Cao Áp Huyết Ta thường nghe nói về cao áp huyết, nhất là trong nhóm người lớn tuổi, vậy cũng nên tìm hiểu để biết cao áp huyết là gì. Nói một cách đơn giản, ba chữ cao áp huyết ngụ ý rằng áp lực của máu cao, người dân thường gọi là cao máu. Để hiểu sâu hơn một chút, ta cần xem lại hệ tim mạch và sự lưu thông của máu trong hệ tim mạch. Cũng như ta cần ăn để sống, các bộ phận trong cơ thể cần được nuôi dưỡng để sống và họat động. Máu là chất lỏng đem đồ ăn tức là năng lượng và dưỡng khí đến các bộ phận như óc, gan thận tim phổi Máu chảy được trong mạch máu nhờ sức đẩy nghĩa là dưới một áp lực.Ta có thể so sánh hệ tim mạch như một hệ thống tiếp tế nước của thành phố, bơm nước vào các ống nước để dẫn đến từng nhà cho người sử dụng. Trong cơ thể máy bơm là tim và các ống dẫn là mạch máu. Về cấu tạo thì hệ tim mạch và hệ thống dẫn nước giống nhau nhưng trong làm việc thì hệ tim mạch của chúng ta tốt hơn nhiều vì có thể thay đổi để thích nghi với những yêu cầu của đời sống. Vậy áp huyết là áp lực của máu chảy trong huyết quản, là tương quan giữa sức đẩy của tim và dộ căng của mạch máu. Nói đến sức dẩy hay áp lực tức là nói đến sức mạnh nghĩa là có thể đo lường đựợc. Để biết áp huyết cần phải đo bằng dụng cụ đo áp huyết mà đơn vị đo lường là milimet thủy ngân. Tim làm việc liên tục nhưng trong thực tế vừa đập vừa nghỉ, khi tim bóp, áp lực trong mạch máu tăng lên, khi tim nghỉ máu vẫn chảy trong mạch máu nhưng dưới áp lưc thấp hơn. Do đó khi đo áp huyết ta có 2 số, số đầu tương ứng với tim bóp gọi là áp huyết tâm thu, số thứ hai tương ứng với thời kỳ tim giãn, gọi là áp huyết tâm trương. Áp huyết bình thường ở người lớn là 115/75. Nói chung áp huyết thay đổi trong một giới hạn. Cả áp huyết tâm thu và áp huyết tâm trương đều quan trọng. Áp huyết tâm thu trên 140 và tâm trương trên 90 coi là cao. Người lớn tuổi thường có áp huyết tâm thu cao trong khi áp huyết tâm trương bình thường. Vì áp huyết dễ thay đổi nên nếu đo 3 lần khác nhau đều cao ta mới gọi là cao áp huyết. Hỏi Ai dễ bị cao áp huyết. Đáp Thông thường những người lớn tuổi hay bị cao áp huyết, một người 55 tuổi áp huyết bình thường 115/75 vẫn có 90% khả năng bi cao áp huyết khi lớn tuổi hơn Hỏi Trước đây người ta nói rằng áp huyết tăng theo tuổi do đó cho rằng một người 60 tuổi mà áp huyết 160 có thể coi là bình thường, điều đó có đúng không? Đáp Người lớn tuổi hay bị cao áp huyết tâm thu, ngày nay người ta thấy rằng cao áp huyết tâm thu ở người lớn tuổi vẫn có tác dụng bất lợi nên dù ở tuổi nào áp huyết tâm thu trên 140 vẫn được coi là bất thường. Hỏi Có người thắc mắc là họ đang bị thiếu máu, lại được cho biết cũng bị cao áp huyết nữa, không hiểu sao vừa “thiếu máu” lại vừa “cao máu” ? Đáp Thiếu máu và cao áp huyết là hai bệnh khác nhau, nói cho đúng là hai triệu chứng khác nhau.Thiếu máu là thiếu huyết sắc tố, chất làm cho máu có màu đỏ và chuyên chở dưỡng khí, do mất máu thí dụ phụ nữ bị rong kinh mất máu quá nhiều mỗi tháng, còn cao áp huyết là tăng áp lực của máu trong động mạch, một hiện tượng vật lý, do đó một người thiếu máu cũng có thể bị cao áp huyết. Hỏi Tại sao bị cao áp huyết? Đáp Có 2 nhóm người cao áp huyết. Nhóm thứ nhất gồm những người trẻ tuổi bị cao áp huyết có nguyên nhân như bướu của nang thượng thận, dị dạng động mạch thận hoặc bướu tuyến giáp v v Nhóm này chỉ là số ít và cao áp huyết của họ có thể chữa khỏi được bằng cách lọai trừ nguyên nhân. Nhóm thứ hai đông đảo hơn, 95% các trường hợp cao áp huyết thuộc nhóm này, thường là những người lớn tuổi, trên 35 tuổi, cao huyết áp không do một nguyên nhân riêng biệt mà do nhiều yếu tố gây nên như cao mỡ trong máu, ăn nhiều muối, hút thuốc lá, ít vận động, tiểu đường v v gọi là cao áp huyết vô căn. Vì hầu hết người bị cao áp huyết thuộc nhóm này nên khi nói đến cao áp huyết ta ngụ ý cao áp huyết vô căn. Hỏi Cao áp huyết có triệu chứng như thế nào ?. Đáp Cao áp huyết có thể làm nhức đầu, choáng váng, người bị cao áp huyết nặng có thể bị mờ mắt hoặc nôn mửa. Thông thường cao áp huyết không gây triệu chứng, chỉ khi áp huyết thay