Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Củng cố kiến thức đã học về tính thống nhất ở chủ đề của văn bản: Chủ đề là gì.. + Về nội dung: VB cần phải xác định được đề tài đối tượng phản ánh cần phải
Trang 1Ngày soạn /9 /2009: Ngày giảng:8: / 9 /2009
Tiết 1:
ÔN LUYỆN VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC
CỦA NHÀ VĂN THANH TỊNH
I Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường
- Phân tích các hình ảnh so sánh được Thanh Tịnh sử dụng trong truyện
- Phân tích để làm sáng tỏ chất thơ trong truyện
- HS nêu được cảm nghĩ của mình về truyện
II Chuẩn bị:
- Thầy: Tham khảo SGK - SGV - Soạn giáo án
- Trò: Đọc lại văn bản " Tôi đi học" - học bài cũ
III.Tiến trình bài dạy
* Ổn định : (1') 8
1 Kiểm tra bài cũ: (1')
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2 Bài mới:(1')
Các em vừa học xong văn bản"Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh, để các em hiểu sâu0hơn về văn bản này tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn luyện
I Nội dung ôn tập: ( 25 ' )
1 Những hình ảnh so sánh được Thanh Tịnh sử dụng trong truyện.
GV: "Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh Ngoàicảm xúc dạt dào, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ảnh so sánh và nhân hoá để viếtnên một câu văn giàu hình tượng và biểu cảm
? Em hãy tìm và phân tích những hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trongtruyện ngắn "tôi đi học"
- Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh nhưng chúng ta nên chú ý 3 hình ảnhsau
Trang 2đất" vì quá hồi hộp Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm thêm cả bútthước nữa, trong lúc đó mẹ chú lại cầm hộ bút thước cho chú Cái ý nhĩ" chắc chỉngười thạo mới cầm nổi bút thước"được so sánh với " làn mây lướt ngang trên ngọnnúi" đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của nhân vật
? Hãy nêu tác dụng của những phép so sánh Đó?
- Các phép so sánh trên xuất hiện ở những thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng,cảm xúc của nhân vật "tôi" Đây là những so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảmđược gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng trữ tình
- Nhờ các hình ảnh so sánh như vậy mà cảm giác ý nghĩ của nhân vật "tôi" đượcngười đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn Cũng nhờ chúng, truyện ngắn thêm man mácchất trữ tình trong trong trẻo
GV: Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn.Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâmtrạng dạt dào
2 Chất thơ trong truyện ''Tôi đi học''
? theo em chất thơ trong truyện ngắn thể hiện ở những chi tiết nào? Hãy phân tích?(Kh)
- Cảnh một buổi mai "đầy sương thu và gió lạnh" mẹ âu yếm dẫn con trai bé nhỏ điđến trường trên con đường quen thuộc "dài và hẹp" Cảnh mấy cậu học trò nhỏ"áoquần tươm tất, nhí nhảnh" gọi tên nhau trao sách vở cho nhau xem Con đường đếntrường của tuổi thơ đong vui như ngày hội Cảnh sân trường Mĩ Lý "dày đặc cảngười" áo quần sạch sẽ gương mặt tươi vui Cảnh học trò mới" bỡ ngỡ đứng nép bênngười thân" "ngập ngừng e sợ" Nhiều ước mơ" như con chim muốn bay" Cảnhnhững học trò mới nghe hồi trống trường" thúc vang dội cả lòng" hầu như chú bé nàocũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên " một mùi thơmlạ trong lớp; một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi cất cánh baycao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường đều làm cho chú học trò bé ngỡ ngàng
"thấy lạ và hay hay
- Trong truyện ngắn 4 lần Thanh Tịnh nói về tay mẹ: "mẹ tôi âu yếm dài và hẹp"bàn tay mẹ cầm bút thước cho con Lúc đứng xếp hàng con cảm thấy" có một bàn taydịu dàng" của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ Lúc đứa con trai" nức nở khóc" thìbàn tay mẹ hiền"một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc con" Có thể nói hình tượng bàntay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ
Trang 3Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng: +"Hàng năm cứ vào tựu trừng"
+ "Tôi quên thế nào được quang đãng"
Thật vậy, "Tôi đi học" là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của thơ rất thơ và xúcđộng
II Luyện tập ( 15' )
HS quan sát đoạn văn"hàng năm cứ vào cuối thu lòng tôi lại tưng bừng rộn rã"(" Tôi
đi học" của Thanh Tịnh")
? Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ các đầu câu trả lời đúng"
1 Đoạn văn trên thuộc thể loại gì?
a, Tiểu thuyết b, Hồi kí
c, Truyện ngắn d, Truyện dài
2 Đoạn văn trên có mấy từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ cảm xúc của con người?
a, Một tù b, Hai từ
c, Ba từ d, Bốn từ
3 Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" bắt đầu từ:
a, Buổi mai hôm ấy b, Hồi ấy
c, Ngày nay d, Một lần thấy em bé
4 Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ gì?
a, So sánh b, Ẩn dụ
c, Hoán dụ d, Nói quá
5 Nhận xét nào dưới đây nói đúng những yếu tố góp phần tạo nên chất thơ của tácgiả?
a, Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nhận của nhân vật"tôi" theo trình tựthời gian của buổi tựu trường
b, Có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức tạo lập văn bản: tự sự, miêu tả, biểucảm
c, Tình huống truyện chứa đựng chất thơ và các hình ảnh so sánh đậm chất chữ tình
d, Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâmtrạng dạt dào cảm xúc
- Chất thơ là nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Chất thơđược biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng dạt dào cảmxúc
- Chất thơ toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt "hiền từ" của ông đốc-> hình ảnh thầygiáo trẻ đón học trò mới vào lớp với "gương mặt tươi cười"
- Chất thơ thể hiện lòng mẹ rất yêu con
- Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, giọng văn nhẹ nhàng, trongsáng, gợi cảm
Trang 4- Xem lại bài "Trong lòng mẹ"
Ngày soạn: /9/2009 Ngày giảng: /9/2009
Tiết 2:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN BẢN:
TRONG LÒNG MẸ
I Mục tiêu bài dạy: Giúp HS:
1- Nắm được những đặc điểm, phẩm chất của nhân vật bé Hồng Phân tíchlàm nổI rõ tình cảm và tình yêu thương mẹ của chú bé
2- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật của HS
3- Giáo dục lòng yêu thương con người
“Trong lòng mẹ” là tập hồi kí của nhà văn Nguyên Hồng Tiết văn bản các em
đã được tìm hiểu kỹ và biết được tình cảnh đáng thương của chú bé Hồng Tiết học hômnay cô sẽ cùng các em đi phân tích và tìm hiểu kỹ hơn về nhân vật này
I Nội dung ôn tập: (22' )
I.Nhân vật bé Hồng trong đoạn trích: ''Trong lòng mẹ ''
? Em hãy nhắc lại tình cảnh đáng thương của bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”? (Tb)
- Cảnh ngộ của chú bé thật đáng thương: Mồ côi cha, mẹ chú lại phải xa con để đitha hương cầu thực, chú sống giữa sự ghẻ lạnh, hắt hủi của những người họ hàng caynghiệt
- Sống trong cảnh ngộ côi cút, vừa thiếu tình thương, vừa luôn bị xúc phạm, tuổi thơcủa chú đầy những đau đớn và tủi hờn
? Khi phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích ta cần chú ý những sự việc nào? (Kh)
- Hai sự việc: + Cuộc đối thoại với người cô
+ Niềm vui sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được gặp mẹ
? Qua đoạn trích ta cần hiểu và cảm nhận được điều gì về nhân vật bé Hồng? (G)
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng
Trang 5- Hiểu được tình yêu thương mãnh của chú bé Hồng đối với mẹ
? Nêu cảm nhận của em về cuộc đối thoại của chú bé Hồng với người cô? (Kh)
- Chúng ta biết năm 1937, trong bài thơ “Mồ côi” Tố Hữu viết:
Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hưu quạnh
Lướt mướt dưới hàng mưa
Và một năm sau trên tuần báo “Ngày nay” hồi ký “Những ngày thơ ấu của NguyênHồng ra mắt bạn đọc Nhân vật bé Hồng trong cuốn hồi ký cũng là một “con chimnon rũ cánh” Bố nghiện ngập gia đình sa sút trở nên bần cùng, Bố chết chưa đoạntang, ngườI mẹ trẻ lại chửa đẻ với người ta, “ nợ nần cùng quẫn quá” phải bỏ nhà, bỏquê vào Thanh Hoá kiếm ăn lần hồi Bé Hồng mồ côi bơ vơ sống trong sự ghẻ lạnhcủa họ hàng bên nội
Đọc “Trong lòng mẹ ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu đang đaukhổ, trái tim yêu thương của em vẫn dành cho ngườI mẹ một cách đằm thắm trọnvẹn
- Mồ côi cha cái mũ trắng của bé Hồng còn “cuốn băng đen”; mẹ phải đi tha hươngcầu thực Sống vớI những người họ hàng bên nội, chú còn bị người cô nanh ác, hiểmđộc nói xấu mẹ mình Mẫn cảm và thông minh, bé Hồng đã phát hiện ra “Những ýnghĩ cay độc…cười rất kịch của bà cô Mặc dù non một năm mẹ không một dòngnhắn gửi, không một đồng quà, nhưng trái tim của em với người mẹ đau khổ vẫntrọn vẹn Bà cô cố ý gieo vào lòng ngây thơ của em “những hoài nghi” để em “khinhmiệt và ruồng rẫy mẹ” Bé Hồng là đứa con hiếu thảo, cảm thông với hoàn cảnh của
mẹ Em quyết không để “những rắt tâm tanh bẩn" của cô xâm phạm đến “tình yêuthương và lòng kính mến mẹ”
- Bao nhiêu nước mắt của bé Hồng đã chảy xuống trước những lời cay độc của bà cô
“ mợ mày phát tài lắm ” “vào mà thăm em bé…” “ăn vận rách rưới, mắt mày xanhbủng, người gầy rạc đi…” gặt người quen thì “quay đi, lấy nón che…”…Mỗi lờinói, giọng cười của bà cô đã làm cho bé Hồng tủi nhục đau đớn Lúc thì em “cúi đầuxuống đất”, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay Lúc thì nước mắt dòng dòng rớt xuốnghai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm ở cổ Có lúc cổ họng em nghẹn ứ khóckhông ra tiếng Bé thương mẹ, cảm thông với mẹ
- Qua cuộc đối thoại với người cô, hình ảnh bé Hồng càng đáng yêu, đáng trọng.Những dòng nước mắt của em chứa chan bao tình thương mẹ Một người mẹ đaukhổ và đôn hậu
GV: Phần cuối chương “trong lòng mẹ nói lên lòng sung sướng của bé Hồng đượcgặp lại mẹ hiền sau một năn xa cách
? Hãy phân tích để thấy được cảm giác sung sướng khi bé Hồng được ở trong lòng mẹ?
