1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de tai cu nhan tieu hoc

26 316 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 186 KB

Nội dung

“Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” Mục lục Trang A .Phần mở đầu 2 I .Lí do chọn đề tài 2 II .Mục đích chọn đề tài 2 III .Phương pháp nghiên cứu 4 B .Nội dung 5 Chương I:Cơ sở lý luận & cơ sở thực tiễn 5 I .Cơ sở lý luận 5 II .Cơ sở thực tiễn 5 Chương II:Thiết kế bài dạy 6 I .Đề xuất điều chỉnh nội dung,phương pháp dạy học 6 II .Biện pháp rèn lỹ năng đọc 14 III .Kết quả chuyển biến 14 IV .Thiết kế bài dạy 14 Chương III:Thực nghiệm 19 I .Mô tả tiết dạy 19 II .Đánh giá hiệu quả bài dạy 22 C .Phần kết luận 23 1 .Tóm tắt đề tài 23 2 .Ý kiến đề xuất 23 D .Phụ lục 25 1 .Phụ lục 25 2 .Tài liệu tham khảo 26 1 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: Dạy học rất cần thiết đối với học sinh thiết học.Nó sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập.Đọc hay tạo ra hứng thú,động cơ học tập,tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cao.Việc rèn luyện kỹ năng đọc giúp học sinh hiểu biết hơn,bồi dưỡng ở cac1em lòng yêu cái thiện,cái đẹp,dạy cho các em biết suy nghĩ logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Trên cơ sỡ kỹ năng đọc thành tiếng,đọc thầm được rèn luyện ở các lớp 1,2,3,4 phân môn tập đọc lớp 5 tiếp tục cũng cố và nâng cao kỹ năng đọc một cách đầy đủ,toàn diện cho học sinh nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt trong chương trình tiểu học do bộ giáo dục quy định là : Đọc rành mạch,lưu loát bài văn;Đọc có biểu cảm bài văn,bài thơ ngắn;Hiểu nội dung,ý nghĩa bài đọc Về kỹ năng đọc nói trên được thông qua một hệ thống văn bản thuộc các loại hình nghệ thuật báo chí,khoa học đã tuyển chọn và đưa vào SGK.Học sinh lớp 5 tiếp tục rèn luyện để có kỹ năng đọc trơn,đọc thầm với tốc độ nhanh hơn,nâng cao thêm một bước về kỹ năng đọc diễn cảm thể hiện tình cảm ,thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc,hình ảnh,cảm xúc,tính cách nhân vật trong bài.Các em còn nhận biết đề tài hoặc chủ đề đơn giản;nắm được dàn ý của bàibiết tóm tắt đoạn,bài;hiểu được ý nghĩa của bài ;biết phát hiện và bước đầu biết nhận định về giá trị của một số nhân vật,hình ảnh trong các bài tập đọc.Làm quen với thao tác đọc lướt. Đọc hay còn giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên,xã hội,con người để góp phần hình thành con người mới,Chính vì vậy,trường tiểu học có nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh qua môn Tập đọc. Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp học,của trường tiểu học,đa số học sinhky4 năng đọc còn chưa tốt.Từ thực tiễn nêu trên,tôi mạnh dạng chọn đề tài : “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” Bước đầu tôi tiếp xúc với học sinh,nghiên cứu một số tài liệu có liên quan,cộng với dự giờ các đồng nghiệp nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh.Từ dó,tôi lấy làm kinh nghiệm cho bản thân cũng như đồng nghiệp trường làm cho phân môn tập đọc được học sinh luôn cảm thấy phấn khởi,thích đọc,thích tìm hiểu để sau bài học,các em có thêm nhiều điều thú vị,bổ ích. II.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1-Mục đích: Trước đây,giáo viên dạy tập đọc còn đơn điệu,gò ép.Có rất nhiều kiến thức giáo viên còn áp đặt nặng nề truyền đạt,ít gợi ý để học sinh tìm hiểu và khám phá. 2 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” Trong giờ học,học sinh thường đóng vai trò thụ động.Khâu luyện đọc còn nhiều học sinh chưa được đọc.Với cách dạy ấy làm cho học sinh không hứng thú học tập và kết quả không cao. Tôi chọn nghiên cứu “rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5”,với hy vọng đem lại cho người giáo viên một số kinh nghiệm dạy tốt phân môn này,đồng thời giúp học sinh yêu thích học tập đọc.Từ đó,các em có thể đọc hay,đọc diển cảm một văn bản. Qua nhiều năm giảng dạy trên lớp học,rút kinh nghiệm những lần dự giờ,thao giảng,hội giảng.Tôi mong rằng,những kinh nghiệm nhỏ này sẽ trở thành chìa khóa mở ra cho người giáo viên những điều bổ ích để giảng dạy đạt hiệu quả hơn,học sinh hứng thú học tập hơn. Đọc đúng tiến tới đọc hay rồi giúp học sinh cảm thụ một tác phẩm văn học,biết đánh giá nhân vật…là mục đích của đề tài này. Trên cơ sở kỹ năng đọc thành tiếng,đọc thầm đã được học kỹ ở các lớp dưới.Phân mon6tap65 đọc lớp 5 tiếp tục củng cố và nâng cao kỹ năng đọc một cách đầy đủ,toàn diện nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt trong chương trình tiểu học. a.lí do khách quan: Ai cũng biết rằng mục tiêu của môn tiếng việc là “hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe,nói,đọc ,viết nhằm giúp học sinh học tập và giao tiep61trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”.Thông qua việc dạy và học tiếng việt góp phần rèn luyện cho các em các thao tác tư duy. Tiếng việt có nhiều phân môn.Trong đó, phân môn tập đọc là rèn cho học sinh 3 kỹ năng đọc,nghe,nói.Ngoài ra còn cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên,xã hội và con người,cung cấp cho học sinh vốn từ,tăng cường khả năng diễn đạt,trang bị hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học,góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh .Điều đó cho thấy sự cần thiết của việc học tốt giờ tập đọc và cũng để thực hiện mục tiêu của môn tiếng việt ở bậc tiểu học. b.lí do chủ quan: Năm 2007-2008,lớp 5/2 có 30 học sinh.Đa số các em không mấy thích đọc bài,các em đọc còn chậm so với tốc độ quy định.đọc còn sai từ,phát âm không chuẩn xác,chưa cảm thụ hết tinh thần một bài văn,bài thơ nên dẫn đến chưa biết cách đọc phù hợp với từng loại văn bản khác nhau. Lên lớp 5,yêu cầu đọc tốc độ cao hơn lớp 4.Ngoài ra,các em còn phải biết đọc một màn kịch,một vở kịch ngắn có giọng phù hợp nội dung và tình huống kịch,biết đánh giá nhân vật ,biết rút ra ý nghĩa văn bản…nên cần có phương pháp dạy học giúp các em dạt kỹ năng đọc cao. 3 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” Phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,phát huy tính tích cực chủ động,sáng tạo của học sinh.Giup1 các em say mê đọc và nâng cao hiệu quả đọc trong giờ tập đọc. Vì thế,tôi mạnh dạn quyết định thực hiện đề tài ”rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5”. 2-Nhiệm vụ: - tập đọc là mot65phan6 môn thực hành.Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của đọc:đọc đúng,đọc nhanh(đọc lưu loát,trôi chảy),đọc có ý thức(thông hiểu được nội dung những điều mình đọc) và đọc diển cảm . Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc:đọc thành tiếng và đọc thầm . Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau.Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ: đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản.Ngược lại ,nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được.Nhiều khi khó mà nói rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào,nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng . vì vậy trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. - Nhiệm vụ thứ hai là giáo dục lòng ham đọc sách,hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản,làm việc với sách cho học sinh.Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời ,phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho minh một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. - Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc,giáo dục lòng say mê với sách ,ham đọc sách,ham tìm hiểu ở sách của học sinh.Tập đọc còn có nhiệm vụ không kém phần quan trọng là: + Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ,đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. + Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. + Giáo dục tư tưởng đạo đức,tình cảm,thị hiếu thẩm mỹ cho các em. Tóm lại: Việc hình thành kỹ năng đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng bộ phận: đọc đúng,đọc nhanh,đọc có ý thức(đọc hiểu)và đọc diễn cảm.Chính vì vậy,việc dạy kỹ năng đọc rất cần thiết vì nó có cả nhiệm vụ giáo dưỡng,giáo dục và phát triển. III.Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau: 1. Nghiên cứu lý thuyết: đọc tài liệu,giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu . 2. Phương pháp điều tra:tìm hiểu ở đồng nghiệp,kinh nghiệm bản thân. 4 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” 3. Thực nghiệm dạy học. 4. Cùng với sự phối hợp các phương pháp khác. B.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. I.Cơ sỡ lý luận: Đọc là hoạt động trí tuệ mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác Kỹ năng đọc là kỹ năng phức tạp,đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài. Thời gian gần đây,người ta chú trọng hơn đến những mối quan hệ qui định lẫn nhau của việc hình thành kỹ năng đọc .Đồng thời cũng hướng đến việc hoàn thiện kỹ năng đọc,hướng đến đọc có ý thức bài đọc. Còn học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều mình đọc.Hầu như toàn bộ sức chú ý điều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ,đánh vần để phát thành âm nghĩa thi chưa có đủ thì giờ và sức lực mà nhận biết. Mặt khác,do vốn từ còn ít,năng lực liên kết thành câu , thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn. Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học. II.Cơ sỡ thực tiễn: - Mấy năm gần đây,tình trạng học sinh tiểu học học tập đọc một cách rập khuôn, đọc thuộc bài , hoặc đọc rất nhanh nhưng phát âm không đúng , chưa biết ngắt câu,nhấn giọng.Điều đó dẫn đến tình trạng viết sai,hiểu sai,người nghe không hiểu nội dung bài đọc.Còn giáo viên chưa mấy chú tâm đến cách đọc của học sinh,dẫn đến chưa phát hiện những chỗ sai cho học sinh, chẳng quan tâm đến học sinh hiểu bài đến mức độ nào và cho rằng các em đọc được là hoàn thành tiết dạy.Chính điều đó , cần phải có biện pháp giúp học sinh đọc đúng , dẫn đến đọc hay , đọc diễn cảm và hiểu nội dung văn bản. Thực trạng : Năm nay,tôi được phân công lớp 5/2.Ngay từ đầu năm,tôi nắm tình hình chất lượng của lớp . Sĩ số: 30 học sinh. Trong đó có : + 11 học sinh đọc tốt tỏ ra thích đọc. + 10 học sinh đọc trôi chảy nhưng ít xung phong đọc bài. + 9 học sinh đọc kém,rất sợ giáo viên gọi đọc bài . Bài đọc thường sai phụ âm đầu , âm chính , âm cuối. 5 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” - Phụ âm đầu thường đọc sai:cá gô,mạnh phẻ,màu dàng,dực dỡ,chong chẻo,cổng chường,xặc xỡ,rừng xâu,dẫm trên lá,…mà phải đọc đúng là:cá rô,mạnh khỏe,màu vàng,rực rỡ,trong trẻo,cổng trường,sặc sỡ,rừng sâu,giẫm trên lá,… - Thường sai âm chính như:mua rụ,chấm múi,con hu,âm mu,…cần phải đọc:mua rượu,con hươu,âm mưu,… - Âm cuối thương sai như: tung té,ha hê,đao tai,triền thiết…phải đọc đúng là:tung tóe,hoa huệ,đau tay,truyền thuyết,… - Bên cạnh đó có một số học sinh đọc chưa đúng các thanh nhất