Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
3,02 MB
Nội dung
Trái Đất của chúng ta đang lên cơn sốt! Trái đất cũng như cơ thể con người phải luôn duy trì nhiệt độ cơ thể ở trạng thái ổn định. Nhiệt độ cơ thể chúng ta thường là 37 0 C , chỉ cần tăng thêm 1 0 C thôi các em sẽ cảm thấy rất khó chịu, nếu tăng cao nữa sẽ gây ra hiện tượng sốt cao và ốm. Trái Đất cũng sẽ “ốm” nếu nhiệt độ không ngừng tăng lên. Trong thời gian qua trái đất đang ấm dần lên, thực tế đó được các nhà khoa học, cũng như nhân loại thừa nhận. Vậy, vì sao khí hậu Trái Đất lại nóng lên? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc sau đây: Con người có phải là thủ phạm chính làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên? Hình 1: Minh họa Trái Đất đang nóng lên 1 Làm một cuộc hành trình ngược dòng lịch sử Trái Đất để truy tìm thủ phạm. Khí hậu Trái Đất thường xuyên thay đổi trong quá trình lịch sử địa chất, sau một chu kì nóng lại là một chu kì lạnh đi có tên là chu kì băng hà. Một chu kỳ băng hà kéo dài khoảng 100 000 năm còn một chu kỳ nóng kéo dài 10 000 – 20 000 năm. Hiện nay, chúng ta đang sống trong chu kỳ nóng lên của Trái Đất, bắt đầu khoảng 10 000 năm trước đây. Nguyên nhân của các thay đổi lớn của khí hậu bao gồm: thay đổi vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời, thay đổi cường độ hoạt động của mặt trời, sự gia tăng hoạt động của tro bụi và hơi nước. Các nguyên nhân tự nhiên nói trên có thể làm cho nhiệt độ khí quyển Trái Đất thay đổi mạnh mẽ trong các chu kỳ thời gian khác nhau và thường là rất lâu dài. Tuy nhiên theo dõi sự biến đổi của khí hậu trái đất trong khoảng thời gian 1860 đến nay, có thể thấy một số dị thường về sự thay đổi nhiệt độ khí quyển trái đất. 1860 – 1900: giai đoạn lạnh 1900 – 1940: giai đoạn nóng lên + 0,5 0 C 1940 – 1970: giai đoạn ổn định 1970 - nay: giai đoạn nóng lên Nếu tính từ năm 1860 – 1992 nhiệt độ trái đất tăng 10 0 C. Trong một khoảng thời gian ngắn không thể đổ hết “tội lỗi” cho những hiện tượng trên được, vậy thủ phạm là ai? Thủ phạm chính gây ra sự biến đổi nhiệt độ của Trái Đất và các biến đổi khí hậu kèm theo Hình 2: Minh họa con người làm Trái Đất nóng lên 2 là sự gia tăng đáng kể lượng khí nhà kính từ các hoạt động của con người. Việc tăng khí nhà kính sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, phá vỡ cân bằng nhiệt, làm tăng nhiệt độ khí quyển Trái Đất và kèm theo đó là làm biến đổi một loạt những đặc trưng khí hậu khác. Quá trình cân bằng nhiệt của Trái Đất diễn ra như thế nào? Hình 3: Sơ đồ cân bằng nhiệt của Trái Đất Trái Đất hấp thụ năng lượng từ Mặt Trời, sau đó nó toả ra một lượng năng lượng vào vũ trụ ngang với số năng lượng đã nhận được… Năng lượng Mặt Trời một phần nhỏ bị khí quyển và bề mặt trái đất phản xạ trở lại vũ trụ nhưng phần lớn bức xạ đó xuyên qua khí quyển để sưởi ấm bề mặt Trái Đất. Bức xạ Mặt Trời sau khi đi vào khí quyển sẽ lại trở về vũ trụ, một phần trong đó được giữ lại bởi hơi nước,CO 2 và các khí khác gọi là khí nhà kính nhờ đó Trái Đất được sưởi ấm. Vì sao lại gọi các chất khí như CO 2 là khí nhà kính? Vì các chất khí CO 2 , CH 4 , N 2 O, NO x tồn tại trong khí quyển đặc biệt là CO 2 là tác nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính nên chúng được đặt cho “ biệt danh” là khí nhà kính. Vai trò gây 3 nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí khác nhau, chúng được xếp theo thứ tự sau: TT Chất khí Tác dụng gây hiệu ứng nhà kính 1 CO 2 Với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây xanh. Thông thường lượng CO 2 sản ra một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO 2 sử dụng cho quang hợp. Nhưng