- Phần cuối chương “Trong lòng mẹ” nói lên niềm sung sướng của bé Hồng khiđược gặp lại mẹ hiền sau một năm dài xa cách Thương mẹ nhiều, nhớ mẹ lắm, tinyêu mẹ nên bé Hồng mới có linh cảm khi “chợt thoáng …giống mẹ” em liền chạy
Trang 6theo gọi rối rít, Nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng khác nào người bộ hành giữa xamạc khao khát “một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm” như một cảnh vậtdạt dào niềm vui- xe chạy chầm chậm mẹ cầm nón vẫy con Con chạy kịp thở hồnghộc, trán đẫm mồ hôi Vui sướng cảm động con trèo lên xe mà “ríu cả chân lại” Mẹkéo tay con, xoa đầu con, con “nức nở” mẹ cũng “sụt sùi” Đã lâu rồi bé Hồng lạiđược nghe lời yêu thương Bao cử chỉ chân thành trìu mến hào quyện tình mẹ con.
Mẹ xốc con lên xe, lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho con, con ngắm nhìn gươngmặt mẹ, mẹ không còm cõi sơ xác như người cô nói Gương mặt mẹ tươi sáng Mộtmùi “thơ tho lạ thường” phả ra từ quần áo, từ hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhaitrầu của mẹ Con sung sướng được “ngả đầu vào cánh tay mẹ…khắp da thịt mình”
Từ việc miêu tả cụ thể những chi tiết, tình tiết của hai mẹ con gặp lại nhau saumột năm dài xa cách Bé Hồng với tấm lòng, tâm hồn trong sáng, ngây thơ và giàulòng hiếu thảo, em đã thổ lộ niềm vui sướng hạnh phúc của đứa con được sống tronglòng mẹ “ phảI bé lại…êm dịu cô cùng” Sự êm dịu ấy đã được khơi nguồn từ tìnhmẫu tử bao la Câu nói ấy của bé Hồng đã đen đến cho ta nhiều tình cảm chân thành
Bé Hồng mồ côi, hiếu thảo, rất thương yêu mẹ
“Trong lòng mẹ” là những trang hồi kí cảm động Nhân vật bé Hồng trong đaukhổ xa cách mẹ, trong cay đắng khi bà cô nói xấu mẹ, trong niền vui sướng hạnhphúc tột độ được gặp lại mẹ hiền, được mẹ vỗ về an ủi đều sáng bừng lên một tráitim yêu thương tha thiết, chân thành “những rung động cực điểm của một linh hồntrẻ dại” (Thạch Lam) Giọt nước mắt của bé Hồng là giọt nước mắt của đứa conhiếu thảo Trong bi kịch gia đình, bi kịch tuổi thơ, em càng thương mẹ hơn bao giờhết Đoạn văn ghi cảnh bé Hồng gặp lại mẹ là hay nhất, cảm động nhất Bé Hồng làhình ảnh đáng thương và đáng yêu nhất của bài ca “trong lòng mẹ”
II Luyện tập: (10' )
HS: Quan sát đoạn văn trong SGK:
“Xe chạy chầm chậm…về với cá em rồi mà”
1 Đoạn văn trên trong văn bản thuộc thể loại gì?
-Hồi ký
2 Đoạn văn diễn tả nội dung gì?
- Sự xúc động mãnh liệt, niềm hạnh phúc lớn lao xen lẫn tủi hờn của chú bé Hồngkhi được ở trong lòng mẹ
3 Hãy tìm từ cùng trường từ vựng với từ “khóc” trong đoạn văn?
Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên?
Trang 7* Bà cô thật lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm
* Bé Hồng thấu hiểu cảm thông trước cảnh ngộ éo le của mẹ, tin và thương yêu mẹbàng tình cảm vô cùng sâu sắc
* Niềm hạnh phúc vô bờ, cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khiđược ở trong lòng mẹ
3 Củng cố- luyện tập
Nhắc lại nghệ thuật -nội dung của bài
4 Hướng dẫn HS học bài(2’)
-Phân tích lại nhân vật bé Hồng
- Chuẩn bị: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Trang 8Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 3:
LUYỆN TẬP TÍNH THỐNG NHẤT VỀ
CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Củng cố kiến thức đã học về tính thống nhất ở chủ đề của văn bản: Chủ đề
là gì? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở yếu tố nào? Để tìm hiểu tính thống nhất củavăn bản thể hiện ở yếu tố nào cần chú ý đến điều gì?
2.Bước đầu biết cách tạo lập văn bản có tính thống nhất về chủ đề
3.Biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần saocho văn bản tập chung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình
? Hãy nhắc lại chủ đề của văn bản là gì? (Tb)
? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? (Kh)
? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào trong v/b? (kh)
GV: Tính thống nhất về chủ đề trong v/b là một trong những đặc trưng quan trọng tạonên v/b, phân biệt v/b với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa.Đặc trưng này của v/b liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết
? Gọi HS đọc văn bản “Rừng…”SGK 9T13)
? Văn bản nói về đối tượng nào? Và vấn đề gì?
? Các đoạn văn trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào?
? Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? Vì sao?
? Nêu chủ đề của văn bản: “rừng cọ quê tôi”?
Trang 93 Những phương diện thể hiện tính thống nhất về chủ đề trong văn bản:
- Văn bản phải có tính thống nhất về chủ đề Tính thống nhất này thể hiện ở chỗ: vănbản có đối tượng xác định, có tính mạch lạc, tất cả các yếu tố của văn bản đều tậptrung thể hiện ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả
- Một văn bản không mạch lạc, không có tính liên kết là văn bản không đảm bảo tínhthống nhất về chủ đề, mặt khác chính đặc trưng thống nhất về chủ đề làm cho văn bảnmạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn
Tính thống nhất về chủ đề của v/b được thể hiện trên cả hai bình diện: nội dung vàcấu trúc hình thức
+ Về nội dung: VB cần phải xác định được đề tài (đối tượng phản ánh) cần phải cóđích hay chủ định của chủ thể tạo văn bản, tức là bày tỏ một ý kiến, một quan niệm,một cảm xúc nào đó nhằm tác động đến người đọc về nhận thức, hành động, tình cảm.Mọi phần v/b, chi tiết trong v/b đều trực tiếp hay gián tiếp thể hiện chủ định này củachủ thể v/b
+ Về hình thức: Tính thống nhất về chủ đề của v/b được thể hiện qua nhan đề, sự sắpxếp các phần mục, tính thống nhất của đơn vị ngôn ngữ trong v/ b nghĩa là chúng sửdụng, bổ xung, hoà nhập, tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, hành động và tìnhcảm của người đọc
Khi nói đến tính thống nhất về ngôn ngữ ta thường nghĩ tới tính thống nhất về mặt
từ ngữ, về các cấu trúc ngữ pháp trong văn bản Việc sử dụng hệ thống từ ngữ chủ đề(các từ ngữ được lặp đi lặp lại, các từ ngữ lặp lại nội dung bằng cách thế đại từ, thếđồng nghĩa, gần nghĩa) góp phần quan trọng tạo nên tính thống nhất đó
II Luyện tập: (25’)
1 Bài tập 1:
Phân tích tính thống nhất về chủ đề của v.b “Rừng cọ quê tôi”
+ Đối tượng: Rừng cọ
+ Vấn đề: Tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê hương mình
- Theo một thứ tự không gian: Nói về cây cọ, sự gắn bó với cây cọ của gia đình, nhàtrường, quê hương…
- Không thay đổi trật tự sắp xếp này được vì văn bản có tính thống nhất về chủ đề
- Sự gắn bó và tình cảm tha thiết, tự hào của tác giả đối với rừng cọ quê hương
Trang 102 Bài tập 2:
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nói về chủ đề của văn bản
A Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản
B Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản
C Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng tình cảm thể hiện trong văn bản
D Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản
A Văn bản có đối tượng xác định
Ngày soạn: Ngày giảng: 9.11.2008
Tiết 4:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN VÀ LIÊN KẾT
CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
B Phần thể hiện trên lớp:
* Ổn định: (1’) 8C:
I Kiểm tra : Kết hợp trong giờ học
II Bài mới:
Các em đã nắm được các vấn đề co bản của đoạn văn và liên kết các đoạn trong văn bản Để củng cố khắc sâu hơn nữa về kiến thức này Hôm nay cô trò chúng ta cùng ôn luyện lại
Trang 11? Thế nào là đoạn văn?
