, đoạn… - Do một số học sinh chưa quan tâm đến việc học ở nhà của các em .Vì vậy việc dạy tập đọc cho học sinh vừa giúp cho giáo viên hoàn thiện mình về kĩ năng phương pháp tổ chức dạy học , vừa góp phần thực hiện đúng nhiệm vụ quan trọng là hình thành các kĩ năng đọc cho học sinh. Trong những năm qua được sự chỉ đạo của ngành ,nhà trường, chính bản thân tôi không ngừng học hỏi ,nâng cao năng lực giảng dạy trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để dạy cho học sinh biết đọc một cách có hiệu quả. NTH: Huỳnh Cẩm Vân- Trường TH Long Hòa, Tân Tiến, Đầm Dơi, Cà Mau. 1 SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 B- NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề như thính âm, chính tả, chữ viết , ngữ điệu nghĩa của từ,của câu,đoạn ,bài …Vì vậy đối với học sinh lớp 3 khi dạy tập đọc, giáo viên cần làm tốt một số yêu cầu sau : -Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp kết hợp với công tác tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để nêu cao khẩu hiệu hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu” “Kĩ cương tình thương trách nhiệm”. - Phân loại học sinh theo từng trình độ nhận thức để có biện pháp giảng dạy, bồi dưỡng cho phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh. -Tìm hiểu nội dung, phương pháp. - Tìm hiểu những biện pháp giảm độ khó, cách hướng dẫn gợi mở cho các học sinh yếu, học sinh trung bình và nâng cao dần đối với học sinh khá, giỏi. - Soạn giáo án phải quan tâm đến trình độ học sinh khác nhau. - Giáo viên cần tham khảo sách để có thêm những hiểu biết về phương pháp, hình thức tổ chức về chuẩn kiến thức và kĩ năng để dạy tập đọc về trình độ học sinh. Dự giờ để học hỏi cái hay của đồng nghiệp và áp dụng những cái hay đó vào lớp mình đang dạy. - Phân tích, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn tập đọc, phân tích đặc điểm học sinh của lớp để có cách hướng dẫn phù hợp, giúp các em tự đọc trôi chảy, lưu loát, đọc biểu lộ cảm xúc, đọc hiểu. Sau khi phân loại học sinh, giáo viên cần tổ chức đội ngũ chỉ huy lớp, tổ chức tự quản biết hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên. Tạo được mối đoàn kết, gắn bó của tập thể lớp. Sắp xếp vị trí ngồi của học sinh sao cho mỗi bàn học là một đôi bạn có điều kiện giúp đỡ nhau về mọi mặt và thi đua lành mạnhtrong các đôi bạn cùng tiến. Luôn biểu dương, khích lệ các em trong lớp phấn đấu. Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm nhiều đến học sinh giúp các em học tốt. Không chỉ thông qua môn tập đọc mà còn phải thông qua các môn khác. * Tổ chức dạy đọc thành tiếng: Giáo viên hướng dẫn học sinh khi ngồi học cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng từ 35 – 40 cm, cổ và đầu thẳng. Ở lớp khi được giáo viên gọi đọc học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng việc đọc không chỉ cho thầy cô giáo nghe mà còn cho các bạn cùng nghe. Nên cần đọc đủ lớn, rõ ràng. Như thế không có nghĩa là đọc quá to, để luyện cho các em đọc quá nhỏ, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất lớp nghe thấy mới thôi.Tư thế đọc phải thoải mái, sách mở rộng cầm bằng hai tay. NTH: Huỳnh Cẩm Vân- Trường TH Long Hòa, Tân Tiến, Đầm Dơi, Cà Mau. 2 SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 * Luyện đọc đúng: - Đọc đúng là sự tái hiện của mặt âm thanh, của ngôn từ một cách chính xác. Không có lỗi, không đọc thừa, không đọc sót âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương. Những học sinh người dân tộc cần lưu ý sửa lỗi phát âm tiếng việt, bao gồm việc đọc đúng âm thanh, nghỉ hơi đúng. - Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các vị âm tiếng việt. Ví dụ: Học sinh không đọc “vươn lên” mà đọc “dương lên” . - Đọc bao gồm cả tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu cần phải dựa vào nghĩa, về quan hệ ngữ pháp, giữa các từ để ngăt hơi cho đúng, không đọc tách rời ra làm hai. - Việc ngắt hơi phải phù hợp với dấu câu, nghỉ hơi ở dấu phẩy nhanh hơn ở dấu chấm. Nhấn giọng ở từ gợi tả, gợi cảm Ngoài ra,còn phải chú ý đọc ở bộ phận giải thích của câu. Như vậy đọc đúng bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm. - Trình tự luyện đọc đúng: khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa lỗi phát âm, tùy đối tượng học sinh mà giáo viên xác định các lỗi phát âm địa phương hoặc các vùng miền dể mắc phải. -Khi dạy giáo viên cần đọc mẫ cho học sinh đọc đồng thanh. Sau đó cho học sinh đọc cá nhân những câu văn giáo viên đã dự tính sẽ có em đọc sai. Sau cùng mới cho học sinh đọc đoạn, cả bài. * Luyện đọc nhanh: đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát trôi chảy. vấn đề đọc nhanh là đọc trơn, không vừa đọc vừa đánh vần, về sau đọc phải song song với việc tiếp thu nội dung baì học. Biện