là thanh hỏi và thanh ngã.chẳng hạn như:hoang dả,nỗi tiếng,nhửng,mủi thuyền,mải mải,mạnh mẻ,… cần đọc đúng là:hoang dã,nổi tiếng,những,mũi thuyền,mãi mãi,mạnh mẽ, … - Còn một số học sinh đọc chưa chú ý dấu câu,đọc ngắt hơi,nghỉ hơi chưa đúng nhịp thơ.Ví dụ như bài:”bài ca về trái đất” “Trái đất này là/ của chúng mình Quả bóng xanh bay/ giữa trời xanh…” + Cần đọc ngắt hơi,nghỉ hơi,đúng nhịp là: “Trái đất này/ là của chúng mình Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh” Hay là “Con chim sẻ nhỏ chết rồi Chết trong đêm cơn bão về gần sáng Đêm ấy tôi nằm/ trong chăn nghe/cánh chim đập cửa” (Tiếng vọng) Mà phải ngắt như”… Đêm ấy /tôi nằm trong chăn/ nghe cánh chim đập cửa” + Và cũng nhấn giộng đúng chỗ như: “Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú Không còn nghe tiếng cánh chim về Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt Một con mèo hàng xóm lại tha đi Nó để lại trong tổ những quả trứng Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời” Đoạn thơ trên cần đọc với giọng nhẹ nhàng,trma62 buồn bộc lộ cảm xúc day dứt,xót thương,ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ và nhấn giọng ở những từ:”chết rồi,ấm áp,giữ chặt,lạnh ngắt,mãi mãi” 6 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” - Có 4 học sinh đọc đúng ngũ điệu câu như lên giọng ở cuối câu hỏi,hạ giọng ở cuối câu kể: - Lan làm bài tập chưa?(lên giọng) - Mình vừa làm bài xong.(hạ giọng) - Có 3 học sinh biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp như: Hải nói: (cao giọng) - Hôm nay tổ 3 trực nhật .Và đọc: - Hôm nay,tổ 3 trực nhật. Hải nói (hạ giọng) - Có 5 học sinh đọc chưa nhanh.đối với những học sinh này ,giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định.Ngoài ra,còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp;đọc thầm trước thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn. - Lớp có 18 học sinh đọc diễn cảm chưa tốt.các em chưa đúng giọng vui,buồn,giận dữ,trang nghiêm;đọc chưa phù hợp các kiểu câu thể loại;chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm,gợi tả,phân biệt lời nhân vật,lời tác giả…Để đọc diễn cảm,người ta phải làm chủ được chổ ngắt giọng,kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm,làm chủ được tốc độ đọc(độ nhanh,chậm,chổ ngâm hay là việc dãn nhịp đọc),làm chủ được cường độ đọc(đọc to hay nhỏ,nhấn giọng hay không)và làm chủ ngữ điệu(độ cao của giọng đọc,lên giọng hay hạ giọng). Trước thực trạng như thế,tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân,và cuối cùng tôi được biết: - Giáo viên gắn bó với phương pháp cũ lâu dài nên việc thay đổi nội dung,phương pháp mới còn nhiều bỡ ngỡ,chưa thông suốt. - Trước đây,giờ tập đọc phần rèn đọc chỉ cần một số học sinh trong lớp được đọc là đạt yêu cầu cho nên còn nhiều học sinh chưa được đọc. - Học sinh chưa thích thú học phân môn tập đọc với lý do là: + Các em không có cơ hội đọc trước lớp để thể hiện khả năng của mình trước thầy cô,bạn bè. + Học sinh còn nhút nhát , chưa mạnh dạn giơ tay,sợ đọc sai,đọc không tốt sẽ bị giáo viên khiển trách… Với nhiều nguyên nhân như thế nên tôi tự nghiên cứu và nhận thấy rằng:phân môn tập đọc cần xoáy sâu vào yêu cầu luyện đọc(đọc từ khó,đọc câu khó,đọc từng đoạn,đọc theo nhóm,đọc phân vai…)và như thế cả lớp đều được đọc bài. Khi đọc bài,trước tập thể lớp,bạn nào đọc tốt thì được cả lớp tuyên dương,giáo viên khen ngợi. Việc giáo viên thay đổi quan điểm nhìn nhận,cách đánh giá kết quả học tập,đổi mới phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy tập đọc. Bên cạnh những khó khăn trên,hiện nay tôi cũng có