HS: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
? Em hiểu thế nào là câu chủ đề? Và từ ngữ chủ đề?
HS: Từ ngữ chủ đề: Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt
+ Câu chủ đề: mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính Vị trí câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn
Các câu khác trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành
? Tại sao phải liên kết các đoạn văn trong văn bản và thường dùng các phương tiện liên kết nào?
HS: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng
- Có thể sử dụng các liên tiện liên kết chủ yếu sau:
+ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê
so sánh đối lập, tổng kết, khái quát
+ Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
Với câu chủ đề “lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêunước của nhân dân ta”
? Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch sau đó biến đổi thành đoạn văn qui nạp (từ 4- 6 câu)
- HS viết 15’
- Gọi HS đọc bài viết của mình
HS nhận xét -> gv nhận xét
VD: Đoạn văn theo cách diễn dịch:
Lịch sử nước ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của
DT ta Đó là những chiến công vẻ vang từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,
Lê Lợi, Quang Trung Đó là những chiến thắng lẫy lừng chấn động địa cầu Điện BiênPhủ năm 1954 Đó là đạI thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đát nước
Chuyển thành đoạn văn qui nạp:
Chúng ta tự hào về những chiến công vẻ vang từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…Nối tiếp tinh thần của các vị anh hùng đó dân tộc
ta đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ 1945 và đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của DT ta
Trang 12Trong một bài viết về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, mộtbạn HS đã viết câu chuyển đoạn như sau:
“ Song Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà là câu chuyện xúc động về một người có nhân cách cao quí”
? Hãy cho biết với câu chuyển đoạn đó thì đoạn văn trước sẽ nói về chủ đề gì?
HS: Dựa vào nội dung của câu chuyển đoạn ta có thể xác định đoạn văn trước đó nói
về số phận bi thảm của lão Hạc: Người nông dân trong XH cũ
? Câu chuyển đoạn trên cho biết đoạn văn chứa nó phải nói về chủ đề gì?
HS: Đoạn văn chứa nó phải nói về nhân cách cao quí của Lão Hạc
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan: “cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”
HS: viết 8’
Gọi 1 HS đọc bài viết của mình
VD: Với tên Cai Lệ lẻo khẻo (Vì nghiện ngập) chị chỉ cần một động tác : “túm” lấy
cổ hắn ấn “dúi” ra của hắn đã ngã chỏng kèo trên mặt đất Chi tiết đó cho thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu đối lập với hình ảnh, bộ dạng hết sứcthảm hại, hài hước của tên tay sai bị chị ra đòn Ngòi bút miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ đúng là một “ tuyệt khéo” ngòi bút của tác giả thật linh hoạt, sốngđộng mà rất rõ nét
I Lí thuyết
1 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
2 Liên kết các đoạn văn trong văn bản
II Luyện tập:
1 Bài tập 3 SGK (T2 Bài tập 23 Bài tập 3:
III Hướng dẫn HS học bài: (2’)
+ Ôn lạ lý thuyết tập làm văn
+ Đọc các bài văn tham khảo cách viết câu, từ ngữ chuyển đoạn
+ Xem lại văn bản “Tức nước vỡ bờ”
Trang 13Ngày soạn: 26/9/2009 Ngày giảng: 30/ 9 /2009
Tiết 5:
THẢO LUẬN VĂN BẢN: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I Mục tiêu : Giúp HS:
1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản về phần tác giả, tác phẩm.
2 Kĩ năng: Từ văn bản HS biết cách phân tích những đoạn văn, những nhân vật trong
đoạn trích
3 Thái độ:Từ văn bản HS thấy được ý nghĩa của vấn đề “Tức nước vỡ bờ” Giáo dục HS
tình cảm yêu thích nhân vật văn học điển hình
II Chuẩn bị:
+ Thầy: Đọc SGK- SGV- Tham khảo sách “Bồi dưỡng và nâng cao ngữ văn THCS lớp 8”- Sách tư liệu ngữ văn 8- Soạn giáo án
+ Trò: Học bài- đọc lại văn bản “Tức nước vỡ bờ”
III Tiến trình bài dạy
2 Bài mới Giáo viên ghi đầu bài lên bảng
? Em hãy nêu vài nét chính về tác, tác phẩm (Tb)
+ Ngô Tất Tố (1893- 1954) quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh,
Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân
+ Ông là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị;một nhà báo tiến bộ giàu tính chiến đấu, một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách
mạng Sau cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền phục vụ kháng
chiến chống pháp Ngô Tất Tố được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
+ Tác phẩm chính: Tiểu thuyết “Tắt đèn” (1939), Lều chõng (1940) phóng sự: “việc làng” (1940)
+ Tiểu thuyết “Tắt đèn” (đăng báo 1937, in thành sách lần đầu năm 1939) là tác phẩmtiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930- 1945
? Nêu khái quát nội dung của văn bản “tức nước vỡ bờ” (Kh)
Khắc hoạ rõ nét bộ mặt tàn ác, đểu cáng không chút tính người của tên Cai Lệ và
người nhà Lý Trưởng, mà chủ yếu nêu lên và ca ngợi một phẩm chất đẹp đẽ của
Trang 14người nông dân nghèo khổ trong chế độ cũ: Đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ác
áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình yêu thương chồng con vô bờ bến Ngô Tất Tố đã nhìn thấy khả năng phản kháng tiềm tàngvốn là bản chất của người nông dân lao động nước ta
? Điểm nổi bật về nghệ thuật của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là gì? (Tb)
Tình huống truyện hấp dẫn thể hiện nổi bật mối xung đột, ngòi bút miêu tả sinh động, ngôn ngữ nhân vật rất tự nhiên, đúng với tính cách của từng nhân vật
? Khi bọn tay sai xông đến nhà, tình thế của chị Dậu ra sao? Tb)
+ Vụ thuế đang trong thời điểm gay go nhất; quan sắp về tận làng để đốc thuế; bọn taysai càng hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, đem ra đình làng cùm kẹp…
+ Chị Dậu mặc dù đã phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để nộp xuất thuế cho chồng, nhưng bọn hào lý lại bắt nhà chị phải nộp cả thuế cho người em chồng chết từ năm ngoái, chúng xông vào nã thuế, chắc chắn sẽ không buông tha anh, mà anh Dậu thì “đang ốm rề rề” tưởng như đã chết đêm qua, giờ đây mới tỉnh lại, nếu lại bị chúng đánh trói lần này nữa thì mạng sống khó mà giữ được…Tất cả vấn đề đối với chị Dậu lúc này là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy
? Hãy phân tích nhân vật Cai Lệ? (Kh)
+ Đây là tên tay sai chuyên nghiệp> Đánh trói người là “nghề” của hắn, được hắn làmvới một kĩ thuật thành thạo và sự say mê Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không
hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn, vì hắn đại diện cho “nhà nước”, nhân danh
“phép nước” để hành động Vì vậy, có thể nói tên Cai Lệ vô danh không chút tính người đó là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ.+ Tính cách hung bạo dã thú của tên tay sai chuyên nghiệp đó được thể hiện đậm nét
và nhất quán
+ Những từ ngữ gắn liền với những chi tiết thuật tả về nhân vật này: Sầm sập tiến vào,trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp… + Ngôn ngữ của hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm…; giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ
Chuyển: Bên cạch nhân vật chị cai lệ trong văn bản còn hiện rõ nét, cụ thể nhân vật
chị Dậu Chúng ta tiếp tục thảo luận nhân vật chị Dậu trong đoạn trích
? Nhân vật chị Dậu được nhà văn miêu tả như thế nào? Em hãy phân tích? (G)
+ Khi bọn tay sai “sầm sập tiến vào”, chị Dậu vừa “rón rén” bưng bát cháo lên cho anh Dậu, đang hồi hộp “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không” Anh Dậu ốm yếu, quá khiếp đảm đã “lăn đùng ra không nói được câu gì”, chỉ còn một mình chị Dậu đứng ra đối phó với “lũ ác nhân” đó Lúc này, tính mạng của anh Dậu nằm cả trong tay chị Dậu
+ Ban đầu chị “van xin tha thiết” bọn tay sai hung hãn đang nhân danh “phép nước”
“người nhà nước” để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang…có tội nên chị phải van xin, vả lại kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp
cổ bé họng biết rõ thân phạn mình, cùng với bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhục khiến
Trang 15chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của “ông cai”
+ Nhưng đến khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời, đáp lại chị bằng những quả “bịch” vào ngực và cứ xông đến anh Dậu, thì chỉ đến khi ấy, chị Dậu mới hình như tức quá không thể chịu được, đã liều mạng cự lại”
? Sự “cự lại” của chị Dậu là một quá trình và bao gồm mấy bước ? em hãy chỉ rõ? (G)
- Sự “cự lại” của chị Dậu cũng có một quá trình gồm 2 bước:
+Thoạt đầu, chị “cự lại” bằng lý lẽ: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”, Thực ra chị không nói pháp luật mà chỉ nói với cái lý đương nhiên, cái đạo lý tối thiểu của con người Lúc này chị đã vô tình thay đổi cách xưng hô (không còn xưng cháu gọi cai lệ là ông mà là tôi- ông
Bằng sự thay đổi đó, chị Dậu đã đứng thẳng lên có vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ
+ Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: “chị nghiến hàm răng:
-Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem” Chị chẳng những không còn xưng hô ông cháu mà cũng không phải tôi- ông như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng bà gọi tên cai lệ bằng “mày” Đó là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận, khinh bỉ cao đọ, đồng thời khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù” đè bẹp đối phương Lần này chị Dậu không đấu lý (vì tên cai lệ không còn chút xíu lương tri, lương tâm nào để hiểu lý nữa) mà ra tay đấu lực với chúng
? Em hãy nêu nhận định khái quát về nhân vật chị Dậu? (Kh)
? Nêu ý nghĩa của vấn đề “Tức nước vỡ bờ”?