pháp: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đã dự tính,đơn vị tốc độ nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giaó viên điều chỉnh tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc, ngoài ra còn biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy cô. * Tổ chức luyện đọc thầm: -Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng ở chổ nhanh hơn. Nó có ưu thế tiếp nhận hiểu nội dung bài vì người đọc phải chú trọng về việc hiểu nội dung bài. -Kĩ năng đọc thầm phải được truyền dẩn từ ngoài vào trong từ đọc to đến đọc nhỏ duy chuyển mắt theo ngón tay trên dòng chữ đeer đọc thầm. -Hiệu quả của việc đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản đọc, đọc thầm chính là dạy đọc có kiến thức đọc hiểu. - Khi dạy học sinh yếu, trung bình giáo viên hướng dẫn tỉ mĩ, kĩ lưỡng, giảm tốc độ khó. Cho học sinh khá, giỏi kèm học sinh yếu kém. - Giáo viên yêu cầu các em đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình về thuận lợi, khó khăn để có biện pháp giúp đỡ các em có NTH: Huỳnh Cẩm Vân- Trường TH Long Hòa, Tân Tiến, Đầm Dơi, Cà Mau. 3 SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 kết quả. Đối với học sinh khá, giỏi giáo viên phải có yêu cầu nâng cao. Khi đọc, yêu cầu các em thể hiện giọng đọc của nhân vật trong truyện. * Vấn đề đổi mới phương pháp dạy tập đọc: Đổi mới phương pháp dạy học là trong giờ học học sinh năm bài được tốt hơn. Giáo viên lúc này chỉ hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của học sinh. C- KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN: Qua thời gian áp dung những vấn đề trên tại lớp 3 trường Tiểu học Long Hòa, tôi nhận thấy đã có hiệu quả như sau: Đầu năm học 2008-2009 Tổng số học sinh 30 Giỏi Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % 04 13,3 10 33,3 11 36,7 05 16,7 Cuối năm học 2008-2009 Tổng số học sinh 30 Giỏi Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % 07 23,3 12 40 11 36,7 0 0 Nhìn vào hai bảng số liệu so sánh trên cho ta thấy qua những biện pháp nêu trên học sinh đọc khá giỏi đạt khá cao, cuối năm không có học sinh yếu kém. Đa số các em chưa biết cách đọc thầm. Nhưng hiện nay các em đọc tương đối trôi chảy, lưu loát. Đa số các em biết đọc thầm để tìm hiểu nội dung của bài. Đó là nhờ khi giảng dạy giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo, gây hứng thú trong học tập của các em. Từ đó giúp các em tiếp thu bài vở tốt hơn và ngày càng tiến bộ rõ rệt.Vì do thời gian thực hiện có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót mong sự nhiệt tình của Hội đồng khoa học đóng góp để sau này tôi có điều kiện thực hiện tốt hơn, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình phong trào dạy học của ngành giáo dục, ươm mầm cho những tương lai cho thế hệ trẻ. Tôi chân thành cảm ơn! Long hòa, ngày 15/12/2009. Người viết sáng kiến Huỳnh Cẩm Vân NTH: Huỳnh Cẩm Vân- Trường TH Long Hòa, Tân Tiến, Đầm Dơi, Cà Mau. 4 SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 Tác giả : Huỳnh Cẩm Vân Đơn vị : Trường tiểu học Long Hòa Trường TH Long Hòa Phòng giáo dục đào tạo Đầm Dơi Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại -Đặt vấn đề -Biện pháp -Kết quả phổ biến, áp dụng -Tính khoa học -Tính sáng tạo -Đặt vấn đề -Biện pháp -Kết quả phổ biến,áp dụng -Tính khoa học -Tính sáng tạo XẾP LOẠI CHUNG : Ngày tháng năm 2009 Hiệu trưởng XẾP LOẠI CHUNG : Ngày tháng năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Căn cứ vào kết quả thẩm định của hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo cấp tỉnh, Giám đốc sở giáo dục và Đáo Tạo Cà Mau thống nhất sáng kiến kinh nghiệm và xếp loại Ngày tháng năm 2009 GIÁM ĐỐC NTH: Huỳnh Cẩm Vân- Trường TH Long Hòa, Tân Tiến, Đầm Dơi, Cà Mau. 5 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẦM DƠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN LONG-TT  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP MỘT Đề tài thuộc lĩnh vực chun mơn: Tiếng Việt Người thực hiện: Trương Lệ Thủy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Tân long (TT). Năm học : 2009 – 2010 . giáo dục cho học sinh ham đọc và có thói quen với việc viết văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Qua thực tiễn cho thấy học sinh học đọc còn có nhiều điểm tồn tại, cụ thể như: - Một số học. hướng dẫn gợi mở cho các học sinh yếu, học sinh trung bình và nâng cao dần đối với học sinh khá, giỏi. - Soạn giáo án phải quan tâm đến trình độ học sinh khác nhau. - Giáo viên cần tham khảo sách. văn bản,có cả học sinh đọc viết không hiểu ý nghĩa câu, đoạn… - Do một số học sinh chưa quan tâm đến việc học ở nhà của các em .Vì vậy việc dạy tập đọc cho học sinh vừa giúp cho giáo viên hoàn

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan