Cao huyết áptrongthaikỳ Mức huyếtáp bình thường là một yếu tố chỉ điểm cho biết sức khoẻ tốt. Một khi mà huyếtáp trở nên quá cao, gọi là bệnh caohuyết áp, đôi lúc cũng khá nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. Trong quá trình mang thai, tăng huyếtáp có thể gây nên nhiều vấn đề khác nhau. Một số trường hợp, nó có thể phát triển thành tiền sản giật, một rối loạn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến thai. Nếu bạn đang mang thai và có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp, bạn cần phải có sự chăm sóc đặc biệt. 1. HuyếtápÁp lực của máu cần thiết cho hệ tuần hoàn hoạt động bao gồm tim, các động mạch và tĩnh mạch. Huyếtáp được tạo nên bởi nhịp đập đều đặn của tim. Mỗi lần trái tim co bóp, nó sẽ bơm máu vào các động mạch.Các động mạch sẽ mang máu đi nuôi cơ thể. Các tĩnh mạch sẽ mang máu trở về tim. Các động mạch nhỏ, còn gọi là tiểu động mạch, cũng có ảnh hưởng lên huyết áp. Những mạch máu nhỏ này đi xuyên vào trong các lớp cơ. Khi áp lực máu bình thường, các cơ dãn ra và các tiểu động mạch sẽ nở ra để máu có thể đi qua dễ dàng. Tuy nhiên, nếu có tín hiệu gây tăng huyết áp, các lớp cơ sẽ căng ra và các tiểu động mạch sẽ hẹp lại. Điều này sẽ gây khó khăn cho dòng máu đi qua. Sau đó, huyếtáptrong máu động mạch sẽ tăng lên. Huyếtáp được đọc với hai trị số, ví dụ như 110/80. Trị số đầu tiên là áp lực trong máu động mạch khi tim co bóp. Nó được gọi là trị số huyếtáp tâm thu. Trị số thứ hai là áp lực trong máu động mạch khi cơ tim dãn ra giữa các lần co bóp. Trị số này gọi là huyếtáp tâm trương. Mọi người có trị số huyếtáp khác nhau. Huyếtáp cũng thay đổi khác nhau giữa các thời điểm khác nhau trong ngày. Nó có thể tăng khi bạn bị kích thích ví dụ như khi tập thể dục. Thông thường, huyếtáp sẽ giảm khi bạn nghỉ ngơi. Những sự thay đổi huyếtáptrong thời gian ngắn như vậy là bình thường. Chỉ khi mà huyếtáp của một người ở mức cao thường xuyên mới là dấu hiệu của bệnh lý. Các phụ nữ mang thai, huyếtáp dưới mức 120/80 được coi là bình thường. Nếu một phụ nữ mang thai có huyếtáp tâm thu trên 140 hoặc huyếtáp tâm trương trên 90 là huyếtáp cao. Bởi vì huyếtáp bình thường có thể thay đổi lên xuống, nếu lúc này huyếtáp của bạn là cao, thì tốt nhất nên đo lại một lần nữa xem huyếtáp của bạn có bình thường hay không. Huyếtáp bình thường của bạn nên được đo lúc bạn nghỉ nghơi. 2. Ảnh hưởng của caohuyếtáp lên thaikỳ Ở một thaikỳ bình thường, thai nhi sẽ nhận chất dinh dưỡng và oxy hoàn toàn từ người mẹ, điều này rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai. Điều này chỉ xảy ra khi một lượng máu vừa đủ từ mẹ đi qua nhau thai, oxy và dưỡng chất sẽ đi qua dây rốn vào cơ thể bé. 3. Phân loại caohuyếtáp a. Caohuyếtáp mạn tính: Khi mà tình trạng caohuyếtáp đã có trước khi mà người phụ nữ mang thai, thì đó là caohuyếtáp mạn tính. Tình trạng này vẫn duy trì trong suốt thaikỳ và sau khi đã sanh em bé. Vấn đề quan trọng là cần phải kiểm soát huyếtáp bởi vì nó có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như suy tim hoặc đột quỵ. Trong quá trình mang thai, tăng huyếtáp có thể ảnh hưởng lên thai nhi. Nếu bạn uống thuốc để kiểm soát huyếtáp thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem loại thuốc đó liệu có an toàn cho bé nếu dùng trongthaikỳ hay không. Một số phụ nữ có thể ngưng dùng thuốc điều trị caohuyếtáp trong thaikỳ vì huyếtáp đã trở về bình thường. Một số người khác thì vẫn cần phải điều trị caohuyếtáp trong thai kỳ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được sự điều trị tốt nhất. Bởi một số phụ nữ cần phải đổi sang loại thuốc khác để có thể đảm bảo an toàn cho thai nhi b. Tăng huyếtáp thoáng qua do thai Khi mà tăng huyếtáp xuất hiện lần đầu tiên trong giai đoạn sau của thai kì, đó là tăng huyếtáp thoáng qua do thai. Loại tăng huyếtáp này sẽ hết đi sớm sau khi sanh em bé. Bạn cần đến bác sĩ khám để kiểm tra huyếtáp thường xuyên bởi vì tăng huyếtáp thoáng qua do