Kinh nghiệm dân gian được đúc kết trong tục ngữ đó đã bắt gặp sự khám phá chân
lý đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố, được ông thể hiện thật sinh động, đầy thuyết phục Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô zíc hiện thực “tức nước vỡ bờ” có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lý: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác Vì vậy mà tuy tác giả “tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng Ngô Tất Tố với tác phẩm “Tắt đèn” đã “xui người nông dân nổi loạn” Ngô Tất Tố chưa nhận thức được nên chưa chỉ ra con đường đấu tranh CM tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ nhà văn đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của sự “vỡ bờ” đó Và không phải quá lời… cảnh
“tức nước vỡ bờ” trong đoạn trích đã dự báo cơn bão táp quần chúng nông dân nổi dậy sau này
I Thảo luận văn bản “Tức nước vỡ bờ” (34’)
1 Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến
+ Đã bán con, bán đàn chó bán cả gánh khoai để nộp sưu cho chồng
+ Anh Dậu đang ốm lại bị bọn tay sai đánh tưởng không sống nổi
2 Nhân vật Cai Lệ:
Trang 16* Cai lệ độc ác, bất nhân, tàn bạo.
3 Nhân vật chị Dậu:
Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu
đựng, nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, mộttinh thần phản kháng tiềm tàng, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt thể hiện một thái độ bất khuất
3 Củng cố Nhắc lại kiến thức cơ bản
4 Hướng dẫn HS học bài: (3’)
+ Học bài đọc lại văn bản
+ Phân tích lại nhân vật chị Dậu
+ Nắm được ND và nghệ thuật của văn bản
+ Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập tóm tắt VB tự sự
Ngày soạn: /10/2009 Ngày giảng: /10/2009
Tiết 6:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I Mục tiêu : Giúp Học sinh:
1 Kiến thức: Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sụ trên cơ sở hiểu
được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt các văn bản đã học.
3 Thái độ: Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến môn ngữ văn.
? Khi tóm tắt văn bản cần chú ý điều gì? (Kh)
? Nêu các bước tóm tắt văn bản? (Tb)
? Nêu những sự việc tiêu biểu, các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡbờ” và viết một văn bản tóm tắt?
? Trong một cuộc thảo luận ở nhóm về việc tóm tắt văn bản “Lão Hạc”, có ý kiến cho
Trang 17rằng khi tóm tắt không cần phải lựa chọn nhân vật Binh Tư và chi tiết: Lão Hạc xin Binh Tư bả chó vì không phải là nhân vật chính và chi tiết đó không cần thiết Kết thúc truyện chúng ta đều biết lão Hạc chết vì bả chó Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao?
? Có ý kiến cho rằng văn bản “Tôi di học” của Thanh Tịnh; “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt Em thấy có đúng không? Vì sao?
I Lý thuyết:
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó
- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt
II Luyện tập (30’)
1 Bài tập 1 (T.62)
* Các sự việc tiêu biểu:
+ Anh Dậu bị ốm, chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn
+ Cai Lệ và người nhà Lý trưởng sầm sập tiến vào đe doạ và bắt anh Dậu nộp tiền sưu
+ Chị Dậu thiết tha xin khất tiền sưu
+ Cai Lệ định trói anh Dậu nêm chị Dậu tiến lại tiếp tục van xin
+ Cai lệ chẳng những không tha mà còn bịch luôn vào ngực chị Dậu
+ Chị Dậu tức quá cự lại, liền bị cai Lệ tát
+ Chị Dậu túm lấy cổ tên cai Lệ, ấn dúi ra cửa, làm hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất.+ Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến cũng bị chị lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm
* Viết tóm tắt:
Anh Dậu đang bị ốm, nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn Vừa run rẩy đưa bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập bước vào đe doạ và bắt anh Dậu nộp sưu Anh Dậu hoảng quá lăn đùng ra Chị Dậu thiết tha xin khất, nhưng chúng không nghe Cai lệ định đánh trói anh Dậu, nên chị Dậu tiếp tục van xin tha cho chồng Cai lệ chẳng những không tha mà còn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch Chị Dậu tức quá không chịu được, liều mạng
cự lại Cai lệ tiếp tục nhảy vào trói anh Dậu Chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà
lý trưởng với sức mạnh của tình thương yêu chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng Chị túm lấy cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, người nhà lý trưởng bị chị lẳng một cái
ra thềm
2 Bài tập 3:
Ý kiến đó không hợp lý vì: Binh Tư dù không phải là nhân vật chính nhưng là một nhân vật quan trọng, là một “điểm nhìn” về lão Hạc Nam Cao muốn đặt nhân vật trong nhiều điểm nhìn để nhân vật hiện lên với tất cả sự phong phú phức tạp của tính cách và số phận Hơn nữa cuối truyện người đọc đều biết lão Hạc chết vì bả chó
Trang 18Nhưng chi tiết lão Hạc xin Binh Tư bả chó trong truyện là một chi tiết nghệ thuật, nhưmột phép thử đối với phẩm chất của lão Hạc và cũng góp phần tạo nên sự bất ngờ đối với ngườI đọc.
3 Bài tập 4:
- Những tác phẩm có cốt truyện hay, có mở đầu có phát triển, có kết thúc rõ ràng, có
sự việc, nhân vật và hành động thường dễ tóm tắt
- Những văn bản tự sự giàu chất thơ (truyện ngắn trữ tình) ít sự việc và hành động ở
đó các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật… những tác phẩm đó khó tóm tắt
Mặc dù vậy những văn bản đó chúng ta vẫn có thể tóm tắt được
4 Bài tập 5: (Sánh bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8) (câu 17- T 38)
a, Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng
b, Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lý
c, Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó
d, Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
* trả lời:
Trình tự hợp lý: c,a,b,d
3 Củng cố: Nhắc lại kiến thức cơ bản
4 Hướng dẫn học sinh học bài:
Trang 19Tiết 7 Tiếng việt
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I Mục tiêu : Giúp học sinh
1 Kiến thức: ôn tập thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngônngữ đã học như đồng nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá… tạo điều kiện cho việc học Tậplàm văn
2 Kĩ năng :lập trường từ vựng
3 Thái độ: ý thức sử dụng trường từ vựng khi nói viết.
II Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III Tiến trình bài dạy:
* Ổn định: Kiểm tra sĩ số /32
1 Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi: Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi nào? Được coi là nghĩa hẹp khi nào? Lấy
.*Vào bài(1') Tiết học trước chúng ta đã được học về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ,
đó là mối quan hệ bao hàm Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được cung cấp mộtkhái niệm mới trong ngôn ngữ học hiện đại, đó là khái niệm trường từ vựng
2 Bài mới GV ghi đầu bài
- Các từ in đậm nằm trong mối quan hệ bao hàm (về nghĩa) của từ :con người
?TB:Giải nghĩa từ in đậm trong ví dụ?