nhiều thuận lợi như: - Giáo viên và học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa. - Sách giáo khoa hỗ trợ rất nhiều cho việc nghiên cứu,lựa chọn phương pháp giảng dạy của giáo viên.Sách giáo khoa có nôi dung phong phú,đa dạng giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng,tư duy.Mặt khác,sách có nhiều mảng kiến thức gần gũi với thực tế cuộc sống hằng ngày nên học sinh thấy thích thú.Song song với kênh chữ,kênh hình cũng không kém phần quan trọng,tranh vẽ màu sắc đẹp,tươi sáng ,rất vui mắt. 7 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” - Bản thân đã được chuẩn hóa,tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên,lớp cử nhân tiểu học,các chương trình thay sách .v.v…là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng dạy học. CHƯƠNG II:THIẾT KẾ BÀI DẠY I.Đề xuất điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học: Kỹ năng đọc được hình thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc:đọc thành tiếng và đọc thầm Tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc này . + Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu được của việc dạy đọc.Vì vậy, người giáo viên phải chú trọng đúng mức khâu luyện đọc thành tiếng. + Còn luyện đọc thầm, tuy xuất hiện sau nhưng thường được thực hiện đồng thời: trong lúc giao viên hay học sinh giỏi đọc thành tiếng thì những học sinh khác đọc thầm.Để trả lời câu hỏi của giáo viên,học sinh phải đọc thầm từng câu,đoạn của bài.Khi chuẩn bị bài ,học sinh đọc thầm cho hiểu nghĩa rồi mới đọc thành tiếng. Hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm gắn bó chặt chẽ với nhau.Để tiện cho việc trình bày có thể tách rời thành hai:tổ chức dạy học thành tiếng và đọc thầm. + Đọc thành tiếng bao gồm 4 mức độ:đọc đúng,đọc nhanh,đọc có ý thức và có diễn cảm. + Đọc thầm gồm 3 mức độ là đọc đúng,đọc nhanh,đọc có ý thức. a-Tổ chức dạy đọc thành tiếng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tư thế đọc:người ngồi ngay ngắn, sách và mắt cách nhau 30->35cm hoặc đứng đọc đàng hoàng,thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. - Luyện đọc đúng: Đọc đúng các âm,thanh,nghỉ hơi,ngắt hơi đúng ngữ điệu. Ví dụ: + Đọc đúng các phụ âm đầu. Không đọc “cây che” ,”con gắn”,”da ngoài”…mà phải đọc “cây tre”,”cái rổ”,”con rắn”,”ra ngoài”… + Đọc đúng các chính âm. Không đọc “ưu tin”,”mua rụ”,…mà đọc là “ưu tiên”,”mua rượu”,… + Đọc đúng các âm cuối. Không đọc “con chuồng chuồng”,”màu vàn”,”bác ngác”,”vào buồn”,…mà phải đọc “con chuồn chuồn”,”màu vàng”,”bát ngát”,”vào buồng”,… + Đọc đúng các dấu thanh. 8 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” Học sinh dễ lẫn thanh ?/~.”Lầu Ngũ Giác”,”buổi hoàng hôn”,”ngọn lửa”,”chủng tộc”,”dũng cảm”,… + Đọc đúng ngữ điệu ,ngắt hơi chưa đúng chỗ trong bài:”hành trình của bầy ong”,đoạn cuối trang 118 sách tiếng việt 5 tập 1. “ Chắt trong /vị ngọt /mùi hương Lặng thầm thay những/ con đường ong bay Trải qua / mưa năng / vơi đầy Men trời đầy đủ / làm say đất trời Bầy ong giữ hộ / cho người Những mùa hoa đã / tàn phai tháng ngày ” Cần gợi ý hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa,vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng ,các từ để ngắt nhịp cho đúng như. “ Chắt trong vị ngọt / mùi hương Lặng thầm thay / những con đường ong bay Trải qua mưa năng / vơi đầy Men trời đầy / đủ làm say đất trời Bầy ong giữ hộ / cho người Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày ”. - Luyên đọc nhanh: Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát,trôi chảy. Đọc nhanh thật sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. - luyện đọc có ý thức: Đọc thông hiểu nôi dung bài đọc,nêu được dàn ý bài đọc,biết đặt tên cho đoạn văn,tóm tắt được ý chính của đoạn,rút ra nội dung của bài,trả lời được câu hỏi : về nội dung ý nghĩa,giá trị nghệ thuật của câu văn,câu thơ,đọc hiểu những bài ,những quyển sách hay tờ báo viết cho thiếu nhi. