Vì thê công tác sản xuất, cung ứng vật liệu cần được quan tâm đúng mức - Diện thi công hẹp và kéo dài, khối lượng thi công tương đối đồng đều trên toàn tuyến, vì vậy nên tổ chức theo th
Trang 1Chương VIII: Thiết kế tổ chức thi công mặt đường
Đ1 Khái niệm chung
Thiết kế tổ chức thi công mặt đường nhằm giúp đơn vị thi công hoàn thành công trình theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành và an toàn lao động,
đảm bảo vệ sinh môi trường Nhờ có thiết kế tổ chức thi công đơn vị thi công có thể
sử dụng tốt nhân lực, nâng năng suất lao động, sử dụng vật liệu hợp lý, không có tình trạng giẫm đạp, cản trở lẫn nhau
Muốn làm tốt công tác thiết kế tổ chức thi công mặt đường cần nắm chắc các đặc
điểm lớn thi công của mặt đường:
- Trong xây dựng mặt đường sử dụng nhiều vật liệu chiếm tỷ trọng giá thành lớn, ngoài ra nó còn có phần quyết định chất lượng, tuổi thọ công trình, điều kiện thi công mà trong thiết kế chưa thể hiện hết Vì thê công tác sản xuất, cung ứng vật liệu cần được quan tâm đúng mức
- Diện thi công hẹp và kéo dài, khối lượng thi công tương đối đồng đều trên toàn tuyến, vì vậy nên tổ chức theo theo phương pháp dây chuyền hoặc phương pháp tuần tự dây chuyền là thích hợp
- Thi công tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nên phải luôn luôn có biện pháp điều chỉnh các yếu tố trong hỗn hợp
- Vật liệu làm đường đa dạng, khối lượng lớn nhưng kết cấu áo đường đòi hỏi cao về chất lượng do đó công tác thí nghiệm trong quá trình xây dựng rất quan trọng
Từ đó ta thấy muốn thiết kế tổ chức xây dựng mặt đường tốt phải khảo sát, điều tra đặc điểm khí tượng thuỷ văn, tình hình nguyên vật liệu một cách cụ thể
Trong công tác thiết kế tổ chức xây dựng mặt đường cần phải chú ý coi trọng các mặt sau:
- Sản xuất, cung ứng vật tư
- Có dây chuyền công nghệ và các qui trình kỹ thuật nhất là quy trình đầm lèn
- Tổ chức thí nghiệm kiểm tra chặt chẽ
Đ2 Trình tự, nội dung và phương pháp thiết kế tổ chức thi công
mặt đường
1 Thiết kế tổ chức thi công mặt đường theo phương pháp dây chuyền
Tổ chức thi công mặt đường theo phương pháp dây chuyền là phân đoạn quá
trình thi công mặt đường thành những công việc khác nhau Những công việc này giao cho các đơn vị chuyên nghiệp hoàn thành công việc trên các đoạn đường khác nhau Các đơn vị này lại được chuyên môn hoá thi công và tiến hành công việc một cách tuần tự, nhịp nhàng theo trình tự đã được qui định trước Như vậy trong cùng một thời gian, các đơn vị này sẽ phải hoàn thành phần việc của mình trên những
đoạn đường khác nhau và sau mỗi ca có thể hoàn thành một đoạn đường bằng tốc
độ thi công
Khi thi công theo phương pháp dây chuyền phải giải quyết các vấn đề sau đây:
- Hướng thi công dây chuyền
- Tốc độ thi công dây chuyền
- Xây dựng nguồn cung cấp vật liệu, tổ chức sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu
Trang 2- Xác định trình tự nội dung kỹ thuật thi công, tổ chức các đơn vị thi công chuyên nghiệp, bố trí các đoạn thi công và tổ chức dây chuyền thi công
1.1 Hướng thi công
Căn cứ vào chiều dài tuyến đường, thời hạn thi công, vị trí mỏ vật liệu mà chia tuyến đường thành các đoạn dài và xác định hướng thi công cho từng đoạn Hướng thi công là thi công xuất phát từ đâu và kết thúc ở đâu, hướng thi công mặt đường phải kết hợp chặt chẽ với hướng thi công nền đường khi 2 công trình nàythi công
đồng thời
Hướng thi công thường xuất phát từ nơi cung cấp nguyên vật liệu với khối lượng lớn, như vậy tận dụng được mặt đường đã làm xong để chuyển vật liệu cho đoạn sau
km 30 20 16 15 10 5
1 1 5 10 15 16 20 30 km
km 30 20 16 15 10 5 1
7 6 5 4 3 2
7 6 5 4 3 2
2
1
Tháng c)
b) Tháng
1
2 2
1 2
3 4 5 6 7
Tháng a)
Hình a, b cho thấy càng về cuối mỗi đoạn, do xa mỏ vật liệu nên phải tăng khối lượng vận chuyển bằng cách tăng số lượng xe máy hoặc tăng số ca Còn ở hình c thì số ca máy không đổi trong xuốt quá trình xây dựng
1.2 Tốc độ thi công
Căn cứ vào thời gian hoàn thành đường, xác định được thời gian tối thiểu phải hoàn thành mặt đường Từ đó xác định được chiều dài tối thiểu phải hoàn thành sau
1 ca, gọi là tốc độ thi công tối thiểu, được xác định theo công thức:
n t t T
L v
) ( 1 2
min = - - , m/ca Trong đó:
L – Chiều dài toàn bộ tuyến đường thi công, m