Mặt: phần phía trước, từ trán đến cằm, hay phần trước của đầu người hay động vật
- Da: lớp mô bọc ngoài cơ thể người và một số động vật
- Gò má: chỗ hai bên má ít nhiều nổi cao lên ở bên dưới góc ngoài của mắt
- Đùi: phần của chi dưới từ háng đến đầu gối
Trang 20- Đầu: phần trên cùng của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
- Cánh tay: bộ phận của tay từ bả vai đến cổ tay
- Miệng: bộ phận phía trước trên mặt người hay của đầu động vật, dùng để ăn, và (ở người)dùng để nói
? TB Các từ trên có nét chung nào về nghĩa?
Cùng có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận trên cơ thể con người
GV Các từ in đậm nằm trong mối quan hệ bao hàm về nghĩa chỉ con người, các từ in đậmtrên cùng một trường từ vựng chỉ người
? TB Thế nào là trường từ vựng?
2 Bài học
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
TB Hãy tìm trường từ vựng của từ: mắt?
- Mí mắt, lòng đen, lòng trắng: bộ phận của mắt Danh từ
- Lờ đờ, đờ đẫn, sắc: đặc điểm của mắt Tính từ
- Quáng, chói, hoa, cộm: cảm giác của mắt Tính từ
- Mù, loà, viễn thị, cận thị: bệnh của mắt Danh từ
- Ngó, liếc, nhìn, nhòm: hoạt động của mắt Động từ
?KH Các từ: lòng đen, lòng trắng có cùng một nét nghĩa chung nào?
Như vậy: một tr ường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
? KH:Qua ví dụ trên em có suy nghĩ gì về trường từ vựng?
2 Lưu ý
a Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn (trường từ vựng có
tính hệ thống)
b Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
c Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d Trong thơ văn, trong cuộc sống hàng ngày người ta thường dùng cách chuyển trường từ
vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, ẩn dụ,
so sánh…)
II Luyện tập 16’
Trang 211 Bài tập 1
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Tìm những trường từ vựng “Người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ”?
- Mẹ, mợ, cô, thầy, cậu, em, cháu
- trường từ vựng : người ruột thịt :mẹ, mợ,cô, thầy, cậu ,em ,cháu.
Các từ in đậm trong SGK thuộc trường từ vựng nào?
- Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm.
- Thuộc trường từ vựng “Thái độ”
Đọc yêu cầu bài tập và làm việc theo nhóm
Xếp các từ vào trường từ vựng của nó?
- Trường từ vựng khứu giác: mũi, thơm, điếc, thính
- Trường từ vựng thính giác: tai, nghe, rõ, điếc, thính
Lưu ý: điếc, thính đều nằm ở hai trường trên có thể gọi là mũi điếc, mũi thính hay tai điếc,tai thính
3 Củng cố: Nhắc lại kiến thức
4 Hướng dẫn HS học bài:
+ Xem lại văn bản “Lão Hạc”
Ngày soạn: 26/10/2009 Ngày giảng: 28/10/2009
Trang 22CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT LÃO HẠC
I Mục tiêu :
1 Kiến thức;Giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật Lão Hạc qua tác phẩm cùng
tên của nhà văn Nam Cao
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh.
3 Thái độ:Giáo dục các em tình yêu con người nghèo khổ, đồng cảm, nhân hậu giàu lòng
vị tha
II Chuẩn bị:
- Thầy : Soạn giáo án- SGK- SGV
- Trò: Xem lại văn bản “Lão Hạc”
III Tiến trình bài dạy
* Ổn định: (1’) Sĩ số /33
1 Kiểm tra: Kết hợp trong giờ học.
* Vào bài Các em đã làm quen với văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao
Nhân vật lão Hạc hẳn đã để lại trong tâm trí các em những cảm nhận, suy nghĩ hay về nhânvật lão Hạc Tiết học hôm nay các em có cơ hội bộc lộ cảm nhận của mình về lão Hạc
2 Bài mới
I Ôn lại nội dung văn bản
? Hãy tóm tắt các sự việc chính được kể trong văn bản “Lão Hạc”?
HS: Sau khi buộc phải bán cậu vàng” lão Hạc sang nhà ông giáo kể việc này và nhờcậy ông giáo gửi giúp ba sào vườn cho con trai sau này cùng với 30 đồng bạc dànhdụm để khi chết có tiền ma chay
+ Sau đó khi không còn gì để ăn, lão Hạc đã xin bả chó để tự đầu độc Cái chết củalão vật vã, thê thảm Tác giả (nhân Vật ông giáo) được chứng kiến và kể lại những sựviệc này vơi niềm thương cảm chân thành
? Theo dõi đoạn truyện kể việc lão Hạc nhờ cậy ông giáo mảnh vườn và món tiền có ý nghĩa như thế nào đốI với lão Hạc?
HS: Mảnh vườn là tài sản duy nhất lão Hạc có thể dành cho con trai Mảnh vườn ấygắn vớI danh dự bổ phận của ngườI làm cha
+ Món tiền 30 đồng do cả đời dành dụm sẽ được dùng phòng khi lão chết có tiền machay Món tiền ấy mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm người
? Em có suy nghí gì về việc lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ trong cảnh ngộ gần như không kiếm được gì để ăn?
HS: Sự việc này cho thấy lão Hạc là người tự trọng không để người đời thương hạihoặc xem thường
GV: Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc, ông Giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn.Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông Giáo lại nghĩ: “Không Cuộc đờichưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”
? Em hiểu ý nghĩ đó của ông Giáo như thế nào?
HS: Cuộc đời thật đáng buồn vì đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lươngthiện như lão Hạc thành kẻ trộm cắp như Binh Tư Đáng buồn vì đáng để ta thất vọng
Trang 23+ Cái nghĩa khác của cuộc đời đáng buồn đó là một con người lương thiện như lãoHạc đành phải chết chỉ vì không còn tìm đâu ra miếng ăn tối thiểu hàng ngày.
+ Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn vì không có gì có thể huỷ hoại được nhân phẩmngười lương thiện như lão Hạc để ta có có quyền hy vọng tin tưởng ở con người
? Nhân vật ông Giáo trong văn bản “ Lão Hạc” là hình ảnh của Nam Cao Từ nhân vật này em hiểu gì về tác giả Nam Cao?
HS: Thảo luận nhóm (5’)
- ĐạI diện nhóm trả lời:
+ Nam cao là nhà văn của những người lao động nghèo khổ mà lương thiện
+ Nam Cao giàu lòng thương người nghèo + Nam Cao có lòng tin mãnh liệt vàonhững phẩm chất tốt tốt đẹp của người lao động
HS: Viết bài đảm bảo các ý sau:
a, Lão Hạc là người cha thương con hết lòng:
+ Lão không dám xẵng lời mà tìm cách khuyên giải đứa con dằn lòng tìm cách khác.+ Khi con từ biệt đi phu đồn điền lão chỉ biết khóc
+ Lão nuôi con chó vàng như giữ gìn kỷ vật của con mình Lão nuôi con chó vàngnhư nuôi niêm hy vọng ngày con trở về
+ Lão bòn mót thu vén hoa lợi từ ba sào vườn cất riêng cho con trai Lão nhờ ôngGiáo giữ hộ ba sào vườn để trao lại cho con trai mình thì tìm đến cái chết
+ Tình thương của lão thật là vị tha, cao đẹp
b, Lão Hạc là một người nông dân trung hậu
+ Lão coi mảnh vườn là công lao thắt lưng buộc bụng của vợ và phải giữ gìn cho con.+ Khi bán cậu vàng lão ân hận mãi
+ Lão chuẩn bị cho cái chết của mình thật chu đáo và tự trọng: Gửi tiền cho ông Giáo.Cái chết của lão vật vã, đau đớn làm đau lòng người đọc
HS: Viết bài trong thời gian 10’
GV: Gọi HS đọc bài -> nhận xét -> bổ xung
2 Bài tập thực hành:
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc
3 Củng cố: Nhắc lại kiến thức
4 Hướng dẫn HS học bài:
Trang 24+ Xem lại văn bản “Lão Hạc”
Ngày soạn : /11
./09 Ngày dạy /11/ 2009
Tiết 9 LT từ tượng hình, từ tượng thanh
Trang 25
I Mục tiêu bài dayj: Giúp hs :
1 Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh
2.Ki năng : sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hìnhtượng, tính biểu cảm trong giao tiếp
3 Thái độ: Có ý thức biểu cảm trong giao tiếp
II Chuẩn bị
1- GV : nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án, bảng phụ
2- HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi
III Tiến trình bài dạy
* ổn định tổ chức :
1 Kiểm tra bài cũ : (5’) Kiểm tra miệng
1 Câu hỏi : Thế nào là trường từ vựng ? cho ví dụ ?
2 Đ áp án : (5 điểm) Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về
? Em hiểu thế nào là từ tượng hình ? lấy ví dụ ?