đổi mới làm cho bệnh nhân nhức đầu do đó có người áp huyết rất cao 180-200 mà không bị nhức đầu trong khi người áp huyết 155 lại bị nhức đầu. Hỏi Có người liên hệ nhức đầu với cao áp huyết, cho rằng có nhức đầu là có áp huyết cao, không nhức đầu là áp huyết bình thường, có đúng không? Đáp Không đúng. Tuy cao áp huyết có thể làm nhức đầu nhưng nhiều người cao áp huyết lại không nhức đầu, nghĩa là cao áp huyết thường không có triệu chứng do đó người ta đã gọi “cao áp huyết là kẻ giết người thầm lặng”. Áp huyết là áp lực của máu cần phải đo mới biết được Hỏi Có người nói đo áp huyết nhiều lần mỗi lần lại thấy một số khác nhau như vậy có phải là đo sai hay không? Đáp Áp huyết có thể thay đổi trong ngày tùy theo tình trạng họat động trong một giới hạn. Hỏi Làm sao để đo áp huyết đúng? Đáp Đây là điều quan trọng. Trước nhất phải nói đến dụng cụ, sau đó nói đến cách đo. Dụng cụ đo áp huyết trong thực tế bây giờ có những máy đo áp huyết tự động, cho số áp huyết trên màn hình. Nên mua một máy đo chừng 50 Dollars, không cần mua máy quá đắt, cũng không nên mua máy quá rẻ. Nên mua máy đo áp huyết ở cánh tay trên, có băng to bản, che được 8/10 cánh tay, và túi hơi bao quanh 3/4 chu vi cánh tay. Dụng cụ nhỏ dụng để đo ở cổ tay không chính xác, nếu dùng phải để cổ tay ngang tầm tim. Ta đo áp huyết 15 phút sau khi nghỉ, tinh thần thoải mái, ở thế ngồi, có chỗ dựa lưng, có chỗ dựa tay, hai chân chạm đất, không vắt chéo chân, khi đo không nói chuyện. Đo áp huyết ở hai tay, lấy kết quả ở tay có trị số cao nhất. Kết quả thường chênh lệch nhau nhưng không quá 20 milimét thủy ngân. Nếu muốn đo lại phải chờ 1 phút. Nếu cứ đo liên tiếp, số áp huyết ghi nhận đượcsẽ mỗi lúc một tăng mà không phải là cao áp huyết thực sự. Hỏi Có người đo áp huyết ở nhà thì bình thường nhưng đo ở phòng khám bệnh thì cao như vậy là tại sao? Đáp Trường hợp đó hay xẩy ra, gọi là “cao áp huyết áo trắng”. Đã có báo cáo cho thấy rằng người tự đo ở nhà thấy một số áp huyết thấp, đến phòng khám y tá đó thấy một số cao hơn, đến khi bác sĩ đo áp huyết lại cao hơn nữa. Ý kiến cho rằng người đến phòng khám có tâm trạng chờ đợi một sự việc gì, có thể là sẽ được chích vào mạch máu để lấy máu đem đi thử, sẽ phải làm một thủ thuật, chờ bác sĩ nói một quyết định gì hay đưa một tin gì liên hệ đến sức khỏe mà có thể là tin chẳng lành do đó áp huyết tăng cao một cách giả tạo. Ý kiến chung cho rằng cao áp huyết áo trắng không phải là cao áp huyết thật nhưng cũng có báo cáo cho thấy rằng người bị cao áp huyết áo trắng cũng dễ bị cao áp huyết thật về lâu dài. Để chẩn đóan bác sĩ thường kiểm lại nhiều lần khi bệnh nhân thoải mái, thường đối chiếu với áp huyết đo ở nhà và phán đoán dựa vào tình trạng chung. Nếu cảm thấy khó phân định có thể mang máy ghi áp huyết tự động mỗi nửa giờ trong 24 giờ. Hỏi Tại sao lại phải quan tâm đến cao áp huyết nếu nó không gây triệu chứng gì? Đáp Cao áp huyết tự nó không phải là một bệnh mà là dấu hiệu của xơ vữa động mạch, một mặt xơ vữa động mạch gây cao áp huyết, mặt khác áp huyết cao lại làm xơ vữa động mạch nặng hơn. Như đã nói, mạch máu đem máu nuôi các bộ phận nên cao áp huyết hay bệnh của mạch máu lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận nghĩa là gây biến chứng, thí dụ tắc hoặc vỡ mạch máu não gây liệt hoặc tử vong gọi là tai biến mạch não, làm hẹp và tắc động mạch tim, gây suy thận. Giữ áp huyết ở mức bình thường sẽ giảm các biến chứng, làm cho ta sống được lâu hơn. Bác sĩ Nguyễn văn Đích . căn. Vì hầu hết người bị cao áp huyết thuộc nhóm này nên khi nói đến cao áp huyết ta ngụ ý cao áp huyết vô căn. Hỏi Cao áp huyết có triệu chứng như thế nào ?. áp Cao áp huyết có thể làm nhức. còn cao áp huyết là tăng áp lực của máu trong động mạch, một hiện tượng vật lý, do đó một người thiếu máu cũng có thể bị cao áp huyết. Hỏi Tại sao bị cao áp huyết? áp Có 2 nhóm người cao áp. huyết tâm thu cao trong khi áp huyết tâm trương bình thường. Vì áp huyết dễ thay đổi nên nếu đo 3 lần khác nhau đều cao ta mới gọi là cao áp huyết. Hỏi Ai dễ bị cao áp huyết. áp Thông thường