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui,buồn,giận dữ,nghiêm trang… phù hợp bài đọc,kiểu câu,thể loại,đọc có cảm xúc cao,biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi cảm,gợi tả,phân biệt lời nhân vật,lời tác giả. Ví dụ như: + Đêm ấy /tôi nằm trong chăn/ nghe cánh chim đập cửa.(bài “tiếng vọng”sách tiếng việt 5 tập 1 trang 108). + Bài “Ê-mi-li-con” tiếng việt 5 tập 1 trang 49 cần ngắt nghỉ hơi đúng giũa các cụm từ,nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện xúc động của chú Mo-ri- xơn. “Ê-mi-li con ôi! Trời sắp tối rồi… Cha không bế con về được nữa Khi đã sáng bùng bên ngọn lửa.” 9 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” Đọc với giọng yêu thương ngọt ngào ,xúc đông của lời người cha sắp phải xa con mình. + Đọc vắt hai dòng thơ trên và dưới. “Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé ” + Đọc ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ thể hiện nỗi lòng người chồng nhắn gửi cho vợ: “Cha đi vui,/ xin mẹ đừng buồn! ” + Đọc giọng phẫn nộ,đau thương: “Giôn-Xơn! Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những Na-pan,hơi độc Đến Việt Nam. Để đốt những nhà thương,trường học. Giết những con người chỉ biết yêu thương Giết những trẻ em chỉ biết đến trường Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá Là giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa”. + Đọc với giọng vui,hồn nhiên như đối với bài “Bài ca về Trái Đất”. “Trái đất này / là của chúng mình Quả bóng xanh / bay giữa trời xanh…” + Đọc với giọng trầm buồn bộc lộ cảm xúc xót thương như trong bài “Tiếng vọng” trang 108: “Con chim sẻ nhỏ chết rồi Chết trong đêm cơn bão về gần sáng Đêm ấy / tôi nằm trong chăn / nghe cánh chim đập cửa … Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt Một con mèo hàng xóm lại tha đi Nó để lại trong tổ những quả trứng Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời” + Giọng đọc thể hiện sự trân trọng tự hào đối với bài :”Nghìn năm văn hiến”. 10 [...]... đọc diễn cảm thể hiện tình cảm,thái độ qua giọng đọc phù hợp vói hình ảnh,cảm xúc trong bài thơ,sự việc,tính cách nhân vật trong bài văn,vở kịch… Đọc đúng về ngữ điệu câu:lên giọng ở cu i câu hỏi (Mẹ đi làm chưa?)hạ giọng ở cu i câu kể(Lan đi học) Biết thay đổi giọng cho phù hợp như cao giọng :”A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh,mỉn cười ,hỏi(cao giọng) + Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi... như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài,miếu mạo,cung điện lúp xúp dưới chân Nhận xét-bổ sung Nhờ những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn thần bí như trong chuyện cổ tích Đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3 Vượn bạc má ôm con chuyền cành nhanh như tia chóp.Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.Những... phòng,em sẽ khỏi bệnh….Nhưng Xa-da-cô chết / khi em mới gấp được 44 con” Với bài “Những người bạn tốt ” Đoạn một từ “A-ri-ôn là một nghệ sĩ đến trở về dất liền” Hai câu đầu đọc chậm,những câu sau đọc nhanh hơn để diển tả đúng tình huống nguy hiểm Đã đọc đúng văn bản ắt học sinh có thể dễ dàng đọc hay(đọc diễn cảm) 2-Đọc diễn cảm: Giáo viên căn cứ vào nội dung,phong cách văn bản để dẫn dắt,gợi mở học... đâu , đưa coi! Cán bộ:- (Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy (chú toan đi,Cai cản lại) + Đọc đúng ngữ điệu lên cao hay hạ thấp giọng Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng như hạ giọng cu i câu kể(tôi đi học) và lên giọng ở câu hỏi(Lan đến hả ?) b-Tổ chức dạy đọc thầm: - Tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách 30->35cm Kỹ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ... Trường tiểu học Long Trạch 1 Huyện Cần Đước – tỉnh Long An Lớp 5/1 Giáo viên dạy:Lê Thanh Thúy Tiết 16 KỲ DIỆU RỪNG XANH I-Mục tiêu: 1 Đọc đúng các tiếng ,từ ngữ khó:loanh quanh,khổng lồ,gọn ghẽ,chuyền nhanh,giang sơn,vàng rợi,khộp - Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng,cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng 2.Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng ,tình cảm yêu mến... đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc.Dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức,bắt đầu từ việc hiểu nghĩa của từ,cụm từ,câu đến hiểu ý đoạn,hiểu nội dung bài.Đọc thầm có ưu thế nhanh hơn đọc thành tiếng,là hình thức đọc tốt nhất để tiếp nhận,thông hiểu nội dung văn bản do không còn chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu điều mình đọc.Có hai hình thức kiểm tra đọc thầm... vạt nấm rừng như một thành phố nấm ,mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kỳ,bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài ,mếu mạo,cung điện lúp xúp dưới chân” Yêu cầu cả lớp nhận xét,tuyên dương Giáo viên nêu: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? Cẩm Thu: Những liên tưởng của tác giả làm cho cảnh vật trong rừng... có gì hấp dẫn?Cô yêu cầu các em đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3 để trả lời câu hỏi 2 (SGK) Lan nêu câu hỏi:Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Mời bạn Đức:Những con vượn bạc má ôm con chuyền nhanh,những con chồn vời chùm lông đuôi to đẹp vút qua Bạn Tài bổ sung:Những con mang vàng đang ăn cỏ non Gọi HS nhận xét-GV tuyên dương-Chốt ý Thế sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?... cái ấm tích,màu sặc sỡ rực lên.Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kỳ.Tôi có cảm giác / mình là một người khổng lồ / đi lạc vào / kinh đô của vương quốc / những người tí hon /.Đền đài miếu mạo,cung điện của họ lúp xúp dưới chân” Vừa hướng dẫn,vừa gạch chân các từ cần chú ý.gạch chéo ở những chỗ cần ngắt giọng để HS theo dõi GV đọc mẫu Gọi 1 HS đọc lại Yêu cầu cả lớp luyện đọc theo cặp nhóm(1... Tổ chức thi đọc diễn cảm(2 bạn thi:Ngân-Lê) Cả lớp bình chọn bạn đọc hay: bạn Lê Tuyên dương bạn Lê Rừng có vai trò gì? Trúc trả lời: rừng có vai trò điều hòa khí hậu,ngăn lũ lụt,chống xói mòn Hạnh : cung cấp tài nguyên rừng Chúng ta có bổn phận như thế nào đối với rừng? 21 “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5” - Ngọc : bảo vệ rừng,không đốt phá rừng bừa bãi,bảo vệ môi trường thiên nhiên trong sạch . hộ / cho người Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày ”. - Luyên đọc nhanh: Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát,trôi chảy. Đọc nhanh thật sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. -. khác. Ví dụ: đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản.Ngược lại ,nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được.Nhiều khi. khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cu c đời ,phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho minh một cu c sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. - Vì

Ngày đăng: 13/07/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w