thai có thể dẫn tới tiền sản giật. c Tiền sản giật Mặc dù tăng huyếtáp thoáng qua do thai là một trong các dấu hiệu thường gặp của tiền sản giật, nhưng tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Thí dụ như, tiền sản giật có thể ảnh hưởng lên thận, dẫn đến tăng lượng protein trong nước tiểu của phụ nữ mang thai. Một số dấu hiệu khác của tiền sản giật như là đau đầu, tăng cân nhanh, phù ở tay và ở mặt, bị các vấn đề về thị giác. Các bác sĩ không biết được nguyên nhân tại sao mà một phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Người ta chỉ biết các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tiền sản giật như: . Mang thai lần đầu tiên. . Đã có tiền căn bị tiền sản giật trong lần mang thai trước đó. . Có tiền căn bị tăng huyếtáp mạn tính. . Lớn hơn hoặc bằng 35 tuổi. . Đa thai (song thai hoặc hơn). . Có bệnh lý nội khoa trước đó như đái tháo đường, hoặc bệnh thận. . Phụ nữ béo phì . Phụ nữ châu Phi, châu Mỹ. . Đã có các bệnh lý rối loạn miễn dịch như lupus , các bệnh về máu. Một thai phụ bị tiền sản giật cần phải được nhập viện để theo dõi trình trạng của cả mẹ và con. Trong một số trường hợp, em bé cần phải sinh sớm hơn. Khi mà tình trạng tiền sản giật nặng thêm, đoe doạ các cơ quan của mẹ bao gồm thận, gan, não, tim và mắt. Một số trường hợp có thể xuất hiện co giật. Khi đó ta gọi là sản giật. Tiền sản giật là một bệnh lý rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tiền sản giật nặng có thể sẽ phải kết thúc thaikỳ sớm, ngay cả khi thai nhi chưa phát triển đầy đủ. Nếu thai nhi được sinh ra khi chưa đủ trưởng thành, có thể sẽ có nhiều biến chứng. Trong những trường hợp nặng, mẹ hoặc bé hoặc cả hai có thể tử vong. 4.Chăm sóc trước khi sanh Nếu một thai phụ đã biết rằng mình bị caohuyếtáp trước khi mang thai, có những bước giúp bà ta và bác sĩ của mình làm giảm bớt khả năng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới em bé. Vì lí do này, tốt nhất là người phụ nữ nên làm là đến khám bác sĩ trước khi mang thai và thường xuyên trong lúc đang mang thai. Tại mỗi lần khám thai, thai phụ sẽ được theo dõi cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu để đo nồng độ protein niệu. Điều này có thể giúp phát hiện sớm các triệu chứng. Một khi mà bác sĩ biết thai phụ có huyếtápcao thì bà ta sẽ được khám thai kiểm tra thường xuyên hơn. 5.Điều trị Khi huyếtáp chỉ tăng nhẹ và thai còn nhỏ, chưa tới ngày sanh, thì việc nằm nghỉ ngơi có thể giúp làm giảm huyết áp. Nằm nghỉ tại nhà hay tại bệnh viện đều có thể được chỉ định. Nếu huyếtáp không tăng cao tới mức nguy hiểm, thaikỳ vẫn có thể kéo dài cho tới khi chuyển dạ sanh tự nhiên. Nếu tiền sản giật phát triển thêm, quyết định sanh em bé tùy thuộc vào nguy cơ cho bà mẹ và liệu nguy cơ cho em bé trong tử cung của mẹ nhiều hơn là khoa chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh non (khoa dưỡng nhi) hay không . Có thể xuất hiện chuyển dạ tự nhiên hay nhân tạo. Đôi khi, có chỉ định sanh mổ, phụ thuộc vào sức khoẻ của bà mẹ và em bé. Trước khi quyết định sanh em bé sớm, bác sĩ cần phải chờ đợi để theo dõi thêm xem tình trạng bệnh có cải thiện hay không, trong suốt thời kỳ sanh, cần phải điều trị thuốc để kiểm soát huyếtáp và phòng co giật. 6.Kết luận Tăng huyếtáptrongthaikỳ có thể đưa cả bà mẹ và bé vào những nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nếu như bạn bị tăng huyếtáp mạn tính, cần thực hiện từng bước điều trị để giảm nguy cơ cho em bé. Bạn cần được chăm sóc đặc biệt và khám thai thường xuyên hơn để kiểm soát tốt huyết áp, điều này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội sanh được em bé khoẻ mạnh. . Cao huyết áp trong thai kỳ Mức huyết áp bình thường là một yếu tố chỉ điểm cho biết sức khoẻ tốt. Một khi mà huyết áp trở nên quá cao, gọi là bệnh cao. thuốc đó liệu có an toàn cho bé nếu dùng trong thai kỳ hay không. Một số phụ nữ có thể ngưng dùng thuốc điều trị cao huyết áp trong thai kỳ vì huyết áp đã