hoạt động của con người gồm đốt nhiên liệu hoá thạch, đốt rừng đã dẫn đến mất cân bằng. Khí CO 2 cùng với hơi nước và các khí nguyên tử khác trong khí quyển tạo nên hiệu ứng nhà kính làm bề mặt Trái Đất nóng lên. 2 CFC CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và thiết bị lạnh( ví dụ tủ lạnh). CFC là tác nhân gây thủng tầng ozon 3 CH 4 Là sản phẩm của sự phân huỷ các chất hữu cơ trong các đầm lầy, cháy rừng Gây hiệu ứng nhà kính và tăng nhiệt độ Trái Đất 4 NO 2 Sản sinh trong quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch Gây hiệu ứng nhà kính Vì sao hiện tượng Trái Đất nóng lên lại gọi là “ hiệu ứng nhà kính”. 4 Hình 4: Thí nghiệm minh họa hiệu ứng nhà kính Ví dụ trên đã cho chúng ta khái niệm hiệu ứng nhà kính : Đem phơi nắng hai cây nến nhỏ. Dùng cốc thuỷ tinh chụp lên một cây. Sau một thời gian chúng ta thấy cây nến trong cốc thuỷ tinh bị chảy ra vì nóng, còn cây nến ngoài vẫn bình thường. Cốc thủy tinh có tác dụng vẫn cho ánh sáng và năng lượng Mặt Trời đi qua để đốt nóng bề mặt đất đồng thời giữ lại lượng nhiệt của mặt đất trong cốc phát ra. Nhiệt được giữ lại làm cho không khí trong cốc thuỷ tinh nóng lên làm cháy cây nến, phía bên kia do không có cốc thuỷ tinh giữ nhiệt, cây nến vẫn còn nguyên. Lớp khí quyển bao phủ bề mặt đất đóng vai trò như cốc thuỷ tinh tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng khả năng giữ lại năng lượng của bề mặt đất phát ra. Khi bề mặt này bị nóng lên do nhận được năng lượng Hai cây nến đem phơi nắng Cây nến trong cốc thủy tinh chảy ra Cây nến bên ngoài vẫn bình thường 5 Mặt Trời, bầu khí quyển càng dày, càng đậm đặc thì năng lượng được giữ lại càng nhiều làm cho nhiệt độ lớp không khí sát mặt đất gia tăng. Các nhà khoa học đã tính toán, nếu Trái Đất không có khí quyển thì nhiệt độ không khí sát bề mặt đất sẽ rất lạnh ( -19 0 C). Các chất khí nhà kính có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt đất rất mạnh làm cho nhiệt độ trung bình của lớp khí quyển sát mặt đất hiện nay khoảng 14 - 15 0 C. Các khí thải công nghiệp đặc biệt là CO 2 có thể làm gia tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển và làm cho nhiệt độ trung bình của lớp khí quyển sát mặt đất có thể gia tăng từ 0,9 – 2 0 C, trong vòng một thế kỉ, hiện nay mới tăng khoảng 0,5 0 C. Hình 5: Hiệu ứng nhà kính Các chất khí nhà kính đã được sản sinh như thế nào? Có 2 nguồn phát sinh khí nhà kính: 6 - Nguồn phát sinh do thiên nhiên - Nguồn phát sinh do hoạt động của con người. Nguồn phát sinh do thiên nhiên là các hiện tượng thiên nhiên gây ra như các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ trong đất thoát ra, hiện tượng cháy rừng tạo nên những đám khói và bụi rộng. Các quá trình thối rữa của xác động vật thực vật…Tổng hợp lượng phát thải có nguồn gốc tự nhiên thường rất lớn nhưng do có đặc điểm là phân bố tương đối đồng đều khắp Trái Đất, ít khi tập trung một vùng và thực tế con người, sinh vật cũng đã quen với tác nhân đó. Các nguồn phát sinh do hoạt động của con người gồm: nguồn do từ hoạt động công nghiệp, từ giao thông vận tải và từ sinh hoạt. Hình 6: Tỷ lệ phát thải khí nhà kính toàn cầu năm 2000 (quy ra C0 2 tương đương) Nguồn Cách thức phát thải Các khí nhà 7 kính Công nghiệp Nhiệt điện Vật liệu xây dựng Hoá chất Luyện kim … Do đốt nhiên liệu hoá thạch (dầu mỡ, than đá, khí đốt)… sản sinh ra nhiều bụi khói CO 2 , N0 x , CO Giao thông vận tải Các khí nhà kính phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ CO, CO 2 , N0 x Sinh hoạt Phát sinh từ đun nấu, lò sưởi sử dụng nguyên liệu, hoá thạch. Sử dụng các thiết bị làm mát CO, CO 2 , CFC 8 Vì sao phá rừng là tiếp tay cho