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, đường nét, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ : hì hục, rón rén, Gợi ra cách làm việc, dáng đi
- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Tây Tiến- Quang Dũng)
? Thế nào là từ tượng thanh ? cho ví dụ ?
- Từ tượng thanh : là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ : Văng vẳng tai nghe tiếng chích chèo,
Lặng đi kẻo động khách làng quê
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê
Quyên đã gọi hè quang quác quác,
Gà rừng gáy sáng tẻ tè te.
Lại còn giục giã về hay ở,
Trang 26Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe
(Chim chích choè - Nguyễn Khuyến)
- Thông thường các từ tượng hình, từ tượng thanh là các từ láy Tuy nhiên cũng có những
từ tượng hình, từ tượng thanh không phải là từ láy mà là từ đơn, từ ghép
Ví dụ : ầm, ào, xốp, xoảng, cười thầm, cười nụ,
2 Công dụng
? Em có nhận xét gì về công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh ?
- Do tính chất gợi hình và mô phỏng âm thanh, từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được
hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động như trong cuộc sống nên có sức biểu cảm cao Vì vậy chúng được sd nhiều trong văn miêu tả, văn biểu cảm, văn tự sự.
- Ví dụ : Anh Hoàng ra đi Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở HN anh mặc quần áo tây cả bộ, trong chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.
(Đôi mắt- Nam Cao)
- Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ láy nên có giá trị lớn trong việc diễn đạt nội dung, mỗi lần nó xuất hiện trong thơ, thì hình tượng thơ, cảm xúc thơ đầy ấn tượng, thi vị Thơ nên hoạ, nên nhạc.
Ví dụ : Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
(Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh)
II
Luyện tập
1 Bài tập 1
? Tìm các từ tượng hình và các từ tượng thanh trong các ví dụ sau :
a Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
b Ôi từ không đến có
Xảy ra như thế nào
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rì rào
c Trong làn nắng ửng khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang
d Trời thu trong vắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu
- Gợi ý : lạnh lẽo, tẻo teo, hây hây, rì rào, lấm tấm, sột soạt, lơ phơ, hắt hiu.
? Em hãy đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được ?
Ví dụ : - Ngoài đồng, lúa đã lấm tấm vàng
2 Bài tập 2
? Tìm các từ tượng thanh gợi tả âm thanh của :
+ Tiếng nước chảy : róc rách, ầm ầm, tí tách,
Trang 27+ Tiếng gió thổi : vi vu, xào xạc,
+ Tiếng vật va vào nhau : loảng xoảng,
và trông tủn ngủn như ngắn quá Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở HN anh mặc quần
áo tây cả bộ, trong chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.
(Đôi mắt- Nam Cao)
- Tất cả những từ in đậm là từ tượng hình Nhà văn sd từ tượng hình trong đoạn văn dểnhằm lột tả cái béo trong dáng điệu của nhân vật Hoàng
5 Bài tập 5
? Viết một đoạn văn ngắn có sd từ tượng hình, từ tượng thanh ?
HS tự viết dựa trên kiến thức đã học về từ tượng hình và từ tượng thanh
3 Củng cố:
4 Hướng dẫn hs học bài và làm bài (1’)
- Học và nắm chắc lí thuyết
- Xem và làm lại các bài tập đã làm trong sgk
- Tập sáng tác thơ có sd từ tượng hình, từ tượng thanh
1 Kiến thức: Giúp học sinh nhớ lại nhiệm vụ của từng phần trong bố cục bài văn tự sự kết
hợp với miêu tả, biểu cảm, để viết bài cho tốt
2 Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết bài (các đoạn phần thân bài) một cách thành thạo.
3 Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tập viết đoạn văn, bài văn hay, đúng.
II Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu SGK- SGV- Soạn giáo án
Trang 28- Trò: Ôn lại lý thuyết văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, xem lại các dàn bài ở tiếttập làm văn.
III: Tiến trình bài dạy
2 Bài mới:
? Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự? (Tb)
? Em hiểu đoạn văn là gì? (Tb)
? Chỉ ra các phương tiện liên kết chủ yếu thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn? (Kh?Dàn ý của bài văn tự sự gồm những phần nào? Nêu nhiệm vụ của từng phần?
HS: Viết trong khoảng 15’
? Gọi 2 HS trình bày - nhận xét sủa chữa
GV: Đọc đoạn văn để HS tham khảo
HẾT TIẾT MỘT viết trong 15’
Gọi 2 học sinh trình bày- nhận xét
GV đọc bài viết để HS tham khảo
? Mở bài cần nêu những ý chính nào? (Tb)
GV: Có thể giới thiệu việc phát hiện ra hoàn cảnh khó khăn của bạn
? Nêu ý chính của phần thân bài?
? Cần làm gì ở phần kết bài?
HS: Viết phần mở bài (10’)
Gọi 2 HS trình bày- Lớp nhận xét bổ sung
? Viết ý đầu phần thân bài (10’)
Gọi 1-2 HS trình bày lớp nhận xét - bổ sung
I Hệ thống lý thuyết: (20’)
1 Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Trong văn bản tự sự rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc mà khi kể thườngđan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn
2 Đoạn văn và cách trình bày nội dung trong một đoạn văn
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng,kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
- Trình bày nội dung đoạn văn theo phép diễn dịch, phép qui nạp, phép song hành…
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các từ thể hiện ý liệt kê,
Trang 29so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát.
- Dùng câu nối
3 Dàn ý bài văn tự sự:
- Mở bài: thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện
- Thân bài: kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, thường kết hợpmiêu tả và biểu cảm
- Kết bài: nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc
II Luyện tập: (25’)
1 Bài tập 1 (SGK T.84)
Đề: Đóng vai ông Giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bánchó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ
Đoạn văn mẫu:
Tôi đang ngồi nghĩ vẩn vơ về những người hàng xóm đang sống quanh tôi thì thấylão Hạc đằng hắng bước vào Tôi vội kéo ghế mời lão ngồi rồi thông điếu bỏ thuốcmời lão hút nhưng lão không hút ngay, nhìn ánh mắt rầu rầu tôi liền hỏi lão có việc gì.Lão buồn bã đáp lại lời tôi việc lão bán con Vàng Nhìn đôi mắt ngân ngấn nước mắttôi an ủi lão cho qua chuyện nhưng không ngờ tôi đã làm khơi dậy nỗi đau trong lònglão Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những giọt nước mắt trào ra, những giọt nước mắttrào ra chảy tràn trên khuôn mặt nhăn nhúm như quả táo tàu khô, cái miệng lão méoxệch, lão bật khóc hu hu như một đứa trẻ Lần đầu tiên tôi thấy một người già khócnhư thế, lòng tôi xót xa thương lão vô cùng bật ra tiếng gọi: Lão Hạc ơi! sao cái thânlão lại khổ đến thế
- Kể về người bạn và hoàn cảnh gia đình bạn
+ Hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
+ Hoàn cảnh đó ảnh hưởng đến học tập ra sao
Trang 30+ Những khó khăn đó bạn đã cố gắng nhưng khó vượt qua
- Kể lại kế hoạch, tổ chức giúp đỡ bạn
+ Những ai tham gia
+ Những việc làm cụ thể: Vạch kế hoạch, thực hiện kế hoạch như thế nào
- Kể về những chuyển biến trong tư tưởng, kết quả học tập của bạn
- Sự đồng tình ủng hộ của lớp, cô giáo chủ nhiệm và nhà trường
* Kết bài: Nêu kết quả đạt được của bạn và cảm nghĩ của em
b Viết đoạn văn:
3 Củng cố: 4 Hướng dẫn HS học bài: (2’)
- Ôn lại lý thuyết viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Hoàn chỉnh bài tập 3
- chuẩn bị bài sau: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Ngày soạn: /12/2009 Ngày giảng: /12/2009
- Biết tìm và lựa chọn, sắp xếp các ý trong bài văn
- Giáo dục học sinh ý thức lập dàn ý trước khi viét bài
II Chuẩn bị của GVvà HS
- Thầy: Nghiên cứu SGK- SGV- Soạn giáo án
- Trò: Ôn lại lý thuyết văn tự sự, bố cục bài văn tự sự
III Tiến trình bài dạy
sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
2 Dạy bài mới:
? Dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần? (Tb)
? Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có giống và khác với dàn ýbài văn tự sự không? (Tb)
? Phần mở bài cần nêu những ý nào? (Tb)
? Em dự định nêu những ý nào trong phần thân bài? (Kh)
? Suy nghĩ của em về phần kết bài? (Tb)? Hãy lập dàn ý với đề bài trên?
Trang 31? Gọi 1-2 học sinh trình bày -> nhận xét, góp ý.