T - Thời gian tính theo lịch kể từ ngày khởi công đến ngày phải hoàn thành theo nhiệm vụ
t1 – Thời gian triển khai dây chuyền, tức là ngày kể từ ngày khởi công của tổ đầu tiên đến ngày khởi công của tổ chuyên nghiệp cuối cùng
t2 – Thời gian nghỉ không làm việc, do thời tiết, do nghỉ lễ tết, chủ nhật Trong thi công nếu đơn vị thi công thống nhất ngày mưa phải nghỉ, các ngày nghỉ theo
Trang 3chế độ phải làm bù thì t2 chọn như sau: giữa ngày nghỉ chế độ và ngày nghỉ mưa số nào lớn thì lấy để tính
n – Số ca làm việc trong một ngày
Tốc độ thi công thực tế Vtt phải lớn hơn hoặc ít nhất bằng tốc độ thi công tối thiểu
Vtt ³ Vmin
1.3 Lập dây chuyền công nghệ thi công
- Cơ sở lập công nghệ dựa vào:
+ Kết cấu áo đường
+ Qui trình kỹ thuật thi công của ngành
- Cơ sở xác định phương pháp cho một trình tự dựa vào:
+ Trang thiết bị qui định
+ Khả năng của đơn vị xây dựng để chọn
Theo nguyên tắc trên ta sẽ lập quá trình công nghệ cho từng loại kết cấu áo
đường với các nội dung:
a) Lập bảng quá trình công nghệ xây dựng: xác định khối lượng chi tiết cho từng
trình tự, từng đoạn năng suất lao động, số xe máy cho từng trình tự
Số ca máy và số công cần thiết cho từng đoạn:
K
N
M
Trong đó:
x – Số ca máy hay số công nhân
M – Khối lượng công tác của một trình tự trong một đoạn
N – năng suất của máy
K - Hệ số dự trữ do máy hỏng, hay do công bị ốm, K>1
Năng suất của máy móc hay công cụ thi công có thể tra định mức hoặc theo tính theo công thức:
Q
t
K T
N = . t .
N – Năng suất tính theo m3/ca, m2/ca, m/ca
Q - Khối lượng hoàn thành trong một chu kỳ của máy hay nhân lực, m3, m2, m
t – Thời gian của một chu kỳ để hoàn thành khối lượng Q, giờ
T – Thời gian làm việc một ca (8 giờ)
Kt – Hệ số sử dụng thời gian (Kt < 1)
b) Lập sơ đồ dây chuyền thi công:
Chia đoạn thi công sao cho hợp lý, không nên chia ra nhiều công đoạn, diện thi
công sẽ dài, khó quản lý, đồng thời dễ ảnh hưởng thời tiết Các công việc trên đoạn này giao cho một tổ, xong sau một ngày phải hoàn thành công việc đó để tổ sau thi công đoạn tiếp theo
Sơ đồ dây chuyền phải thể hiện rõ trên đoạn thi công có những nội dung gì, gồm các trình tự nào, số lượng nhân lực, trang thiết bị máy móc, chiều dài mỗi đoạn thi công, tốc độ thi công và hướng thi công dây chuyền của cả đội
c) Sản xuất cung ứng vật tư:
- Có 2 phương thức vận chuyển:
+ Vận chuyển trước lúc làm mặt: khi đó sẽ chủ động bố trí số lượng xe ổn định
được trong quá trình vận chuyển
Trang 4+ Vận chuyển đồng thời với việc thi công mặt đường tức là vận chuyển vật liệu
được coi như một công việc của dây chuyền
- Xác định số xe vận chuyển
- Xác định khoảng cách giữa các đống đổ
d) Vẽ tiến độ thi công:
Có thể nêu tiến độ công việc tiến độ công việc của từng tổ, nhu cầu nhân vật lực,
kế hoạch vận chuyển vật liệu, số xe cần thiết và thời gian điều động xe máy
Phương pháp này thích hợp với các loại kết cấu áo đường có hỗn hợp vật liệu không phụ thuộc vào thời gian tác động của phương tiện thi công
2 Thiết kế tổ chức thi công mặt đường theo phương pháp tuần tự dây chuyền Phương pháp này người ta chia quá trình xây dựng kết cấu ra nhiều phần việc và
giao cho các tổ nhóm, phụ trách chuyên nghiệp một số việc và tiến hành tuần tự theo khung thời gian qui định, cùng thực hiện trên một đoạn đường để sau một khoảng thời gian qui định phải hoàn thành xong sản phẩm, sau đó lại chuyển sang
đoạn tiếp theo Sau một ngày làm việc hoàn thành được những đoạn có tổng chiều dài lớn hơn hoặc bằng Vmin
Nội dung phương pháp này khác với phương pháp dây chuyền ở chỗ:
- Phương pháp dây chuyền lấy tốc độ thi công làm cơ sở để thiết kế qui mô xe máy, bố trí dây chuyền công nghệ Phương pháp tuần tự dây chuyền cũng phải đảm bảo Vtt > Vmin, xong để xác định qui mô xe máy, bố trí các tổ đội công tác phải lấy thời gian làm căn cứ thiết kế
- Trong phương pháp dây chuyền có nhiều đoạn thi công nhỏ, cuối ngày làm việc hoàn thành một khối lượng trên đoạn Vtt Còn phương pháp này các tổ, nhóm công tác triển khai trên đoạn l1 và phải làm liên tục, sau khoảng thời gian qui định hoàn thành khối lượng trên đoạn l1 đó, mỗi ngày sẽ hoàn thành n.l1 ³ Vmin
- Phương pháp dây chuyền bố trí theo ngày, còn phương pháp này xây dựng theo thời gian cần thiết