biến đổi khí hậu? “ Rừng xanh đang kêu cứu” đó là cụm từ quen thuộc dùng để diễn đạt thực trạng suy thoái đến mức báo động tài nguyên rừng của thế giới. Người ta ước tính rừng đã có diện tích khoảng 60 triệu km 2 và bị thu hẹp xuống còn 44,05 triệu km 2 vào năm 1958 (chiếm khoảng 33% diện tích đất liền) và 37,37 triệu km 2 vào năm 1973 hiện nay chỉ còn khoảng 20 triệu km 2 . Theo FAO khoảng 50% diện tích rừng nhiệt đới bị phá huỷ từ năm 1950, nhiều nhất ở Trung Mỹ (66%) tiếp đến là Trung Phi (52%) Nam Phi và Đông Nam Á tương ứng là 37% và 38% Mất rừng đồng nghĩa với làm tăng nhiệt độ khí quyển của Trái Đất. Trong chu trình các bon của Trái Đất chúng ta thấy rừng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Hình 7:Minh họa hiện tượng tàn phá rừng 9 Hình 8:Chu trình cacbon trong tự nhiên Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ CO2 trong khí quyển và giữ lại các bon trong sinh khối thực vật. Khoảng 50% sinh khối khô của rừng là các bon. Phá rừng làm mất đi nguồn sinh khối này, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát thải các bon vào khí quyển. Phân tích trên số liệu biến động rừng toàn cầu từ năm 1980 đến năm 1990 của FAO, người ta ước lượng được lượng dự trữ cacbon của rừng và ảnh hưởng của rừng đến chu trình cacbon toàn cầu, Dixon và các tác giả khác (1920) đã kết luận rằng: Sự mất rừng nhiệt đã làm tăng lượng cacbon trong khí quyển. Rừng ở vĩ độ cao trung bình tích trữ mỗi năm hơn 740 triệu tấn cacbon. Ngược lại, rừng ở vĩ độ thấp đóng góp mỗi năm chừng 1600 triệu tấn cacbon vào khí quyển. Kết quả là hàng năm, do mất rừng nhiệt đới, một lượng cacbon được bổ sung vào khí quyển hơn 900 triệu tấn. Lượng này tương đương với 16% lượng cacbon phát ra từ việc đốt nhiên liệu hoá thạch để cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp và giao thông vận tải, tổng cộng khoảng 5500 triệu tấn cacbon. Với tốc độ phá rừng như hiện nay thì vào năm 2050 nồng độ CO 2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi và nhiệt độ Trái Đất tăng khoảng 2 độ. Lúc đó các khối băng tan làm mực nước biển có thể dâng cao 1- 3m vào cuối thế kỷ XXI. Vì sao khí thải sau ống xả ôtô lại làm ô nhiễm không khí gây biến đổi khí hậu. Hiện nay, trên thế giới có đến 99% ôtô chạy bằng động cơ xăng hay madút…Ôtô đốt nhiên liệu để làm động lực, khi đốt xăng hay madút đều sinh ra các chất khí độc hại, khí thải của ôtô là “ khí ống 10 [...]... gia để ứng phó với biến đổi khí hậu Thế giới có bao nhiêu người đói do biến đổi khí hậu? Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và qua đó lương thực cho nhân loại – kết quả là nạn đói ngày càng trầm trọng Hình 17: Nạn đói ở châu Phi Trái Đất nóng lên sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến những vùng có khí hậu nhiệt đới hay những vùng hiện nay đất đai đã bị khô (phần lớn là các nước nghèo... ra một lượng khí CO2 khổng lồ vì đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn Như vậy, tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao là đã góp phần chống lại biến đổi khí hậu Vì sao nói cây mía là “ Vệ sĩ của môi trường” chống biến đổi khí hậu? Mía là giống cây họ lúa, ngoài bộ rễ hấp thụ các khoáng chất trong đất, chủ yếu là hút CO2 của khí quyển, nó có thể hấp thu CO2 nồng độ cao Lượng khí CO2 trong... đáng kể Đó là việc sản xuất phân hữu cơ từ rác, sv phân vi sinh bằng phương pháp ủ rác hữu cơ… Nhưng trước đó phải thực hiện tốt khâu phân loại rác thải Hình 12: Quy trình làm phân hữu cơ từ rác thải Không xả rác bừa bãi là đã góp phần bảo vệ trái đất chống lại biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu phát hiện thêm một thủ phạm dấu mặt 17 CO2 đã “ bị kết án” là thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất... những hậu quả của biến đổi khí hậu là sự gia tăng về cường độ, số lượng và độ bất thường của thiên tai Đã thành quy luật, sau thiên tai môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng từ các nguồn ô nhiễm bị ngập là nguyên nhân bùng phát các dịch bệnh đường ruột và các bệnh lan theo nguồn nước khác, bao gồm cả bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến… Biến đổi khí hậu làm... trong điều kiện khí hậu nóng và những vùng bị ảnh hưởng lớn là những vùng có không khí nóng, bão Catrina hay bão Nagis là minh chứng cụ thể Nếu khí hậu tiếp tục nóng lên thì chúng ta có thêm nhiều trận bão dữ dội hơn Khí hậu nóng lên sẽ gia tăng hiện tượng mưa lũ, mưa cực đoan nóng Mỗi nhiệt độ tăng sẽ làm mức hơi nước trong không khí tăng lên 7% Các trận mưa to sẽ xuất hiện khi không khí chứa nhiều... chọn là ngày giao thông xanh ở Hà Nội Mục đích là nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về nguy cơ gây biến đổi khí hậu của các phương tiện giao Hình 22: Giao thông xanh thông 33 chúng ta đang sử dụng Vì sao phải tiết kiệm điện? Chúng ta thường có những thói quen rất không tốt cho chính bản thân chúng ta và cho môi trường, vô tình đã biến mình trở thành “ thủ phạm” gián tiếp gây biến đổi khí hậu -... đây nhưng diễn biến rất nhanh Sự tăng tốc trong vòng tuần hoàn của N là một trong những hiểm hoạ đáng sợ nhất và cấp bách nhất đối với tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu Như đã phân tích, dùng phân hoá học quá mức sẽ gây ra biến đổi khí hậu, giải pháp là thay thế phân vô cơ bằng phân bón hữu cơ Sử dụng phân hữu cơ sẽ tăng hàm lượng các chất hữu cơ trong đất dẫn đến việc lưu giữ các chất khí nhà kính,... tác động mà khâu cuối cùng là nguyên nhân gây bệnh dẫn đến ốm đau và tử vong cho con người Đấy chính là nhiệt độ gia tăng quá mức làm người bị bệnh tim, người già, trẻ nhỏ tử vong, những hiện tượng cực đoan của khí hậu gây chết người và mùa màng thất bát dẫn đến dịch bệnh, suy dinh dưỡng gia tăng làm giảm khả năng kháng bệnh ở người 27 Do ô nhiễm môi trường vì biến đổi khí hậu gây ra các bệnh về phổi,... ra lượng khí CO2 rất lớn, ứơc tính rác hữu cơ mỗi năm thải ra 75 triệu tấn CO2 quy đổi Lượng khí này tương đương lượng CO 2 do 15 triệu 16 chiếc xe hơi cỡ trung bình thải ra trong một năm Dự đoán, năm 2020 rác hữu cơ phát sinh 113 triệu tấn CO2 Rõ ràng rác không chi gây hại môi trường cục bộ, mà đang là một trong những tác nhân chính gây thảm hoạ cho trai đất, biến đổi khí hậu Giải pháp là gì? Rác hữu... trong sinh cảnh đó Chỉ một trong những yếu tố trên của môi trường sống bị biến đổi thì sự phát triển của các loài vật sẽ bị ảnh hưởng nặng hay nhẹ, thậm chí có thể làm cho loài đó bị diệt vong tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít Rõ ràng nếu không có biện pháp hữu hiệu để 30 hạn chế khí nhà kính ngăn chặn biến đổi khí hậu thì không những suy giảm đa dạng sinh học mà nguy hại hơn hệ thống sinh . rác bừa bãi là đã góp phần bảo vệ trái đất chống lại biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu phát hiện thêm một thủ phạm dấu mặt 17 CO2 đã “ bị kết án” là thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất. người. Việc tăng khí nhà kính sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, phá vỡ cân bằng nhiệt, làm tăng nhiệt độ khí quyển Trái Đất và kèm theo đó là làm biến đổi một loạt những đặc trưng khí hậu khác. Quá. thủ phạm là ai? Thủ phạm chính gây ra sự biến đổi nhiệt độ của Trái Đất và các biến đổi khí hậu kèm theo Hình 2: Minh họa con người làm Trái Đất nóng lên 2 là sự gia tăng đáng kể lượng khí nhà