I Lý thuyết: (8’)
1 Dàn ý bài văn tự sự:
Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
+ Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện,
+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
+ Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc
2 Dàn ý cảu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm chủ yếu là dàn ý của bài văn tự
sự có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài Tuy vậy, tong từng phần, cần dựa vàonhững nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn
+ Giới thiệu người bạn thân của mình là ai
+ Kỷ niệm với người bạn thân là gì?
b Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm đối với người bạn thân của mình
+ Kỉ niệm sảy ra ở đâu, lúc nào? ( thời gian, địa điểm cụ thể)
+ Chuyện sảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
+ Điều gì khiến em nhớ về kỉ niệm đó
- Trong khi kể, người viết phải biết kết hợp miêu tả sự việc con người, thể hiện tìnhcảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả
c Kết bài:
- Nêu suy nghĩ và tình cảm của em về kỉ niệm đó
- Khẳng định tình cảm về lỉ niệm đẹp đó đã và được vun đắp củng cố ngày càng bềnđẹp
+ Từ xa thấy người thân như thế nào: hình dáng, tư thế, mái tóc…
+ Lại gần trông thế nào? Hành động của mình, của người thân khi gặp nhau thế nào(tay bắt, nét mặt, cười…)
+ Những tình cảm của hai người gặp nhau ra sao?
- Học sinh viết trong thời gian 10 phút
3 Củng cố - luyện tập : Nhắc lại các ý cơ bản của bài dạy
4 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Ôn lại lý thuyết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Trang 32- Tham khảo các bài văn ở dàn bài, bài văn chọn lọc.
- Hoàn thiện bài tập 2
Trang 33Ngày soạn: 7/12/2009 Ngày giảng:9/12/2009
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp những kiến thức đã học.
3 Thái độ: Bồi dưỡng cho các em tình cảm đối với con người, thiên nhiên.
II Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu SGV- SGK- soạn giáo án
- Trò: Ôn lại các văn bản VH nước ngoài
III Tiến trình bài dạy
2 Bài mới: Ghi đầu bài lên bảng
GV: Hình thức: Hoạt động nhóm theo các câu sau
GV khái quát lại (thời gian thảo luận 15’ một câu hỏi
? Kể ngắn gọn bốn giấc mơ của em bé bán diêm qua các lần qụet diêm? (24’)
? Truyện “Cô bé bán diêm” đã toát lên ý nghĩa gì về cuộc sống?
Thảo luận theo tổ (10’)
? Em hãy viết tiếp đoạn cuối thể hiện tâm trạng của hai chị em khi biết rằng chiếc lá
đó là chiếc lá vẽ của cụ Bơ-men?
1 Văn bản “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen.
Trang 34Câu 1:
- Đọc truyện “Cô bé bán diêm” ta cảm thấy như An-đéc-xen đang dẫn chúng ta đang
đi trên con đường bán diêm của em bé gái nghèo khổ, bất hạnh, mồ côi mẹ Đầu trầnchân đất em bé lủi thủi bước đi trong đêm giao thừa rét dữ dội tuyết rơi Phần cảmđộng nhất, thấm đẫm tinh thần nhân đạo nhất là khi An- đéc-xen về những cơn mơcủa em bé
+ Rét quá, tối tăm và cô đơn em đánh liều một que Que diêm thứ nhất “sáng rựcnhư than hồng” làm cho em tưởng chừng như “đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt cóhình nổi bằng đồng bóng nhoáng”
+ Que diêm thứ hai bùng cháy, em mơ được sống trong một căn nhà êm ấm có “tấmrèm bằng vải màu, có một mâm cỗ sang trọng Bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, cóbát đĩa sứ quí giá, có ngỗng quay… Em đang “bụng đói cật rét” nên em mơ thấy
“ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em” + Que diêm thứ ba quẹt lên Em bé thấy một cây nô-en được trang trí lộng lẫy vớihàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi Em giơ tay với về phíacây nô-en thì diêm tắt Em mơ thấy các ngọn nến bay cao lên mãi rồi “biến thànhnhững ngôi sao trên trời”
+ Que diêm thứ ba bùng cháy, ánh lửa xanh toả ra Em bé mơ “nhìn thấy rõ ràng bà
em đang mỉm cười với em” em bé nguyện cầu tha thiết “cháu van bà, bà xin thượng
đế chí nhân cho cháu về với bà”
Em quẹt hết cả bao diêm, diêm nối nhau chiếu sáng Đêm càng khuya càng lạnh,tuyết càng phủ dày mặt đất Em bé chập chờn trong mơ Em thấy bà em hiện lên tolớn và đẹp lão Bà nội cầm tay em, hai bà cháu về chầu thượng đế
Câu 2: (20’)
Mô típ đối lập thực và ảo của văn bản là mô típ tạo được cái ý nghĩa khái quát caocủa hình tượng nhân vật Đó là sự đối lập giữa cuộc sống của em bé nghèo khổ vớinhững ước mơ dù rất nhỏ như được ấm, được no, được vui tết, được sống với bà cũngkhông thể thực hiện được và cuối cùng là tìm đến cái chết để thoát khỏi cái khổ
- Mỗi lần một que diêm sáng lên lại là một lần cảnh ấm cúng, giàu sang, no đủ, hạnhphúc hiện lên trong một ảo ảnh của em bé Đó là hình ảnh của cái XH xa lạ với em béđến mức lạnh nhạt, hững hờ một cách tẻ nhạt tàn nhẫn, nhất là khi nhìn thấy trongngày đầu năm thi thể một em bé chết cóng bên các bao diêm ở một xó tường
- Cuối cùng hạnh phúc của người nghèo chỉ ở trong sự thông cảm của thượng đé chínhân và người thân yêu nhất của mình đang ở trong thế giới của thượng đế
- Hình ảnh những em bé nghèo khổ trong XH có giai cấp chỉ có thể tìm được hạnhphúc của mình trong các mộng tưởng và trong cái chết Cái chết đau thương của em
bé bán diêm là sự tố cáo XH đã hờ hững vô tâm với các kiếp sống tội nghiệp như em
Trang 35chiếc lá có các khía cạnh vàng úa của sự tàn tạ của phút cuối cùng nhưng ở gần cuống
lá, nơi nó gắn với thân mẹ vẫn còn màu xanh sẫm Đó là hình ảnh đầy sức mạnh của
sự sống đã chống lại cái chết Chính sự đối lập sắc màu này đã tạo nên động lực hồisinh cho Giôn-xi Cô tin rằng đó là một chiếc lá thật khi mành kéo lên lần thứ hai và
cô đã tin vào sự hồi sinh với cái nét đáng yêu: Một gương mặt đẹp, một chút sữa córượi vang, một chỗ nằm gọn ghẽ, một cái nhìn hoà nhập vào người thân, một chiếckhăn quàng màu xanh Khi đọc đến đaay ta nào biết được đó là chiếc lá giả dù nhàvăn ở đoạn đầu đã có tín hịệu: Xiu và cụ Bơ-men đã hiểu sức khoẻ của Giôn-xi , đãbiết rằng trời còn mưa và chiếc lá thường xuân ngoài của sổ đã làm cho họ sợ rệt, khichiếc lá cuối cùng rụng thì Giôn-xi sẽ chết Họ chẳng nói năng gì nhưng cụ Bơ-menthì đã nghĩ cách cứu sống Giôn-xi Mãi đến đoạn cuối khi Xiu nói đến bảng pha màu
và bút lông rơi thì ta mới dự đoán chiếc lá cuối cùng là do cụ Bơ-men vẽ thay vàochiếc lá thật mà cụ biết nó sẽ rụng vào cái đêm ấy
- Chiếc lá trên tường đúng là một “kiệt tác” như cụ Bơ-men đã từng mong muốn, vìmột kiệt tác là sự sáng tạo âm thầm, tự thân không cầu lợi, dù phải hy sinh bản thâncho sự sáng tạo đó để đem lại sự sống cho cho con người, để cứu sống một con ngườikhi đó đã thất vọng Chiếc lá giả nhưng ý nghĩa của nó thật và cao cả hơn sự sống củachiếc lá thật Đó là quan hệ của thiên nhiên đối với con người Con người sống chếtvơ3í nó con người tạo ra sự sống trường tồn của nó để tạo nên sự sống cho con người.Con người đã cho nó sức mạnh bẩm sinh để tồn tại, để từ đó con người biết rằng: Conngười muốn chết là một tội Cụ Bơ-men đã chết cho một chiếc lá sống để từ đó mộtcon người hồi sinh
sẽ rụng và Giôn-xi sẽ chết nhưng trái lại chiéc lá không rụng và Giôn-xi đã hhồi sinh.Khi bác sĩ đến khám bệnh cho hai người thì ta mừng cho Giôn-xi đã hồi phục và ta locho cụ Bo-men sẽ chết và cuối cùng cụ Bơ-men chết Ta vui vì Giôn-xi thực sự hồisinh, ta lại thương cụ Bơ-men nhưng cũng vui vì ông đã có một “kiệt tác” Chỉ còntrong ta không phải là sự diễn biến của các cảm xúc đối lập mà là sự hoà hợp vào củamột cảm xúc chung thanh lọc tâm hồn chúng ta Đó là tình thương yêu cao cả của conngười nghèo khổ với nhau, dù lòng yêu thương đó cần tới sự hy sinh Mâu thuẫn cótính kịch của câu chuyện được XD chung quanh một chiếc lá thật và giả Tác giảkhông cho thấy cảm xúc của Giôn-xi khi biết câu chuyện nhưng ta sẽ đoán được tâmtrạng của hai chị em diễn ra thế nào vì đó cũng là tâm trạng của chúng ta sau khi đọc
Trang 36Câu 3: (15’)
GV: Các em dựa vào ND diễn biến của câu chuyện hãy tưởng tượng sao cho hay,đúng với phần trên của truyện
+ Chú ý đến các yếu tố biểu cảm cho phù hợp
+ Viết bài trong thời gian 10’
+Hai HS trình bày bài viết của mình
+ HS nhận xét -> GV nhận xét - Bổ xung
3 Củng cố, luyện tập Nhắc lại kiến thức cơ bản
4 Hướng dẫn HS học bài ở nhà: (1’)
+ Ôn lại các văn bản văn học nước ngoài
+ Hoàn thiện bài 3
+ Chuẩn bị thảo luận 3 văn bản nhật dụng
1 Kiến thức: Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn bản nhật dụng đã được học từ đầu năm.
2 Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết các loại văn bản nhật dụng.
3 Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm giữ vệ sinh trường
lớp
II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Tham khảo SGV- SGK- Soạn giáo án
- HS: học bài- xem lại ba văn bản nhật dụng
III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
*Ổn định: Sĩ số /31
1 Kiểm tra: (3') Sự chuẩn bị của HS.
* Vào bài:
Trong chương trình ngữ văn 8 các em đã được học ba văn bản nhật dụng Tiết học hôm nay
cô cùng các em sẽ ôn lại ba văn bản đó
2 Dạy bài mới:
I Bảng thống kê các văn bản nhật dụng học trong lớp 8: (15')
? Nêu tên các văn bản, các tác giả mà em đã học trong phần văn bản nhật dụng?
? Các văn bản đã sử dụng những phương thức nào?
? Những nét đặc sắc nào về nghệ thuật và nội dung đáng chú ý?
- HS trả lời
Trang 37STT Tên VB- Tác giả Phương thức Đặc sắc nghệ thuật Nội dung chủ yếu
Môi trường
Dùng phương phápliệt kê, phân tích, lờithông tin ngắn gọn,
dễ hiểu, dễ nhớ
Giúp ta hiểu đượcnhững tác hại củaviệc dùng bao bì nilông
VB thể hiện sự quantâm lo lắng trước tệnạm thuốc lá làmảnh hưởng đến sứckhoẻ của cộng đồng
3 Bài toán dân số
(Trích-Thái An)
Lập luận kếthợp với tự sự(lập luận để
CM, giảithích VĐXH:
Sự gia tăngdân số
Dùng phương pháplập luận là chính, nêuvấn đề nhẹ nhàng,hấp dẫn, số liệu CMphong phú và giàusức thuyết phục
Mượn câu chuyện
về bài toán cổ đểbáo động nguy cơbùng nổ và gia tăngdân số Kêu gọi mọingười cần hạn chế
sự gia tăng dân số.Đặc biệt là các nướcchậm phát triển
II Bài tập (25')
1 Bài tập 1:
? Qua văn bản "Thông tin về trái đất năm 2000" Tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp
gì? (Kh)
- Bằng những việc làm, những hành động cụ thể, mỗi người hãy cùng tham gia bảo
vệ trái đất - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta
- Thông điệp thứ hai:Mỗi chúng ta "hãy quan tâm đến trái đất, hãy bảo vệ trái đất,hãy cùng nhau hành động: Một ngày không dùng bao ni lông."
+ Xây dựng môi trường không thuốc lá như: trường học, bệnh viện
+ Dành riêng một không gian cho người hút thuốc lá nơi công sở để tránh ảnhhưởng đến những người khác Giúp người hút thuốc lá dần dần cảm thấy phải bỏ thuốc lá
Trang 38+ Trước hết cần nhận thức đúng đắn việc tăng dân số phụ thuộc vào sự sinh đẻcủa những người phụ nữ Tuy nhiên sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán haycan thiệt bằng biện pháp thô bạo.
+ Người phụ nữ phải nhận thức được hậu quả của việc sinh đẻ nhiều sẽ tácđộng đến bản thân, gia đình và XH như thế nào
+ Người phụ nữ phải nhận thức được quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm đểkhông gây sức ép nặng nề cho cộng đồng và XH từ việc gia tăng dân số
Để học tự nhận thức được điều này thì con đường ngắn nhất để hạn chế gia tăng dân
số là giáo dục Chỉ bằng giáo dục mới giúp họ hiểu được hậu quả của việc sinh đẻ nhiều
3 Củng cố - luyện tập
4 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1')
- Xem lại các văn bản nhật dụng vừa ôn
- Chuẩn bị cho bài học tiết sau: Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ: "Vào
nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
Trang 39Ngày soạn : /12/09 Ngày dạy : /12/09
Tiết 16 Tiếng việt
Ôn tập về dấu câu
I MỤC TIÊU :Giúp HS
1 Kiến thức: Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
2 Kĩ năng: Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về
dấu câu
3 Thái độ : Có ý thức khi dùng dấu câu
II CHUẨN BỊ CỦA GVvà HS
- GV: Nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, giáo án
- HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới (trả lời câu hỏi cuối bài)
III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* ổn định tổ chức : Sĩ số /31
1 Kiểm tra bài cũ (5’) : Kiểm tra miệng
1 Câu hỏi : Nêu công dụng của dấu ngoặc kép ? Cho ví dụ ?
2 Đáp án: - Dấu ngoặc kép dùng để :
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp (2đ’)
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, hay có hàm ý mỉa mai (3đ’)
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn (2đ’)
Ví dụ : Tờ báo “Hoa học trò” được lứa tuổi thiếu niên rất thích
* Vào bài : Để nắmđược kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống từ đó tránh được
các lỗi thường gặp về dấu câu Tiết học hôm nay cô trò ta
2.Dạy bài mới :
I Tổng kết về dấu câu:
Trong chương trình ngữ văn từ lớp 6 -> lớp 8 chúng ta đã được học các dấu câu nào?
- Đã học 10 dấu câu : Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấuchấm phẩy, dấu gạcg ngang, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
II Các lỗi thường gặp về dấu câu (18’ )
1 Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
Ví dụ 1 (sgk - T151)
Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
H:Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào ?ví sao ?
- Lời văn ở đây thiếu dấu ngắt câu sau từ “xúc động” Vì đây là câu có đủ chủ ngữ,
vị ngữ và là câu trần thuật
H : Em có thể dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ?
- Dùng dấu chấm để kết thúc câu Viết hoa chữ (t) ở đầu câu Diễn đạt đúng như sau :
Trang 40Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
H: Em hãy xác định thành phần câu trong ví dụ trên?
- Tác phẩm “Lão Hạc”/ làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người
C V TR C
nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
C V
ở câu thứ hai “người nông dân” là thành phần chính của chủ ngữ thuộc từ loại danh từ, còn
“biết bao nhiêu” là định ngữ bổ xung cho thành phần chính là “người nông dân”
H : ví dụ trên ta thấy người viết đã mắc lỗi gì về dấu câu ?
- Người viết đã thiếu dấu câu khi câu đã kết thúc
Ngoài lỗi về thiếu dấu ngắt câu khi câu đac kết thúc chúng ta thường mắc các lỗi gì về dấucâu Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 2 ví dụ 2
2 Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
Ví dụ 2 (sgk- T 151)
Thời còn trẻ, học ở trường này Ông là học sinh xuất sắc nhất.
H: Theo em, dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai ? vì sao ?
- Dùng dấu chấm sau từ “này” là sai Vì nó mới chỉ là thành phần phụ trạng ngữ còncụm C - V ở nối tiếp sau
H: Để tách các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ chúng ta nên dùng dấu gì
?
- Nên dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa thành phần phụ và thành phần chính của câu thìmới hợp lí và ý nghĩa câu mới trọn vẹn Sau dấu phẩy thì không viết hoa
Chữa đúng : Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất.
H: Người viết đã mắc phải lỗi gì khi sử dụng câu ?
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
Vậy chúng ta còn hay mắc các lỗi nào về dấu câu nữa ta cùng tìm hiểu tiếp ví dụ 3
3 Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
H: Để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức ta làm như thế nào ?
- Để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức ta dùng dấu phẩy sau các từ cam,quýt, bưởi,
H: Em hãy viết lại câu trên cho đúng ?
Câu đúng : Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản ở vùng này.
GV: ở ví dụ trên thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận cùng chức năng làm chủ ngữ của câu